THỦ PHÁP CHÂM - Phần 3 - THỜI GIAN LƯU KIM
lượt xem 26
download
Vấn đề lưu kim lâu mau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: a- Châm vào, rút ra ngay như trong châm ra máu các huyệt Thập Tuyên, Tứ Phùng.... b- Châm vào rồi để chừng vài phút như ở trẻ em, 10-30 giây ở các đầu ngón tay, chân... c- Châm vào rồi để từ 5-10 phút hoặc lâu 30 phút, có khi đến hàng giờ ở các trường hợp bại liệt.... hoặc gài kim luôn ở trong huyệt như trong liệu pháp gài kim.... Trong các trường hợp thông thường lưu kim 10 - 15 phút....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THỦ PHÁP CHÂM - Phần 3 - THỜI GIAN LƯU KIM
- THỦ PHÁP CHÂM Phần 3 THỜI GIAN LƯU KIM Vấn đề lưu kim lâu mau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: a- Châm vào, rút ra ngay như trong châm ra máu các huyệt Thập Tuyên, Tứ Phùng.... b- Châm vào rồi để chừng vài phút như ở trẻ em, 10-30 giây ở các đầu ngón tay, chân... c- Châm vào rồi để từ 5-10 phút hoặc lâu 30 phút, có khi đến hàng giờ ở các trường hợp bại liệt.... hoặc gài kim luôn ở trong huyệt như trong liệu pháp gài kim.... Trong các trường hợp thông thường lưu kim 10 - 15 phút. Phải ?n ứng người bệnh càng yếu càng lưu châm lâu. Phải ?n ứng người bệnh càng mạnh, lưu châm ít.
- Thiên “Châm Giải” giải thích thêm: “Thích vào thực, muốn hư, hãy lưu châm chờ âm khí đến dưới châm nhiều rồi mới rút châm. Thích vào hư, muốn cho thực, chờ dương khí đến dưới châm nhiều rồi rút châm. (T. Vấn 54, 12-13). Thiên “Quan Châm” ghi: “Khi nào mạch còn ở trong sâu chưa hiện ra thì châm nhẹ vào trong và lưu kim lâu, nhằm tới nơi khí của ngũ tạng” (L Khu 7, 45). Và trong thiên “Tiểu Châm Giải" còn nói rõ hơn: “Khí chí nhi khứ chỉ": khi nào khí đến thì rút kim ra (L Khu 3, 51), ý nói, áp dụng phép bổ tả khi nào khí được điều hòa thì rút kim ra. Như vậy, mục đích của lưu kim chính là chờ đợi khí đến, tức hiện tượng đắc khí. Nói theo YHHĐ là khi đạt tới “ngưỡng” tức là tình trạng phản ứng của cơ thể đối với bệnh lý xảy ra và thể hiện qua các huyệt đang được châm. Vì thế, thiên “Hàn Nhiệt Bệnh” nhấn mạnh: “Phàm sự hại của phép châm là đã trúng bệnh mà không rút châm thì tinh tiết, chưa trúng bệnh mà đã rút kim thì tà khí lại đến. Tinh tiết thì bệnh nặng mà yếu là tà khí lại đến thì mọc mụn” (L. Khu 21, 41). THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ
- Tùy theo bệnh mà đề ra liệu trình điều trị: - Bệnh cấp tính châm ngày 1-2 lần hoặc cách ngày 1 lần. - Có những trường hợp bệnh cấp tính, châm 1 lần đã hết thì không cần châm tiếp. - Bệnh mạn tính châm nhiều ngày liên tiếp, 1 ngày hoặc 2 ngày 1 lần, 1 đợt 10 - 15 ngày, càng gần kết thúc, hiệu quả càng rõ. Nếu không có hiệu qủa, nên xét lại phương pháp chữa trị hoặc đổi sang phương pháp chữa trị khác cho thích hợp. Ghi chú: Nên căn cứ vào biến chuyển của bệnh tật sau mỗi lần châm để định thời gian châm lần tới. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC THƯỜNG KHI CHÂM R.1- Kim cong: Phải nhẹ nhàng rút kim ra ngay, theo chiều kim cong mà rút, tránh làm gãy kim và gây đau cho người bệnh. R.2- Kim gẫy: Bình tĩnh, không nên làm cho người bệnh hoảng sợ, giãy giụa làm kim vào sâu hơn. Nếu đầu kim còn ló ra ít hoặc nhiều, dùng kẹp cặp kim ra. Nếu không lấy kim ra được, cần chuyển ngay cho ngoại khoa để giải phẫu lấy ra.
- Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy kim thường gãy ở phần cuối thân kim nối với cán kim, vì thế, không nên châm ngập kim vào huyệt để tránh gãy. R.3- Trệ châm: Sau khi châm kim vào huyệt, kim vướng không lay chuyển được, hoặc không vê được, có thể do: Kim bị rỉ, phải vê ngược chiều lại rồi vê qua vê lại và từ từ rút ra. • Một số vùng huyệt quá nhạy, các bắp thịt co rút lại, bảo người bệnh làm cho mềm cơ, không gồng mình (lên gân), hoặc dùng tay day vùng cơ quanh huyệt cho cơ dãn ra, hoặc châm thêm một huyệt gần đó để giảm bớt căng cơ. R.4- Chảy máu: Do châm kim vào tĩnh mạch, lấy bông đè lên và ấn chặt nơi chảy máu, máu sẽ cầm. • Nếu bị bầm, dùng ngón tay day nhẹ trên miếng bông, chỗ bầm tím tan dần. • Nếu đau nhiều, dùng khăn tẩm nước nóng đắp một lát sẽ dịu. R.5- Đau, giật: Khi châm mà người bệnh thấy đau thì hầu hết là do châm không đúng huyệt, có thể đã châm vào mạch máu hoặc xương gây đau. - Nếu châm vào mạch máu, rút kim ra thấy chảy máu.
- - Nếu châm vào xương, rút kim ra thấy kim cong. - Nếu châm vào đuôi hoặc nhánh dây thần kinh, người bệnh có cảm giác như bị điện giật. Vượng (Vựng) Châm Vừa châm kim xong, người bệnh bỗng nhiên cảm thấy khó chịu, hoa mắt, buồn nôn, tay chân lạnh, toát mồ hôi, trụy tim mạch, có khi bị ngất, hiện tượng này gọi là Vượng Châm hoặc Say Kim. Nguyên nhân có thể do suy nhược, quá sợ hãi, yếu tim, dễ kích động, mới đến chưa được nghỉ, đói hoặc do bị châm quá đau, kích thích quá mạnh.... Trong thiên “Kinh Mạch” ghi: “Trường hợp thiếu khí quá nặng mà châm tả, sẽ làm cho người bệnh bị bứt rứt, bứt rứt nhiều quá sẽ ngã xuống và sẽ không nói được nữa. Nên nhanh chóng đỡ người bệnh ngồi dậy ngay” (L. Khu 10, 132). Trương-Cảnh-Nhạc khi chú giải đoạn này đã giải thích: “Khi nào người bệnh ngã xuống, phải đỡ cho họ ngồi lên, nhằm làm, cho người bệnh chuyển khí hồi phục, nếu để cho nằm thì làm cho khí bị trệ, e rằng sẽ đi đến tình trạng không cứu được”.
- Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng hiện nay, cách giải quyết trường hợp vượng châm như sau: Lập tức rút kim ra (nhanh bao nhiêu có thể, tránh bị thoát khí nhiều hơn), cho người bệnh nằm dài trên giường ở tư thế thoải mái. Châm hoặc bấm mạnh huyệt Nhân Trung, Cứu h. Bá Hội, Khí hải, Quan Nguyên (nếu thoát khí nhiều, chân tay lạnh và ra mồ hôi nhiều). Ở đây, có một vấn đề cần bàn là, tại sao trong Nội Kinh lại không cho nằm (bắt ngồi dậy) nhưng ngày nay lại thấy nằm có hiệu quả hơn, vì người bệnh ở tư thế nằm cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể hiểu như sau: sách Nội Kinh là tài liệu viết cách đây hơn 2000 năm, lúc đó vật dụng như hiện nay chưa có, vì thế, thường ngồi ở đất để châm. Khi người bệnh té xỉu, hiểu là té xuống đất. Đất thuộc âm, cơ thể đang trong trạng thái Vượng châm cũng là trạng thái âm (sách Nội Kinh cho là thiếu khí, thiếu khí là biểu hiện dương hư) Âm chứng, gặp âm của đất, theo nguyên tắc tương sinh, âm sinh âm, làm âm thêm lên, âm khắc dương, càng làm cho dương khí suy thêm gây ra nặng hơn. Chính vì thế, sách Nội Kinh khuyên dựng người bệnh dậy, để cho âm khí không xâm lấn thêm vào, giúp cho khí không bị suy thoát thêm. Ngày nay, trang bị vật dụng của một phòng châm tương đối tiện nghi hơn, người bệnh thường ngồi trên ghế, khi choáng (vượng châm), liền được đem đặt trên giường do đó không sợ bị âm khí xâm lấn thêm. Ngoài ra khi nằm, máu luôn dồn về tim và não nhiều hơn, giúp cho người bệnh thấy thoải mái hơn.
- - Để đề phòng hiện tượng vượng châm: + Đối với người mới châm, sức yếu quá, mệt, đói.... nên cho nghỉ 10- 15 phút trước khi châm. + Với người tim yếu, dễ xúc động, thần kinh nhạy cảm, cần giải thích trước khi châm để cho họ an tâm. Chỉ Định Và Chống Chỉ Định Của Châm a- Chỉ định: Theo đúc kết của các nhà nghiên cứu về châm cứu, châm cứu có tác dụng tốt với các trường hợp sau: - Thần kinh: Đầu nhức, mất ngủ, dây thần kinh đau nhức, thần kinh ngoại biên liệt. - Tuần hoàn: Huyết áp cao, thấp, thần kinh tim rối loạn.... - Tiêu hóa: Các bệnh về dạ dầy, ruột.... - Sinh dục: Các bệnh về kinh nguyệt, di mộng tinh.... - Tiết niệu: Đái dầm, dái khó....
- Ngoài ra, hiện nay châm cứu còn được áp dụng rất nhiều trong phòng và trị bệnh và đặc biệt đang được áp dụng khá tốt trong châm tê giải phẩu. b- Chống chỉ định Ngoài trường hợp cấm châm cứu vì dễ gây vượng châm, có một số trường hợp không nên dùng châm cứu : + Không châm nơi người tổng trạng quá suy yếu (nếu cần, nên cứu hơn châm). + Một số huyệt gần các tạng phủ quan trọng, các vết sẹo... Trong thiên “Ngũ Cấm” đã nhấn mạnh đến 5 điều cấm không cho châm: “Hoàng Đế hỏi: Xin cho biết 5 điều cấm là những gì và những lúc nào không nên thích (châm), Kỳ Bá trả lời: “Gặp ngày Giáp Ất, không châm ở đầu, không “Phát Mông” ở trong tai. Gặp ngày Bính Đinh không “Chấn Ai” tại vai, họng và Liêm Tuyền. Gặp ngày Mậu Kỷ ở tứ quý, không thích ở gối. Gặp ngày Nhâm Quý, không châm ở ống chân. Đó là Ngũ cấm” (LKhu 61, 11-17). Trương-Ẩn-Am chú giải: “Dư Thị nói, 10 Can của trời, bắt đầu là Giáp Ất ứng với đầu, Nhâm Quý ứng với châm, Bính Đinh ứng với từ nửa
- người trở lên, Canh Tân ứng với nửa người trở xuống để phối hợp với 4 mùa của trời. Mậu Ky? thuộc thổ, Tứ Quý. Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc, âm dương tứ hợp chứ không phải hành của đất. Đây là thiên can tự hợp, nên mới cấm lấy khí (tức là thích)” Cũng trong thiên “Ngũ cấm” Kỳ Bá cũng nêu lên 5 trường hợp cấm châm khác gọi là “Ngũ Nghịch” - “Hoàng đế hỏi: Những gì là Ngũ Nghịch? Kỳ Bá trả lời: Bệnh nhiệt mà mạch Tỉnh, mồ hôi đã ra rồi mạch lại thịnh và táo là một, Bệnh nhiệt mà mạch là Hồng đại là hai, Thịt bắp vỡ nát, mạch lại tuyệt ứ đen và nhiều là bốn, Hàn nhiệt làm sứt mất hình, mạch rắn và bật mạnh là năm” (LKhu 61, 25-30). Trương-Ẩn-Am chú như sau: “Dư Thị nói: Đang bệnh nhiệt mà mạch Tỉnh là bệnh thuộc dương mà hiện âm mạch. Mồ hôi đã ra mà mạch còn thịnh và táo là tà dương mà hiện âm mạch. Mồ hôi đã ra mà mạch còn thịnh và táo là tà dương nhiệt không theo mồ hôi đi giải tán, chất âm dịch tiết ra rồi mà nhiệt là tà lại, thêm thịnh. Bệnh đi tiêu chảy , mạch nên Trầm Nhược, giờ lại Hồng Đại, thế là âm tiết ra ở dưới, dương thịnh ở trên, tức là biểu tượng âm dương trên dưới cùng lìa nhau. Chứng “Trước tý” không chuyển đi mà bắp thịt lại vỡ nát, là do thấp tà làm thương hình, lâu dần hóa nhiệt vậy, mà mạch lại tuyệt là Tỳ vị đã hoàn toàn suy bại. Độc tà đã làm sút thân
- hình sắc lại trắng bệch, đi cầu ra huyết đen, đó là hình khí bị tiêu ở bên ngoài huyết dịch bị thoát ở bên trong, tức là hiện tượng huyết khí trong ngoài cùng thoát. Hàn nhiệt đã làm sút mất thân hình, mạch lại cứng và bật mạnh, tức là tà khí thịnh mà chính khí suy... Trở lên là 5 chứng nghịch, không được châm”. Trong thiên “Thích Cấm Luận” ghi về những trường hợp cấm châm như sau: “Hoàng đế hỏi: Xin cho biết về phép thích, có những cấm k gì ? Kỳ Bá trả lời:.... Thích trúng Tâm, 1 ngày chết, lúc mới phát động là chứng ợ. Thích trúng Can 5 ngày chết, lúc mới phát động là nói luôn miệng. Thích trúng Thận 6 ngày chết, lúc mới phát là chứng hắt hơi, Thích trúng Phế 3 ngày chết, lúc mới phát là chứng ho. Thích trúng Tỳ, 10 ngày chết, lúc mới phát là chứng nuốt nước miếng. Thích trúng Đởm 1 ngày rưỡi chết, lúc mới phát là chứng nôn (ẩu). Thích trên xương phụ, trúng vào đại mạch, huyết ra không dứt sẽ chết. Thích ở mặt, trúng Lưu mạch, bất hạnh sẽ thành chứng thanh manh (mắt không nhìn thấy). Thích vào đầu, trúng vào não bộ, chạm vào não sẽ chết. Thích ở dưới lưỡi (huyệt Liêm Tuyền) trúng vào mạch mà thái quá, huyết ra nhiều, sẽ á (câm). Thích Bố Lạc ở dưới chân, đã trúng mạch mà huyết không ra sẽ thành chứng thũng. Thích ở Khích (huyệt Uỷ
- Trung), trúng đại mạch sẽ ngất, sắc mặt nhợt nhạt. Thích ở Khí nhai, trúng mạch, huyệt không ứng mà sẽ sưng ở 2 huyệt Thử, Bộc giáp nhau. Thích ở cột sống, trúng tủy sẽ thành chứng gù lưng. Thích trên vú, trúng Nhũ phòng sẽ sưng rồi loét nát. Thích ở huyệt Khuyết Bồn, trúng Nội hãm khí sẽ tiết ra thành chứng suyễn, ho. Thích huyệt Ngư Tế ở tay, mạch hãm vào trong sẽ thành thũng. Đừng thích lúc quá say, khiến người khí loạn. Đừng thích lúc ăn no. Đừng thích lúc đang đói. Đừng thích lúc đang khát, đừng thích lúc quá sợ...” (Thiên này còn một số điều cấm thích nhưng xét ra không cần nên không trưng dẫn hết tất cả ra)... Đọc hết tất cả các điều cấm trong sách ‘Nội Kinh Tố Vấn’, có thể nêu lên một số nhận xét sau: - Một số điều mà sách ‘Tố Vấn’ nói là cấm châm, hiện nay được phép châm. Thí dụ: Huyệt Uỷ Trung (Bq.40), sách xưa nói cấm châm, bây giờ châm hầu như thường xuyên trong các chứng bệnh đau lưng nhưng không thấy hậu quả đáng tiếc xảy ra. - Như vậy, cần phải hiểu thế nào về các trường hợp cấm châm trên. Theo lịch sử của ngành châm cứu ta thấy: từ xa xưa, ông cha chúng ta chỉ dùng kim châm bằng đá, hoặc sau này đã dùng kim khí như đồng, vàng... nhưng về kỹ thuật lúc đó chưa cao nên chưa đạt đến trình độ có thể là m cho
- cây kim có đường kính nhỏ như ngày nay. Chính vì thế, dùng kim với đường kính to như thế, chắc chắn sẽ gây nên nhiều tổn thương cho cơ thể, cụ thể như khi châm vào h. Uỷ Trung, nếu đường kính cây kim to, sẽ có thể làm nát các cơ tại huyệt, gây nên tàn phế nữa là đằng khác. Nhưng hiện nay, đường kính cây kim quá bé, do đó, một số huyệt, nằm giữa các sợi gân, có thể châm vào mà không gây thiệt hại. Tuy nhiên, người xưa khi nêu lên các huyệt cấm châm, cấm cứu là đã trả i qua rất nhiều kinh nghiệm quý báu, chúng ta, những người thừa kế di sản đó, không nên coi thường những kinh nghiệm đó nhưng nên suy nghĩ và linh hoạt để có thể áp dụng một cách có hiệu quả và an toàn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 3)
5 p | 238 | 47
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 2)
5 p | 160 | 28
-
THỦ THUẬT BỔ TẢ TRONG CHÂM (Kỳ 2)
6 p | 148 | 19
-
Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư part 3
14 p | 126 | 15
-
Châm cứu học - Chương 19 TRỊ LIỆU NGHIỆM PHƯƠNG
13 p | 105 | 14
-
Điều Trị Nội Khoa - Bài 3: THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN
10 p | 96 | 12
-
Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (part 3)
13 p | 115 | 12
-
Châm cứu học - Chương 18 Kỳ Huyệt Và Bí Huyệ
13 p | 159 | 9
-
Châm cứu học - Chương 3 PHƯƠNG PHÁP ĐỐT
12 p | 80 | 8
-
Đậu giúp ngăn ngừa ung thư ruột
4 p | 96 | 8
-
Đánh giá kết quả chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bằng thang đo VietPOS tại Trung tâm chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện K năm 2023
6 p | 11 | 3
-
Acid folic giúp giảm nguy cơ chậm nói ở trẻ
4 p | 54 | 3
-
3 sai lầm thường gặp nhất khi ăn canh
3 p | 66 | 3
-
Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp Đai hộp Ngải cứu Việt trong điều trị đau vai gáy thể phong hàn
9 p | 8 | 2
-
Kiến thức, thái độ, thực hành về y học cổ truyền của sinh viên từ năm 1 tới năm 3 năm học 2022 – 2023 tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
9 p | 4 | 2
-
Đánh giá tình trạng đau và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn được điều trị tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
5 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng răng khôn hàm dưới ở sinh viên Học viện Quân y năm thứ 3, năm học 2022-2023
5 p | 3 | 1
-
Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của 3 bệnh viện huyện thuộc thủ đô Viêng Chăn, Lào năm 2018
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn