intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu về HUYẾT ÁP CAO

Chia sẻ: Abcdef_40 Abcdef_40 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A. Đại cương Huyết áp cao là tình trạng huyết áp động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Đây là một bệnh mạn tính thường gặp ở những người 40 tuổi trở lên. Huyết áp bình thường ở vào khoảng 110/70 - 120/80 mm Hg và huyết áp trên 160/90 mm Hg mới được coi là cao. Huyết áp cao thuộc phạm vi các loại bệnh: Huyễn Vựng, Can Phong, Can Dương, Can Nghịch Thượng Xung... của YHCT. B. Nguyên nhân Chủ yếu do mất quân bình âm dương của Can, Thận. Can âm hư thì Can dương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu về HUYẾT ÁP CAO

  1. HUYẾT ÁP CAO (Cao (Tăng) Huyết Áp - Hypertension - High Blood Pressure) A. Đại cương Huyết áp cao là tình trạng huyết áp động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Đây là một bệnh mạn tính thường gặp ở những người 40 tuổi trở lên. Huyết áp bình thường ở vào khoảng 110/70 - 120/80 mm Hg và huyết áp trên 160/90 mm Hg mới được coi là cao. Huyết áp cao thuộc phạm vi các loại bệnh: Huyễn Vựng, Can Phong, Can Dương, Can Nghịch Thượng Xung... của YHCT. B. Nguyên nhân Chủ yếu do mất quân bình âm dương của Can, Thận. Can âm hư thì Can dương vượng, Can dương càng vượng làm cho Can âm càng hao. Thận âm hư ảnh hưởng đến Thận dương làm cho âm dương càng hư. Ngoài ra, các yếu tố như tình chí thất thường, đờm thấp, đờm hoả, nội phong, huyết ứ... cũng góp phần ảnh hưởng đến huyết áp. C. Triệu chứng
  2. Trên lâm sàng, có thể gặp các loại sau: 1- Can Dương Vượng: Đầu đau, bứt rứt, dễ cáu giận, mặt đỏ, mắt đỏ, cổ gáy có khi thấy Cảm giác cứng, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền cứng có lực hoặc Huyền Hoạt. 2- Âm Hư Dương Vượng: Chóng mặt, tai ù, vùng tim nặng, mất ngủ, hay mơ, chân tay tê, chất lưỡi hồng, mạch Huyền, Tế hoặc Sác. 3- Đờm Thấp Ủng Thịnh: Chóng mặt, ngực nặng, tức, muốn nôn, nôn, tay chân tê, cử động không nhanh như bình thường, rêu lưỡi dầy, mạch Huyền Hoạt. 4- Can Phong Nội Động: Đầu đau dữ dội, chóng mặt, nnôn khó, nặng thì co quắp, xuất huyết não. 5- Âm Dương Đều Hư: Chóng mặt, thở gấp, tai ù, mệt mỏi, gối mỏi, chân đau, tay chân tê, sắc mặt nhạt, tiểu gắt, tiểu đêm, di tinh, liệt dương, hay mê, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Bình Can, tiềm dương. Huyệt chính: Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).
  3. Châm huyệt Khúc Trì có thể xuyên đến huyệt Thiếu Hải, kích thích vừa hoặc mạnh, lưu kim 10 - 15 phút. . Can dương vượng: Thêm Dương Lăng Tuyền (Đ.34) Ế Phong (Ttu.17) + + Hành Gian (C.2) + Thái Dương, . . Đờm thấp ủng thịnh: Thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40). . Thận hư âm suy : Thêm An Miên 2 + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7). . Dương hư: Thêm cứu Khí Hải (Nh.4) + Quan Nguyên (Nh.4). Ý Nghĩa: Phong Trì để tiềm dương; Khúc Trì + Túc Tam Lý để tiết dương tà; Thái Xung bình Can tức phong; Thái Dương + Ế Phong hỗ trợ Phong Trì để tiềm dương; Hành Gian, Dương Lăng Tuyền thanh hoả của Can và Đởm; Nội Quan + Phong Long để hóa đờm, hòa trung, Âm Lăng Tuyền để vận Tỳ giáng trọc; Thái Khê + Tam Âm Giao để điều bổ tam âm; Thần Môn + An Miên 2 để an thần; Khí Hải để bổ khí; Quan Nguyên bổ gốc của nguyên khí làm mạnh mệnh môn. 2- Khúc Trì (Đtr.11) [châm] + Mục Song (Đ.16) + Não Không (Đ.19), đều cứu một tráng (Biển Thước Tâm Thư).
  4. 3- Bá Hội (Đc.20) + Não Không (Đ.19) + Thiên Trụ (Bq.10) (Tư Sinh Kinh). 4- Dương Cốc (Ttr.5) + Lâm Khấp (Đ.15) + Thân Mạch (Bq.62) + Uyển Cốt (Ttr.4) (Thần Ứng Kinh). 5- * Dương khí Hư: Bá Hội (Đc.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) [đều cứu] + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) [đều bổ]. * Phong Dương bốc lên: Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Phong Trì (Đ.20) (đều tả) + Dũng Tuyền (Th.1) [ôn cứu] + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (đều bổ). * Đờm Thấp Ngăn Trở Trung Tiêu: Chương Môn (C.13) + Thái Dương + Tỳ Du (Bq.20) (đều bổ) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nội Quan (Tb.6) (đều tả) * Đờm Hoả Đưa Lên: Chi Chánh (Ttr.7) + Phi Dương (Bq.58) + Phong Long (Vi.40) + Thần Đình (Đc.24) + Trung Quản (Nh.12) + Vị Du (Bq.21)[đều tả] (Châm Cứu Trị Liệu Học). 6- Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên). 7- Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Thái Khê (Th.3) + Thận Du (Bq.23) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  5. 8- Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Trì (Đ.20) + Thận Du (Bq.23) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học). 9- Ấn Đường + Huyết Áp Điểm + Khúc Trì (Đtr.11) + Lạc Linh Ngũ + Nhân Nghênh (Vi.9) + Thái Xung (C.3) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học HongKong). 10- * Can Dương Vượng: Bình can tiềm dương. * Âm Hư Dương Vượng: Dưỡng âm tiềm dương. * Âm Dương Đều Hư: Dưỡng âm trợ dương. Châm Ấn Đường + Bá Hội (Đc.20) + Đầu Duy (Vi.8) + Suất Cốc (Đ.8) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương. Phối hợp với Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + + Phong Long (Vi.40) Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7)+ Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36). - Ý Nghĩa: Phong Trì + Suất Cốc + Đầu Duy + Bá Hội để tả hoả ; Ấn Đường + Thái Dương (chích nặn máu) để tiết dương tà; Hành Gian bình can; Can Du để thư Can; Túc Tam Lý để kiện Vị, bổ trung, trợ dương, trừ thấp (phối Phong Long; Khí
  6. Hải để bồi dưỡng nguyên khí; Thần Môn + Tam Âm Giao để an thần (Châm Cứu Học Việt Nam). 11- Bá Hội (Đc.20) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Trung Y Tạp Chí 1956). 12- Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Nghênh (Vi.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) (châm Khúc Trì khoảng 30 phút sau, huyết áp hạ xuống) (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp). 13- Châm Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) (Thiên Tân Trung Y Tạp Chí số 20/1985). 14- Châm Thập Nhị Nguyên Huyệt (12 huyệt Nguyên của 12 đường kinh), cụ thể: a - Can Dương Thượng Can (Can Hoả Vượng): Bình Can tả Hoả : Khâu Khư (Đ.40) + châm Thái Xung (C.3) + thêm Hành Gian (C.2) + Phong Trì (Đ.20) . b - Âm Hư Dương Vượng: Tư âm dưỡng Can, châm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3) + hợp với Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Lâm Khấp (Đ.41). c - Âm Dương Đều Hư: Bổ Can Thận, Tiềm Dương: Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7) hợp với Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).
  7. d - Đờm Thấp Ủng Trệ: Kiện Tỳ, ích khí: Châm: Kinh Cốt (Bq.64) + Thái Bạch (Ty.3) hợp với Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Phong Long (Vi.40) (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 44/1986). 15- Nhóm 1 - Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) . Nhóm 2: Khúc Trì (Đtr.11) . Hai nhóm trên luân phiên sử dụng: Mỗi ngày châm 1 lần. Lưu kim 5 - 10 phút (Quảng Tây Trung Y Dược số 26/1986). 16- * Can Hoả bốc lên: Bình Can tả hoả, châm tả Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) . * Đờm Hoả uất bên trong: Khư thấp, hóa đờm, hoặc bình Can giáng nghịch: châm tả Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Long (Vi.40) (Thượng Hải Châm Cứu Tạp chí số 4/1986).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1