intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thúc đẩy xuất khẩu hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam trong năm 2024

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thúc đẩy xuất khẩu hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam trong năm 2024" phân tích, đánh giá dưới giác độ định tính những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu năm qua; từ đó có những đóng góp nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong năm tới hướng đến tăng trưởng kinh tế bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thúc đẩy xuất khẩu hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam trong năm 2024

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 15. THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 2024 ThS. Nguyễn Phạm Anh* Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là chủ đề thường xuyên được thảo luận. Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nỗ lực sản xuất trong nước thông qua việc tối đa hóa nguồn tài nguyên và con người, tạo nguồn thu nhập ngoại hối và kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ hợp lý và bền vững sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cũng như giá trị xuất khẩu. Trên thế giới, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế; trong đó có quan điểm cho rằng, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Một số quan điểm khác lại chỉ ra tồn tại tác động một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm các nhân tố thuộc nhóm kinh tế và nhóm phi kinh tế. Trên cơ sở thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2023, bài viết phân tích, đánh giá dưới giác độ định tính những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu năm qua; từ đó có những đóng góp nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong năm tới hướng đến tăng trưởng kinh tế bền vững. Từ khóa: bền vững, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy, xuất nhập khẩu 1. GIỚI THIỆU Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững luôn là chiến lược của hầu các quốc gia đang phát triển. Để đạt được mục tiêu này thì tăng trưởng xuất khẩu được xác định là một trong những then chốt chính giúp cải thiện các yếu tố nguồn lực như: tạo thêm việc làm, bổ sung vốn và tăng năng suất nhân tố tổng hợp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 249
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Với xu hướng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam luôn coi xuất khẩu là một trong những “trụ cột” trong công cuộc cải cách toàn diện và phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Với vai trò đó, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tích ngoạn mục về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, đằng sau kết quả đạt được về thành tích xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu thì vẫn còn nhiều bất cập đáng quan ngại dưới góc nhìn chất lượng, hiệu quả và bền vững..., đã và đang đặt ra những thách thức mới trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ XUẤT KHẨU VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG 2.1. Các lý thuyết về tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế - Lý thuyết trọng cầu (còn gọi là trường phái Keynes): Lý thuyết này cho rằng, tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Theo đó, gia tăng xuất khẩu là một trong những nhân tố có thể thúc đẩy tăng tổng cầu và chắc chắn dẫn đến tăng sản lượng. Trong mô hình này, tổng cầu dịch chuyển theo những thay đổi của xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng khuếch đại đến sản lượng dưới tác động của số nhân. - Lý thuyết cổ điển: Các lý thuyết cổ điển cho rằng, thương mại quốc tế luôn có sự gắn kết tích cực với tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu được coi là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu có thể được coi là một nhân tố sản xuất giá trị thặng dư, là phương tiện để mở rộng thị trường, thúc đẩy phân công lao động và nâng cao năng xuất. Tuy nhiên, lý thuyết cổ điển mới chỉ phân tích tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở trạng thái tĩnh. - Lý thuyết tân cổ điển: Lý thuyết thương mại quốc tế và lý thuyết tăng trưởng kinh tế đã phát triển thành hai nhánh tách biệt trong giai đoạn tân cổ điển. Vì vậy, tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế cũng được phản ánh theo các chiều cạnh khác nhau trong hai nhánh của lý thuyết này. Cụ thể, các lý thuyết thương mại tân cổ điển cho rằng, xuất khẩu sẽ đem lại mức thu nhập và tiêu dùng cao hơn cho một quốc gia nhưng không chứng minh được xuất khẩu có thể làm tăng thu nhập của quốc gia đó trong dài hạn. Trong khi đó, lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cho rằng, xuất khẩu thường được coi là nhân tố ảnh hưởng tới tiến bộ công nghệ, năng suất hoặc liên quan đến hiệu quả kinh tế. - Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: Lý thuyết này cho rằng, xuất khẩu là nhân tố không chỉ có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn và trung hạn mà còn tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn là dựa trên lập luận về sự dư thừa nhân tố và công nghệ không bất biến mà có thể được tích lũy. - Lý thuyết trường phái cấu trúc: Những người theo trường phái cấu trúc hoài nghi về tác động tích cực của xuất khẩu với các quốc gia đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do 250
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa thô và sơ chế bất lợi cả về phía tổng cung và tổng cầu thay vì hàng hóa chế biến. Đây có thể coi là những đại diện của tư tưởng bi quan xuất khẩu. - Lý thuyết về tác động của cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, xuất khẩu các loại hàng hóa khác nhau, mức độ chuyên môn hóa/đa dạng hóa khác nhau sẽ có tác động khác nhau tới tăng trưởng kinh tế. Việc ưu tiên xuất khẩu mặt hàng này hay mặt hàng khác, chuyên môn hóa hay đa dạng hóa còn tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của từng quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể. 2.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế 2.2.1. Nghiên cứu ở các quốc gia khác Các nghiên cứu về tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế trên thế giới có thể kể đến như: nghiên cứu của Shafaqat và David (2012) cho rằng, tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Pakistan. Cũng tại Pakistan, Mehmood (2013) khi thu thập dữ liệu giá trị xuất khẩu của Pakistan sang các quốc gia OECD trong giai đoạn 1975 - 2012 đã cho rằng, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Gần đây, Alaoui (2015) khi nghiên cứu dữ liệu của Maroc trong giai đoạn 1980 - 2013 cũng khẳng định, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này. Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu khác kết luận: chỉ tồn tại tác động cùng chiều của tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu như Ahdi (2013) đã nghiên cứu dữ liệu hàng năm tại Nam Phi trong giai đoạn 1911 - 2011. Với việc sử dụng kiểm định Granger, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại tác động một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu. Trong một nghiên cứu khác, Tahir và Khan (2015) khi sử dụng mô hình VAR để kiểm định mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Sri Lanka đã cho rằng, tồn tại tác động cùng chiều của tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu. Một số nghiên cứu khác lại khẳng định, chỉ tồn tại tác động cùng chiều của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế như Kalaitzi (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong giai đoạn 1980 - 2010. Với việc sử dụng mô hình VAR, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại tác động cùng chiều của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. 2.2.2. Nghiên cứu ở trong nước Thanh Hai Nguyen (2016) đã phân tích tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với dữ liệu được thu thập theo năm trong giai đoạn 1990 - 2015, nghiên cứu cho rằng, tồn tại tác động cùng chiều với độ trễ hai năm của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Trần Hòe (2003) gắn kết xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế đưa ra những điều kiện cần thiết và những giải pháp đảm bảo thành công theo con đường thúc đẩy xuất khẩu. Tác giả đã liên kết sự thay đổi GDP với sự thay đổi 1% xuất khẩu và cho thấy tác động tích cực của xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Phạm Mai Anh (2008) đã so sánh 251
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hai nhân tố được coi là “bùng nổ” với nền kinh tế Việt Nam là đầu tư và xuất khẩu. Lê Quốc Phương (2010) đề cập đến chất lượng của cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, tác giả nhấn mạnh đến việc khai thác lợi thế so sánh sẽ đóng góp đáng kể vào thành tựu xuất khẩu mà Việt Nam đạt được. 3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2023 3.1. Thực trạng về nền kinh tế Việt Nam năm 2023 Năm 2023, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới. Các động lực của nền kinh tế chưa phát huy được hiệu quả như những năm trước, đặc biệt là trong giai đoạn nửa đầu năm. Tuy vậy, xu hướng tích cực hơn trong những tháng cuối năm đã giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 đạt 5,05% và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Trong đó, khu vực nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế với tăng trưởng đạt 3,83%; khu vực thương mại tăng trưởng 6,82% với một số ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định; trong khi khu vực công nghiệp, xây dựng gặp nhiều khó khăn với mức tăng trưởng chỉ đạt 3,74%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012 - 2013 và 2020 - 20221 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%. Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2,64%. GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 - 20232. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%. 1 Tốc độ tăng GDP quý IV các năm 2011 - 2023 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 7,05%; 5,99%; 6,38%; 7,29%; 7,38%; 7,49%; 8,18%; 7,78%; 7,52%; 4,7%; 5,22%; 5,96%; 6,72%. 2 Tốc độ tăng GDP các năm 2011 - 2023 lần lượt là: 6,41%; 5,5%; 5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%; 7,47%; 7,36%; 2,87%; 2,55%; 8,12%; 5,05%. 252
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm % 9 8 8.12 7.47 7.36 7 6.99 6.69 6.94 6 6.41 6.42 5.5 5.55 5 5.05 4 3 2.87 2.55 2 1 0 Tăng trưởng GDP qua các năm Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của Tổng cục Thống kê ngày 29/12/2023 3.2. Thực trạng về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 không đạt được như kỳ vọng. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9% [1]. Tuy nhiên, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%. Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%). Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2023 đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%. Có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%). Xuất nhập khẩu năm 2023 có sự hỗ trợ rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn khi liên tục giữ vị trí nhóm đầu trong kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2023 của Việt Nam mặc dù chưa phục hồi mạnh, nhưng mức suy giảm đã được thu hẹp đáng kể sẽ là tiền đề hướng đến sự khởi sắc trong năm 2024. 253
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các tháng trong năm 2023 Đơn vị: tỷ USD Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng kim ngạch xuất 45,56 49,26 57,96 52,97 54,03 55,73 57,84 62,07 59,68 62,48 60,70 63,54 nhập khẩu Xuất khẩu 23,61 26,02 29,67 27,68 28,06 29,46 30,74 32,74 30,08 32,62 31,12 32,91 Nhập khẩu 22,95 23,24 28,29 25,11 25,97 26,27 27,10 29,33 29,06 29,86 29,58 30,63 Tốc độ tăng/giảm -22,8 -0,1 -13,7 -19,4 -15,2 -14,5 -7,1 -6,1 2,8 6,3 6,3 12,7 so với cùng kỳ năm trước Nguồn: Tổng cục Thống kê Tác động của suy giảm kinh tế thế giới đã lấn át những lợi thế thương mại mà Việt Nam có được sau hàng loạt các hiệp định thương mại tự do trong những năm gần đây. Sau nhiều năm, lần đầu tiên thương mại hàng hóa của Việt Nam đã liên tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng âm. Mặc dù đã hồi phục nhẹ từ quý II, nhưng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lũy kế đến hết tháng 8/2023 vẫn giảm ở mức hai con số, lần lượt khoảng 10% và 16,2%. Điều tích cực là Việt Nam đã đạt được thặng dư thương mại hàng hóa khá lớn, lên tới gần 20,2 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.  Những mặt hàng xuất khẩu đạt thành tích ấn tượng trong 8 tháng đầu năm nay chủ yếu thuộc lĩnh vực nông sản như: rau quả (+59,3%), gạo (+27,3%), điều (+8,9%) hay cà phê (+3,3%). Bên cạnh đó, xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng (+15,3%) hay giấy (+7,7%) cũng đạt tốc độ tăng khá. Như vậy, có thể thấy, khu vực nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng, giảm sốc, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thời tiết bất lợi trên thế giới. Tuy nhiên, những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại giá trị xuất khẩu cao và sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực chế biến - chế tạo như: điện thoại và linh kiện, dệt may, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hay thủy sản vẫn đang chứng kiến tốc độ suy giảm mạnh từ 15 - 25% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm tiếp tục là Hoa Kỳ với tổng kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD (giảm 20%) với mức xuất siêu 53 tỷ USD (gấp 2,6 lần xuất siêu của cả nước). Xuất siêu sang EU đứng thứ hai với 19,6 tỷ USD (giảm 9,7%), tương đương với xuất siêu của cả nước. Triển vọng kinh tế kém sáng sủa từ hai thị trường này cho thấy xuất khẩu của Việt Nam khó có thể trở lại mức cao như năm trước trong thời gian ngắn. Mặt khác, rủi ro xuất khẩu của Việt Nam còn đến từ sự cạnh tranh lớn hơn từ các đối thủ trong bối cảnh thương mại quốc tế bị thu hẹp, sự chậm chạp trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, hay tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực sản xuất chế biến - chế tạo. 254
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 2. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu năm 2023 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa (tỷ USD) 96.8 100 61.7 52.6 44.1 41 32.7 50 23.5 21.823.5 11.6 13.8 15 0 Trung Quốc Hoa Kỳ Hàn Quốc ASEAN EU Nhật Bản Nhập Khẩu Xuất Khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê 3.3. Hạn chế và thách thức về xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2024 3.3.1. Hạn chế và thách thức từ bên ngoài Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm nay. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức khoảng 2,5% do chính sách tiền tệ vẫn còn hạn chế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Châu Âu gần như hoặc đã rơi vào suy thoái do siết chính sách tiền tệ và giá năng lượng tăng. Lạm phát dần giảm xuống và các nước sẽ tập trung vào việc tính toán lại chính sách tiền tệ vào giữa năm 2024 theo hướng nới lỏng chút ít. Nhờ đó, trong nửa cuối năm 2024, các thị trường lớn bao gồm Mỹ và châu Âu sẽ có sự tăng trưởng nhu cầu. GDP toàn cầu có thể tăng 2,3% trong năm 2024, thấp hơn mức ước chừng 2,6% của năm 2023. Đối với khu vục châu Á - Thái Bình Dương (APAC), xuất khẩu hàng hóa sẽ bắt đầu hồi phục trong 6 tháng cuối năm 2024. Sự trì trệ trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế nước này và tăng trưởng có thể sẽ dưới 5% vào năm 2024. Tuy nhiên, với sự tăng đáng kể từ nhu cầu về các sản phẩm công nghệ, nhu cầu nội địa tại APAC sẽ được kích thích trong nửa sau của năm 2025 khi lạm phát hạ nhiệt. Rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn còn khá cao. Theo giới chuyên gia, 30% việc đi lại của các tàu container toàn cầu đi qua khu vực này và bất kỳ mối đe dọa đáng kể nào tới sự an toàn này đều có thể gây ra những hậu quả dây chuyền. 7 trong số 10 công ty vận chuyển lớn nhất thế giới đã dừng việc sử dụng Kênh đào Suez và Biển Đỏ. Một loạt hãng tàu thông báo tăng giá cước vận chuyển đi Mỹ, EU và các nước. Nguyên nhân là do căng thẳng tại Biển Đỏ ảnh hưởng đến an toàn và đường vận tải của nhiều hãng tàu nên họ buộc phải thay đổi hành trình, dẫn đến thời gian vận chuyển dài hơn, chi phí tăng lên. 3.3.2. Hạn chế và thách thức từ bên trong Với đặc điểm độ mở nền kinh tế lớn, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào một số thị trường trọng điểm truyền thống và khu vực doanh nghiệp nước ngoài, hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc 255
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA đầu vào nhập khẩu đang đẩy xuất khẩu của Việt Nam đứng trước nhiều rủi ro thị trường xuất khẩu và đầu vào cho sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục gặp khó trên thị trường nước ngoài. Ngoài những rào cản về thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… của các FTA thế hệ mới Việt Nam ký kết thì những quy định mới về tiêu chuẩn sinh thái của Liên minh châu Âu (EU) tiến tới chấm dứt mô hình kinh doanh công nghệ và thời trang với các sản phẩm có “vòng đời ngắn” ở châu Âu và xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ đang mở rộng sẽ là thách thức lớn đối với những ngành hàng nông nghiệp, thời trang và thậm chí là điện tử từ Việt Nam sang thị trường EU. Quy định mới của Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu hàng công nghệ, hàng thời trang vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Đối với ngành hàng dệt may, để đạt được tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường. Khi hàng dệt may không còn sử dụng được, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế, hạn chế tối đa việc đốt và chôn lấp các sản phẩm. Tất cả những thông tin trên phải được nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số cho từng sản phẩm. Nhưng với những hạn chế trong công nghệ, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường hệ sinh thái… khiến doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang khó tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thì việc quy định thêm những tiêu chuẩn sinh thái mới của EC sẽ là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn. Các nguồn tài trợ quốc tế cho các hoạt động kinh tế có phát thải cao sẽ giảm mạnh, các thị trường sẽ ngày càng yêu cầu cao hơn về sản xuất và sản phẩm có trách nhiệm với môi trường. Trong khi đó, nhiều ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo như năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (Nguyễn Đăng Anh Thi, n.d.) và phát thải lớn (như: sản xuất điện năng từ than, sản xuất công nghiệp chế biến, phương thức canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu…) nên cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có mức độ thâm dụng tài nguyên cao và để lại các ảnh hưởng tới môi trường nước, không khí, đất, rừng. Do đó, nếu không nhanh chóng chuyển dịch công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng khó đứng vững trên nhiều thị trường tiên tiến. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 cũng đặt xuất khẩu Việt Nam vào thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường các nước thành viên, đặc biệt là với thị trường xuất khẩu mà trước đây Trung Quốc chưa có hiệp định thương mại như thị trường Nhật Bản, trong khi Nhật Bản là thị trường truyền thống lớn thứ ba của Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi RCEP có hiệu lực, hàng hóa Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi thuế quan ở Nhật Bản, nên hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn. Đồng thời, quy định hài hòa hóa quy tắc xuất xứ và nguồn cung đầu vào giá rẻ ngay tại nội khối sẽ kích thích doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguyên liệu đầu 256
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI vào thay cho việc sản xuất trong nước. Điều này làm gia tăng mức độ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam và là rào cản lớn cho phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. 4. KHUYẾN NGHỊ HƯỚNG TỚI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG NĂM 2024 4.1. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 Theo Điều 1 Quyết định số 493/QĐ-TTg ban hành ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể của Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau: - Xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý: + Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm. + Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5 - 6%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 - 8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm. + Cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 - 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 - 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt. - Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường cân đối, hài hòa: + Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến - chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030. + Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16 - 17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18 - 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33 - 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 - 50% vào năm 2025 và 46 - 47% vào năm 2030. + Tăng tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Âu lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10 - 11% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10 - 11% vào năm 2030; giảm tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Á xuống khoảng 78% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc quá mức vào một thị trường. Các thị trường lớn mà Việt Nam hướng đến sẽ là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác các thị trường tiềm năng như: Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, khu vực Mỹ La tinh… 257
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4.2. Một số khuyến nghị hướng tới thúc đẩy xuất khẩu - Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu kết hợp đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo hướng một thị trường có nhiều sản phẩm xuất khẩu và một sản phẩm có nhiều thị trường tiêu thụ để giảm mức độ phụ thuộc vào những thị trường truyền thống, san sẻ rủi ro khi có một hay một số thị trường lớn thay đổi về nhu cầu. - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, nông hộ và doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp vận tải) để giúp doanh nghiệp tìm đối tác, xúc tiến thương mại qua các nền tảng số, tham gia các sàn thương mại điện tử quốc tế để tăng thêm các kênh tiêu thụ sản phẩm, đánh giá biến động nhu cầu và thời điểm để có những kế hoạch kinh doanh phù hợp; đồng thời giúp khách hàng nước ngoài có thể truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn, chứng nhận có đảm bảo, dịch chuyển lưu thông hàng hóa… Phát triển đồng bộ hạ tầng mạng Internet và trang thiết bị, phần mềm phù hợp với từng khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Điều này cần các chính sách hỗ trợ về hạ tầng công nghệ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin để tăng năng lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác. Giảm thuế đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ trong khoảng thời gian chuyển đổi. Rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật về các giao dịch kinh tế số và tập huấn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa về phần mềm công nghệ trong quản lý kinh doanh, xúc tiến thương mại số… - Việt Nam nên đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất các sản phẩm xanh đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế để không lỡ nhịp phát triển xuất khẩu trong xu hướng “xanh hóa” hiện nay. Xanh hóa sản phẩm xuất khẩu bao gồm: (1) Thực hiện chuyển đổi phương thức, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng nguyên liệu hữu cơ, nguyên liệu có khả năng thu hồi và tái sử dụng và tái chế ở những ngành hàng truyền thống hiện nay như: dệt may, thời trang, nông sản, thủy sản, sản phẩm công nghệ, điện tử, hóa chất, sắt thép… để những ngành hàng truyền thống này tiếp tục tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới hướng carbon thấp trong tương lai. (2) Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, sản xuất cung ứng các hàng hóa, dịch vụ môi trường mới và năng lượng tái tạo cho thị trường thế giới trước nhu cầu sản xuất, tiêu dùng bền vững ngày càng tăng, lan rộng sang các nước đang phát triển. Đồng thời, cần đồng bộ các quy định pháp luật về môi trường và xây dựng, ban hành các luật mới phù hợp với các cam kết về môi trường trong các hiệp định Việt Nam đã ký kết và cam kết tại COP26. Những quy định kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường sẽ giúp cơ cấu lại FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Trong ngắn hạn, FDI vào Việt Nam có thể chững lại nhưng trong trung và dài hạn, Việt Nam có cơ hội thu hút dòng FDI thế hệ mới từ các nước phát triển vì đáp ứng tiêu chí môi trường của các tập đoàn lớn sản xuất xuất khẩu về nước họ. 258
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI - Tích cực huy động nguồn lực quốc tế cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả sản xuất để xuất khẩu. Ví dụ, Việt Nam có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ các quỹ Khí hậu xanh, Hội đồng Chuyển dịch Năng lượng, Sáng kiến Xanh - Sạch thuộc COP26 trong các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực thích ứng và năng lượng tái tạo. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng rà soát chiến lược, kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia để điều chỉnh phù hợp với mục tiêu mà Việt Nam đã cam kết, tận dụng sự hỗ trợ của quốc tế dành cho các dự án phát triển năng lượng sạch, tái tạo (tăng các dự án điện gió gần bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời mái nhà, điện khí hydro, bỏ hoàn toàn các dự án điện than mới ra khỏi quy hoạch kể từ 2022). Điều này sẽ góp phần tăng năng lực cung cấp điện và giảm “dấu chân carbon” ngay từ quá trình sản xuất điện năng phục vụ sản xuất sản phẩm xuất khẩu. - Song hành với các biện pháp trên, cần tiếp tục triển khai các chính sách giải phóng và phát triển kinh tế tư nhân trong nước ở các lĩnh vực xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ để tăng dần tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu từ các doanh nghiệp trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng của người Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu, giảm dần sự phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thanh Hai Nguyen, “Impact of Export on Economic Growth in Vietnam: Empirical Research and Recommendations”, International Business and Managerment, Vol 13, 2016, pp. 45 - 52. 2. World Bank (2022), Không còn thời gian để lãng phí: Những thách thức và cơ hội với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam. Truy cập tại: http://www.worldbank.org 3. Website của Bộ Công Thương: https://moit.gov.vn 4. Website của Tổng cục Thống kê: http://gso.gov.vn 259
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2