VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 244-248<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br />
Trần Ngọc Mai - Nguyễn Hoàng Mỹ Thanh - Huỳnh Ngọc Trang<br />
Trường Đại học Sài Gòn<br />
<br />
Ngày nhận bài: 10/03/2019; ngày sửa chữa: 02/04/2019; ngày duyệt đăng: 10/04/2019.<br />
Abstract: The purpose of this article is to analyze the status of teaching and learning of English<br />
for specific purposes at Saigon University. The research sample is a group of 14 lecturers who have<br />
been teaching this subject and 180 students participating in this program. The non-parametric<br />
statistics methods is employed as a data analysis tool. Results of study indicate some limitations of<br />
the program, including the content of the syllabus, curriculum, professional qualifications of<br />
teachers, teaching methods, qualifications of students and number of students in class.<br />
Keywords: Specialized English, status of teaching and learning, non-parametric statistical methods.<br />
<br />
1. Mở đầu 2.1. Khái quát chung về vấn đề dạy và học tiếng Anh<br />
Hiện nay, dân số thế giới xấp xỉ 7,5 tỉ người, trong đó chuyên ngành<br />
có khoảng 1,5 tỉ người nói tiếng Anh (chiếm khoảng 20% Theo Hutchinson, T. and A. Water, tiếng Anh chuyên<br />
tổng dân số toàn cầu) [1] và hầu hết những người này ngành (English for specific purposes - ESP) là thuật ngữ<br />
không nói tiếng Anh như tiếng bản ngữ. Ngoài việc được dùng để chỉ tiếng Anh được dùng trong chuyên môn làm<br />
sử dụng rộng rãi, tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài được việc hoặc để phục vụ công việc ở từng chuyên ngành<br />
nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. khác nhau [4]. Robinson cho rằng tiếng Anh chuyên<br />
Xét trên phương diện chính sách ngôn ngữ, không có ngành là các khoá học tiếng Anh thường hướng tới mục<br />
quốc gia nào trên thế giới đặt nặng vai trò của năng lực tiêu cuối cùng và dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích nhu<br />
ngoại ngữ (tiếng Anh) trong đào tạo và sử dụng nhân lực cầu nhằm xác định cụ thể học viên phải làm gì và làm<br />
như ở Việt Nam [2]. Trong chương trình đào tạo đại học, được gì thông qua phương tiện tiếng Anh [5]. Trong khi<br />
cao đẳng, tiếng Anh là một môn học bắt buộc cho hầu đó, Richards và Schmidt cho rằng tiếng Anh chuyên<br />
hết các ngành đào tạo và là một trong những điều kiện ngành là tiếng Anh được sử dụng để làm phương tiện<br />
không thể thiếu để được công nhận tốt nghiệp. truyền đạt thông tin và được giới hạn trong mỗi lĩnh vực<br />
Kể từ năm học 2012-2013, quy định của Bộ GD-ĐT nhất định, tiếng Anh chuyên ngành chứa đựng những từ<br />
yêu cầu áp dụng chuẩn đầu ra về tiếng Anh cho sinh viên vựng, ngữ pháp và đặc trưng ngôn ngữ khác với tiếng<br />
(SV) đại học các khối không chuyên ngữ [3]. Điều này Anh thông thường [6]. Hiện nay, căn cứ trên mục đích<br />
đang góp phần thúc đẩy việc dạy và học ngoại ngữ ở các của khóa học thì tiếng Anh chuyên ngành được phân loại<br />
trường đại học, cao đẳng trở nên đáng quan tâm và cấp một cách tương đối như hình 1:<br />
thiết hơn. Phần lớn SV nhận thức được tầm quan trọng<br />
đó và đã có những thay đổi thích ứng trong việc học<br />
ngoại ngữ với kì vọng sau khi ra trường nắm bắt được<br />
nhiều cơ hội. Tuy vậy, nhìn chung kết quả học tiếng Anh<br />
của SV khối không chuyên ngữ chưa đạt kết quả như<br />
mong muốn, thực trạng SV học tiếng Anh nhưng không<br />
sử dụng được, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành chưa<br />
đáp ứng kì vọng nhà tuyển dụng. Nguyên nhân vì sao<br />
như vậy là câu hỏi được những nhà giáo dục quan tâm<br />
nghiên cứu và luận giải. Theo Basturkmen, tiếng Anh cho mục đích học thuật là<br />
Bài viết xem xét thực trạng dạy và học tiếng Anh được sử dụng trong các ấn phẩm học thuật như các tạp<br />
chuyên ngành của khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học chí y học, pháp lí, khoa học công nghệ, kinh tế tài chính...<br />
Sài Gòn (khối không chuyên ngữ) bằng phương pháp Tiếng Anh cho mục đích nghề nghiệp được sử dụng bởi<br />
định lượng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất một những người có chuyên môn cao như bác sĩ, luật sư và<br />
số biện pháp cải thiện tình trạng này trong thời gian tới. những người có chuyên môn nhưng ít chuyên nghiệp hơn<br />
2. Nội dung nghiên cứu như khối công nhân kĩ thuật, kĩ thuật viên,... [8].<br />
<br />
244<br />
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 244-248<br />
<br />
<br />
Cho đến nay, tiếng Anh chuyên ngành đã được triển học Sài Gòn. Để đánh giá thực trạng dạy và học tiếng<br />
khai tại Việt Nam khá lâu, tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn Anh chuyên ngành Kinh tế tại Trường Đại học Sài Gòn,<br />
tại những vấn đề hạn chế nhất định đến từ cả hai phía nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng, phân<br />
người học lẫn người dạy dẫn đến kết quả đào tạo tiếng Anh tích dựa trên phương pháp thống kê suy diễn; các kết luận<br />
chuyên ngành vẫn chưa đạt được kì vọng. Theo Lâm được rút ra dựa trên kết quả kiểm định theo các phương<br />
Quang Đông thì hầu hết những đề cương chương trình và pháp thống kê phi tham số.<br />
giáo trình tiếng Anh chuyên ngành được xây dựng dựa 2.2.2. Kết quả phân tích<br />
trên kinh nghiệm mà không được tiến hành phân tích nhu - Nội dung chương trình đào tạo (bảng 1):<br />
cầu thật thấu đáo, cẩn thận, kể cả nhu cầu của học viên lẫn<br />
Chương trình tiếng Anh chuyên ngành được thiết kế<br />
đòi hỏi trong thực tế công việc của chuyên ngành định<br />
với thời lượng 3 tín chỉ (45 tiết), nội dung chương trình<br />
giảng dạy. Nguyên nhân của thực trạng này được cho là<br />
do kinh phí biên soạn đề cương giáo trình còn hạn hẹp chủ yếu dựa vào những giáo trình sẵn có mà chưa thực<br />
chưa phân bổ hợp lí hoặc chưa có những chính sách hiện biên soạn dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu của<br />
khuyến khích phù hợp trong quá trình biên soạn. Một số người học hoặc đánh giá của các chuyên gia trong ngành,<br />
chuyên ngành có nhiều khái niệm, thuật ngữ đặc thù, mà nhu cầu của người sử dụng lao động của ngành đó. Vì<br />
muốn giảng dạy được tiếng Anh chuyên ngành, giáo viên vậy, nội dung của chương trình còn nhiều bất cập so với<br />
tiếng Anh cũng phải có kiến thức nhất định về những khái mục tiêu đề ra. Để đánh giá sự phù hợp của nội dung<br />
niệm, thuật ngữ đó. Tuy nhiên, giảng viên (GV) tiếng Anh chương trình tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế so với mục<br />
chuyên ngành hiện nay phần lớn không có chuyên môn tiêu đào tạo, nghiên cứu sử dụng thang đo thứ bậc gồm 4<br />
sâu về ngành đang dạy, họ chưa được đào tạo bài bản về mức độ (1: Không phù hợp, 2: Tương đối phù hợp,<br />
kiến thức chuyên ngành mà chủ yếu là tự học dẫn đến rất 3: Phù hợp, 4: Rất phù hợp).<br />
Bảng 1. Kiểm định sự phù hợp của nội dung chương trình so với mục tiêu<br />
Mức độ Tần số % Phần trăm tích lũy (%)<br />
2. Tương đối phù hợp 11 78,6 78,6<br />
Trung vị: 2 3. Phù hợp 3 21,4 100,0<br />
Total 14 100,0<br />
Wilcoxon Signed Ranks Test: Z=-2,138; Asymp. Sig.=.033<br />
Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu từ SPSS 25<br />
nhiều những khái niệm, định nghĩa chuyên ngành không Kết quả bảng 1 cho thấy, giá trị trung vị (median) bằng<br />
được phân tích, giải thích đầy đủ, thấu đáo [9]. 2, trong số 14 ý kiến được khảo sát thì nội dung chương<br />
Mặt khác, phương pháp giảng được áp dụng chủ yếu trình so với mục tiêu được đánh giá tương đối phù hợp<br />
là đọc và dịch nhằm giải thích cấu trúc ngữ pháp và tăng chiếm tỉ lệ cao (78,6%), kế tiếp là phù hợp chiếm 21,4%<br />
vốn từ vựng, các phương pháp khác nhằm tăng kĩ năng và các mức độ khác không được lựa chọn. Mặt khác, kiểm<br />
giao tiếp hầu hết chưa được áp dụng phổ biến [10]; trình định Wilconxon có ý nghĩa thống kê mức 5% (Sig.=0,033)<br />
độ học viên học tiếng Anh chuyên ngành không đồng đều điều đó khẳng định rằng nội dung chương trình so với mục<br />
cũng là vấn đề cản trở rất lớn đến cả người học và người tiêu có giá trị nhỏ hơn trung vị, nghĩa là nội dung chương<br />
dạy. Bên cạnh đó, sĩ số lớp bố trí chưa hợp lí, phương pháp trình đào tạo chưa thật sự phù hợp với mục tiêu đào tạo.<br />
thi cử, đánh giá cũng là một trong những thực trạng đang<br />
tồn tại làm cho việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành còn - Nội dung giáo trình (xem bảng 2 trang bên):<br />
nhiều bất cập, chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo. Hiện nay, giáo trình phục vụ giảng dạy tiếng Anh<br />
2.2. Phân tích thực trạng dạy và học tiếng Anh chuyên chuyên ngành Kinh tế được sử dụng nguyên bản từ nhà<br />
ngành Kinh tế tại Trường Đại học Sài Gòn xuất bản nước ngoài, dẫn đến có những nội dung bài học<br />
2.2.1. Phương pháp phân tích chưa thật sự phù hợp với bối cảnh đào tạo tại Việt Nam<br />
làm cho người học khó tiếp thu và người dạy khó tiếp<br />
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa vào bảng câu<br />
hỏi được thiết kế sẵn. Bảng câu hỏi được chia làm 2 phần: cận. Để đánh giá nội dung giáo trình giảng dạy tiếng Anh<br />
phần thứ nhất với mục đích thu thập những thông tin về chuyên ngành Kinh tế có thật sự phù hợp với mục tiêu<br />
nhân khẩu học của người tham gia trả lời phỏng vấn, đào tạo hay không, nghiên cứu sử dụng thang đo thứ bậc<br />
phần thứ hai xây dựng các biến đo lường thực trạng dạy gồm 4 mức độ (1: Không phù hợp, 2: Tương đối phù hợp,<br />
và học tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại Trường Đại 3: Phù hợp, 4: Rất phù hợp).<br />
<br />
245<br />
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 244-248<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Kiểm định sự phù hợp của nội dung giáo trình so với mục tiêu<br />
Mức độ Tần số % Phần trăm tích lũy (%)<br />
1. Không phù hợp 1 7,10 7,10<br />
2. Tương đối phù hợp 10 71,4 78,5<br />
Trung vị: 2<br />
3. Phù hợp 3 21,5 100,0<br />
Total 14 100,0<br />
Wilcoxon Signed Ranks Test: Z=-2,668; Asymp. Sig.=.008<br />
Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu từ SPSS 25<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy, giá trị trung vị (median) bằng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế hiện nay chủ<br />
2, trong số 14 ý kiến được khảo sát thì nội dung giáo trình yếu bằng phương pháp ngữ pháp.<br />
so với mục tiêu được đánh giá tương đối phù hợp chiếm tỉ - Kiến thức chuyên ngành của GV (xem bảng 4 trang bên):<br />
lệ cao (71,4%), kế tiếp là phù hợp chiếm 21,5%, không Phần lớn GV giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành<br />
phù hợp là 7,1% và các mức độ khác không được lựa chọn. Kinh tế được đào tạo bài bản và có chuyên môn sâu về<br />
Mặt khác, kiểm định Wilconxon có ý nghĩa thống kê mức ngôn ngữ học nhưng với những kiến thức về chuyên<br />
5% (Sig.=0,008) điều đó khẳng định rằng nội dung giáo ngành Kinh tế thì họ vẫn còn có những hạn chế nhất định,<br />
trình so với mục tiêu có giá trị nhỏ hơn trung vị, nghĩa là dẫn đến việc diễn giải các khái niệm, định nghĩa, các<br />
nội dung giáo trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Kinh thuật ngữ chưa thật sự thấu đáo, mang tính đa chiều. Kết<br />
tế chưa thật sự đáp ứng với mục tiêu. quả khảo sát cho thấy lượng kiến thức đáp ứng một phần<br />
- Phương pháp giảng dạy (bảng 3): cho giảng dạy chuyên ngành chiếm tỉ lệ cao (85,7%) và<br />
Mặc dù nội dung của đề cương thiết kế với kì vọng chỉ 2 ý kiến cho rằng hoàn toàn đáp ứng (14,5%).<br />
đảm bảo hoàn thiện bốn kĩ năng cho người học gồm nghe, Kết quả kiểm định Wilcoxon có ý nghĩa thống kê mức<br />
nói, đọc và viết, nhưng trong thực tế phương pháp giảng 10% (Sig.=.084) và trung vị mẫu nhỏ hơn trung vị tổng<br />
dạy chưa đáp ứng mục tiêu này. Phần lớn GV dạy tiếng thể, chứng tỏ rằng kiến thức chuyên ngành của GV chỉ đáp<br />
Anh chuyên ngành Kinh tế thường sử dụng phương pháp ứng một phần khi giảng tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế.<br />
đọc và dịch (Grammar Translation Method) mà chưa phối - Trình độ SV (xem bảng 5 trang bên):<br />
kết hợp hiệu quả những phương pháp khác, dẫn đến kết Mặc dù trước khi tham gia lớp tiếng Anh chuyên<br />
quả giảng dạy chưa đáp ứng kì vọng của người học. Nhằm ngành Kinh tế, SV đã được thi xếp lớp theo trình độ,<br />
đánh giá sự tin cậy của phương pháp giảng dạy, nghiên nhưng vẫn còn tồn tại thực trạng trình độ SV mỗi lớp<br />
cứu này sử dụng thang đo định danh gồm 1: Phương pháp không đồng đều, dẫn đến khó khăn cho GV khi thiết kế<br />
ngữ pháp, 2: Phương pháp nghe nói, 3: Phương pháp giao bài giảng. Trình độ SV hạn chế dẫn đến rất khó để tiếp thu<br />
tiếp, 4: Phương pháp tổng hợp [11]. các từ vựng cũng như các thuật ngữ chuyên ngành kinh tế.<br />
Kết quả thống kê trong bảng 3 cho thấy phương pháp Kết quả khảo sát 180 SV (bảng 5) cho thấy SV xếp<br />
ngữ pháp thường xuyên được sử dụng trong giảng dạy loại khá chiếm tỉ lệ cao (71,11%), loại trung bình chiếm<br />
tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế (chiếm 57,1%), phương 19,44%, loại trung bình yếu 5%, loại giỏi chiếm 3,89%,<br />
pháp nghe nói chiếm 35,7% và chỉ có 7,2% GV sử dụng đặc biệt xếp loại kém là 1%.<br />
phương pháp giao tiếp, đặc biệt là phương pháp tổng hợp Mặt khác, kết quả phân tích phương sai một yếu tố<br />
không được sử dụng trong giảng dạy. Mặt khác kiểm (bảng 6) cho thấy thống kê F có ý nghĩa thống kê mức<br />
định phi tham số Wilcoxon có ý nghĩa thống kê mức 5% 5% (Sig.=0,000). Điều đó khẳng định rằng trình độ của<br />
(Sig.=.002), một lần nữa khẳng định rằng phương pháp SV có sự khác biệt (có ý nghĩa).<br />
Bảng 3. Kiểm định các phương pháp giảng dạy so với mục tiêu<br />
Mức độ Tần số % Phần trăm tích lũy (%)<br />
1. Phương pháp ngữ pháp 8 57,1 57,1<br />
2. Phương pháp nghe nói 5 35,7 92,8<br />
Trung vị: 1<br />
3. Phương pháp giao tiếp 1 7,2 100,0<br />
Total 14 100,0<br />
Wilcoxon Signed Ranks Test: Z=-3,090; Asymp. Sig.=.002<br />
Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu từ SPSS 25<br />
<br />
246<br />
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 244-248<br />
<br />
<br />
Bảng 4. Kiểm định mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của GV<br />
Mức độ Tần số % Phần trăm tích lũy (%)<br />
2. Đáp ứng một phần 12 85,7 85,7<br />
Trung vị: 2 4. Hoàn toàn đáp ứng 2 14,3 100,0<br />
Total 14 100,0<br />
Wilcoxon Signed Ranks Test: Z=-1.728; Asymp. Sig.=.084<br />
Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu từ SPSS 25<br />
Bảng 5. Phân loại điểm trung bình<br />
Điểm số Tần số TB ĐLC % GTNN GTLN<br />