Thực trạng kinh tế phi chính thức tại Việt Nam hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Thực trạng kinh tế phi chính thức tại Việt Nam hiện nay" nghiên cứu và phân tích thực trạng của nền kinh tế phi chính thức, từ đó, tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam, xây dựng một nền kinh tế bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng kinh tế phi chính thức tại Việt Nam hiện nay
- THỰC TRẠNG KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thị Mộng Nghi Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thụy Thanh Tâm TÓM TẮT Kinh tế phi chính thức là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ lao động tham gia nền kinh tế này khá cao. Đặc trưng chủ yếu là lao động có thu nhập thấp, điều kiện lao động không đảm bảo, khiến họ dễ bị tổn thương dưới các tác động của khoa học công nghệ, biến động của môi trường sống. Bên cạnh đó, nó còn tồn tại những ưu điểm tích cực và hạn chế. Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch Covid -19, người lao động trong nền kinh tế phi chính thức bị ảnh hưởng nặng nề, hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, gián đoạn. Vì vậy, Nhà nước cần phối hợp doanh nghiệp, người lao động để đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ người lao động và kiểm soát nền kinh tế phi chính thức có hiệu quả hơn. Từ khóa: Covid -19, kinh tế phi chính thức, kinh tế Việt Nam, lao động phi chính thức, thất nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam hiện nay, đại dịch Covid -19 đã được kiểm soát hiệu quả, các hoạt động đời sống cũng dần hồi phục, nhưng hậu quả mà nó mang lại là một vấn đề đang được quan tâm. Nó đã tác động mạnh mẽ đến hầu hết tất các lĩnh vực trong đời sống – xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục. Đặc biệt đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến nền kinh tế phi chính thức, đây là một nền kinh tế chiếm phần lớn lực lượng lao động của quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của người Việt, nó đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của các nền kinh tế trên thế giới và xét cả trong phương diện của một quốc gia. Mặc dù, kinh tế phi chính thức đem lại nguồn thu nhập cho lực lượng lao động phi chính thức, bao gồm cá nhân hay doanh nghiệp và nhiều lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, điểm hạn chế đó chính là lực lượng lao động trong lĩnh vực này không có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ, máy móc kỹ thuật trình độ cao trong tương lai, thu nhập của kinh tế phi chính lại không được tính vào GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) hay GNP (Tổng sản phẩm quốc gia). Vì thế, việc nghiên cứu và phân tích thực trạng của nền kinh tế phi chính thức, từ đó, tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam, xây dựng một nền kinh tế bền vững. 2. THỰC TRẠNG KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Kinh tế phi chính thức được hiểu là những đơn vị sản xuất ra sản phẩm/ dịch vụ nhằm tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động (Bùi Tuấn An, 2022). Theo ILO và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (1993) đặc trưng của khu vực này là các cá nhân/ doanh nghiệp hoạt động quy mô nhỏ, quan hệ lao động chủ yếu dựa trên lao động không thường xuyên, không ổn định, mang tính chất cá nhân hơn là không thông qua quan hệ hợp đồng với những quy định, điều khoản rõ ràng cụ thể, bảo vệ quyền và lợi ích cho cả bên thuê lao động và bên được thuê lao động (Bùi Tuấn An, 2022). 1007
- Kinh tế phi chính thức bao gồm nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, như không có đăng kí về mặt pháp lý, không có số liệu thống kê và không được kiểm soát bởi nhà nước (chẳng hạn, các hoạt động kinh tế ngầm nhằm tránh thuế, nền kinh tế phi chính thức thoát khỏi một phần hoặc hoàn toàn các quy định Nhà nước, kinh tế bất hợp pháp – ma túy, mại dâm,..). Nền kinh tế này tạo ra giá trị kinh tế nhưng không được tính vào GDP hay GNP, do vậy khu vực kinh tế này không nhận được sự hỗ trợ hay các chính sách ưu đãi như khu vực kinh tế chính thức từ phía Nhà nước. Trên thế giới, nhìn chung nếu so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khu vực kinh tế phi chính thức ở mức cao, nhưng nếu so sánh với các nước như Campuchia, Myanmar, Indonesia thì tỷ lệ này lại chiếm tỷ lệ thấp hơn (Tổng cục thống kê, 2022). Mặc khác, một quốc gia có tỷ lệ lao động phi chính thức càng cao thì năng suất lao động càng thấp, tăng trưởng kinh tế khó bền vững và thu nhập của người dân sẽ ở mức không cao, tỷ lệ hộ gia đình nghèo đói càng lớn. Theo thống kê, tại Việt Nam (2021) có 33,6 triệu lao động có việc làm phi chính thức, chiếm 68,5% trong tổng số lao động có việc làm. Lao động này tập trung chủ yếu tại 3 vùng kinh tế - xã hội có quy mô lớn gồm Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tổng cục thống kê, 2022). Năm 2017, 77% đơn vị của nền kinh tế phi chính thức Việt Nam hoạt động trong các dịch vụ xe ôm, hàng rong, bán lẻ hàng hóa (Adele Doan, 2020). Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học - công nghệ và Internet, nhiều ngành nghề mới xuất hiện như YouTuber, livestream bán hàng Online, Blogger trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Facebook, TikTok, Website….) và vô số ngành nghề khác. Một hiện trạng thực tế tại Grab, những tài xế xe công nghệ, giao hàng công nghệ gặp những tình huống nguy hiểm, bị kẻ xấu tấn công, lợi dụng, uy hiếp, khống chế với mục đích xấu (cướp xe, tài sản,..), thậm chí là dẫn đến tử vong. Đây là một hành vi cần được lên án và chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật. Tuy vậy, về phía Grab với lý do Grab không phải là đơn vị sử dụng lao động nên họ không có trách nhiệm về sự an toàn của tài xế, nhưng dựa trên đạo đức kinh doanh Grab thu nguồn tài chính từ tài xế nên họ cần có trách nhiệm với người cộng sự của mình. Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác như Foody đã tiến hành ký hợp đồng chính thức với người lao động là tài xế xe công nghệ và giao hàng của họ (Adele Doan, 2020). Vì thế, việc doanh nghiệp cần có những chính sách bảo vệ người lao động và đảm bảo sự an toàn lao động là điều hết sức cần thiết. Từ năm 2017 – 2019, thu nhập của lao động phi chính thức đã dần được cải thiện tăng từ 3,80 - 4,53 triệu đồng/tháng (Tổng cục thống kê, 2022). Tuy nhiên, vào thời kỳ đại dịch Covid-19, trong 2 năm 2020 và 2021, mức thu nhập bình quân này liên tục giảm, lao động phi chính thức ở khu vực thành thị chịu tác động tiêu cực hơn lao động ở khu vực nông thôn. Khi chưa có sự tác động của dịch Covid - 19, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động phi chính thức của khu vực thành thị có xu hướng giảm và luôn thấp hơn ở khu vực nông thôn. Đến năm 2021, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động phi chính thức khu vực thành thị tăng lên đến 4,21%, tăng gần gấp 2 lần so với năm trước, cao hơn cả tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn (Tổng cục thống kê, 2022). Với sự phát triển của công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những lao động trong khu vực này sẽ đối mặt với những thách thức mới, khó khăn hơn. 1008
- 60000 50000 40000 33632,3 30000 20000 5976,1 27508,2 10000 15440 15436 140 0 Tổng số Khu vực Khu vực phi Khu vực hộ chính thức chính thức gia đình Lao động chính thức Lao động phi chính thức Hình 1: Lao động phi chính thức làm việc tại các khu vực chính thức, phi chính thức và hộ gia đình, năm 2021 (nghìn người) (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2022) Dựa trên Báo cáo Tổng quan Lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam (2022), qua dữ liệu từ biểu đồ chúng ta thấy rằng lao động phi chính thức trong tổng số lao động là 33.632,3 nghìn người (chiếm 68,5%), số lao động phi chính thức 27.508,2 nghìn người đang làm việc ở khu vực phi chính thức (81,8%). Số lao động phi chính thức làm việc ở khu vực chính thức là 5.976,1 nghìn người chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với 17,8% và 0,4% ở khu vực hộ gia đình có 140 nghìn người. Trong khu vực chính thức, số lao động phi chính thức ở trong khu vực này với số lượng là gần 6 nghìn lao động phi chính thức (Tổng cục thống kê, 2022). 3. NGUYÊN NHÂN Kinh tế phi chính thức có xu hướng gia tăng và tỷ lệ lao động phi chính thức ở nông thôn thường cao hơn thành thị, vì thế đây là khu vực kinh tế không thể tách rời trong nền kinh tế tại Việt Nam trong tương lai (Vũ Trọng Nghĩa, 2021). Khu vực kinh tế này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau vì thế sự hình thành cũng chịu tác động từ nhiều hướng, dưới đây là một vài nguyên nhân chính: - Đầu tiên, đối với nhóm hoạt động kinh tế bất hợp pháp: Một phần, là do bộ máy quản lý của Nhà nước kiểm soát còn kém hiệu quả, không đủ sức rắn đe, ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động này. Phần khác, lại do nhóm đối tượng này chạy theo lợi ích kinh tế mà họ đã bất chấp pháp luật để thực hiện hoạt 1009
- động kinh doanh bất hợp pháp (Vũ Trường Sơn, 2021). Trong đó, bao gồm nhiều hoạt động như ma túy, mại dâm, cờ bạc, buôn người,….và những hoạt động này gây ảnh hưởng nhiều đến trật tự - an toàn xã hội, dẫn đến nhiều hệ lụy. Chẳng hạn, vào những năm gần đây hoạt động buôn người qua Campuchia với những chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” nhưng thực tế họ sẽ phải làm việc rất vất vả, nặng nhọc, thậm chí không làm việc chăm chỉ sẽ bị đánh đập, hành hạ. - Thứ hai, đối với nhóm hoạt động kinh doanh gian lận: cũng giống như nhóm hoạt động kinh doanh bất hợp pháp là vì lợi ích kinh tế, thêm vào đó vấn đề về thủ tục hành chính nhiêu khê, luật lệ phức tạp, không rõ ràng, không nhất quán dẫn đến các cá nhân và doanh nghiệp tốn kém thời gian, tiền bạc, từ đó họ phải lách luật, trốn tránh. Hơn nữa, gánh nặng thuế và các chi phí (khi chuyển đổi giữa chính thức và không chính thức) làm cho đối tượng này gặp nhiều khó khăn (Vũ Trường Sơn, 2021). - Thứ ba, đối với nhóm hoạt động kinh tế của hộ gia đình, kinh doanh nhỏ: do sự phát triển thấp của nền kinh tế làm cho khu vực kinh tế chính thức không đáp ứng được nhu cầu về việc làm và thu nhập của người dân, buộc họ phải tự kiếm sống bằng cách tham gia các hoạt động kinh doanh này (Vũ Trường Sơn, 2021). Trong đó, tại Việt Nam, vấn đề kinh doanh vẻ hè, những quán ăn lấn chiếm lề đường hay ẩm thực đường phố rất phổ biến ngay cả khu vực thành phố lớn như TP. HCM hay Hà Nội, vì chưa được thừa nhận nên những khu vực kinh doanh này khá lộn xộn, mất an toàn giao thông và khó quản lý. Bên cạnh đó, thương mại điện tử phát triển, đa dạng hình thức buôn bán, livestream qua mạng, ngày càng phổ biến và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ càng nhiều, nhưng cơ quan nhà nước vẫn chưa kiểm soát được hoàn toàn. - Cuối cùng, một vấn đề liên quan đến việc giáo dục, tuyên truyền tại các địa phương vùng sâu vùng xa còn kém hiệu quả dẫn đến thực trạng như trẻ em dưới 18 tuổi được gia đình khuyến khích làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, lao động tay chân tại các thành phố, các khu công nghiệp lớn như Bình Dương, TP. HCM, Cần Thơ….Khiến họ là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương. 4. HẬU QUẢ Hầu hết, nền kinh tế nào cũng sẽ chứa đựng những mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Về mặt tích cực của kinh tế phi chính thức giúp giảm bớt gánh nặng về những lao động không có trình độ, kỹ năng chuyên môn, tạo được công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, thuế, quy trình thủ tục pháp lý. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ở một góc độ nào đó kinh tế phi chính thức là một tấm lưới an toàn đối với những khủng hoảng nền kinh tế. Tuy nhiên, xét về mặt hạn chế, đối với người lao động trong khu vực này sẽ làm những công việc không ổn định, họ không được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước (đóng bảo hiểm y tế, mức lương tối thiểu, số giờ làm, không có hợp đồng lao động, những khoản phúc lợi khác và đặc biệt là an toàn lao động,…). Bên cạnh đó, thu nhập thấp và không thường xuyên, ít có cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp, dẫn đến chính họ không được công nhận, đăng ký hay quản lý vì vậy họ không được bảo vệ bởi các chính sách của thị trường lao động. Trong quá trình sản xuất, lực lượng lao động trong khu vực này sẽ tạo ra năng suất lao động không cao, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. Về phía doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đối mặt với việc quy trình thủ tục hành chính quá phức tạp và để có thể giảm được chi phí chuyển đổi từ phi chính thức sang chính thức họ có thể gian lận, trốn tránh hoặc thậm chí là chống đối. Kết hợp với việc tuyển dụng lao động không có trình 1010
- độ chuyên môn cũng sẽ ảnh hưởng đên chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Về phía Nhà nước, khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát các thành phần trong khu vực kinh tế phi chính thức, đặc biệt là bảo vệ đối tượng người lao động phi chính thức, hay xảy ra tỉnh trạng thất thoát thuế và việc phát triển một nền kinh tế bền vững gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, lao động trong kinh tế phi chính thức hậu đại dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn vì doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, người lao động thất nghiệp, kéo theo đó là tình hình trộm cướp và các tệ nạn xã hội gia tăng. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Một quốc gia phát triển bền vững không thể phụ thuộc vào tỷ lệ cao của nền kinh tế phi chính thức. Vì thế, Việt Nam đã và đang tìm cách để giảm thiểu tỷ lệ này. - Đối với phía Nhà nước: nên hệ thống, cải thiện khuôn khổ pháp lý quốc gia, đặt biệt là các chính sách liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức, lao động phi chính thức. Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp đóng góp ý kiến khi nhà nước xây dựng các chính sách điều chỉnh nền kinh tế. Hỗ trợ và khuyến khích cho các đơn vị kinh doanh phi chính thức chuyển đổi sang khu vực chính thức bằng một số biện pháp như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ các loại giấy phép không cần thiết, biện pháp khắc phục về hành vi trốn thuế nên nâng cao khả năng phân tích, chuyên môn của đội ngũ cán bộ thuế, hệ thống các quy trình đóng thuế rõ ràng minh bạch. Khi doanh nghiệp đã chuyển đổi sang chính thức cần hỗ trợ và đưa ra chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tạo ra các chương trình đào tạo nghề dành cho nguồn lao động phi chính thức, điển hình như tại một số tỉnh miền Tây hoạt động đào tạo nghề cho bà con lao động không chính thức ở đây bằng cách sử dụng nguyên liệu lục bình thiên nhiên để đan vỏ, túi, thảm,…và đặc biệt hơn đây là những sản phẩm này rất được ưu chuộng và xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ,… - Đối với doanh nghiệp/ cá nhân trong kinh tế phi chính thức: cần tuân thủ đúng những quy định pháp luật, hoạt động công khai, minh bạch nhằm mang lại giá trị kinh tế cao và đảm bảo an toàn xã hội. Đối với người lao động, doanh nghiệp cần phải đảm bảo và tạo điều kiện cho người lao động về sự an toàn, các chính sách đãi ngộ, ưu đãi (như bảo hiểm y tế, chính sách lương thưởng và phúc lợi,…) và những chương trình phát triển kỹ năng, chuyên môn cho nhóm lao động này. - Đối với bản thân người lao động: cần tự nhận thức về bản thân và cần nhận được sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước để họ thay đổi tư duy, nâng cao kỹ năng tay nghề, kỹ năng chuyên môn. Từ đó, dần dần có thể chuyển đổi việc làm từ lao động ở khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức. Thông qua những buổi hội thảo, workshop, chương trình về kỹ năng lao người lao động. Đối với một số vấn đề khác liên quan đến việc giáo dục, tuyên truyền cần nâng cao hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn đến người dân vùng sâu vùng xa để họ có nhận thức đúng đắn hơn về mặt tích cực và hạn chế của lao động phi chính thức và kinh tế phi chính thức. Ngoài ra, bảo đảm giáo dục cơ bản đối với con cái của lao động phi chính thức cũng cần được quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adele Doan (2020). Kinh tế phi chính thức là gì? Vì sao có thể bạn đang tham gia nền kinh tế này? https://vietcetera.com/vn/kinh-te-phi-chinh-thuc-la-gi-vi-sao-ban-co-the-dang-tham-gia-nen-kinh-te- nay, truy cập ngày 15/03/2023. 1011
- 2. Sơn, V.T., (2021). Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và hàm ý chính sách. Tạp chí Ngân hàng. https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-phi-chinh-thuc-o-viet-nam-va-ham-y-chinh-sach.htm, truy cập ngày 15/03/2023. 3. Nghĩa, V.T., (2021). Tổng quan về khu vực phi chính thức ở Việt Nam. https://binhphuoc.gov.vn/vi/ctk/tin-tuc/tong-quan-ve-khu-vuc-phi-chinh-thuc-o-viet-nam-401.html, truy cập ngày 15/03/2023. 4. Tổng cục thống kê (2022). Tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam. https://www.gso.gov.vn/default/2022/12/tong-quan-ve-lao-dong-co-viec-lam-phi-chinh-thuc-o-viet- nam/, truy cập ngày 15/03/2023. 5. An, B.T., (2022). Kinh tế phi chính thức là gì? Tổng quan về nền kinh tế phi chính thức tại Việt Nam. https://luatminhkhue.vn/kinh-te-phi-chinh-thuc-la-gi-tong-quan-ve-nen-kinh-te-phi-chinh-thuc.aspx, truy cập ngày 15/03/2023. 1012
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại - dịch vụ
117 p | 1052 | 229
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
222 p | 460 | 66
-
Niên giám Thống kê năm 2020
1056 p | 138 | 9
-
Lao động phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng chính sách
5 p | 79 | 8
-
Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2021
544 p | 22 | 7
-
Thực trạng sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong hoạt động thương mại quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam
15 p | 47 | 7
-
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tỉnh Bình Thuận – thực trạng và giải pháp
10 p | 8 | 6
-
Các nước đang phát triển và kinh tế phi chính thức: Phần 2
219 p | 68 | 6
-
Thực trạng áp dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống ở Việt Nam
29 p | 63 | 5
-
Thực trạng kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và những khuyến nghị chính sách
8 p | 24 | 4
-
Thực trạng và chính sách quản lý kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
6 p | 54 | 4
-
Đề cương môn học Kinh tế môi trường
8 p | 117 | 3
-
Thực trạng và thách thức tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam
8 p | 60 | 2
-
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
8 p | 33 | 2
-
Bàn về cách tính lệ phí trước bạ nhà, đất
8 p | 11 | 2
-
Tổng quan về khu vực kinh tế chưa được quan sát: Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam
7 p | 43 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng việc làm phi chính thức của lao động Việt Nam
11 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn