Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 3 - TS. Phạm Quốc Việt
lượt xem 2
download
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - Chương 3: Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, được biên soạn với mục tiêu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết mức cung tiền của NHTW; cơ chế điều hành, ưu và nhược điểm của mỗi công cụ điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông của NHTW. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 3 - TS. Phạm Quốc Việt
- CHƯƠNG 3. ĐIỀU TIẾT KHỐI LƯỢNG TIỀN TRONG LƯU THÔNG Mục tiêu: Chương này trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết mức cung tiền của NHTW. Sau khi học xong, sinh viên có thể biết được cơ chế điều hành, ưu và nhược điểm của mỗi công cụ điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông của NHTW. Trong chương 1, đã nghiên cứu các loại chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách điều tiết cung tiền. Ngoài ra, mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ có thể là cung tiền hoặc lãi suất. Chương này tập trung vào các công cụ điều tiết cung tiền trong lưu thông. Điều 10, Luật NHNN 2010 quy định về công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như sau: “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ”. Với mục tiêu của Chương, các công cụ được thảo luận là hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc (DTBB) và nghiệp vụ thị trường mở. Còn tái cấp vốn sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong Chương 4. Trường Đại học Tài chính - Marketing 1
- Nội dung 1. Hạn mức tín dụng 2. Dự trữ bắt buộc 3. Tái cấp vốn 4. Nghiệp vụ thị trường mở Tài liệu tham khảo Giáo trình Nghiệp vụ NHTW, Học viện Tài chính, Chương 3 Thông tư 42/2015/TT-NHNN về nghiệp vụ thị trường mở Quyết định 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 điều chỉnh tỷ lệ DTBB đối với các TCTD Quyết định 1925/QĐ-NHNN ngày 26/08/2011 điều chỉnh tỷ lệ DTBB ngoại tệ đối với các TCTD Trường Đại học Tài chính - Marketing 2
- Thông tư 17/2011/TT-NHNN cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của NHNN đối với các TCTD Thông tư 15/2012/TT-NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng Thông tư 06/2012/TT-NHNN quy định cho vay đặc biệt đối với TCTD Thông tư 18/2015/TT-NHNN tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC Hạn mức tín dụng Khái niệm: Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay. Khi sử dụng hạn mức tín dụng làm công cụ điều tiết cung tiền, thực chất là NHTW giới hạn khối lượng tín dụng cung ứng cho toàn bộ nền kinh tế. Công cụ này phù hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt. Trường Đại học Tài chính - Marketing 3
- Cơ sở để xác định hạn mức tín dụng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế Đặc điểm kinh doanh của từng NHTM Tính mùa vụ trong sản xuất kinh doanh hàng năm và ảnh hưởng của nó đối với từng NHTM Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu tín dụng. Cơ chế tác động của hạn mức tín dụng: Ấn định hạn mức tín dụng khống chế tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến khối lượng vốn huy động của NHTM, từ đó khống chế cung tiền trong lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao, hoặc đang phát triển quá nóng bởi việc mở rộng tín dụng quá mức của hệ thống NHTM, việc khống chế hạn mức tín dụng là một giải pháp có hiệu quả góp phần hạn chế khối lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, công cụ này không phù hợp trong nền kinh tế thị trường. Trường Đại học Tài chính - Marketing 4
- Công cụ hạn mức tín dụng ở Việt Nam: Được sử dụng từ tháng 7/1994. Đầu tiên chỉ áp dụng cho 4 NHTM nhà nước; đến năm 1997 áp dụng cho 26 NHTM trong nước (không áp dụng đối với ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Hạn mức tín dụng được phân bổ theo từng quý, có xem xét điều chỉnh và cho phép mua bán hạn mức tín dụng giữa các NHTM với nhau. Nếu NHTM cho vay vượt hạn mức tín dụng, sẽ bị phạt theo công thức: F = (C - C*) (r + 0,3)t, trong đó: F: Số tiền phạt do vượt HMTD C*: Dư nợ tính theo HMTD được giao C: Dư nợ thực tế của TCTD trong ngày (r + 0,3): Lãi suất phạt: r: là lãi suất tối đa cho vay khách hàng của TCTD (%/tháng) 0.3: Mức lãi suất phạt phụ thêm t: Thời gian vượt hạn mức (tính theo tháng) Trường Đại học Tài chính - Marketing 5
- Từ quý 2/1998, NHNN không áp dụng HMTD như là công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Năm 2011, NHNN chỉ thị kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% cho từng NHTM, như là một dạng biểu hiện khác của hạn mức tín dụng. Đọc thêm về hạn mức tín dụng Dự trữ bắt buộc DTBB xuất hiện vào năm 1913, khi FED áp đặt tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các NHTM phải duy trì trên tổng số dư tiền gửi huy động được, nhằm có vốn đáp ứng cho thanh khoản của các NHTM trong trường hợp người gửi tiền rút tiền tại một/một vài ngân hàng, tránh tình trạng đổ vỡ dây chuyền của hệ thống NHTM. Công cụ này nhanh chóng được nhiều NHTW áp dụng sau đó. DTBB được hiểu là phần tiền gửi mà các NHTM buộc phải đưa vào dự trữ theo quy định của NHTW. Phần dự trữ này có thể phải gửi toàn bộ vào tài khoản tại NHTW hay được để một phần tại quỹ tiền mặt của NHTM, tùy theo quy định của NHTW từng nước. Trường Đại học Tài chính - Marketing 6
- DTBB được NHTW sử dụng để điều tiết cung tiền thông qua tác động đến vốn khả dụng của NHTM và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Tỷ lệ DTBB tăng làm giảm vốn khả dụng của NHTM. Để khôi phục vốn khả dụng, NHTM phải thu hẹp cho vay hoặc bán chứng khoán đang nắm giữ. Kết quả là lượng tiền gửi giảm (do trả nợ hoặc thanh toán tiền mua chứng khoán) và lượng tiền cung ứng giảm theo. Tỷ lệ DTBB tăng làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM (m giảm), khối lượng tín dụng cung ứng giảm sẽ làm lãi suất thị trường tiền tệ tăng lên, làm cho cầu tín dụng giảm đi, dẫn đến tốc độ tăng trưởng cung ứng tiền tệ bị chậm lại. Tóm lại, tỷ lệ DTBB tăng giảm khả năng tạo tiền của NHTM, giảm số nhân tiền và giảm lượng tiền cung ứng. Khi tỷ lệ DTBB giảm thì hiệu ứng ngược lại. Trường Đại học Tài chính - Marketing 7
- Đối tượng thực hiện DTBB và loại tài khoản phải tính DTBB: Nhìn chung, tất cả NHTM có huy động tiền gửi đều phải thực hiện DTBB. Tuy nhiên, có sự phân biệt về tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, ngắn hạn và dài hạn, nội tệ và ngoại tệ; thậm chí có quốc gia còn áp dụng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi tại TCTD nước ngoài (Việt Nam). Căn cứ xác định tỷ lệ DTBB: Mục tiêu của chính sách tiền tệ, quan điểm của NHTW trong việc quản lý các cung tiền; Tình hình hoạt động của các NHTM; Tính ổn định của tiền gửi. Trong ba căn cứ nêu trên, mục tiêu của chính sách tiền tệ là quan trọng nhất. Trường Đại học Tài chính - Marketing 8
- Cách xác định DTBB: Mức DTBB = tỷ lệ DTBB x số dư bình quân tiền gửi thuộc đối tượng DTBB Kỳ xác định là kỳ sử dụng để tính số dư bình quân (tính theo ngày). Mức DTBB tính vào cuối kỳ xác định sẽ là căn cứ để xem xét việc chấp hành quy định về DTBB trong kỳ duy trì. Kỳ duy trì là khoảng thời gian mà NHTM phải thực hiện theo mức DTBB cuối kỳ xác định, nghĩa là dự trữ bình quân trong kỳ này tối thiểu phải bằng mức DTBB. Việc so sánh giữa mức dự trữ bình quân trong kỳ duy trì và mức DTBB cuối kỳ xác định phản ánh tình trạng thừa hay thiếu DTBB của NHTM. Phương pháp quản lý DTBB: Căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời gian giữa kỳ xác định và kỳ duy trì, có thể có 3 phương pháp: Phương pháp nối tiếp: kỳ duy trì nối tiếp kỳ xác định. Ưu điểm là dễ tính toán, và tạo sự chủ động cho NHTM trong việc quản lý thanh khoản, nhưng nhược điểm là mức DTBB không phản ánh đúng thực trạng biến động tiền gửi của NHTM trong kỳ duy trì. Trường Đại học Tài chính - Marketing 9
- Phương pháp trùng một phần: có giao thoa giữa kỳ xác định và kỳ duy trì. NHTM phải quan tâm đến DTBB, không sử dụng quá mức dự trữ có được. Vì vậy, số dư tiền gửi để tính DTBB và lãi suất thị trường sẽ ít biến động hơn. Đây là phương pháp được phần lớn các NHTW sử dụng. Phương pháp trùng hoàn toàn: kỳ duy trì đồng thời là kỳ xác định (có thể lệch nhau 2 – 3 ngày làm việc). So với 2 phương pháp trên, phương pháp này phát huy hiệu quả của công cụ đến mức tối đa vì NHTM phải chủ động duy trì tỷ lệ dự trữ ở mức xấp xỉ mức DTBB. Xử lý vi phạm về DTBB: Hầu hết các NHTW đều có chế tài đối với vi phạm DTBB, thường là lãi suất phạt trên số thiếu DTBB. Ngoài ra, có thể có chế tài bổ sung như phải duy trì số dư tiền gửi bổ sung, tương quan với mức thiếu DTBB. Ví dụ: xử lý vi phạm tại Việt Nam: Đối với phần thiếu DTBB bằng VND, TCTD chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì DTBB của NHNN đối với các TCTD, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì DTBB. Đối với phần thiếu tiền DTBB bằng ngoại tệ, TCTD chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất USD SIBOR kỳ hạn 3 tháng được công bố vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì DTBB, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì DTBB. Trường Đại học Tài chính - Marketing 10
- Ưu điểm và hạn chế của công cụ DTBB: Về ưu điểm, áp dụng không phân biệt đối với các NHTM có điều kiện kinh doanh như nhau; tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng. Nhược điểm: thiếu linh hoạt; khó kiểm soát chính xác biến động cung tiền; mất dần vai trò sau khi bảo hiểm tiền gửi ra đời. Đọc thêm về DTBB Quản lý DTBB ở Việt Nam Tỷ lệ DTBB hiện hành: Tiền gửi VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng: 3%, trừ Agribank, Ngân hàng HTX… là 1% Tiền gửi VND kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1% Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 8%, trừ Agribank, Ngân hàng HTX… là 7% Tiền gửi ngoại tệ từ 12 tháng trở lên: 6%, trừ Agribank, Ngân hàng HTX… là 5% Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD ở nước ngoài: 1%. Lãi suất đối với tiền gửi vượt DTBB: VND (áp dụng cả đối với tiền gửi DTBB): 1,2%/năm. Ngoại tệ: 0%/năm Trường Đại học Tài chính - Marketing 11
- Bài tập NHTM ABC có số dư tiền gửi phải tính DTBB trong tháng 6 là 600.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 240.000 tỷ đồng. Với tỷ lệ DTBB hiện hành, hãy tính mức phải DTBB trong tháng 7. Nếu số dư tiền gửi bình quân trong tháng 7 của NHTM ABC tại NHNN là 12.840 tỷ đồng, thì kết quả xử lý của NHNN ra sao? Tái cấp vốn Tái cấp vốn là nghiệp vụ của NHTW cung ứng nguồn vốn cho NHTM khi nghiệp vụ thị trường tiền tệ LNH và OMO không cung cấp đủ nguồn vốn khả dụng cho hệ thống thanh toán. Theo Luật NHNN 2010, tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. Các hình thức tái cấp vốn bao gồm: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá; Các hình thức tái cấp vốn khác. Trường Đại học Tài chính - Marketing 12
- Nghiệp vụ thị trường mở Khái niệm và cơ chế tác động: Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation – OMO) là nghiệp vụ NHTW mua hoặc bán giấy tờ có giá nhằm thay đổi cơ số tiền MB, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường tiền tệ. Loại giấy tờ có giá có thể là giấy nợ do Kho bạc phát hành (tín phiếu, trái phiếu), giấy nợ khác (tín phiếu NHTW, trái phiếu chính quyền địa phương…); đối tác giao dịch có thể là NHTM, công ty tài chính…; phương thức giao dịch có thể là giao ngay, có kỳ hạn hoặc hoán đổi. Các giới hạn khác nhau về đối tượng giao dịch, đối tác giao dịch, phương thức giao dịch được quy định cụ thể trong nghiệp vụ OMO của từng quốc gia. OMO có thể tác động đến thị trường tiền tệ thông qua thay đổi dự trữ của NHTM và lãi suất thị trường tiền tệ. Khi NHTW bán giấy tờ có giá và nhận thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi của NHTM tại NHTW sẽ làm giảm dự trữ của các NHTM, qua đó ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông (với giả định số nhân tiền không đổi). Khi NHTW mua giấy tờ có giá, hiệu ứng ngược lại. Trường Đại học Tài chính - Marketing 13
- Khi dự trữ NHTM thay đổi sẽ tác động đến cung và cầu vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, làm lãi suất thay đổi. Thông qua tác động truyền dẫn, thay đổi này sẽ lan truyền đến các mức lãi suất thương mại (huy động và cho vay) của hệ thống NHTM và rộng hơn là thị trường tài chính (lãi suất trái phiếu và công cụ nợ khác và giá chứng khoán). Ngoài ra, việc mua bán giấy tờ có giá của NHTW làm thay đổi quan hệ cung cầu của chính loại giấy tờ có giá này, qua đó thay đổi lợi suất của chứng khoán. Nếu chứng khoán này là giấy nợ chính phủ (được xem là chứng khoán phi rủi ro), lợi suất thay đổi sẽ là cơ sở để nhà phát hành và nhà đầu tư (benchmark) xem xét lại các mức lợi suất kỳ vọng đối với tất cả các loại chứng khoán lưu hành trên thị trường tài chính. Trường Đại học Tài chính - Marketing 14
- Nghiệp vụ thị trường mở Giao dịch không hoàn lại: Bao gồm giao dịch mua hẳn và bán hẳn. Thông qua giao dịch này, quyền sở hữu về chứng khoán sẽ chuyển giao từ bên bán sang bên mua. Giao dịch loại này thường được sử dụng trong trường hợp NHTW muốn điều chỉnh cơ cấu hoặc can thiệp vào thị trường để thay đổi các điều kiện tiền tệ. Lãi suất trong giao dịch có thể là lãi suất thị trường, lãi suất đấu thầu (trường hợp cạnh tranh lãi suất), lãi suất định hướng của NHTW (trường hợp cạnh tranh khối lượng). Giá mua/bán chứng khoán chiết khấu được xác định theo công thức: F P 1 in / 365 Với P là giá giao dịch, F là mệnh giá, i là lãi suất (%/năm), n là thời hạn còn lại. Ví dụ: với lãi suất công bố là 4%/năm, thời hạn còn lại là 35 ngày, hãy định giá tín phiếu kho bạc có mệnh giá 100 tỷ đồng. Trường Đại học Tài chính - Marketing 15
- Giao dịch có hoàn lại: Bao gồm giao dịch mua có kỳ hạn và bán có kỳ hạn, còn gọi là giao dịch repo (hoặc reverse repo), theo đó bên bán chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho bên mua trong một thời hạn nhất định, bên mua được hưởng tiền lãi đối với chứng khoán trong thời gian sở hữu. Khi NHTW bán có kỳ hạn, sẽ đồng thời bán giao ngay và mua lại có kỳ hạn cùng một khối lượng chứng khoán với cùng một đối tác; chênh lệch giá bán và mua lại là tiền lãi phải trả cho quyền sử dụng vốn nội tệ có được. Công cụ này được NHTW sử dụng thường xuyên nhằm bình ổn dự trữ và tiền cung ứng trước các biến động mang tính thời vụ của nền kinh tế. Giá giao ngay P1 và giá kỳ hạn P2 được xác định theo công thức: F P 1 ; P 2 P1.1 iT / 365 1 in / 365 Với giả định chứng khoán chiết khấu và T là thời hạn của hợp đồng mua lại. Ví dụ: với lãi suất công bố là 4%/năm, thời hạn còn lại là 35 ngày, hãy định giá mua có kỳ hạn 7 ngày tín phiếu kho bạc có mệnh giá 100 tỷ đồng. Trường Đại học Tài chính - Marketing 16
- Phát hành giấy nợ của NHTW NHTW thường phát hành giấy nợ nhằm hấp thụ thanh khoản tạm thời dư thừa, đặc biệt khi các nghiệp vụ OMO khác không phát huy hiệu quả. Hầu hết các giấy nợ này là ngắn hạn và được phát hành theo phương thức chiết khấu. Giá phát hành giấy nợ NHTW được xác định theo công thức: F P 1 in / 365 Với n là thời hạn lưu hành của giấy nợ. Ví dụ: NHNN dự kiến phát hành tín phiếu NHNN với lãi suất 4,5%/năm, thời hạn 14 ngày. Hãy xác định tỷ lệ chiết khấu của chứng khoán này. Quy trình nghiệp vụ Đấu thầu cạnh tranh lãi suất: Là việc xét thầu trên cơ sở lãi suất dự thầu, khối lượng dự thầu của các thành viên và khối lượng giấy tờ có giá NHTW cần mua hoặc bán. NHTW quyết định thông báo (hoặc không thông báo) khối lượng giấy tờ có giá mình cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu. Thành viên đăng ký dự thầu theo các mức lãi suất (có thể quy định số mức lãi suất tối đa trong một đơn dự thầu) và khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán tương ứng với các mức lãi suất đó. Các đơn dự thầu của thành viên được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp NHTW mua giấy tờ có giá, hoặc lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp NHTW bán giấy tờ có giá. Trường Đại học Tài chính - Marketing 17
- Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp NHTW mua giấy tờ có giá) hoặc lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp NHTW bán giấy tờ có giá) trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở mà tại mức lãi suất đó đạt được khối lượng giấy tờ có giá NHTW cần mua hoặc bán. Khối lượng trúng thầu của thành viên là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất ≥ mức lãi suất trúng thầu (trường hợp NHTW mua giấy tờ có giá) hoặc có lãi suất dự thầu ≤ lãi suất trúng thầu (trường hợp NHTW bán giấy tờ có giá). NHTW quyết định và thông báo việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong từng thời kỳ: Lãi suất thống nhất: Toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo một mức lãi suất trúng thầu. Lãi suất riêng lẻ: Từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu được xét là lãi suất trúng thầu. Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các thành viên vượt quá khối lượng giấy tờ có giá NHTW cần mua hoặc bán, thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu của thành viên tại mức lãi suất trúng thầu được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của thành viên tại mức lãi suất trúng thầu. Trường Đại học Tài chính - Marketing 18
- Ví dụ NHNN mua TPKB với phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất, khối lượng 100 tỷ đồng (theo mệnh giá). Ls NH A NH B NH C 5,5% 20 20 40 5,4% 10 10 20 5,3% 5 5 10 Hãy xác định kết quả xét thầu trong trường hợp lãi suất thống nhất và lãi suất riêng lẻ Đấu thầu cạnh tranh khối lượng: Là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các thành viên, khối lượng giấy tờ có giá NHTW cần mua hoặc bán và lãi suất do NHTW thông báo. NHTW thông báo cho các thành viên mức lãi suất đấu thầu. NHTW quyết định thông báo (hoặc không thông báo) khối lượng giấy tờ có giá NHTW cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu. Thành viên đăng ký dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán theo mức lãi suất NHTW thông báo. Trường Đại học Tài chính - Marketing 19
- Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của thành viên bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHTW cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng của các thành viên đặt thầu và khối lượng trúng thầu của từng thành viên là khối lượng dự thầu của thành viên đó. Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các thành viên vượt quá khối lượng NHTW cần mua hoặc bán thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu bằng khối lượng NHTW cần mua hoặc bán và khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các thành viên. Quy trình thực hiện: Dự báo biến động của vốn khả dụng (cho các nhu cầu thanh toán, cấp tín dụng) Xác định khối lượng và thời hạn can thiệp Tổ chức mua bán: (1) thông báo đấu thầu; (2) nộp đơn dự thầu; (3) tổ chức xét thầu và phân bổ thầu; (4) Thông báo kết quả đấu thầu. Thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá. Trường Đại học Tài chính - Marketing 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
17 p | 197 | 22
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chương 4: Nghiệp vụ cho vay
84 p | 161 | 13
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 3 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
19 p | 137 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 8 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
35 p | 119 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 7 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
21 p | 111 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 6 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
18 p | 124 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương mở đầu - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
7 p | 81 | 10
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1- Vũ Thanh Tùng
19 p | 116 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
13 p | 136 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 4 - ThS. Đặng Hương Giang
41 p | 76 | 6
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 2 - ThS. Đặng Hương Giang
28 p | 68 | 6
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 3 - Phạm Hoàng Ân
6 p | 54 | 6
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 1 - ThS. Đặng Hương Giang
29 p | 66 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 3 - ThS. Đặng Hương Giang
25 p | 69 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 7 - ThS. Đặng Hương Giang
14 p | 66 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 2
31 p | 10 | 1
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 4
19 p | 7 | 1
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7
34 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn