intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC PHẨM DINH DƯỠNG CƠ BẢN

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Protein hoàn toàn: Là loại protein có giá trị sinh học rất cao, phần lớn là các protein động vật. Nếu xếp theo thứ tự thì: Sữa, trứng, thịt, cá ... 2. Protein bán hoàn toàn: Là loại protein có giá trị trung bình . Phần lớn là protein trong các hạt cốc. Nếu nuôi dưỡng cơ thể trong thời kỳ sinh trưởng bằng loại protein này thì cơ thể rất chậm lớn, hoặc không tăng giảm trọng lượng. Nói cách khác protein này đủ để duy trì cơ thể....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC PHẨM DINH DƯỠNG CƠ BẢN

  1. THỰC PHẨM DINH DƯỠNG CƠ BẢN PGS.TS. Dương Thanh Liêm Bộ môn: Dinh dưỡng Khoa: Chăn nuôi Thú Y Trường Đại học Nông Lâm
  2. Các chất dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn và thực phẩm thông thường
  3. Các chất dinh dưỡng sinh năng lượng trong thực phẩm 1. Protein 2. Lipid 3. Glucide Các chất dinh dưỡng không sinh sinh năng lượng trong thực phẩm 1. Chất khoáng 2. Vitamin 3. Phụ gia thực phẩm
  4. Khái niệm về protein Protein thô có nghĩa là tất cả mọi chất ch ứa N được xác định chung rồi qui đổi ra protein theo h ệ số 6,25. Bởi vì hàm lượng N có trong protein của chất albumin là 16 % . Các loại protein trong thức ăn Hàm lượng N % Hệ số nhân qui ra thường dùng trong protein protein Protein gạo tẻ 16 , 80 5 , 95 Protein lúa mì 17 , 17 4 , 83 Protein đậu phọng 18 , 28 5 , 47 Protein hạt mè (vừng) 18 , 86 5 , 30 Protein đậu nành 17 , 51 5 , 71 Gelatin * 17 , 60 5 , 68 Protein trứng và thịt các loại* 16 , 00 6 , 25 Protein sữa và cazein sữa* 15 , 67 6 , 38
  5. Phân loai protein theo giá trị sinh học ̣ 1. Protein hoàn toàn: Là loại protein có giá trị sinh học r ất cao, ph ần lớn là các protein động vật. Nếu xếp theo thứ tự thì: Sữa, trứng, thịt, cá ... 2. Protein bán hoàn toàn: Là loại protein có giá trị trung bình . Phần lớn là protein trong các hạt cốc. Nếu nuôi dưỡng cơ thể trong thời kỳ sinh trưởng bằng loại protein này thì cơ thể rất chậm lớn, hoặc không tăng giảm trọng lượng. Nói cách khác protein này đủ để duy trì cơ thể. 3. Protein không hoàn toàn: Thiếu một hay vài loại acid amin thi ết yếu, nên nó không đủ sức để duy trì cơ thể. Nếu sử dụng loại protein này thường xuyên sẽ giảm trọng. 4. Protein lý tưởng ( ideal protein): Đây là một khá ni ệm m ới về m ột loại protein có giá trị sinh học hoàn chỉnh. Người ta quan ni ệm rằng loại protein này đáp ứng tối đa nhất, phù hợp nhất so với nhu cầu của cơ thể. Protein này không những có tỷ lệ tiêu hóa cao mà còn có chứa các acid amin thiết yếu với tỷ lệ thích h ợp nhất so với nhu cầu. Khái niệm này được hiểu như như là một protein tích lũy trong cơ thể. Nói một cách cụ thể là Protein của cơ thể, protein của sữa, protein của trứng là protein lý t ưởng.
  6. Vai trò dinh dưỡng của Protein 1.Protein tham gia cấu trúc nên tế bào, đơn vị quan trọng của cơ th ể. 2.Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học , chất điều khiển sinh học như : enzyme, hormon, hệ thống thần kinh. 3.Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển các chất trong máu, trong dịch gian bào và dịch nội bào. 4.Cấu tạo nên các chất kháng thể trong máu chủ yếu là các γ -globulin. 5.Cấu tạo nên chất thông tin di truyền, chủ yếu là các nucleoprotein, các DNA, RNA. 6.Cấu tạo nên hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi giống. 7.Protein chuyển hoá, phân giải nó cũng là chất cung cấp năng lượng tương đương với năng lượng của tinh bột. 8.Protein cũng chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ khác cung cấp cho cơ thể. 9.Protein kích thích tính ngon miệng, gây ra sự thèm ăn vì th ế nó gi ữ vai trò chính để tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau.
  7. Các acid amin thiết yếu theo loài Acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được hoặc nếu có tổng hợp được thì rất ít không đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng phát triển, người ta gọi đó là những acid amin thiết yếu.
  8. Phương pháp nâng cao giá trị sinh học protein √ Làm cho sự tiêu hóa protein tốt hơn. √ Làm cho sự tích lũy protein tốt hơn. Phương pháp: 1.Phối hợp nhiều loại với nhau để bổ sung các acid amin thiếu cho nhau. 2.Đối với đậu nành nên nấu hoặc rang chín để nâng cao khả năng tiêu hóa hấp thu các acid amin. 3.Bổ sung thêm các acid amin có giới hạn vào thức ăn để cải thiện chất lượng protein. Hai acid amin thường thiếu trong thức ăn thực vật, đó là lysin và methionin, sau đó là tryptophan và threonin.
  9. Khái niệm và phân lọai lipid Phân chia acid béo theo cấu trúc mạch carbon trong phân tử bao gồm: - Mạch carbon ngắn ( C4 đến C22) và mạch carbon dài ( C23 trở lên). - Mạch carbon chẵn và mạch carbon lẽ. - Mạch carbon thẳng và nhánh. Trong tự nhiên ít khi thấy mạch nhánh, nó chỉ xuất hiện trong trường hợp tổng hợp nhân tạo acid béo. Phân chia acid béo dựa trên giá trị sinh học bao gồm: - Acid béo không thiết yếu: Là những acid tổng hợp được trong cơ thể. - Acid béo thiết yếu: Là những acid rất cần thiết nhưng không tổng hợp được trong
  10. Các acid béo bão hòa trong TP Điểm nóng Tên acid béo Công thức chảy oC 1. Acid béo bão hòa: Butyric (butanoic) C3H7.COOH - 7.9 Caproic (hexanoic) C5H11.COOH -3.2 Caprylic (octanoic) C7H15.COOH 16.3 Capric (decanoic) 31.2 C9H19.COOH Lauric (dodecanoic) 43.9 Myristic (tetradecanoic) C11H23.COOH 54.1 Palmitic (hexandecanoic) C13H27.COOH 62.7 Stearic (octadecanoic) C15H31.COOH 69.6 Arachidic (eiocosanoic) C17H35.COOH 76.3 C19H39.COOH
  11. Acid béo chưa bão hòa Điểm nóng chảy Tên acid béo Công thức o C 2. Acid béo chưa bão hòa: Palmitoleic (9-hexadecenoic) C15H29.COOH 0 (16:1∆9 hoặc n-7-16:1) Oleic (octadecenoic) C17H33.COOH 13 (18:1∆9 hoặc n-9-18:1) Linoleic (octadecadienoic) C17H31.COOH -5 (18:2∆9,12 hoặc n-6,9-18:2) Linolenic (octadecatrienoic) -14.5 C17H29.COOH (18:3∆9,12,15 hoặc n-3,6,9-18:3) Arachidonic (eicosatetraenoic) -49.5 (20:4∆5,8,11,14 hoặc n-6,9,12,15-20:4) C19H31.COOH Omega-3, DHA (Docosahexaenoic) ? (22:∆4,7,10,13,16,19 hoặc n-3,6,9,12,15,18) C22H31.COOH
  12. Các phosphatid x : là gốc liên kết có thể như sau: — H : Gọi là phosphatid H2C O CO R1 — CH2 - CH2 - N(CH)3 : Lecitin, Phosphatidil-cholin — CH2 - CH2 - NH2 : Kefalin, H2C O CO R2 Phosphatidil-etanol- cholamin Lipofil R — N+ Hydrofil H2C O P X Phosphatid là chất có hoạt tính bề mặt nổi tiếng, vì vậy nó trở thành chất quan trọng trong cấu trúc OH màng tế bào có đặc tính như là một hợp chất vận chuyển lưỡng cực.
  13. Vai trò dinh dưỡng của lipid 1.Chất béo đó là cung cấp nguồn năng lượng cao cho cơ thể, 1 gram chất béo cho 9 Kcal, gấp 2,25 lần năng lượng của 1 gram tinh bột. 2.Chất béo cũng là chất dung môi để hòa tan các vitamin tan trong béo giúp cho cơ thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu béo thì sự h ấp thu caroten, vitamin A,D,E,K..giảm. 3.Chất béo còn cung cấp một số acid béo thiết yếu, cần thiết cho cơ thể con người, ví dụ như: Acid linoleic, linolenic và acid arachidonic. Não bộ có nhu cầu acid béo ω-3 (DHA) để cấu trúc màng tế bào thần kinh, vì vậy người ta còn gọi DHA là acid béo bổ não, nh ất là trẻ em ở lứa tuổi não bộ đang phát triển. 4.Chất béo cũng làm tăng khẩu vị và tính ngon miệng của th ức ăn lên. 5.Từ chất béo cơ thể có thể chuyển hóa thành các chất khác và cùng tham gia trao đổi chất. Giữa các chất đó quan trọng nhất là phosphatid, nó là thành phần cấu trúc tế bào thần kinh, não, tim gan, tuyến sinh dục, nó tham gia cấu trúc màng tế bào và điều hòa chuyển hóa cholesterol. 6.Chất béo còn có vai trò bảo vệ như: Chất béo tích lũy dưới da để bảo vệ, cách ly tránh những tác nhân bất lợi của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh.
  14. Carbohydrate trong thức ăn Phân Loại Nhóm phụ Thành phần carbohydrate Monosaccharide Glucose, galactose, fructose Đường (từ 1-2 hai loại đường liên kết Disaccharide Sucrose, lactose, trehalose nhau) Polyol Sorbitol, mannitol Oligosaccharide (từ Malto-oligosaccharides Maltodextrins 3-9 loại đường liên Raffinose, stachyose, fructo- kết) Other oligosaccharides oligosaccharide Amylose, amylopectin, tinh Polisaccharides (>9 Starch bột biến đổi, dextrin loại đường liên kết với nhau Non-starch Cellulose, hemicellulose, polisaccharides pectin, hydrocolloid
  15. Phân loại glucid trong thức ăn và thực phẩm dựa trên phân tích dinh dưỡng Hợp chất Glucid (Carbohydrate) Dẫn xuất vô đạm NFE Chất xơ thô trong thức ăn (tan trong nước, dễ tiêu hóa) (Không tan trong nước, khó tiêu hóa) Các loại đường tan Hemicellulose Tinh bột Cellulose Glucogen Acid kovic Pectin Lignin Inulin Kutin Oligosaccharide Các acid hữu cơ Các hợp chất Glucosid
  16. Vai trò dinh dưỡng của Glucid 1.Cung năng lượng chủ yếu cho cơ thể hoạt động. Hơn một nửa năng lượng của khẩu phần ăn của người là do glucid cung cấp. 1 gram glucid khi đốt cháy trong cơ thể sinh ra 4 Kcal năng lượng trao đổi. Ở gan glucose được tổng hợp thành glucogen dự trử, khi cơ thể cần thì nó phân giải ra glucose. Khi đốt cháy glucid để sinh năng lượng, chất cặn bả tạo ra là CO2 và H2O không gây độc hại và dễ dàng đưa ra ngoài theo con đường hô hấp và nước tiểu. 2.Glucid còn chuyển hóa thành các chất khác như chất béo để tích lũy năng lượng dưới dạng lớp mỡ dưới da và trong nội tạng. 3.Glucid tham gia cấu tạo ra glucid phức tạp như Glucoprotein, chất nhầy. 4.Trong cơ thể luôn luôn xẩy ra quá trình phân giải glucid đ ể tạo năng lượng, nhưng hàm lượng đường glucose trong máu phải luôn luôn ổn định ở mức 80 - 120 mg% nhờ có sự điều tiết của 2 loại hormon: glucagon phân giải glucogen thành glucose vào máu, và hormon insulin tổng hợp glucose thành glucogen dự trữ. 5.Ăn uống đầy đủ glucid sẽ làm cho việc phân hủy protein đến mức tối thiểu. Ngược lại khi lao động nặng nhọc, nếu cung cấp không đầy đủ glucid sẽ làm tăng phân giải protein để sinh năng lượng. 6.Nếu ăn quá nhiều glucid thì dễ sinh ra béo phị do tích nhiều mỡ và nếu ở những người lớn tuổi ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ sinh chứng bệnh tiểu đường.
  17. Sự tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng (Protein, Glucide, Lipid) Link Video clips
  18. THE END
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2