intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng mức độ phát triển thể chất của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Giáo dục thể chất, Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Huế sau 2 năm học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thể chất chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Vì vậy dưới tác động của quá trình tập luyện theo chương trình thì thể chất sẽ có sự biến đổi, qua quá trình nghiên cứu bằng các phương pháp kiểm tra sư phạm và kiểm tra y học, bài viết sẽ đánh giá được đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên qua từng năm học phù hợp với giới tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng mức độ phát triển thể chất của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Giáo dục thể chất, Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Huế sau 2 năm học

  1. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC THỂ CHẤT, KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT, ĐẠI HỌC HUẾ SAU 2 NĂM HỌC TS. Lê Anh Dũng, TS. Ngô Hồng Việt TÓM TẮT Thể chất chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Vì vậy dưới tác động của quá trình tập luyện theo chương trình thì thể chất sẽ có sự biến đổi, qua quá trình nghiên cứu bằng các phương pháp kiểm tra sư phạm và kiểm tra y học đề tài sẽ đánh giá được đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên qua từng năm học phù hợp với giới tính. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm mang tính chuyên biệt, tác động trực tiếp lên con người qua hệ thống các phương tiện chuyên môn tạo ra những biến đổi có chủ đích. Nắm bắt được mức độ biến đổi về hình thái, tố chất thể lực và chức năng sinh lý là vấn đề rất quan trọng. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả của chương trình giáo dục thể chất hiện hành và điều chỉnh một cách kịp thời chương trình đào tạo trong tương lai. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất của sinh viên chuyên ngành sư phạm giáo dục thể chất, Khoa Giáo dục Thể chất, Đại học Huế” 2. PHƯƠNG PHÁP Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp kiểm tra y học. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Thực trạng thể chất của các sinh viên, được nghiên cứu trên 3 mặt: Hình thái, tố chất thể lực và chức năng sinh lý, những chỉ số này đã được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi trong chương trình nghiên cứu quốc gia. Tuy nhiên để có những tiêu chí đánh giá phù hợp với các đặc điểm tại Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Huế cũng như để lựa chọn được các chỉ tiêu mang tính đồng bộ, phù hợp và có tính toàn diện để đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên chuyên ngành Sư phạm GDTC, Khoa Giáo dục Thể chất, Đại học Huế. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 giảng viên TDTT, giảng viên giảng dạy các môn Y – Sinh học TDTT có thời gian công tác lâu năm trong lĩnh vực TDTT tại Khoa GDTC - ĐH Huế và các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi đã lựa chọn được 13 test để tiến hành khảo sát 128 sinh viên chuyên ngành Sư phạm GDTC (Trong đó gồm 115 sinh viên Nam và 13 sinh viên Nữ) qua các học kỳ (đầu học kỳ 1, đầu học kỳ 2, cuối học kỳ 2) và thu được kết quả sau 2 năm tập luyện tại bảng 1. 952
  2. Bảng 1: Đặc điểm phát triển về hình thái, tố chất thể lực và chức năng sinh lý của Nam sinh viên Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế sau 2 năm tập luyện 953
  3. 4. KẾT LUẬN - Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sự phát triển thể chất (hình thái, tố chất thể lực và chức năng sinh lý) của sinh viên chuyên ngành sư phạm Giáo dục Thể chất, Khoa Giáo dục Thể chất, Đại học Huế phát triển tốt hơn so với người Việt Nam bình thường. Điều này chứng tỏ chương trình đào tạo hiện hành rất phù hợp. - Mức tăng trưởng của sinh viên chuyên ngành sư phạm Giáo dục Thể chất, Khoa Giáo dục Thể chất, Đại học Huế theo chiều hướng tăng lên qua các học kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aulic. I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 2. Harre. D (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp NCKH TDTT, Giáo trình dành cho sinh viên Đại học TDTT, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. 4. Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh, Lưu Quang Hiệp và cộng sự (1995), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB Giáo dục, Hà Nội. 954
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
89=>2