Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết "Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam" tìm hiểu về: các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính; giao dịch phái sinh ở một số NHTM Việt Nam; một số giải pháp phát triển giao dịch phái sinh tại các NHTM Việt Nam;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng sử dụng nghiệp vụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NCS. Nguyễn Thị Vân Nga Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự hoàn thiện và phát triển lên các tầm cao mới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng trong xu thế chung đó. Hiện nay các ngân hàng có cung cấp rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng bên cạnh những nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế như dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, sản phẩm tiền tệ, sản phẩm phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất… để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân ngân hàng và của khách hàng. Đặc biệt về các sản phẩm phái sinh tiền tệ và phái sinh lãi suất là những sản phẩm tài chính không những giúp các doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro tài chính mà còn có thể là các công cụ kinh doanh kiếm lời cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên kim ngạch sử dụng các công cụ này tài các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn ít và hiệu quả chưa cao. Do đó rất cần có sự nghiên cứu kỹ về các sản phẩm phái sinh này để đưa ra những giải pháp giúp phát triển các giao dịch phái sinh ở mức độ cao hơn. Từ khóa: công cụ phái sinh, giao dịch phái sinh, ngân hàng thương mại 1. Mở đầu Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tự hoàn thiện và phát triển lên các tầm cao mới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng trong xu thế chung đó. Hiện nay các ngân hàng có cung cấp rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng bên cạnh những nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế như dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, sản phẩm tiền tệ, sản phẩm phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất… để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân ngân hàng và của khách hàng. Đặc biệt về các sản phẩm phái sinh tiền tệ và phái sinh lãi suất là những sản phẩm tài chính không những giúp các doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro tài chính mà còn có thể là các công cụ kinh doanh kiếm lời cho các doanh nghiệp. 2. Các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính Các nghiệp vụ phái sinh là sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính hiện đại. Đó thực chất là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh bao gồm: giao dịch kỳ hạn (Forwards), tương lai (Futures), quyền chọn (Options) và hoán đổi (Swaps). Trong đó, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi chỉ được thực hiện trên thị trường OTC (thị trường phi tập trung); giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung; còn giao dịch quyền chọn có thể thực hiện trên cả hai thị trường. a. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã được thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định trong tương lai[2]. Vì người mua có quyền thực hiện hợp đồng theo hướng có lợi cho người mua quyền chọn nên họ phải trả một mức phí nhất định cho quyền chọn của mình. Hiện nay có hai loại quyền chọn nếu phân theo thời gian thực hiện quyền: Quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu. Với quyền chọn kiểu Mỹ là loại quyền chọn có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn hợp đồng. Còn quyền chọn kiểu Châu Âu thì chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó. 433
- Như vậy nếu doanh nghiệp sử dụng quyền chọn với mục đích là quản trị rủi ro tỷ giá thì vừa giúp doanh nghiệp kiểm soát được tổn thất ở mức mong muốn vừa tạo ra được cơ hội kinh doanh kiếm lời nếu như tỷ giá biến động không thuận lợi. Ví dụ như tình huống sau: Giả định rằng doanh nghiệp đang có nhu cầu mua một quyền chọn bán 100000 EUR, với phí quyền chọn là 0,02USD/1 EUR. Tỷ giá thực hiện trong hợp đồng là 1,2302. Π(USD) 1,220 1,2302 1,2402 P 0 Π>0 Π>0 Khi tỷ giá trên thị trường P
- Lãi ròng của công ty X chỉ dương khi mà Libor6,5% Lãi ròng của X và Y bị phụ thuộc vào sự biến động Libor. Hai doanh nghiệp này thực hiện hoán đổi lãi suất với BIDV. Khi đó X cho BIDV vay theo Libor và trả cho BIDV lãi suất cố định a%. Công ty Y đi vay BIDV theo lãi suất Libor và nhận được từ BIDV lãi suất cố định b%. Lãi suất ròng của công ty X sau khi hoán đổi lãi suất với BIDV là: 24,5%- Libor+Libor-a%= 24,5%-a% (Điều kiện: 0
- c. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai (forward date) với giá đã thoả thuận ngày hôm nay (forward price). Tài sản ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào như nông sản, các đồng tiền, các loại chứng khoán. Người ta có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để đầu cơ giá cả trong tương lai, nhưng thường thì mục đích của hợp đồng là để tránh việc tài sản bị tác động của rủi ro về giá cả hay lãi suất trong tương lai (hedging) .Bên tham gia hợp đồng kỳ hạn bao gồm: Long position: bên mua Short position: bên bán Nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn đó là: Thứ nhất: Rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng Thứ hai: Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện/ đặt cọc vào ngày ký kết hoặc trong thời gian của hợp đồng. Do vậy, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh. d. Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước. Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về: Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì; Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu; Thời điểm diễn ra giao dịch đó; Giá giao dịch. Các loại hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, nickel, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện. Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn. Hợp đồng tương lai tiền tệ Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đôla Úc, đồng franc Thụy Sỹ, đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái. Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ) Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó. Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng tương lai cổ phiếu 436
- Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh khoản trên thị trường. 3. Giao dịch phái sinh ở một số NHTM Việt Nam Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990, chủ yếu là tại các ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Một số ngân hàng lớn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương (Viettinbank)… cũng đã triển khai các nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai…cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngân hàng còn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Các công cụ phái sinh được thực hiện tại các ngân hàng chủ yếu là hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai tiền tệ, vàng. Bảng 3.1: Bảng lợi nhuận trung bình của ngân hàng thương mại Đơn vị : Triệu đồng Thu nhập trung bình Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Năm của NH Trung bình của NH trung bình của NH 2012 11532338,37 1295201,48 1011415,38 2013 10194651,00 2473102,30 928569,63 2014 9787108,97 1238614,21 1007192,69 2015 10803794,00 1324676,24 1039822,93 2016 15804847,67 1686803,96 1338761,71 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bảng 3.2. Lãi ròng từ các công cụ phái sinh của một số ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2015 Năm Ngân hàng VCB BIDV Agribank Vietinbank Đơn vị Triệu VND % Triệu VND % Triệu VND % Triệu VND % Thu nhập từ CCCPS 265360 427682 11519 1715871 Chi cho CCCPS 1352441 406843 2589066 2015 Lãi ròng từ CCCPS -1087081 0 20839 0.26 11519 0.30 -873195 0 Lợi nhuận trước 6827457 100 7948656 100 3820605 100 7345441 100 thuế Thu nhập từ CCCPS 181014 680054 678269 Chi cho CCCPS 730745 1121434 11005 1523023 2014 Lãi ròng từ CCCPS -549731 0 -441380 0 -11005 0 -844754 0 Lợi nhuận trước 5844067 100 6297033 100 2528406 100 7303461 100 thuế Thu nhập từ CCCPS 283942 1176509 10447 136280 Chi cho CCCPS 1181486 922098 1279 154897 2013 Lãi ròng từ CCCPS -897544 0 254411 4.81 9168 0.37 -18617 0 Lợi nhuận trước 5743076 100 5289956 100 2456780 100 7750622 100 thuế Thu nhập từ CCCPS 500330 213519 6652 224161 Chi cho CCCPS 449987 149420 10393 39707 2012 Lãi ròng từ CCCPS 50343 0.87 64099 1.72 -3741 0 184454 2.26 Lợi nhuận trước 5764298 100 3723717 100 1626128 100 8167900 100 thuế (Nguồn: Báo cáo thường niên 2012,2013,2014,2015 của các ngân hàng VCB,BIDV,Agribank, Vietinbank) 437
- Dựa vào Bảng 3.1 ta thấy thu nhập trung bình của ngân hàng có sự biến động lớn qua các năm đạt giá trị lớn nhất năm 2016 là 15804847,67 triệu đồng. Trong giai đoạn năm 2013 - 2014 thu nhập của ngân hàng bị giảm mạnh còn 9787108,97 triệu đồng. Nguyên nhân do tác động của suy thoái kinh tế khiến cho các doanh nghiệp làm ăn không tốt, nhiều doanh nghiệp bị phá sản khiến cho nguồn thu nhập của ngân hàng cũng bị sụt giảm theo. Trong năm 2014 giá trị thu nhập đạt cao nhất cũng chỉ có 43984255 triệu đồng, năm 2016 giá trị thu nhập đạt cao nhất là 62600277 triệu đồngvà đều là của Ngân hàng BIDV. Quađó cũng thấy được sự chênh lệch lớn giữa thu nhập của các ngân hàng thương mại. Dựa vào Bảng 3.2 ta thấy tỷ trọng lợi nhuận của các công cụ phái sinh là rất thấp so với lợi nhuận của các ngân hàng và thậm chí có nhiều năm còn gây ra lỗ, ví dụ như năm 2014 thì cả bốn ngân hàng đều bị lỗ từ hoạt động này. Theo số liệu từ báo cáo thường niên của VCB hợp đồng phái sinh của yếu ngân hàng thực hiện là hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn. Lợi nhuận trước thuế của VCB có xu hướng tăng dần từ năm 2012 đến năm 2015. Tuy nhiên trong 4 năm thì chỉ có năm 2012 VCB có lãi ròng từ các công cụ phái sinh là dương còn 3 năm còn lại thì đều âm. Nhưng mức đóng góp vào lợi nhuận trước thuế năm 2012 từ hoạt động kinh doanh này cũng rất thấp chỉ có 0,87%. Về mức doanh thu của các công cụ thì cũng khá thấp, thấp nhất là năm 2014 chỉ đạt 181014 triệu VND. Trong khi đó mức chi khá cao, cao nhất là năm 2015 tới 1087081 triệu VND. Điều này đã cho thấy hiệu quả kinh doanh từ các công cụ phái sinh rất thấp [3]. Đối với ngân hàng BIDV trong giai đoạn này cũng như ngân hàng VCB chủ yếu cung cấp hai loại hợp đồng phái sinh là kỳ hạn và hoán đổi. Lợi nhuận trước thuế của BIDV cũng có xu hướng tăng dần. Giá trị thu, chi từ các công cụ phái sinh có cao hơn so với ngân hàng VCB tuy nhiên năm 2014 lãi ròng từ hoạt động này cũng bị âm. Trong 3 năm 2012, 2013, 2015 lãi ròng từ các công cụ phái sinh có dương nhưng tỷ trọng trong lợi nhuận trước thuế cao nhất năm 2013 cũng chỉ có 4,81%; thu nhập năm này là 1176509 triệu VND đạt giá trị cao nhất trong bốn năm[3]. Về phía ngân hàng Agribank mức thu từ các công cụ phái sinh là thấp nhất trong số bốn ngân hàng được nghiên cứu. Các công cụ phái sinh được giao dịch giai đoạn này chỉ có hợp đồng hoán đổi tiền tệ và hợp đồng kỳ hạn tiền tệ. Mức thu nhập thấp nhất năm 2012 6652 triệu VND và cao nhất năm 2015 là 11519 triệu VND [3]. Trong năm 2013 và 2015 lãi ròng từ các công cụ phái sinh là dương nhưng tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận trước thuế vẫn rất thấp. Tại Vietinbank có giao dịch cả hợp đồng tương lai ngoài hai hợp đồng hoán đổi và kỳ hạn như các ngân hàng trên. Giá trị doanh thu và chi phí từ các công cụ phái sinh có cao hơn so với ba ngân hàng còn lại tuy nhiên cũng chỉ có năm 2012 thì đạt lãi ròng là dương. Mức doanh thu cao nhất là trong năm 2015 đạt 1715871 triệu VND đây cũng là năm mà mức chi cao nhất là 2589066 triệu VND [3]. Trong bốn ngân hàng thì lợi nhuận trước thuế của Vietinbank luôn có giá trị cao nhất trừ năm 2015 thì VCB vượt lên. Ta thấy dù là top ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay nhưng hiệu quả kinh doanh từ các công cụ phái sinh chưa cao, các sản phẩm phái sinh cung cấp chưa đa dạng. Mặc dù các ngân hàng cũng đầu tư chi phí cho hoạt động này nhưng vẫn chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Một phần nguyên nhân cũng do nhận thức của các doanh nghiệp ở Việt Nam về quản trị rủi ro tài chính bằng các công cụ phái sinh còn rất thấp. Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Để thấy rõ hơn việc sử dụng công cụ phái sinh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác giả thực hiện giả định ngân hàng cung cấp dịch vụ chính là tín dụng và có cung cấp dịch vụ phái sinh. 438
- Bảng 3.3. Tên biến hồi quy Biến số Tên biến Công thức Biến phụ thuộc Y: Hiệu quả kinh doanh ngân hàng Biến độc lập X1: Hiệu quả hoạt động tín dụng X2: Hiệu quả sử dụng phái sinh Thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS trên phần mềm STATAS cho 154 quan sát của 31 ngân hàng thương mại trong 4 năm tứ 2012 đến năm 2016 ta thu được kết quả biểu diễn như sau: Y= 12,92484 X1- 0,12358 X2 Number of obs = 154 F( 2, 151) = 2.49 Prob > F = 0.0866 R-squared = 0.0319 Root MSE = 19.363 Bảng 3.4: Bảng kết quả [95% Conf. Y (hieuquanh) Coef. Std. Err. t P>|t| Interval] X1 (hieuquatindung) 12.92484 5.80045 2.23 0.027 1.464319 X2 -0.1235846 0.4798218 -0.26 0.797 -1.071616 (hieuquasudungphaisinh) Kiểm định mô hình có ý nghĩa Giả thuyết: Qua kết quả hồi quy ta thấy rằng với độ tin cậy là 10% thì mô hình có ý nghĩa thống kê vì P_value= 0,0866
- cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy một số giải pháp đưa ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là: Thứ nhất: các NHTM cần phải phát triển các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và phong phú hơn nhằm thu hút doanh nghiệp từ chính những tiện ích mang lại từ các dịch vụ này. Thứ hai: để phát triển nghiệp vụ sản phẩm tài chính phái sinh các NHTM, trung gian tài chính với vai trò môi giới, cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh cần phải có những đầu tư nhất định về vốn và nhân lực để hiện đại hóa công nghệ. Thứ ba: các ngân hàng phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Công tác đào tạo và tái đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; cả ở trong nước và nước ngoài; cả về lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, mới giúp được đội ngũ nhân viên hiểu và triển khai được các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng. Thứ tư: các ngân hàng cần phải tăng cường kiểm soát nội bộ, sử dụng các công cụ đo lường rủi ro và quản trị rủi ro. Các ngân hàng cần đảm bảo an toàn hoạt động, do đó các ngân hàng cần đánh giá rủi ro cấu trúc, quản lý hệ thống kế toán nhằm đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin về rủi ro. Về phía Nhà nước Thứ nhất, hiệu quả thị trường tài chính tiền tệ phải mạnh Thị trường tài chính tiền tệ phát triển thì mới có thể thúc đẩy phát triển các công cụ phái sinh. Giao dịch tài chính phái sinh không thể tách rời các giao dịch về công cụ tài chính cơ sở. Do vậy để hình thành các hợp đồng phái sinh trước hết cần có các công cụ tài chính cơ sở phục vụ cho việc trao đổi trong mỗi hợp đồng. Mặt khác các công cụ tài chính cơ sở phải đa dạng để thúc đẩy thị trường tài chính phái sinh phát triển. Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài chính, tiền tệ và các sản phẩm tài chính phái sinh. Hệ thống khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thị trường phái sinh và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trường tài chính, đồng thời các văn bản pháp luật cũng là cơ sở quan trọng cho những dịch vụ mới ra đời. Như vậy môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực pháp lý cao là điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính phái sinh. Hơn nữa do tính chất phức tạp của giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh khiến cho hoạt động của các công cụ này nhạy cảm với hành vi gian lận, tiêu cực. Thứ ba, phát triển hệ thống các trung gian tài chính Các hợp đồng phái sinh được thực hiện thông qua các nhà môi giới trung gian và qua sàn giao dịch để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Với vai trò trung gian trong các hợp đồng, những nhà môi giới sẽ kết nối người mua và người bán với nhau, đồng thời yêu cầu người mua người bán ký quỹ nên khả năng thực hiện hợp đồng phái sinh cao. Do vậy cần phải phát triển các trung gian tài chính với vai trò là người môi giới và cung cấp các sản phẩm tài chính phái sinh cho doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại, NXB Thống kê, 2016 2. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Tài chính, 2012 3. Báo cáo thường niên Ngân hàng các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 440
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam
14 p | 778 | 314
-
NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
7 p | 1007 | 233
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp - Th.S Đồng Thị Vân Hồng
217 p | 654 | 166
-
Thực trạng cho vay của Ngân hàng công thương
29 p | 330 | 152
-
Đề án: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
35 p | 169 | 50
-
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM
52 p | 226 | 42
-
Thanh toán bằng hình thức ví điện tử tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
0 p | 662 | 40
-
Bài giảng Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp: Chương 2 - Vũ Quốc Vững
13 p | 117 | 18
-
Bài giảng chuyên đề Sử dụng các công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá - Bài 4
42 p | 97 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng
9 p | 106 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán của KH tại NH TMCP Sài Gòn Thương tín Sacombank - CN Gò Vấp
51 p | 36 | 5
-
“Lỗ hổng” nghiệp vụ nhìn từ những vụ trục lợi nhiều tỷ đồng
2 p | 74 | 4
-
Thực trạng công tác kế toán tại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
9 p | 40 | 3
-
Thực trạng quy trình cho vay không tài sản đảm bảo phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – phòng giao dịch Lê Văn Việt
5 p | 37 | 2
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang
8 p | 30 | 2
-
Giải pháp triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
6 p | 7 | 2
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 3 - TS. Phạm Quốc Việt
22 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn