intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU QUAI BỊ (Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Tuyến Mang

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

154
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU QUAI BỊ (Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Tuyến Mang Tai Viêm, Trá Tai, Hà Mô Ôn - Oreillons - Mumps) A. Đại cương Quai bị là một bệnh lây cấp tính (do virút) thường gặp ở trẻ nhỏ 5-15 tuổi, người lớn ít bị. Bệnh thường phát vào mùa Đông Xuân. B. Triệu chứng a. Thể nhẹ: Sưng đau một bên hoặc 2 bên mang tai, vùng má dưới tai đau và sưng dần lên. Không sốt hoặc sốt nhẹ. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù. Nếu không có biến chứng thì sau vài ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU QUAI BỊ (Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Tuyến Mang

  1. THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU QUAI BỊ (Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Tuyến Mang Tai Viêm, Trá Tai, Hà Mô Ôn - Oreillons - Mumps)
  2. A. Đại cương Quai bị là một bệnh lây cấp tính (do virút) thường gặp ở trẻ nhỏ 5-15 tuổi, người lớn ít bị. Bệnh thường phát vào mùa Đông Xuân. B. Triệu chứng a. Thể nhẹ: Sưng đau một bên hoặc 2 bên mang tai, vùng má dưới tai đau và sưng dần lên. Không sốt hoặc sốt nhẹ. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù. Nếu không có biến chứng thì sau vài ngày (4-5 ngày) bệnh sẽ khỏi . b. Thể nặng: Má sưng to, cứng, ấn đau, khó há miệng nuốt khó, sốt, đầu đau, khát nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác hoặc Hoạt Sác. Ở thể này có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm teo dịch hoàn, buồng trứng. C. Nguyên nhân Do Cảm nhiễm khí ôn độc hoặc do phong nhiệt xâm phạm kinh Thiếu Dương và Dương Minh, kèm theo đờm hoả tích nhiệt u?ng trệ ở kinh lạc của Thiếu Dương (nhất là tuyến nước miếng - tuyến mang tai) gây ra. Nếu nhiệt độc từ Thiếu Dương truyền sang Quyết Âm thì có thể gây ra chứng kinh quyết và dịch hoàn sưng.
  3. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ phong, thanh nhiệt, sơ thông kinh lạc. Dùng Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) làm chính. Thêm Khúc Trì (Đtr.11) nếu có sốt. - Sưng đau nhiều thêm Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) [đều châm ra máu]. - Dịch hoàn sưng thêm Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hành Gian (C.2). Ý nghĩa: Ế Phong và Giáp Xa để sơ thông khí huyết bị tắc nghẽn ở cục bộ; thêm Hợp Cốc (Nguyên huyệt của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường) để trị má sưng đau (theo đường vận hành của kinh Đ. Trường); Khúc Trì để thanh nhiệt ở Dương Minh, Thiếu Thương + Thương Dương để thanh tiết tà nhiệt; Huyết Hải để thanh nhiệt ở phần huyết; Khúc Tuyền + Hành Gian để sơ tiết kinh khí của Quyết âm (trị dịch hoàn sưng); Tam Âm Giao hỗ trợ với Huyết Hải để thanh huyết. 2- Hợp Cốc (Đtr.4) (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Thừa Tương (Nh.24) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Kim Tân + Ngọc dịch (Châm Cứu Đại Thành).
  4. 3- Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 4- Phong Trì (Đ.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Dịch Môn (Ttu.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Khúc Trì (Đtr.11) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học). 5- Phong Trì (Đ.20) + Đại Trữ (Bq.11) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Dịch Môn (Ttu.2) (Trung Quốc Châm Cứu Học). 6- Thanh nhiệt, Giải độc, tiêu viêm, dùng Ế Phong (Ttu.17) + Quan Xung (Tb.9) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) . Ý nghĩa: Bệnh này thuộc thủ Thiếu Dương kinh vì vậy pHải thanh nhiệt ở Thiếu Dương làm chính. Ế Phong là hội huyệt của Thủ Túc Thiếu Dương để thông khí trệ ở cục bộ. Thủ Túc Dương minh kinh vận hành lên mặt (hàm) vì vậy + dùng Hợp Cốc + Giáp Xa để sơ Giải tà nhiệt + Giải độc. Ngoại Quan + Quan Xung để tuyên thông khí của Tam Tiêu, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). 7- Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Đtr.4) + Đại Nghênh (Vi.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Đầu Duy (Vi.8)
  5. + Hạ Quan (Vi.7) + Hoàn Cốt (Đ.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Khúc Viên (Ttr.13) (Tân Châm Cứu Học). 8- Cứu Nhĩ Tiêm bên đau cho đến khi da đỏ lên là được (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). 9- Thanh nhiệt, Giải độc (thể nhẹ), thêm tiêu viêm (thể nặng) dùng Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Chi Câu (Ttu.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) [thể nhẹ]. Phối hợp thêm Hành Gian (C.2) + Trung Đô (C.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) nếu có viêm dịch hoàn hoặc buồng trứng (thể nặng). Ý nghĩa: Ế Phong + Giáp Xa sơ thông khí huyết tại chỗ; Chi Câu + Hợp Cốc tiêu sưng và thanh nhiệt ở kinh Thiếu Dương và Dương Minh; Hành Gian, Trung Đô để sơ tiết khí của kinh Quyết Âm; Tam Âm Giao để thanh huyết nhiệt (Châm Cứu Học Việt Nam). - Các phương pháp trị khác. + Cứu Bấc đèn: (Đăng Hoả Cứu Pháp) Huyệt Quang Thái + Giác Tôn (Ttu.20). (Dùng 2 cọng Tâm bấc (Đăng tâm tha?o), nhúng vào dầu thực vật, đốt lên. Nhắm đúng huyệt Quang Thái hoặc Giác Tôn, châm nhanh vào da (nghe
  6. thấy bộp là được) rút ra ngay. Làm một lần thì hết sưng. Nếu chưa khỏi hẳn, hôm sau làm lại một lần nữa (Châm Cứu Học Thượng Hải). - Cứu bấc đèn huyệt Giác Tôn bên đau (hoặc cảhai bên, nếu cảhai bên đau). Chỉ đốt bên đau, nếu 3 ngày sau không đỡ mới làm lại lần thứ 2. Tỉ lệ khỏi 94, 71% trên tổng số 272 người bệnh (Tạp Chí Đông Y số 142/1976).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2