intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

168
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích một số vấn đề liên quan đến điều kiện đăng ký kết hôn và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, từ đó nêu kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

  1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Phạm Ngọc Mai Anh, Cao Thị Thuỳ Duyên* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Sau khi, Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) 2014 được ban hành và cho thi hành thì khắc phục một phần nào đó về điều kiện kết hôn so với Luật HN&GĐ 2000. Tuy nhiên, trên thực tiễn hiện nay thì việc áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn vẫn còn gặp nhiều rắc rối và phức tạp ở nhiều nơi hẻo lánh, vùng sâu vùng xa, nơi ở của các dân tộc thiểu số thì vẫn chưa tiếp cận được điều kiện kết hôn và việc áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích một số vấn đề liên quan đến điều kiện đăng ký kết hôn và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, từ đó nêu kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: độ tuổi, điều kiện kết hôn, năng lực hành vi dân sự, tự nguyện. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kết hôn được hiểu theo ngôn ngữ pháp lý là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lý đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Cổ luật và tục lệ ở Việt Nam đã buộc nam, nữ phải tuân theo một số quy định khi kết hôn. Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngành khoa học như y học, tâm lý học, xã hội học, luật học,..., đồng thời, phải căn cứ vào phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, căn cứ vào những yếu tố trên mà có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn. Nam và nữ không phải yêu nhau, có tình yêu với nhau hoặc là muốn kết hôn là có quyền kết hôn mà phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo luật định và được sự công nhận kết hôn hợp pháp từ Nhà nước. Tuy luật quy định như vậy nhưng không phải ai cũng biết được cũng như nắm rõ và hiểu biết hết về điều kiện kết hôn để kết hôn hợp pháp, bằng chứng chứng minh được là trên thực tế vẫn còn nhiều cuộc hôn nhân là kết hôn trái pháp luật dẫn đến hậu quả là bị hủy kết hôn trái pháp luật. 1881
  2. 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Kết hôn cũng là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên nhằm mục đích xác lập quan hệ vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chăm sóc nuôi dạy con và phát triển kinh tế. Trong Luật HN&GĐ 2014 có quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Căn cứ vào khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Luật HN&GĐ 2014 thì nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con”. Khi kết hôn, công dân phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn đó là điều kiện về độ tuổi kết hôn, về năng lực hành vi dân sự, về sự tự nguyện và điều kiện cấm kết hôn. Điều kiện về độ tuổi: căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy định tuổi tối đa. Độ tuổi kết hôn trên căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người và sự phù hợp với quy định trong Bộ luật Dân sự phải có năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Căn cứ vào Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Nếu pháp luật không quy định kết hôn thì con người sẽ bị thiếu nhận thức về kết hôn, chưa phát triển đầy đủ. [7] Ví dụ: “13 tuổi đối với nữ và 16 tuổi đối với nam là độ tuổi kết hôn.” Ông bà ngày xưa cho rằng đó là độ tuổi phù hợp để kết hôn. Nếu kết hôn ở độ tuổi đó họ sẽ sinh con, nuôi dạy con và lo cuộc sống gia đình như thế nào. Cuộc sống của những gia đình trẻ này sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, đói nghèo, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn không biết cách chăm sóc con cái sẽ làm cho xã hội không phát triển được. Ở Việt Nam, nữ giới từ đủ 18 tuổi có thể bước vào cuộc sống hôn nhân thì nam giới cũng phải từ đủ 20 tuổi mới kết hôn. Đủ 20 tuổi với nam là độ tuổi phát triển tương đối đầy đủ về mặt thể lực cũng như có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh lý, có ý thức trách nhiệm làm chồng, làm cha, biết lo cho gia đình quan trọng nhất bảo vệ và xây dựng cuộc sống gia đình sau khi kết hôn được ổn định, ấm no và hạnh phúc. Nhằm đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện giữ hai bên nam nữ và khi đăng ký kết hôn các bên nam nữ buộc phải có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn và thể hiện việc xác lập quan hệ vợ chồng bằng cách ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Điều kiện về sự tự nguyện của nam, nữ: căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Sự tự nguyện là yếu tố rất quan trọng bởi nó quyết định xem cuộc hôn nhân giữa người nam và người nữ đó có hạnh phúc, bền vững lâu dài được hay không. Về việc nam nữ kết hôn tự nguyện sẽ được hiểu là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn dự trên sự tự do về ý chí. Vì bản chất của kết hôn là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người tự nguyện kết hôn. Khi gọi là kết hôn ngoài ý muốn thì một bên hoặc cả hai bên kết hôn không ưng thuận kết hôn hoặc sự ưng thuận kết hôn không hoàn hảo. Điều kiện không mất năng lực hành vi dân sự: căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”. Người mất năng lực hành vi dân sự 1882
  3. không thể kết hôn. Người đại diện người mất năng lực hành vi dân sự không có quyền cho phép người được đại diện kết hôn. Đây là quy định khá riêng của pháp luật Việt Nam, bởi trong luật của nhiều nước, người mất năng lực hành vi không mất năng lực pháp luật vẫn được kết hôn. Ví dụ như Luật của Pháp thừa nhận rằng người mất năng lực hành vi vẫn có thể kết hôn một khi có ý kiến thuận lợi của bác sĩ điều trị và sự cho phép của gia đình. Về người bị mắc bệnh tâm thần. Người bị mắc bệnh tâm thần là người không nhận thức được hành vi của mình trong việc quyết định kết hôn, thì việc kết hôn không có giá trị do sự ưng thuận không tồn tại. Mặc khác, nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn trong lúc đang tỉnh táo, thì việc kết hôn có giá trị. Mặc dù, có thể sau đó, người này bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi theo một quyết định của Toà án (nếu Toà án quyết định đặt người này trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì vợ (chồng) trở hành người giám hộ đương nhiên). Các trường hợp cấm kết hôn: căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. Đó là: “Cưỡng ép kết hôn” là việc kết hôn mà thiếu đi sự tự nguyện của cả hai bên nam, nữ như kết hôn do bị hành vi cưỡng ép nào đó tác động thì cuộc hôn nhân đó không được thừa nhận và bảo vệ. Do kết hôn là quyền nhân thân của cá nhân mà lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 36 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn. “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ 2014 là người thuộc một trong các trường hợp sau: người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. “Cản trở kết hôn” có thể thấy rằng, thông thường việc cản trở này sẽ do người thứ ba (có thể do gia đình của một trong hai bên hoặc cả hai bên gia đình nam nữ; hoặc một đối tượng khác muốn kết hôn với một trong hai bên nam, nữ mà người này không muốn, hay nói cách khác người cản trở không phải là một trong hia người kết hôn) thực hiện. Các hành vi được sử dụng để “cản trở kết hôn” cũng giống như các hành vi được sử dụng để “cưỡng ép kết hôn” nhưng khác nhau về mục đích cuối cùng. 1883
  4. Nếu như Luật HN&GĐ năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thì Luật HN&GĐ 2014, lại không cấm nhưng không thừa nhận. Đây là một điểm mới trong Luật HN&GĐ 2014. Quy định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý. 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG 3.1 Thực tiễn áp dụng Thực tiễn áp dụng của Luật HN&GĐ 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn về những trường hợp bị coi là một bên lừa dối nhưng là dưới dạng liệt kê hành vi như: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc cho, nếu kết hôn thì bảo lãnh ra nước ngoài,... chứ không có những tiêu chí như thế nào là "lừa dối", không khái quát được hết các trường hợp lừa dối khiến cho việc xác định hành vi lừa dối trong hôn nhân có nhiều vướng mắc. Về thực trạng kết hôn trước độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn): dẫn chứng thực tế từ cộng đồng 32 hộ người Chứt ở bản Rào Tre, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Do phong tục tập quán, suy nghĩ của người Chứt nên chỉ các thanh niên trong làng lấy nhau khi nhiều người chứ đến tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, đồng thời có quan hệ họ hàng trực hệ. Hệ quả xảy ra cho việc đó là hình thể của nười Chứt thấp bé, bệnh tật khá phổ biến, tuổi thọ trung bình của người Chứt chỉ đạt 45 tuổi [7]. Ngoài ra, các phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở vùng nông thôn Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là đối tượng trọng điểm của vấn nạn tảo hôn và kết hôn trước độ tuổi mà pháp luật quy định còn phổ biến ở Việt Nam. Lấy ví dụ số liệu thống kê cụ thể tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có tới 52% cặp vợ chồng kết hôn ở lứa tuổi 12-17 tuổi; xã Vân Hồ có tỷ lệ tảo hôn là 68%; xã có tỷ lệ tảo hôn thấp nhất tại tỉnh Sơn La là Muổi Nọi, huyễn Thuận Châu cũng ở mức 27%. Kết quả điều tra 3 năm gần đây cũng chỉ ra dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn là 33% cao nhất so với các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc, dân tộc Thái chiếm 23,1%, dân tộc Mường chiếm 15,8%.[9]. Từ đó ta đánh giá sơ bộ được rằng: sự nghèo đói, thất học, thiếu kiến thức hiểu biết vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của việc tảo hôn. Người dân đồng bào dân tộc thiểu số thì cho rằng động cơ của việc kết hôn sớm là để đáp ứng nhu cầu lao động (chiếm tới 54%). Việc bỏ học sớm, kết hôn sớm và đi làm sớm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đều là hệ lụy của nhau và những trường hợp này thường rơi vào nữ giới nhiều hơn nam giới. Bên cạnh đó là các nguyên nhân như sự thiếu bản lĩnh của nữ giới và sự bao che của cộng đồng khu vực đó luôn tiếp tay cho việc tảo hôn trái quy định pháp luật. Về thực trạng kết hôn với người cùng huyết thống (hôn nhân cận huyết): dẫn chứng thực tế như là một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống là 10% (Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển dân số.), tức là cứ 100 trường hợp kết hôn với người cùng huyết thống này thì có 10 trường hợp kết hôn giữa con cô với con cậu, con dì với con chú bác. Tỷ lệ kết hôn với người cùng huyết thống (hôn nhân cận huyết) của 53 dân tộc thiểu số là 0,65%, trong đó tỷ lệ kết hôn với người cùng huyết thống cao bao gồm: Mạ 4,41%, Mảng 4,36%, Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,...[9]. Từ đó, ta đánh giá sơ bộ được rằng: Ở những 1884
  5. khu vực sinh sống của các dân tộc này sẽ bị suy giảm về nòi giống, những đứa trẻ được sinh ra ở đây sẽ có tỷ lệ dị dạng rất cao hoặc những đứa trẻ đó phải mang trong mình những bệnh di truyền nghiêm trọng như: mù màu, bạch tạng, tan máu, bệnh “lùn”,... và một số bệnh di truyền nghiêm trọng khác. Còn về văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế ở các khu vực này sẽ chỉ mãi tồn tại những thủ tục lạc hậu, càng để những tình trạng như vậy cứ tiếp tục phát triển thì đó cũng góp phần vào việc làm chậm bước phát triển của Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa so với tốc độ phát triển trên toàn thế giới. Tuy Việt Nam đã có pháp luật điều chỉnh về kết hôn hiện hữu như vậy nhưng những thực trạng đó về kết hôn ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập gây ra nhiều hệ quả đáng báo động như: Về mặt sinh học: các nhà lập pháp đã căn cứ vào sức khỏe, thể trạng, sự pháp triển sinh lý của người Việt Nam đã đề ra độ tuổi phù hợp để kết hôn. Nhưng nếu kết hôn trước độ tuổi mà pháp luật quy định (còn được gọi là tảo hôn) có thể gây ảnh hưởng tâm lý cho những người chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ, làm vợ và sẽ làm ảnh hưởng đến không những là sức khỏe, tâm lý của mẹ (trường hợp xấu nhất là tử vong trên bàn mổ) hoặc là đứa con sinh ra không được khỏe mạnh,... và có thể dẫn đến tử vong. Còn đối với việc kết hôn cận huyết thì hậu quả mà đứa con phải gánh chịu là không hề nhỏ: suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, dị tật cơ thể,... không những thế còn gây ra sự suy thoái chất lượng giống nòi. Những đứa trẻ được sinh ra từ những người cha người mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống thường có nguy cơ dễ mắc các bệnh di truyền, dị tật, dị dạng, bệnh tật, suy giảm sức khỏe. Về kinh tế: kết hôn trước độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn) và kết hôn với người cận huyết nếu không được trang bị kiến thức đầy đủ về chăm sóc sức khỏe, cách phòng tránh thai thì sẽ gây ra sự khó khăn cho việc kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình, còn đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn lạ càng khó khăn hơn. Không những thế, trẻ em khi sinh ra từ những người cha, người mẹ kết hôn sớm hoặc kết hôn cận huyết thống sẽ bị suy dinh dưỡng, và mắc các bệnh hiểm nghèo nếu không có điều kiện về kinh tế để chữa trị dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao, làm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động của xã hội. Những điều đó sẽ là những yếu tố kìm hãm hoạt động sản xuất phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Có thể thấy, hiện tượng kết hôn trước độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn) và kết hôn với người cùng huyết thống không còn xa lạ, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống. Nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra những hiện tượng này cũng rất đa dạng như là phong tục tập quán và lối sống khép kín, trình độ nhận thức chưa cao của các đồng bào dân tộc thiểu số. Hoặc những thủ tục đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Còn sự tự nguyện trên thực tế chỉ có thể được xác định thông qua hành vi thể hiện ý chí của người kết hôn trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc kết hôn. Đối với bản thân thì yếu tố chủ quan bên trong như tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của người kết hôn như thế nào thì lại rất khó có thể biết. Bên cạnh đó còn rất nhiều trường hợp bị cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn vẫn chưa được phát hiện, tố giác và xử lý triệt 1885
  6. để. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định một trong các điều kiện kết hôn là người kết hôn “không phải là người mất năng lực hành vi dân sự”. 3.2 Kiến nghị Thứ nhất là, Chính phủ cũng cần có những quy định hướng dẫn bổ sung để giải quyết những trường hợp hôn nhân xảy ra thực tế khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn. Cần đưa ra những biện pháp cụ thể hoặc các văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề “cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn” nhằm hạn chế triệt để những trường hợp khi thiếu đi điều kiện sự tự nguyện trong kết hôn. Hai là, để nâng cao nhận thức của nhân dân về luật nói chung và về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng, đi đôi với việc đầu tư kinh phí phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị các phương tiện nghe, nhìn thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý về hôn nhân và gia đình đối với vùng sâu, vùng xa, nhất là nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Có nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật hôn nhân và gia đình sinh động, dễ hiểu, bằng cả tiếng dân tộc. Ba là, phải đưa bộ môn giáo dục pháp luật nói chung và luật về hôn nhân gia đình nói riêng thành bộ môn chính khoá trong các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học… Bởi những người trong độ tuổi đi học chiếm tỷ lệ lớn về dân số cả nước. Họ lại là chủ nhân tương lai của đất nước. Điều 12 của Hiến pháp ghi "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN". Nếu những người chủ tương lai của đất nước lại không có kiến thức pháp luật, không nắm và hiểu được pháp luật của Nhà nước mình thì trong tương lai họ sẽ cai quản xã hội, đưa đất nước ta, dân tộc ta sẽ đi về đâu. Bốn là, đi đôi với việc kiểm tra, xử lý đối với những trường hợp vi phạm các quy định về chế độ hôn nhân thì Nhà nước cũng nên có quy định về việc chính quyền và đoàn thể giúp đỡ tổ chức kết hôn, tặng quà lưu niệm cho nam nữ trong ngày cưới nhằm khuyến khích động viên và gia đình chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện hôn nhân. Năm là, trong khi thực hiện cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng của các cơ quan tư pháp, cán bộ làm công tác tư pháp ở địa phương, Nhà nước cần nâng cao phụ cấp đãi ngộ cho thôn, bản, xóm, khu phố v.v. (người đại diện là trưởng thôn), gắn trách nhiệm thêm cho trưởng thôn việc ghi chép, theo dõi sự biến động, thay đổi về hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn…) Bởi, trưởng thôn là người hơn ai hết có điều kiện gần gũi, nắm bắt được cụ thể về các việc này. Sáu là, cấp đảng ủy, chính quyền địa phương tăng cường bằng nhiều hình thức công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, nhân rộng các mô hình can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Kết hợp với các nguồn vốn dự án kịp thời động viên nhân dân, hỗ trợ kinh phí khai hoang phục hoá mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục xây dựng đời sống văn hoá bản và hộ gia đình theo hướng tiến bộ, trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước đẩy lùi, xoá bỏ các hủ tục đặc biệt trong việc cưới hỏi, việc tang và 1886
  7. lễ hội; tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Trên cơ sở đó, nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thuộc các bản xa xôi hẻo lánh. Bảy là, mỗi người dân cần tập trung xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy ước của thôn bản. Tự giác chấp hành các nội quy của địa phương. Phát huy tính tự quản của dòng họ, gia đình; vận động nhân dân không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật nói chung và chính sách dân số nói riêng. 4 KẾT LUẬN Tuy pháp luật nước ta đã quy định rõ ràng về điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình để một cuộc hôn nhân gọi là hợp pháp. Nhưng Nhà nước ta vẫn chưa đưa được sự gắn kết giữa pháp luật về hôn nhân gia đình nói chung và điều kiện đáp ứng để hôn nhân hợp pháp nói riêng tới sự tiếp cận của mọi công dân Việt Nam. Dẫn đến nhiều người dân ở vùng sâu vùng xa vẫn kết hôn trái pháp luật, tảo hôn,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhận thức, hiểu biết của thế hệ sau và đó cũng là một kẽ hở trong việc đưa ra áp dụng thi hành Luật HN&GĐ 2014. Do đó, cần thực hiện những giải pháp để khắc phục triệt để vấn đề về không hiểu, không biết để thực hiện điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 2014. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. [2] Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. [3] Hiến pháp năm 2013. [4] Bộ luật Dân sự 2015. [5] Phạm Thu Hà. Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thi hành. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La. https://vkssonla.gov.vn/index.php?module=tinhoatdong&act=view&cat=40&id=740 [6] Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật. [7] Bùi Thị Mừng (2015). Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình. https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-che-dinh-hon-nhan-theo-luat-hon-nhan- va-gia-dinh [8] Nguyễn Thị Vân (2015). Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014. https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-ket-hon-theo-luat-hon-nhan-va-gia- dinh-hay [9] Ngô Thị Phong Vân (2019). Tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở vùng dân tộc thiểu số. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dan-toc/Pages/tin- tuc.aspx?ItemID=5773 1887
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2