THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC<br />
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM HỆ CAO ĐẲNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC<br />
Mai Trung Dũng<br />
Bộ môn Tâm lý giáo dục<br />
Absract. The studying motivation plays a very important role in enabling students to be the actual agents in<br />
their studying activities. In pedagogical universities, pedagogy takes a vital role in upgrading teaching and<br />
learning quality. Therefore, teaching pedagogy to students as well as seeking for students’ studying motivation<br />
on this subject pay to be necessary and focal matter.<br />
<br />
Đặt vấn đề:<br />
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu cầu rất<br />
cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Sản phẩm của giáo dục, đào tạo đại học là những<br />
sinh viên tốt nghiệp. Liệu họ có khả năng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mà cuộc sống đặt<br />
ra hay không? Làm thế nào để người học có hứng thú tập trung chú ý trong học tập, nắm được<br />
những tri thức khoa học cơ bản, đặc biệt, họ có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng,<br />
kỹ xảo để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của thực tế.<br />
Trường Đại học Tây Bắc trong những năm qua, bộ môn giáo dục học cùng với các bộ<br />
môn khác đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo những đội ngũ giáo viên phục vụ đắc lực<br />
cho sự nghiệp giáo dục Tây Bắc nói riêng và cho đất nước nói chung. Tuy nhiên, việc học<br />
môn giáo dục học của sinh viên hiện nay nói chung chất lượng còn thấp, sinh viên chủ yếu<br />
nắm được tri thức lý thuyết môn học còn khả năng vận dụng vào thực tiễn lại rất yếu; thái độ<br />
học tập chưa cao, việc học chủ yếu là nhằm vào thi cử; phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là<br />
thuyết trình, nặng về đọc chép, dạy chay vẫn là phổ biến. Do đó, việc dạy môn giáo dục học<br />
cho sinh viên cũng như việc tìm hiểu hứng thú học môn giáo dục học là rất cần thiết và đang<br />
được quan tâm nghiên cứu.<br />
Trong phạm vi bài này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu tất cả của vấn đề hứng thú<br />
học tập môn giáo dục học của sinh viên mà chỉ tìm hiểu, mô tả thực trạng về đặc điểm hứng<br />
thú học môn giáo dục học cho sinh viên sư phạm hệ Cao đẳng trường Đại học Tây Bắc.<br />
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 175 sinh viên sư phạm hệ Cao đẳng, trong đó có 92 sinh<br />
viên khối Tự nhiên và 83 sinh viên khối Xã hội<br />
I. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học môn giáo dục học trong nhà<br />
trường sư phạm.<br />
1. Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học môn giáo dục học trong nhà trường sư<br />
phạm.<br />
Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo bạn, học môn giáo dục<br />
học có tầm quan trọng như thế nào đối với sinh viên sư phạm?”.<br />
<br />
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học môn giáo dục học<br />
Mức<br />
<br />
Có hay<br />
không cũng được<br />
<br />
Cần thiết<br />
<br />
độ<br />
<br />
Không cần thiết<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
Tự<br />
nhiên(92)<br />
<br />
78<br />
<br />
84,8<br />
<br />
14<br />
<br />
15,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Xã hội(83)<br />
<br />
78<br />
<br />
94,0<br />
<br />
5<br />
<br />
6,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Chung(175)<br />
<br />
156<br />
<br />
89,2<br />
<br />
19<br />
<br />
10,8<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Khối<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Đa số sinh viên được điều tra cho rằng : Học môn giáo dục là cần thiết và quan trọng<br />
đó với sinh viên sư phạm (chiếm 89,2 %), số sinh viên này nêu lên một số lý do cho rằng học<br />
môn giáo dục học là cần thiết vì: Muốn trở thành nhà giáo vững vàng, tự tin đứng trên bục<br />
giảng sau này thì đối với mỗi sinh viên sư phạm không chỉ được trang bị những tri thức<br />
chuyên môn mà còn phải trang bị cho mình hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ sư<br />
phạm, nếu người giáo viên thiếu hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ thì không thể<br />
tiến hành giảng dạy và giáo dục được. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn (10,8 %) số sinh viên<br />
cho rằng: học môn giáo dục học “Có hay không cũng được”. Rất may là không có sinh viên<br />
nào cho rằng “Không cần thiết”<br />
Nếu so sánh giữa sinh viên khối Tự nhiên và khối Xã hội thì sinh viên khối xã hội<br />
nhận thức về mức độ “Cần thiết” cao hơn so với sinh viên khối Tự nhiên, cụ thể: (94,0 %)sinh<br />
viên khối xã hội cho rằng là cần thiết và quan trọng, sinh viên khối Tự nhiên là (84,8%), với<br />
độ chênh lệch là 9,2 %. Điều này do nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó đáng chú ý hơn<br />
cả là do tính chất môn học (các môn khoa học xã hội khác với các môn tự nhiên) đã phần nào<br />
chi phối ý thức của họ<br />
2. Nhận thức của sinh viên về tác dụng của việc học môn giáo dục học<br />
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về việc học môn giáo dục học, chúng<br />
tôi đặt câu hỏi: “Theo bạn, học môn giáo dục học có tác dụng gì đối với bản thân và nghề<br />
nghiệp sau này?”<br />
Bảng 2: Nhận thức của sinh viên về tác dụng của việc học môn giáo dục học<br />
Khối<br />
<br />
Tự nhiên<br />
<br />
Xã hội<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Các tác dụng<br />
<br />
%<br />
<br />
T.B<br />
<br />
%<br />
<br />
T.B<br />
<br />
%<br />
<br />
T.B<br />
<br />
Hiểu biết hơn về nghề<br />
<br />
69,6<br />
<br />
3<br />
<br />
57,8<br />
<br />
3<br />
<br />
63,7<br />
<br />
3<br />
<br />
Nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ<br />
<br />
58,7<br />
<br />
4<br />
<br />
48,2<br />
<br />
4<br />
<br />
53,4<br />
<br />
4<br />
<br />
Lĩnh hội được kinh nghiệm nghề nghiệp<br />
<br />
73,9<br />
<br />
2<br />
<br />
68,7<br />
<br />
2<br />
<br />
71,3<br />
<br />
2<br />
<br />
Hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học 84,8<br />
và giáo dục<br />
<br />
1<br />
<br />
79,6<br />
<br />
1<br />
<br />
82,2<br />
<br />
1<br />
<br />
Các tác dụng khác<br />
<br />
6,3<br />
<br />
5<br />
<br />
18,0<br />
<br />
5<br />
<br />
12,1<br />
<br />
5<br />
<br />
Nhận xét: Tác dụng của việc học môn giáo dục học được sinh viên đánh giá theo các<br />
mức độ(%) khác nhau. Trong một số tác dụng của việc học môn giáo dục học theo tự đánh giá<br />
của sinh viên thì tác dụng “Giúp sinh viên rèn luyện và hình thành các kỹ năng dạy học và<br />
giáo dục” được sinh viên đánh giá cao nhất (chiếm 82,2 % số sinh viên được hỏi cho là như<br />
vậy). Tiếp đến là tác dụng “lĩnh hội được kinh nghiệm nghề nghiệp”(chiếm 71,3 %, giữ vị trí<br />
2). Chính nhờ lĩnh hội được kinh nghiệm nghề nghiệp mà các em “hiểu biết hơn về nghề” của<br />
mình, về công việc của người thầy giáo(chiếm 63,7 %, giữ vị trí 3). Từ sự hiểu biết hơn về<br />
nghề nghiệp của người thầy giáo đã làm nảy sinh ở sinh viên tình cảm đối với nghề nghiệp,<br />
làm cho các em cảm thấy “Yêu nghề, yêu trẻ hơn”(chiếm 53,4 %, giữ vị trí 4). Các tác dụng<br />
khác là 12,1 %<br />
II. Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn giáo dục học trong nhà trường sư<br />
phạm<br />
1. Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn giáo dục học<br />
Bảng 3: Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn giáo dục học<br />
Mức độ<br />
<br />
Thích<br />
<br />
Không thích<br />
<br />
Khối<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
Tự nhiên<br />
<br />
77<br />
<br />
83,7<br />
<br />
15<br />
<br />
16,3<br />
<br />
Xã hội<br />
<br />
78<br />
<br />
94,0<br />
<br />
5<br />
<br />
6,0<br />
<br />
Chung<br />
<br />
155<br />
<br />
88,6<br />
<br />
20<br />
<br />
11,4<br />
<br />
Nhận xét :<br />
Đa số sinh viên được điều tra cho rằng thích học môn giáo dục học(chiếm 88,6 % số<br />
sinh viên được hỏi cho là như vậy). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn khoảng (11,4 %) số sinh<br />
viên được điều tra cho rằng “không thích học” môn giáo dục học. Nếu so sánh giữa hai khối<br />
thì tỉ lệ (%) số sinh viên thích học môn giáo dục học của khối Xã hội cao hơn khối Tự nhiên,<br />
Cụ thể: 94,0% sinh viên khối xã hội cho rằng thích học môn giáo dục học, sinh viên khối Tự<br />
nhiên là 83,7 %, với độ chênh lệch là 10,3 %. Điều này cũng hợp lý xét theo góc độ tính chất<br />
môn học và khuynh hướng học của sinh viên hai khối (Các môn xã hội khác với các môn tự<br />
nhiên, sinh viên xã hội thường thích học các môn xã hội và ngược lại) đã phần nào chi phối<br />
thái độ của họ đối với việc học môn này. Vậy, những lý do nào dẫn đến sinh viên thích học<br />
môn giáo dục học?<br />
2. Lý do dẫn đến sinh viên thích học môn giáo dục học?<br />
Bảng 4: Lý do dẫn đến sinh viên thích học môn giáo dục học<br />
Khối<br />
<br />
STT<br />
Lý do<br />
1<br />
<br />
Giáo viên dạy hấp dẫn<br />
<br />
Tự<br />
nhiên<br />
<br />
Xã hội<br />
<br />
Chung<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
2,29<br />
<br />
3<br />
<br />
1,6<br />
<br />
4<br />
<br />
1,95<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Môn học có ý nghĩa<br />
<br />
3,55<br />
<br />
2<br />
<br />
3,6<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
3,59<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Môn học có tác dụng đối với bản thân và 3,94<br />
nghề nghiệp<br />
<br />
1<br />
<br />
4,3<br />
9<br />
<br />
1<br />
<br />
4,17<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Dễ học<br />
<br />
1,47<br />
<br />
5<br />
<br />
1,6<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
1,57<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Học đạt kết quả cao<br />
<br />
1,55<br />
<br />
4<br />
<br />
1,5<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
1,56<br />
<br />
5<br />
<br />
Chú thích: X = Điểm trung bình ;<br />
<br />
T.B = Thứ bậc<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Khi lý giải các lý do dẫn đến thích học môn giáo dục học thì phần lớn sinh viên đánh giá cao<br />
các lý do liên quan trực tiếp đến môn học. Cụ thể:<br />
+ Môn học có tác dụng cho bản thân và nghề nghiệp ( X = 4,17; xếp bậc 1).<br />
+ Môn học có ý nghĩa ( X = 3,59; xếp bậc 2).<br />
Những lý do có liên quan gián tiếp đến môn học, có khả năng mang lại hứng thú học tập<br />
cao nhưng sinh viên lại đánh giá thấp hơn. Cụ thể:<br />
+ Giảng viên dạy hấp dẫn sinh động ( X = 1,95; xếp bậc 3).<br />
+ Học đạt kết quả cao ( X = 1,56; xếp bậc 5).<br />
Nếu so sánh các lý do dẫn đến hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên hai khối<br />
(Tự nhiên và Xã hội) thì không có sự chênh lệch đáng kể về thứ bậc. Đồng thời, để so sánh sự<br />
sắp xếp thứ tự các lý do dẫn đến hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên hai khối (Tự<br />
R<br />
nhiên và Xã hội) chúng tôi sử dụng công thức hệ số tương quan của Specman cho thấy<br />
= 0,95 thể hiện lý do dẫn đến hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên hai khối là tương<br />
quan chặt.<br />
III. Mức độ biểu hiện hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên.<br />
Bảng 5: Mức độ biểu hiện hứng thú học môn giáo dục học của sinh viên.<br />
Khối<br />
<br />
Tù nhiªn<br />
<br />
X· héi<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
Đi học đúng giờ<br />
<br />
82<br />
<br />
89,1<br />
<br />
72<br />
<br />
86,7<br />
<br />
154<br />
<br />
88,0<br />
<br />
Chú ý nghe giảng và ghi chép bài 63<br />
đầy đủ<br />
<br />
68,4<br />
<br />
72<br />
<br />
86,7<br />
<br />
135<br />
<br />
77,1<br />
<br />
Tích cực phát biểu ý kiến<br />
<br />
9,8<br />
<br />
15<br />
<br />
18,0<br />
<br />
24<br />
<br />
13,7<br />
<br />
22,8<br />
<br />
20<br />
<br />
24,0<br />
<br />
41<br />
<br />
23,4<br />
<br />
9<br />
<br />
Cảm thấy nuối tiếc khi phải nghỉ 21<br />
giờ giáo dục học<br />
<br />
Thường độc những tài liệu có liên 48<br />
quan đến giáo dục học<br />
<br />
52,1<br />
<br />
43<br />
<br />
51,8<br />
<br />
91<br />
<br />
52,0<br />
<br />
Thường đọc những tài liệu về 9<br />
giáo dục học<br />
<br />
9,8<br />
<br />
16<br />
<br />
19,3<br />
<br />
25<br />
<br />
14,3<br />
<br />
Thường học bài và làm bài tập 36<br />
đầy đủ trước khi đến lớp<br />
<br />
39,1<br />
<br />
41<br />
<br />
49,4<br />
<br />
77<br />
<br />
34,0<br />
<br />
Luôn luôn suy nghĩ về vấn đề khó 42<br />
hiểu<br />
<br />
45,6<br />
<br />
38<br />
<br />
45,8<br />
<br />
80<br />
<br />
45,7<br />
<br />
Boăn khoăn không vui khi chưa 46<br />
hiểu bài<br />
<br />
50,0<br />
<br />
47<br />
<br />
56,6<br />
<br />
93<br />
<br />
53,1<br />
<br />
Mỗi khi có boăn khoăn, thắc mắc 7<br />
tôi thường gặp thầy, gặp bạn để<br />
trao đổi<br />
<br />
7,6<br />
<br />
9<br />
<br />
10,8<br />
<br />
16<br />
<br />
9,2<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Bắc có<br />
nhiều biểu hiện khác nhau và mức độ các biểu hiện đó ở sinh viên là không như nhau:<br />
* Các biểu hiện hứng thú có tỷ lệ cao là:<br />
+ Đi học đúng giờ (chiếm 88,0 %, giữ vị trí 1).<br />
+ Chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ (chiếm 77,1 %, giữ vị trí 2).<br />
+ Boăn khoăn không vui khi chưa hiểu bài (chiếm 53,1 %, giữ vị trí 3).<br />
+ Thường đọc những tài liệu có liên quan đến giáo dục học (chiếm 52,0 %, giữ vị trí 4).<br />
* Các biểu hiện hứng thú có tỷ lệ thấp:<br />
+ Luôn luôn suy nghĩ về vấn đề khó hiểu (Chiếm 45,7 %, giữ vị trí 5).<br />
+Thường học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp (Chiếm 34,0 %, giữ vị trí 6).<br />
+ Cảm thấy nuối tiếc khi phải nghỉ giờ giáo dục học (Chiếm 23,4 %, giữ vị trí 7).<br />
+ Thường đọc các tài liệu giáo dục học (Chiếm 14,3 %, giữ vị trí 8).<br />
+ Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài (Chiếm 13,7 %, giữ vị trí 9).<br />
+ Mỗi khi boăn khoăn, thắc mắc tôi thường gặp thầy, gặp bạn để trao đổi (Chiếm 9,2 %, giữ<br />
vị trí 10).<br />
IV. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh<br />
viên sư phạm hệ Cao đẳng trường Đại học Tây Bắc.<br />
Để hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh viên<br />
sư phạm hệ Cao đắng trường Đại học Tây Bắc chúng tôi đã đưa ra 9 nguyên nhân và yêu cầu<br />
sinh viên chọn 5 nguyên nhân và xắp xếp thứ tự ưu tiên: 1 là quan trọng nhất.<br />
Bảng 6: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn giáo dục học của sinh<br />
<br />