THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 2
lượt xem 10
download
2. Anh, chị hãy liệt kê các dụng cụ và phương tiện đẻ làm tôn A. Bàn làm rốn đủ ánh sáng B. Phòng ấm C……….. D.............. 3. Anh, chị hãy nêu các công việc phải chăm sóc cho trẻ sơ sinh A. Làm thông đường hô hấp B. Lau khô trẻ sau đẻ C……….. D……….. E............... 4. Anh, chị hãy trình bày các chỉ tiêu cần đạt được khi khám trẻ A. Màu sắc da hồng sau đẻ B. Nhịp tim 120 - 140 lần/phút C……….. D……….. E............... 5. Anh, chị hãy nêu cách chăm sóc tôn và cắt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 2
- 2. Anh, chị hãy liệt kê các dụng cụ và phương tiện đẻ làm tôn A. Bàn làm rốn đủ ánh sáng B. Phòng ấm C……….. D.............. 3. Anh, chị hãy nêu các công việc phải chăm sóc cho trẻ sơ sinh A. Làm thông đường hô hấp B. Lau khô trẻ sau đẻ C……….. D……….. E............... 4. Anh, chị hãy trình bày các chỉ tiêu cần đạt được khi khám trẻ A. Màu sắc da hồng sau đẻ B. Nhịp tim 120 - 140 lần/phút C……….. D……….. E............... 5. Anh, chị hãy nêu cách chăm sóc tôn và cắt rốn thì 2 cho trẻ sơ sinh A. Thay băng rốn hàng ngày B……….. C……….. Bảng kiểm: Làm tôn trẻ sơ sinh Nội dung Điểm đạt STT 0 1 2 1 chuẩn bị bàn làm rốn (bàn, sàng, khăn. mũ, áo, tã lót trẻ sơ sinh) 2 Chuẩn bị dụng cụ pince, kéo, kẹp rốn hoặc chỉ buộc, băng gạc, cồn iod đặc 3 Rửa tay đeo găng vô khuẩn 4 Lót gạc dưới cuống rốn 5 Sát khuẩn cuống rốn 7 Kẹp/buộc rốn 8 Xác định vị trí cắt rốn, cắt cuống rốn, chấm cồn tốt đặc vào mặt cắt cuống rốn 9 Phủ gạc và quấn cuống rốn 10 Băng rốn Tổng điểm 11
- Loại A: Làm đúng, chính xác đạt 15 đến 20 điểm Loại B: Làm chưa đúng hoàn toàn, đạt 10 đến 14 điểm Loại C: Làm không đúng, chưa làm được, điểm từ 9 trở xuống Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên tự đọc tài liệu, tìm ra những điểm chính trong câu hỏi lượng giá. Sau khi đã hoàn thành việc tự trả lời. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Áp dụng phần lý thuyết vào các bước chăm sóc trẻ sơ sinh, thảo luận nhóm để hoàn thành từng bước nội dung. - Sinh viên tự đọc trước tài liệu, chuẩn bị bệnh nhân, làm bệnh án, đặt câu hỏi thảo luận nhóm, đề nghị giáo viên giải đáp câu hỏi thắc mắc khi cần thiết. - Sinh viên tự vận dụng lý thuyết vào thực tế lâm sàng trong việc hỏi bệnh, khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị 2. Vận dụng thực tế Tuỳ theo tình trạng của trẻ sơ sinh, thời gian sau đẻ mà sinh viên áp dụng việc chăm sóc cho phù hợp. Ví dụ: chăm sóc một trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng trung bình, sau đẻ được 2 giờ tại khoa sản nơi anh chị đang học tập. Cần chăm sóc trẻ với những vấn đề cụ thể sau: - Bú mẹ: phải cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt, từ 30 phút đến 1 giờ sau đẻ. Trường hợp người mẹ mệt mỏi sau đẻ, cẩn phải nghỉ ngơi yên tĩnh, người nhà có thể bế bé cho bú mẹ. Những trường hợp người mẹ mổ lấy thai còn đau, cũng cần có người giúp đỡ bế bé cho bú. Vẫn thực hiện cho trẻ bú mẹ theo yêu cầu, mỗi lần bú khoảng 10 phút, bú từ 8 đến 12 bữa mỗi ngày, trong mọi trường hợp. - Chế độ vệ sinh: thay rửa cho trẻ, dùng khăn mềm, nước ấm, rửa sạch lau khô sau mỗi lần đại tiểu tiện. Hiện nay trên thị trường có nhiều đồ dùng có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, như bản... cán bộ y tế cần tư vấn cho sản phụ lựa chọn những đồ dùng phù hợp đảm bảo vệ sinh và an toàn. - Tắm trẻ từ ngày thứ 2 sau đẻ, mỗi ngày 1 lần, không để ướt rốn. - Phòng bệnh; giữ ấm cho trẻ phù hợp với từng mùa trong năm, với trẻ có nguy cơ xuất huyết não cần làm xét nghiệm công thức máu và tiêm vitamin K. Những trường hợp bệnh lý không rõ ràng cần giữ trẻ nằm lại viện để theo dõi. - Ủ ấm: sinh viên cần cụ thể hoá cho từng sản phụ, tuỳ từng điều kiện có thể sử dụng những phương pháp phù hợp. Với trẻ non tháng, trẻ yếu nên khuyến khích lựa 12
- chọn phương pháp Kangoru. - Tư thế nằm của trẻ: trẻ nằm cùng mẹ, đầu cao hơn thân mình, mặt nghiêng về một bên, tránh bị gập cổ và tã lót phủ lên mặt làm cản trở hô hấp. 3. Tài liệu tham khảo - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐHY HN 2002 - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐH Y Dược TPHCM - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐHY Thái Nguyên - Tham vấn nuối con bằng sữa mẹ - NXB Y Học 1996 4. Tài liệu đọc thêm Bài giảng sản phụ khoa, tập I và tập II, Bộ môn sản Trường ĐHY Khoa Thái Nguyên 13
- NẠO HÚT THAI MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Chỉ định được các trường hợp hút thai nhỏ bằng bơm hút chân không (Karman) 2. Chỉ định được các trường hợp nạo thai bằng dụng cụ. 3. Chuẩn bị và phụ được hút thai bằng bơm hút chân không. 4. Chuẩn bị và phụ được nạo thai bằng dụng cụ. A. HÚT THAI BĂNG BƠM HÚT KARMAN 1. Chỉ định Chỉ định hút cho những phụ nữ chậm kinh dưới 14 ngày, khám lâm sàng chắc chắn có thai hoặc đã làm các xét nghiệm để xác định thai nghén có Quick stick (+), siêu âm thấy túi thai trong tử cung. 2. Chống chỉ định Đang viêm cấp tính đường sinh dục. 3. Chuẩn bị 3.1. Cơ s ở vật chất - Bộ dụng cụ bơm hút chân không Karman. - Găng, bông, găng tay vô khuẩn. - Đèn soi mô và dụng cụ lọc rửa mô. - Các phương tiện xử lý dụng cụ và xử lý chất thải. - Thuốc gây tế, giảm đau, thuốc co bóp tử cung để cầm máu như oxytocin. 3.2. Chuẩn bị khách hàng - Khám phụ khoa để chẩn đoán bệnh lý về nội khoa, dị dạng sinh dục hay không. Nếu có, cần chuyển tuyến trên điều trị tiếp., - Khám phụ khoa xác định có thai và loại trừ chống chỉ định. - Dự tính tuổi thai. - Người bệnh làm cam kết tự nguyện phá thai. 3.3. Người thực hiện thủ thuật Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn dưới vòi nước chảy. Mặc áo choàng, đeo khẩu trang, đi găng tay vô khuẩn. 14
- 4. Tiến hành thủ thuật hút thai bằng bơm hút Karman - Trước tiên phải khám để xác định tư thế của tử cung một cách chắc chắn. - Đặt van âm đạo, bộc lộ cổ tử cung, sát trùng âm đạo, cổ tử cung. - Dùng kìm pozzi kẹp cổ tử cung ở vị trí 12 giờ. - Bấm van áp lực, rút pittông tối đa tới chốt hãm, để tạo áp lực âm cho bơm hút Karman. - Đặt nhẹ nhàng ống hút có đường kính 4 - 6mm vào buồng tử cung. - Lắp ống hút với bơm Karman. - Mở van áp lực, hút sạch, có thể nhẹ nhàng xoay bơm Karman để cửa sổ đầu ống hút hút đều các phía, thành và các góc tử cung. Tới khi bơm hút đầy và hết áp lực hút, tháo bơm Karman ra khỏi ống hút để thải bỏ tổ chức hút. Có thể phải làm như vậy nhiều lần, tới khi không còn tổ chức thai và rau trong tử cung, tử cung co hồi lại là sạch. Việc hút được coi là hoàn thành khi có cảm giác như đầu ống hút gãi trên bề mặt của buồng tử cung và ống hút như bị mút chặt vào thành tử cung, không hút được tổ chức gì ra nữa. - Rút ống hút, tháo kìm pozzi, sát trùng, tháo van âm đạo. - Các mảnh tổ chức hút ra phải soi dưới đèn soi mô hoặc gửi đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Thủ thuật được coi là có kết quả khi tử cung không to lên sau hai tuần thăm lại và xét nghiệm thai nghén âm tính. B. NẠO THAI BẰNG DỤNG CỤ 1. Chỉ định Chỉ định nạo thai cho những phụ nữ chậm kinh 8-12 tuần, khám lâm sàng chắc chắn có thai hoặc đã làm các xét nghiệm để xác định thai nghén Quick stick (+). 2. Chống chỉ định Đang viêm cấp tính đường sinh dục 3. Chuẩn bị 3.1. Dụng cụ và cơ sở vật chất - Bộ dụng cụ nạo thai (panh, thìa cùn, kẹp hình tim, bộ nong Hegar). - Găng, bông, găng tay vô khuẩn. - Các phương tiện xử lý dụng cụ và xử lý chất thải. - Thuốc gây tế, giảm đau, thuốc co hồi tử cung: oxytocin. 15
- 3.2. Chuẩn bị khách hàng - Khám toàn thân và khám phụ khoa để chẩn đoán xác định tuổi thai, xác định tư thế tử cung, phát hiện bệnh lý kèm theo ở đường sinh dục: dị dạng tử cung, âm đạo, bệnh lý về nội khoa, nhằm để chỉ định đúng, loại trừ chống chỉ định. Nếu có, cần chuyển nạo ở tuyến trên và điều trị. - Tính tuổi thai. - Cam kết tự nguyện phá thai. 3.3. Người thực hiện thủ thuật. Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn dưới vòi nước chảy. Mặc quần áo Blouse, đeo khẩu trang, đeo găng vô khuẩn. 4. Kỹ thuật nạo thai bằng dụng cụ - Trước tiên phải khám phụ khoa xác định thể tích, tư thế của tử cung một cách chính xác. - Đặt van âm đạo, sát trùng âm đạo, cổ tử cung. - Dùng kìm Pozzi kẹp cổ tử cung ở vị trí 12 giờ để Kéo trục tử cung thẳng góc với cổ tử cung. - Gây tế tại cổ tử cung hoặc uống paracetamol. - Đo buồng tử cung bằng thước đo buồng tử cung. - Nong cổ tử cung bằng nến hegar từ số 5 tới số 12, nong dần dần từ số nhỏ tới số to - Đưa vào buồng tử cung kẹp hình tim, khi đầu kìm chạm tới đáy tử cung thì lùi lại một chút để gắp thai và gắp rau, chú ý không gắp vào thành tử cung. - Dùng thìa cùn nạo sạch buồng tử cung, nạo lần lượt từ trước ra sau, đáy, hai bờ và hai sừng tử cung. Nạo tới khi không còn tổ chức thai và rau trong tử cung mà chỉ còn ra bọt hồng, tử cung co hồi lại. Việc nạo được coi là hoàn thành khi có cảm giác như thìa nạo gãi trên bề mặt của buồng tử cung. - Tháo kìm pozzi, sát trùng, tháo van âm đạo. - Các mảnh tổ chức nạo ra phải gửi giải phẫu bệnh làm xét nghiệm. - Kê đơn thuốc, dặn dò bệnh nhân hướng dẫn dùng thuốc và theo dõi, hẹn khám lại. Phải dùng kháng sinh ít nhất trong 5 ngày sau khi nạo thai. Thủ thuật được coi là có kết quả khi tử cung không to lên sau hai tuần thăm lại và xét nghiệm thai nghén âm tính. TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ lượng giá: 16
- 1. Anh, chị hãy hoàn chỉnh câu sau Chỉ định hút thai cho....... A...... Chỉ định nạo thai cho tuổi thai.... B..... A………………………………….. B………………………………….. 2. Anh, chị hãy liệt kê các phương pháp phá thai an toàn A. Hút thai nhỏ B. Nong và nạo thai C………………………………….. D………………………………….. E...................................................... 3. Việc nạo được coi là hoàn thành khi.....A.... trong buồng tử cung và cảm giác thấy.... B......... A………………………………….. B………………………………….. 4. Việc hút được coi là hoàn thành khi tay có cảm giác ông hút bị....A.... vào thành tử cung và không..... B...........nữa. A………………………………….. B………………………………….. 5. Bảng kiểm lượng giá Kỹ năng chuẩn bị 1 ca nạo thai TT Nội dung Có Không 1 Hoàn chỉnh hồ sơ, giải thích và ký giấy cam đoan 2 Tư vấn trước nạo 3 Chuẩn bị 4 săng vô khuẩn 4 Bông hấp vô khuẩn 5 2 đối găng vô khuẩn 6 Cồn iod loãng 1 % để sát khuẩn 7 Bát đựng cồn iod sát khuẩn 8 Bơm tiêm nhựa loại 5 ml 9 Thuốc giảm đau, paracetamol viên 10 Thuốc làm co tử cung: oxytocin, ergotin 11 Van âm đạo 12 Panh sát khuẩn 13 Kìm poziz kẹp cổ tử cung 14 Thước đo buồng tử cung 15 Bộ nong hegar từ số 5 đến 12 16 Panh hình tim 17 Thìa nạo 18 Khay đựng dụng cụ 17
- 6. Bảng kiểm lượng giá Kỹ năng chuẩn bị cho 1 ca hút thai TT Nội dung có Không 1 Hoàn chỉnh hồ sơ, ký giấy cam đoan 2 Tư vấn trước khi hút thai 3 Chuẩn bị 4 sang vô khuẩn 4 Bông hấp vô khuẩn 5 2 đối găng vô khuẩn 6 cồn iod loãng 1% để sát khuẩn 7 Bát đựng cồn sát khuẩn 8 Bơm tiêm nhựa loại 5 ml 9 Thuốc giảm đau. paracetamon viên, 10 Thuốc làm co tử cung: oxytocin, ergotin 11 Van âm đạo 12 Panh sát khuẩn 13 Kìm poziz kẹp cổ tử cung 14 Thước đo buồng tử cung 15 Bơm hút thai 16 Canuyn hút thai các cỡ 17 Dụng cụ để kiểm tra tở chức sau khi hút (đèn soi, rổ rửa tổ chức) 18 Khay đựng dụng cụ Đánh giá :đạt,chuẩn bị đúng,đủ 7. Bảng kiểm lượng giá Kỹ năng tư vấn trước khi hút thai STT Nội dung có Không 1 Chào hỏi làm quen, thái độ cởi mở, gần gũi chia sẻ đồng cảm 2 Giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ mục đích việc thăm khám,động viên bệnh nhân an tâm phương 3 Hỏi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng 4 Hỏi về số lần có thai, số lần đẻ, số con sống, số lần nạo hút 5 Hỏi xem bệnh nhân có mắc bệnh cấp tính, mãn tính không 6 Tư vấn cho việc quyết định hút thai 7 Tư vấn về các bước tiến hành thủ thuật 8 Tư vấn về thời gian cho một thủ thuật 9 Tư vấn về các phương pháp giảm đau 10 Tư vấn về kết quả và các tai biến, những khó khăn có thể xảy ra trong khi làm thủ thuật 11 Tư vấn về cách phòng biến chứng nhiễm trùng sau hút, căn dặn bệnh nhân uống kháng sinh, chế độ ăn, lao động và theo dõi sau hút... 12 Tư vấn về việc áp dụng các biện pháp tránh thai sau hút Đánh giá: Đạt: Thực hiện đủ các nội dung 8. Bảng kiểm lượng giá 18
- Kỹ năng tư vấn trước khi nạo thai STT Nội dung có Không 1 Chào hỏi làm quen 2 Giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ mục đích việc thăm khám. động viên bệnh nhân an tâm tin tường 3 Hỏi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng 4 Hỏi về số lần có thai, số lẩn đẻ, số con sống, số lần nạo hút 5 Hỏi xem bệnh nhân có mắc bệnh cấp tính, mãn tính không 6 Tư vấn cho việc quyết định nạo thai 7 Tư vấn về các bước tiến hành thủ thuật 8 Tư vấn về thời gian cho một thủ thuật 9 Tư vấn về các phương pháp giảm đau 10 Tư vấn về kết quả và các tai biến. những khó khăn có thể xảy ra trong khi làm thủ thuật 11 Tư vấn về cách phòng biến chứng nhiễm trùng sau nạo. căn dặn bệnh nhân uống kháng sinh, chế độ ăn, lao động và theo dõi sau nạo... 12 Tư vấn về việc áp dụng các biện pháp tránh thai sau nạo Đánh giá: Đạt: Thực hiện đủ các nội dung Tình huống 1 9. Chị Mai đến trung tâm BVBMTE/KHHGĐ khám với lý do xin hút thai. Sau khi khám, bác sỹ đã xác định bệnh nhân có thai 5 tuần. Để thủ thuật hút thai đem lại kết quả tốt anh (chị) cần phải: A. Chuẩn bị dụng cụ và các phương tiện khác phục vụ cho thủ thuật hút thai B. Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn C. Chuẩn bị thày thuốc D......................... Tình huống 2 10.Chị Mai đến trung tâm BVBMTE/KHHGĐ khám với lý do xin hút thai. Sau khi khám, bác sỹ đã xác định bệnh nhân có thai 5 tuần. Để thủ thuật hút thai đem lại kết quả tốt, trước khi hút thai, dù là tuổi thai 5 tuần, anh (chị) cần thiết phải khám âm đạo để: A. Xác định thể tích, mật độ tử cung B. Xác định tư thế tử cung C Xác định tuổi thai D..................... 19
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan A B C D Tình huống 3 11. Chị Mai đến trung tâm BVBMTE/KHHGĐ khám với lý do xin hút thai, đẻ đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân anh (chị) cần phải: A. Hỏi để xác định ngày bắt đầu có kinh nguyệt B. Khám xác định thể tích tử cung C. Đặt mỏ vịt đánh giá màu tím của cổ tử cung, âm đạo D. Đưa ra được chỉ định hút thai Tinh huống 4 12. Chị Mai đến trung tâm BVBMTE/KHHGĐ khám với lý do xin hút thai. Sau khi khám, bác sỹ đã xác định khách hàng có thai 5 tuần. Để thủ thuật hút thai đem lại kết quả tốt, trước khi hút thai, 5 tuần, bác sỹ đã khám âm đạo để đánh giá tình trạng tử cung, đồng thời chuẩn bị tốt trước khi hút. Trong quá trình hút thai anh (chị) cần lưu ý A. Hút thứ tự mặt trước, sau, 2 bên, đáy, sừng tử cung cho tới khi sạch B. Hút đảm bảo sạch từng mặt của tử cung C. Đưa ra đưa vào tử cung nhiều lần hút để đảm bảo sạch D. Mỗi lần hút tạo áp lực âm một lần cho đủ mạnh lực hút Tinh huống 5 13. Chị Mai đến trung tâm BVBMTE/KHHGĐ khám với lý do xin hút thai. Sau khi khám, bác sỹ đã xác định bệnh nhân có thai 5 tuần. Để thủ thuật hút thai đem lại kết quả tết, trước khi hút thai bác sỹ đã khám âm đạo để đánh giá tình trạng tử cung, chuẩn bị tết trước khi hút. Trong quá trình hút thai thực hiện đúng kỹ thuật. Sau khi hút thai anh (chị) cần phải: A. Rửa tổ chức vừa mới hút được B. Soi tổ chức hút dưới đèn soi riêng C. Khám lại tử cung ngay sau hút D. Xác định được chất hút từ buồng tử cung Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá - Phần lượng giá giúp sinh viên thực hiện tốt yêu cầu của đợt đi thực tế về nội dung thực hành việc nạo, hút thai nhỏ ở tuyến tỉnh. - Sinh viên tự làm các bài tập có sau phần tài liệu học tập. Tự kiểm tra mình về nội dung chuẩn bị cho thủ thuật nạo, hút thai theo bảng kiểm. Tự kiểm tra kiến thức lý thuyết và thực hành của mình về các bước cho một quy trình nạo, hút thai theo bảng kiểm. Trong quá trình vừa tự học vừa tự lượng giá sinh viên sẽ phát hiện ra những vấn đề còn thiếu, còn chưa đúng để tự học hỏi ở thầy, ở cán bộ hướng dẫn. Đồng thời nhờ có quá trình tự lượng giá sinh viên sẽ phải tự đọc sách, thực hành, nghiên cứu, củng cố niềm tin cho mình. 20
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên tự ôn lại kiến thức lý thuyết trước khi vào học thực hành về nội dung chuẩn bị nạo, hút thai, chuẩn bị tốt cho buổi thảo luận. Thảo luận nhóm với thời gian một tiết trước khi học thực hành trên bệnh nhân, nhằm đạt yêu cầu: sinh viên nắm chắc chỉ định, chống chỉ định, chuẩn bị cho thủ thuật, qui trình nạo, hút thai và nội dung tư vấn. 2. Vận dụng thực tế Sinh viên được giảng viên hướng dẫn thăm và làm quen với phòng kế hoạch hóa gia đình, trang thiết bị, dụng cụ nạo, hút thai. - Hàng ngày sinh viên đi kiến tập ở các buổi tư vấn trước trong và sau khi nạo, hút thai tại phòng kế hoạch hóa gia đình. - Sau khi sinh viên đã nắm được trang thiết bị, dụng cụ, được kiến tập buổi tư vấn, sinh viên được tự chuẩn bị cho một thủ thuật nạo, hút thai - Hàng ngày sinh viên sẽ phải phụ nạo, hút thai cho đến khi hiểu thuần thục các bước thực hiện qui trình nạo, hút thai - Sinh viên dần dần sẽ được giảng viên cho thực hành từng kỹ năng, tìm cảm giác của từng thì trong qui trình nạo, hút thai - Cuối mỗi buổi thực hành sinh viên được giảng viên kiểm tra bằng những câu hỏi ngắn, nhằm đánh giá kỹ năng nhận thức, bản thân mỗi sinh viên sẽ tìm ra những phần kiến thức, kỹ năng cần cập nhật trong những ngày tiếp theo 3. Tài liệu tham khảo - Bộ Y Tế. Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Thủ thuật sản phụ khoa - Nhà xuất bản Y học 2000 - Điều dưỡng sản phụ khoa - Nhà xuất bản Y học 1999 - Bài giảng sản phụ khoa tập I, tập II. Bộ môn sản. Trường ĐHYKhoa Hà Nội. 4. Tài liệu đọc thêm Bài giảng sản phụ khoa tập I và tập II - Bộ môn sản Trường ĐHY Khoa Thái Nguyên 21
- HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Xác định được nhu cầu hồi sức sơ sinh. 2. Chuẩn bị được những phương tiện cần thiết cho hồi sức sơ sinh. 3. Thực hiện được các thao tác hồi sức sơ sinh 1. Đại cương - Hồi sức sơ sinh là một công việc để bổ khuyết một hay nhiều chức năng sống của trẻ mới sinh bị suy yếu. Ví dụ: chức năng về hô hấp, tuần hoàn... - Đặc điểm lâm sàng của hồi sức trẻ sơ sinh: Là một cấp cứu khẩn cấp đòi hỏi nhanh tính từng giây, chính xác từng động tác nhỏ, trong thao tác không được thô bạo và phải vô khuẩn tuyệt đối. Là một hiện tượng lâm sàng đột xuất, bất ngờ nhưng lại đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ, đầy đủ và sẵn sàng. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở những trẻ cần hồi sức thường cao. 2. Dự đoán và xác định nhu cầu hồi sức của trẻ sơ sinh 2.1. Dự đoán trước khi chuyển dạ Những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao: nhiễm độc thai nghén, suy thai mãn tính, đa ối, thiểu ối, nhiễm khuẩn trong thời kì có thai... 2.2. Dự đoán khi chuyến dạ: Trong những trường hợp sản phụ có dấu hiệu: rối loạn cơn co tử cung, ối vỡ sớm, nước ối lẫn phân su, nhịp tim thai thay đổi, đa thai, thai non tháng... 2.3. Đánh giá tính trạng trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh Theo bảng điểm Apgar Dấu hiệu 2 điểm 1 điểm 0 điểm Nhịp tim > 100 lần/ phút < 100 lần/ phút Không đập Hô hấp Khóc to Khóc yếu Không khóc Trương lực cơ Gấp mạnh các chi Gấp nhẹ các chi Các chi buông thõng Phản xạ (khi đưa ống Ho hay hắt hơi Nhăn mặt Không đáp ứng hút) Mầu da Hồng hào Tím đầu chi, quanh Xanh, tái nhợt mối Cách đánh giá: - Ở phút thứ nhất: 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NHI
80 p | 133 | 28
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI
150 p | 145 | 20
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NGOẠI part 1
19 p | 105 | 17
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN
120 p | 112 | 16
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NHI part 1
8 p | 105 | 13
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 1
15 p | 98 | 13
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NHI part 3
8 p | 82 | 10
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NHI part 7
8 p | 93 | 10
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NHI part 10
8 p | 96 | 9
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NGOẠI part 5
19 p | 119 | 9
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 8
15 p | 99 | 9
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 1
12 p | 101 | 9
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NHI part 8
8 p | 104 | 8
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NGOẠI part 4
19 p | 111 | 8
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 4
15 p | 89 | 8
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 2
15 p | 84 | 8
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NHI part 4
8 p | 102 | 7
-
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NGOẠI part 2
19 p | 95 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn