intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông báo phát triển kinh tế phát triển văn hóa trong năm 1960

Chia sẻ: Son Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

98
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông báo về tình hình cải tạo và phát triển kinh tế phát triển văn hóa trong năm 1960 do Tổng cục thống kê ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông báo phát triển kinh tế phát triển văn hóa trong năm 1960

  1. TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ****** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: Khong so 01 Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 1961 THÔNG BÁO VỀ TÌNH HÌNH CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG NĂM 1960 Năm 1960, miền Bắc nước ta đã hoàn thành kế hoạch 3 nhằm cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, căn cứ vào số liệu thống kê sơ bộ. Tổng cục thống kê xin công bố về tinh hình cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa trong năm 1960 như sau: I. CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Năm 1960 công cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và đối với người buôn bán nhỏ đã căn bản hoàn thành. Tính đến cuối năm 1960, toàn Miền Bắc nước ta đã có 41.401 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bao gồm 85,8% tổng số hộ dân lao động. Tất cả tất các tỉnh ở đồng bằng trung du và một số tỉnh ở miền núi đã căn bản hoàn thành hợp tác hóa bậc thấp 11,8% tổng số hộ dân lao động đã chuyển từ hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao. Quy mô của hợp tác xã đã được mở rộng thêm số hợp tác xã có trên 100 hộ xã viên có khoảng 13.0% tổng số hợp tác xã trong đó có trên 1.300 hợp tác xã liên hiệp toàn thôn và một số hợp tác xã liên hiệp toàn xã. Tính đến cuối năm 1960 đã có 87,8% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo tham gia các hình thức hợp tác và 82% tổng số người buôn bán nhỏ, làm các nghề phụ và kinh doanh các mặt hàng ăn uống thuộc diện cải tạo đã tham gia tổ hợp tác, làm kinh tiêu, đại lý cho thương nghiệp quốc doanh hoặc chuyển hẳn sang sản xuất công, nông nghiệp. Các hợp tác xã tập đoàn vận tải thô sơ đã có 66% tổng số công nhân bốc vác tham gia tổ chức được 64,5% phương tiện vận tải đường bộ và 71,1% phương tiện vận tải đường thủy. Hầu hết các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp của tư bản nhân và trên 90% phương tiện vận tải cơ giới tư nhận đã được tổ chức thành lập các xí nghiệp công tư hợp doanh và một số xí nghiệp hợp tác. Lối làm ăn tập thể coi hợp doanh nhà Nhà Nước đã rõ tính chất hơn hẳn lối làm ăn riêng lẻ, và hợp tác sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thành tích về các mặt làm thủy lợi, chống thiên tai, khai hoang tăng vụ, cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ; nhiều hợp tác đã nêu gương tốt trong việc tương trợ sản xuất, chấp hành chính sách và pháp luật Nhà Nước …; nhiều hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành, nhiều nghề, tăng thu nhập cho xã viên; các hợp
  2. tác xã nông nghiệp bậc cao và các hợp tác xã có quy mô tương đối lớn càng tỏ rõ tính chất hơn hẳn so với các hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp và các hợp tác xã có quy mô tương đối lớn càng tỏ rõ tính chất hơn hẳn so với tổ chức hợp tác xã thủ công nghiệp, vận tải, thương nghiệp ăn uống và phục vụ, cũng như các xí nghiệp công nghiệp và cửa hàng công tư hợp doanh đã bước đầu nâng cao được sản lượng, tăng doanh số, tăng năng xuất hạ giá thành sản xuất, giảm phí tổn lưu thông, cải tiến kinh doanh… Tuy nhiên quan hệ sản xuất mới vừa được xây dựng củng cố, nên tính chất hơn hẳn của nó chưa được phát huy một cách đầy đủ và mạnh mẽ. II. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Diện tích các loại cây nông nghiệp trong năm 1960 đã vượt mức kế hoạch nhà nước 1.7% và tăng hơn năm 1959 2,3% trong đó diện tích cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn, đậu) vượt mức kế hoạch 1,8% tăng hơn năm 1959 1,7%; diện tích cây công nghiệp vượt mức kế hoạch 1% tăng hơn năm 1959 16%. Vụ chiêm năm 1960 bị thiên tai nặng nên sản lượng của nhiều loại cây không đạt mức kế hoạch, trừ sắn, vừng, cói và sơn thì vượt mức. Tổng sản lượng lương thực năm 1960 thu hoạch được khoảng 5 triệu tấn 58 vạn tấn các loại, so với năm 1959 là năm mùa màng tốt thì không bằng, nhưng so với sản lượng trung bình hàng năm từ 1955 đến năm 1959 vẫn tăng 23 vạn tấn và vượt sản lượng trung bình hàng năm trong thời kỳ khôi phục kinh tế năm (1955-1957) trên 60 vạn tấn. Sản lượng cây công nghiệp so với năm 1959 đậu tương, mía,vừng, chè, sơn, đay, thuốc lá đều tăng một số cây khác như bông, lạc, cói, giảm sút ít nhiều nhưng số sản lượng trung bình hàng năm 1955 đến1959 thì hầu hết các loại cây đều vượt xa hơn. Vụ mùa năm 60 thực hiện khẩu hiệu “ lấy màu bù chiêm” hàng triệu nhân lao động, nhất là các xã viên hợp tác xã đã đoàn kết tương trợ khai hoang, tăng vụ, trồng thêm hàng vạn éc ta hoa mầu mùa thu và lúa ngắn ngày, đẩy mạnh sản xuất vụ mùa và thu hoạch được nhiều vụ thu và một vụ màu năm 1960 thắng lợi, bù đắp một phần quan trọng của sự thiệt hại trong sản xuất Đông - Xuân và mở ra nhiểu triển vọng cho vụ sau. Từ sau vụ gặt mùa đến nay, nông dân ta lại bắt tay vào sản xuất vụ Đông - Xuân 1960 -1961 với một khí thế mạnh mẽ thể hiện rõ rệt trong phong trào làm thủy lợi, phân bón cải tiến công cụ. Tính cả năm 1960, khối lượng đất đào làm thủy lợi và đê điều đã lên tới 136 triệu mét khối diện tích được tưới nước tăng thêm gần 25 vạn éc ta. Số lượng cày, bừa cải tiến đã có trên 163 ngàn cái và trên 14 ngàn xe vận chuyển các loại. Về chăn nuôi gia súc trong năm 1960 có những đơn vị xã, hợp tác xã làm tốt, số gia súc tăng, nhưng nhiều nơi chưa giải quyết tốt vấn đề thức ăn và nhất là chưa chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ gia súc sinh sản, nên so với năm 1959 đàn trâu có tăng được chút ít, con bò và lợn thì giảm sút phong trào nuôi cá được đẩy mạnh nhất là sau vụ thu hoạch đông xuân 1959 – 1960. Diện tích nuôi cá ao và cá ruộng trong năm 1960 đã lên tới 61 ngàn éc ta, sản lượng cá thu hoạch tăng hơn so với năm 1959: 38,3%.
  3. Trong năm 1960, các nông trường quốc doanh và nông trường quân đội đã mở rộng diện tích gieo trồng lên tới gần 20 ngàn éc ta, tăng hơn 1959: 35%. Diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả tăng hơn năm 1959: 39,4% trong đó cà phê tăng 57% chè 53,4% diện tích trồng cao su đã được mở rộng lên tới 600 écta gấp 5 lần năm 1959, diện tích trồng cây lương thực cũng được mở rộng thêm. Đàn trâu, bò, ngựa, của nông trường năm 1960 tăng hơn năm 1959: 27%. Đi đôi với việc phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp đã được xây dựng và phát triển. Phong trào trồng cây đã lên mạnh, trong năm 1960 đã trồng được trên 122 triệu cây, bằng hơn hai lần số trồng trong năm 1959. Nhưng do việc chăm sóc nhiều nơi chưa tốt, nên số cây trồng đã bị chết một số. Trong năm 1960 nhà nước đã dành 71,9 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ bản vào nông lâm thủy lợi. Để giúp nông dân phát triển sản xuất, trong năm 1960 Ngân hàng Nhà Nước đã cho nông dân vay vốn trên 23 triệu đồng, các hợp tác xã tín dụng đã cho vay trên 6 triệu đồng, ngoài ra Nhà Nước còn bán chịu cho nhân dân 16 triệu đồng phân bón. Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán đã cung cấp cho nông dân 121 ngàn tấn phân các loại, 13 ngàn 6 trâu bò và 1 triệu 40 vạn nông cụ các loại III. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1960 tăng hơn 1959: 19,5% công nghiệp quốc doanh (kể cả trung ương và địa phương) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà Nước năm 1960: 12,6% và tăng hơn năm 1959:32,3%. Trong công nghiệp quốc doanh sản xuất tư liệu sản xuất nhóm (A) được tiếp tục đẩy mạnh, năm 1960: So với năm 1959 tăng 38,1% đồng thời sản xuất vật phẩm tiêu dùng (nhóm B) vẫn tiếp tục tăng nhanh với tỷ lệ 8,2%. Hầu hết các ngành công nghiệp đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà Nước năm 1960. So với năm 1959 tất cả các ngành công nghiệp quan trọng tăng khá nhanh như công nghiệp khai thác và luyện kim không có chất sắt tăng 73,3% công nghiệp cơ khí tăng 63,3%, hóa chất vào cao su tăng 73,7% khai thác và chế biến gỗ tăng 65,3%, vật liệu xây dựng tăng 46,4%, sành sứ thủy tinh tăng 17,7 lần. Do sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành như trên. Nên cơ cấu công nghiệp quốc doanh trong năm 1960 đã có nhiều biến đổi quan trọng. Tỷ trọng của nhóm A trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh từ 39,3% trong năm 1959 đã tăng lên 43,0% trong năm 1960, tỷ trọng của các ngành công nghiệp cơ khí từ 8,3% tăng lên 10,2%, khai thác vá chế biến gỗ từ 7,9 tăng lên 9,9%, hóa chất và cao su từ 5,3 % tăng lên 6,9%, vật liệu xây dựng từ 9,9% tăng lên 10,9, ngành khai thác và luyện kim có chất sắt các năm trước hầu như chưa có, năm 1960 tăng gấp hơn ba lần năm 1957. Công nghiệp quốc doanh trong năm 1960 đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới trong đó máy bơm nước, máy tiện T.60/1A, máy khoan K60- 2B. Máy khoan 2A -592, máy cưa sắt, cày 5 lưỡi 5 bánh, động cơ điện 0,7 Kw, bình ác quy, pin, đường kính, đồ sứ, nhiều mặt hàng vải, hàng dệt kim và tiêu dùng khác.
  4. Đội ngũ công nhân viên chức công ngiệp quốc doanh năm 1960 tăng hơn năm 1959 hai vạn chín ngàn người, số công nhân kỹ thuật tăng thêm trên 7.000 người. Công nhân công nghiệp quốc doanh trung ương trong năm 1960 đã sản xuất: - Điện lực 254 triệu kw, giờ - Than đá 2.575 nghìn tấn - Quặng a-pa-tít 490 ngàn tấn - Phân hóa học 46,7 ngàn tấn - Xi măng 405,7 ngàn tấn - Gạch 37 triệu viên - Gạch chịu lửa 8,996 tấn - Gỗ xẻ 114,8 ngàn mét khối - Toa xe 490 cái - Tầu kéo ca nô 13 cái - Sa lan 54 cái - Máy công cụ 789 cỗ - Vải thương phẩm 49,9 triệu mét - Sợi bông 10,4 ngàn tấn - Len cuộn 36 tấn - Áo dệt kim các loại 1,9 triệu cái - Gạo xát 209,3 ngàn tấn - Bia nước ngọt 3,7 triệu lít - Chè 2.002,7 tấn - Thuốc lá 73,4 triệu bao - Diêm 183 triệu bao
  5. - Xà phòng giặt 3,2 ngàn tấn - Xà phòng đánh răng 106,8 ngàn ống - Giấy các loại 3,388 tấn - Săm lốp xe đạp 132 ngàn chiếc - Đồ sắt tráng men và đồ nhôm trên 1,4 trịêu cái - Đồ nhựa 126 tấn - Thuốc tiêm 68 triệu ống - Thuốc viên 616 triệu viên - Thuốc mỡ và bột 451 tấn. So với kế hoạch Nhà Nước năm 1960 hầu hết các loại sản phẩm chủ yếu đã đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức, một số ít sản phẩm như gỗ xẻ, sợi bông, gạo xát, rượu, cá hộp, xà phòng không đạt kế hoạch. So với năm 1959 sản xuất điện lực tăng 24% ,than đá tăng 16,1%, thiếc lọc tăng 29%, quặng cờ-rôm tăng 195,5%, quặng a-pa–tít tăng 87,9%, phân hóa học tăng 21,5 %, gạch ngói tăng 56,1%, gạch chịu lửa tăng 202,5 %, xi măng tăng 6,5%, gỗ cây 41,3%, gỗ xẻ tăng 38,7%, toa xe tăng 265,6% sà lan tăng 86,2%, máy công cụ tăng hai lần, vải tăng 12,4%, sợi bông tăng 5,8% ,thuốc lá tăng 11,3%... diêm tăng 59,3%, sà phòng giặt tăng 118%, số sản phẩm gạo sát, cá tươi, rượu…mức sản xuất ít do ảnh hưởng của mùa màng nông nghiệp và tình hình thời tiết. Trong năm 1960, tiếp tục phát huy thắng lợi cuộc của vận động cải tiến quản lý xí nghiệp các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trung ương đã có những tiến bộ rõ nét về mặt quản lý. Kế hoạch Nhà Nước đã được thực hiện một cách toàn diện hơn nhịp độ sản xuất giữa các quý trong năm đều được điều hòa hơn, công suất thiết bị chủ yếu của nhiều xí nghiệp được nâng cao hơn năm 195, tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của thiết bị chủ yếu cũng tiến bộ hơn. Năng xuất lao động của các ngành công nghiệp điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, cao su, vật liệu xây dựng, khai thác chế biên gỗ, sản xuất văn hóa phẩm, so với năm 1959 tăng lên từ 4,9% đến 29,3% Cuộc vận động xây dựng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng mở rộng trong nhiều xí nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch về tăng năng xuất lao động hạ giá thành. Công nghiệp quốc doanh địa phương, trong năm 1960 đã được phát triển mạnh mẽ và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà Nước 90,2%. Tính đến cuối năm đã có trên 700 xí nghiệp lớn nhỏ với 4 vạn công nhân viên chức. Công nghiệp quốc doanh địa phương trong năm 1960 đã sản xuất được 2.200 ngàn kw giờ điện lực, 20.5 ngàn tấn than đá, trên 8.000 tấn gang, 216 tấn đồ sắt xây dựng, 519 ngàn công cụ các loại, 135 tấn xi măng, trên 320 triệu viên gạch ngói, trên 5.000 tấn phân bón, trên 11 triệu lít nước mắn và trên 40 sản phẩm khác bao gồm tư liệu sản xuất công, nông nghiệp, vật liệu xây dựng phương
  6. tiện vận tải, thực phẩm và hàng tiêu dùng so với năm 1959 sản xuất điện tăng 80,9% than đá 3,9 lần, nông cụ tăng 74,1%, xi măng tăng 4,6 lần, gạch ngói tăng 124%, nước mắm tăng 52,3%, đường tăng 50,6%, Công nghiệp công tư hợp doanh và thủ công nghiệp trong năm 1960 cũng được phát triển; sản xuất tăng hơn năm 1959 khoảng 6%. Nhiều ngành nghề như rèn, đúc nông cụ, gạch ngói, vôi, khai thác gỗ giày vải, da thuộc dệt, dệt kim… sản xuất sản phẩm chủ yếu tăng hơn năm 1959 từ 3,6% đến 9,3% Nhưng một số ngành nghề khác do gặp khó khăn về nguyên liệu nên sản xuất so với năm 1959 bị giảm sút ít nhiều. IV. VẬN TẢI BƯU ĐIỆN Trong năm 1960 khối lượng hàng hóa vận chuyển đã lên tới 13,0 triệu tấn và 1.192.5 triệu tấn cây số, số lượng hành khách vận chuyển là 21,4 triệu lượt người và 1.023 triệu hành khách cây số, So với kế hoạch năm 1960 vận chuyển hàng hóa tính theo tấn cây số vượt 2,7% tăng hơn năm 1959: 32,3% vận chuyển hành khách vượt 15,3% và so với năm 1959 tăng hơn 26,3%. Khối lượng vận chuyển hàng hóa trong năm 1960 cùa ngành vận tải đường sắt tăng hơn 1959: 36% của ngành vận tải ô tô tăng 40,3% vận tải đường sông tăng 29,1% và đường biển tăng 2,9%. Khối lượng hàng hóa vào cảng so với năm 1959 tăng lên 14%. Khối lượng nghiệp vụ bưu điện trong năm 1960 công tác quản lý của ngành vận tải quốc doanh đã có những tiến bộ rõ rệt, nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được thực hiện tốt hơn năm 1959. Trong ngành vận tải đường sắt thời gian quay vòng của toa xe rút ngắn được 5% sức kéo bình quân đoàn tầu hàng tăng 8%. Trọng lượng bình quân 1 đoàn tàu tăng 67,1%. Trong ngành vận tải quốc doanh ôtô sản lượng bình quân 1 tấn xẽ tăng 29% và trong ngành vận tải quốc doanh đường sông, sản lượng bình quân 1 tấn sà lan chở hàng tăng 36%. Năng suất lao động bình quân của công nhân viên chức toàn ngành vận tải quốc doanh tăng 16.5% giá thành vận tải ngành đường sắt hạ hơn năm 1959:12,4; đường ô tô:11,8%; đường sông 27,4%. Trong năm 1960, công tác vận tải tùy từng lúc, từng nơi vẫn còn hiện tượng khẩn trương, nhưng nhìn chung đã đáp ưng được nhu cầu của sản xuất, xây dựng , lưu thông hàng hóa và phục vụ dân sinh. V. XÂY DỰNG CƠ BẢN Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản năm 1960 thực hiện được 716,3 triệu đồng hoàn thành kế hoạch 92%, so với năm, 1959 tăng 41,7%. Trong tổng mức đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất chiếm78,7% tăng hơn năm 1959: 36,9% trong đó đầu tư vào công nghiệp chiếm 44.9% tăng hơn năm 1959: 59,9% nông lâm thủy lợi chiếm 10% tăng hơn năm 1959: 25,9%; vận tải bưu điện chiếm 17,3% tăng hơn năm 1959: 17,2% thương nghiệp chiếm 6,3% bằng 96,2% của năm 1959. Đầu tư vào
  7. các ngành không sản xuất vật chất chiếm 21,3% tổng số vố đầu tư và tăng hơn năm 1959 : 63,1%. Trong năm 1960 nhà nước đã dành 59 triều đồng xây dựng nhà ỏ và trên 51 triệu đồng xây dựng các sự nghiệp giáo dục, văn hóa và bảo vệ sức khỏe. Trong năm 1960 việc đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất được đặc biệt chú trọng so với năm 1959 đã tăng 110% và tỉ trọng từ 62,4 % đã lên tới 83% trong tổng vốn đầu tư vào công nghiệp. Mức đầu tư vào các nghành quan trọng tăng lên khá nhanh: cơ khí tăng 74,4%, khai thác và chế biến gỗ tăng 98,1%, khai thác vá luyện kim tăng 153,5%, hóa chất và phân bón tăng 2,4 lần, vật liệu tăng liệu xây dựng tăng 3,4 lần, sành sứ, thủy tinh tăng 160%. Trong năm 1960 ta đã tiếp tục thi công 36 công trình công nghiệp trên hạn ngạch của năm 1959 làm dở chuyển qua và đã khởi công xây dựng mới 22 công trình công nghiệp khác. Trong đó có những công trình quan trọng như gang thép Thái Nguyên, điện Thái Nguyên, điện Thanh Hóa, mỏ than Mạo Khê, xưởng đóng tầu IV, phân lân Văn Điển, bê tông đúc sẵn Hà Nội và Hải Phòng. 30 công trình công nghiệp trên hạn ngạch đã được hoàn thành xây dựng trong năm đó có: lò hơi điện Hà Nội và cọc 5, xi măng Hải Phòng mở rộng, Pin Văn Điển, sứ Hải Dương gạch Thanh Hóa, gạch Hà Đông, Đồ nhựa Hải Phòng và các nhà máy thuốc lá, xà phòng và cao su Hà Nội, ép dầu vinh, mỏ A –pa-tit đợt II, các nhà máy Đường Việt Trì và Nghệ An … do việc hoàn thành xây dựng cơ bản tài sản cố định mới tăng trong năm 1960 là 469,5 triệu đồng , trong đó công nghiệp tăng 212,8 triệu đồng, năng lực mới tăng thêm trong các ngành kinh tế qua dân trong năm 1960 là : Điện lực 16.000 kw Đường dây điện 37km / 35kv Lò hơi 224 tấn hơi / giờ Than 1 triệu 9 tấn / năm Thuốc lá 1000 tấn / năm Xà phòng 3000 tấn / năm Ép dầu 2000 tấn /năm Cơ-rôm-mít 20 ngàn tấn / năm Đồ sứ 1.500 tấn / năm Đường 7000 tấn / năm
  8. A-pa-tít 500.000 tấn / năm Pin 5 triệu chiết /năm Sắt tráng men 570 tấn/năm. Trong nông nghiệp diện tích được tưới nước tăng thêm 7500 éc-ta, đê sông và đê biển được bồi đắp thêm trên 11 triệu mét khối. Trong vận tải đã hoàn thành xây dựng mới 61 km đường sắt và 70 km đường ô tô. Ngành thương nghiệp đã được tăng thêm hàng vạn mét vuông kho tàng và nhà ở đã được xây dựng thêm. Sau cuộc vận động cải tiến quản lý thi công cũng tiến bộ rõ rệt, tốc độ thi công đẩy mạnh nhanh hơn trước, khối lượng công tác hoàn thành giữa các quý trong năm bớt chênh lệch, phong trào cải tiến công cụ, giải phóng đôi vai đã được lan rộng ở các công trường. Việc thi công cơ giới hóa và thi công bằng những bộ phận làm sẵn được mở rộng, trong năm 1960 Bộ Kiến Trúc đã hoàn thành một khối lượng thi công cơ giới hóa bằng 2,5 lần của năm 1959, sản lượng của các công xưởng làm sẵn của các công trường thi công tăng gấp 3 lần. Năng suất lao động của nhân xây lắp thuộc Bộ Kiến Trúc năm 1960 tăng hơn năm 1959 là 7%. Đội ngũ công nhân viên chức của ngành địa chất tăng gần 3.000 người. Tuy nhiên trong xây dựng cơ bản vẫn còn hiện tượng thiết kế không đuổi kịp thi công, thăm dò không đáp ứng nhu cầu của việc xây dựng. VI. THƯƠNG NGHIỆP Tổng mức bán lẻ hàng hàng hóa trong năm 1960 tăng hơn năm 1959 khoảng 2,4%. Mức bán lẻ toàn xã hội về một số mặt hàng tiêu dùng chủ yếu tăng lên như sau: Gạo tăng 43,3 % nước mắn tăng 25,8% thịt tăng 15,7 % đường mật tăng 11,4% thuốc lá tăng 21,2% vải và các loại tăng 6,2 %, vải màn tăng 40,4%, xả phòng giặt tăng 22,9% giấy viết tăng 76,1% dầu hỏa tăng 15,6% xe đạp tăng 43,3%... Trong năm 1960 số cửa hàng bán lẻ và ăn uống của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán đã tăng hơn năm 1959: 9,9%; doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 29,6% doanh số của các cửa hàng ăn uống quốc doanh tăng 170%. Do việc hoàn thành và căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân, nên doanh số bán lẻ hàng hóa của các thương nghiệp hợp tác hóa và thương nghiệp tư bàn Nhà Nước cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng của thương nghiệp quốc doanh hợp tác hóa và thuơng nghiệp tư bản Nhà Nước chiếm trong tổng mức bán lẻ hàng hóa của bộ máy thương nghiệp thuấn túy từ 80,4% trong năm 1959 đã tăng tới 91,1% trong năm 1960. Trong năm 1960 thương nghiệp quốc doanh đã cố gắng rất lớn trong việc thu mua sản phẩm và cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất, xây dựng và tiêu dùng cho nhân dân trong nước. Tổng giá trị hàng hóa mậu dịch quốc doanh mua vào trong năm 1960 tăng hơn năm 1959, 21,2% trong đó nông sản tăng 2,4% và sản phẩm công nghiệp tăng 29,5%. Trong đó số những mặt hàng chủ yếu thu mua ghi trong kế hoạch Nhà Nước có rất nhiều mặt hàng thu mua tăng hơn năm1959 như: bông hạt tăng
  9. 9,9%, đay tăng 75%, gai tăng 7,7%, thầu dâu tăng 17,2%, thuốc lá gấp 2 lần, chè khô 41,3%, thịt tăng 31,7%, cá tươi tăng 49,3% gỗ cây tăng 14,4%, tre tăng 66,1% nhưng có một mặt hàng như thóc, ngô, đậu tương, lạc, vừng, do mùa màng thu hoạch kém nên thu mua không bằng năm 1959. Khối lượng hàng hóa bán ra của thương nghiệp quốc doanh năm 1960 tăng hơn năm 1959: 33,8% trong đó nhiều mặt mặt hàng tăng lên nhanh như gỗ tròn tăng 53,1%, gạch tăng 17,4%, giấy tăng 51,7%, chăn sợi tăng 14,4%. Tuy khối lượng hàng hóa bán ra tăng, nhưng có một số mặt hàng về tư liệu sản xuất cũng như vật phẩm tiêu dùng, mức bán ra chưa đáp ứng được yêu cầu việc phát triển sản xuất và tiêu dùng tăng nhanh chóng của nhân dân trong nước nên có từng nơi, từng lúc việc cung cấp trở nên khẩn trương. Giá cả hàng công nghiệp trong năm 1960 vẫn được ổn định trên cơ sở vững chắc hơn. Hàng nông sản do ảnh hưởng của mùa màng nên giá cả của một số mặt hàng lương thực và thực phẩm trên thị trường tự do có nhích lên. Năm 1960 công tác ngoại thương vẫn chưa được tiếp tục phát triển, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập hơn năm 1959: 13,2% trong đó hàng xuất khẩu lên 11,45 và hàng nhập khẩu tăng 14,3%. Năm 1960 ta đã chú trọng đẩy mạnh việc sản xuất tăng công nghiệp, giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu năm 1959 tăng lên 29,8%. Về nhập khẩu thì trong năm 1960 đã dành tới 91,9% kim ngạch để nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên vật liệu cho sản xuất, xây dựng và vận tải ở trong nước, so với năm 1959 tăng hơn 107,1 khối lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu, chỉ còn chiếm 8,9% tổng giá trị hàng nhập. VII. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN Trong năm 1960 đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động miền Bắc nước ta thêm được cải thiện thêm một bước. Do việc mở mang thêm nhiều xí nghiệp, công trường và các ngành kinh tế quốc dân khác, nên đội ngũ công nhân viên chức tăng lên nhanh chóng. Tổng công nhân viên chức tăng lên nhanh chóng. Tổng số công nhân viên chức trung bình trong các ngành kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà Nước trong năm 1960 tăng hơn năm 1959 gần 14 vạn người, trong đó gần 13 vạn người ở các ngành sản xuất vật chất. Trong đợt cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương 1-5-1960 đã có tới 80% tổng số công nhân viên chức được tăng lương, tiền lương bình quân tăng 14,2%, số người có công ăn việc làm trong gia đình được tăng thêm phúc lợi xã hội cũng được mở rộng. Những điều đó làm tăng thêm thu nhập của gia đình công nhân viên chức. Ở những vùng không bị thiên tai, ở những vùng nghề phụ phát triển, ở các hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành, nhiều nghề, thu nhập của nông dân lao động được nâng cao, đời sống được cải thiện thêm một bước. Ở miền núi do sản xuất nông nghiệp được được phát triển, việc khai thác lâm sản được đẩy mạnh nên đời sống nông dân lao động được nâng lên rõ rệt. Ở những vùng bị thiên tai nặng thu hoạch kém sút, đời sống nhân dân tạm thời
  10. gặp khó khăn, nhưng do việc đẩy mạnh sản xuất hoa màu ngắn ngày tương trợ trong nhân dân, đồng thời Nhà Nước đẩy mạnh việc bán gạo cung cấp, cho vay vốn bán chịu phân bón, nông cụ, ứng tiền trước nông sản, nên giúp nông dân vượt qua được những khó khăn trong lúc giáp hạt. Các tầng lớp nhân dân lao động khác sau khi được tổ chức lại do phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh, nên một số đã tăng thu nhập nhất là những người trước đây vốn ít, công cụ ít, thu nhập thấp. Các hoạt động văn hóa trong năm 1960 đã được phát triển mạnh mẽ. Tổng số sách xuất bản lên tới 27,5 triệu cuốn tăng hơn năm 1959 là 55% số báo và tạp chí phát hành lên tới 53,7 triệu tờ tăng hơn năm 1959: 3,3%. Các hoạt động và phát thanh, điện ảnh nghê thuật cũng được phát triển rộng rãi, mới tính đến tháng 9 năm 1960 đã thu hút được 275 vạn người tập thể dục thường xuyên là 25 vạn vận động viên. Trong năm 1960 toàn miền Bắc đã tăng trên 4.000 người, gấp rưỡi số sinh viên của niên học 1959-1960, số học sinh chuyên nghiệp trung cấp tăng trên 11.000 người tăng hơn trước 75,3%. Bên cạnh hệ thống trường chính quy còn có 4 lớp đại học ban đêm do cơ quan và nhà máy tổ chức với hàng trăm sinh viên là cán bộ và công nhân theo học. Giáo dục phổ thông trong năm 1960 đã mở thêm. 139 trường, số học sinh tăng thêm gần 376 ngàn người, tăng hơn trước năm 1959 24,4%. Tổng số trẻ em học vỡ lòng, đã lên tới 90 vạn thu hút được đại bộ phận trẻ em trung ương và địa phương đến tuổi đi học. Phong trào bổ túc văn hóa ngoài giờ làm việc cũng được phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tính đến năm 1960 đã có 1 triệu 20 vạn học viên là cán bộ từ Trung ương đến cơ sở và nhân dân lao động tham gia. Trong năm 1960 ở miền Bắc trung bình cứ 100 người dân từ 7 tuôi trở lên, trong năm 1960 đã được xem 4,6 lần chiếu bóng và biểu diễn nghệ thuật. Phong trào thể dục, thể thao và vệ sinh phòng bệnh phát triển rộng rãi, mới tính đến tháng 9 năm 1960 đã thu hút được 275 vạn người tập thể dục thường xuyên và 25 vạn vân động viên. Trong năm 1960 toàn miền Bắc xây dựng thêm 77 bệnh viện, bệnh xá và viện điều dưỡng và 2878 trạm y tế xã và khu phố. Sự nghiệp giáo dục được phát triển mạnh mẽ. Niên học 1960-1961 số sinh viên đại học toàn miền bắc đã tăng trên 4000 người, gấp rưỡi số sinh viên của niên học 1959 – 1960, số học sinh chuyên nghiệp trung cấp tăng11000 người tăng hơn năm trườc 73,3%. Bên cạnh hệ thống trường chính qui còn có 4 lớp đại học ban đêm do cơ quan và nhà máy tổ chức với hàng trăm sinh viên là cán bộ và công nhân theo học. Giáo dục phổ thông trong năm 1960 đã mở thêm 1139 trường, số học sinh tăng thêm gần 376 ngàn người, tăng hơn năm 1959 là 24,4%. Tổng số trẻ em học vỡ lòng, đã lên tới 90 vạn, thu hút được đại bộ phận trẻ em đến tuổi đi học. Phong trào bổ túc văn hóa ngoài giờ làm việc cũng được phát triển rộng khắp thành thị đến nông thôn, tính đến năm 1960 đã có 1 triệu 20 vạn học viên là cán bộ từ trung ương đến cơ sở và nhân dân lao đông tham gia. Trong năm 1960 ở miền Bắc trung bình cứ 100 người dân từ 7 tuổi trở lên, hàng ngày đã có 29 người theo học văn hóa từ lớp vỡ lòng đến đại học ở các trường chính quy và bổ túc ngoài giờ làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2