intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng trộm cắp tài sản

Chia sẻ: Bích Phượng Bích Phượng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

1.022
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trộm cắp tài sản là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội mà đặc biệt là trong thời kỳ đất nước ta đang bước sang giai đoạn hội nhập. Hoà cùng sự phát triển chung của đất nước, thị xã Hồng Lĩnh – một trong những trung tâm kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng được đổi mới, đang phát triển với tốc độ khá nhanh. Cùng với đó là sự phát triển của các loại hình tội phạm với mức độ tinh vi và quy mô hơn. Nền kinh tế phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng trộm cắp tài sản

  1. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Trộm cắp tài sản là một trong những vấn đề nhức nhối c ủa xã h ội mà đ ặc bi ệt là trong thời kỳ đất nước ta đang bước sang giai đoạn hội nhập. Hoà cùng sự phát triển chung của đất nước, thị xã Hồng Lĩnh – một trong những trung tâm kinh t ế – xã h ội c ủa t ỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng được đổi mới, đang phát tri ển v ới t ốc đ ộ khá nhanh. Cùng v ới đó là sự phát triển của các loại hình tội phạm với mức độ tinh vi và quy mô h ơn. N ền kinh t ế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên một tầm cao m ới thì các lo ại hình d ịch v ụ cũng gia tăng, nhằm đáp ứng những yêu cầu m ới của con người. Tuy nhiên, không ph ải t ất cả các loại hình dịch vụ giải trí đều lành mạnh. Một bộ phận người dân mà đặc bi ệt là tầng lớp thanh thiếu niên có lối sống tiêu cực, lệch lạc, buông th ả b ản thân, mu ốn th ụ hưởng mà không chịu lao động nên đã sớm dấn thân vào con đường phạm tội. Đã đến lúc chúng hta không thể đứng nhìn tình trạng đó tiếp tục tái di ễn. Nó đã gây ra biết bao thiệt hại về tài sản cho gia đình, bạn bè, người thân gây m ất tr ật t ự công c ộng, phá vỡ đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sẽ là một bước trở ngại lớn trong quá trình phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc đề cao cảnh giác, chúng ta c ần ph ải tích cực, nâng cao ý thức ngăn chặn loại tội phạm này phát triển. Đề tài trộm cắp tài sản, một vấn đề không còn là mới mẻ, nhưng nó luôn là vấn đ ề đáng quan tâm trong mọi thời kỳ và là đề tài mà em thấy tâm đắc nhất. Quá trình th ực t ập tại Toà án Nhân dân thị xã Hồng Lĩnh, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình c ủa Chánh án, các thẩm phán và thư ký Toà án, em đã chọn đề tài “Tình hình trộm cắp tài sản tại địa phương nơi sinh viên thực tập và các biện pháp đấu tranh phòng ch ống lo ại t ội phạm này” để báo cáo cho quá trình thực tập tại đây. Mặc dù có rất nhiều cố gắng song chuyên đề của em không th ể tránh đ ược thi ếu sót, mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn quan tâm đến đ ể chuyên đ ề c ủa em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực tập PHẦN II: NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 1. Thời gian thu thập thông tin. Ngay từ những ngày đầu của khoá thực tập em luôn chú tr ọng vi ệc thu th ập, nămá b ắt thông tin về tình hình phạm tội trộm cắp tài sản như đọc và nghiên c ứu h ố sơ v ụ án, xem xét xử các loại tội phạm cụ thể đặc biệt là loại tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn.
  2. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B Với khoảng thời gian hơn ba tháng thức tập tại Toà án nhân dân Th ị xã H ồng Lĩnh, em dã nắm bắt được một số thông tin cần thiết về tình hình loại tội phạm này m ột cách đúng đắn và chính xác nhất phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình. 2. Phương pháp thu thập thông tin Trong chuyên đề này em đã sử dụng những phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Đây là phương pháp rát quan trọng trong quá trình hoàn thành chuyên đ ề c ủa mình. Ph ương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên c ứu tư li ệu gồm các tài li ệu lu ật, t ạp chí qua đó xử lý thông tin nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học. Đối với phương pháp này em sử dụng chủ yếu cách thức phỏng vấn to ạ đàm, em đã tr ực tiêp tìm hiểu ý kiến đề xuất từ những người trực tiếp thụ lý vụ án trộm cắp tài sản cũng như các đối tượng phạm tội về các loại tội phạm này nhằm củng c ố và bổ sung thêm các thông tin đảm bảo tính khách quan trong chuyên đề. - Phương pháp quan sát. Qua quá trình thực tạp tại Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh, em đã đ ược s ự h ướng d ẫn tận tình của các thẩm phán, thư kí, được tham dự các phiên toà xét xử các vụ án hình sự mà đặc biệt là các vụ án về tội trộm cắp tài sản, tại phiên toà các b ị cáo ch ủ y ếu là nh ững người còn rất trẻ, tuổi đoìư mới 17, 18 vậy mà do nghiện ngập ăn chơi chác táng có l ối sống buông thả đua đòi theo bạn bè rồi dấn thân vào con đường phạm t ội. Hi ểu đ ược nguyên nhân như vậy em đã tìm ra được những phương hướng giải quyết đối với lo ại tội phạm này trong sự cố gắng và khả năng của mình. - Phương pháp thống kê. Phương pháp thống kê là được áp dụng trong chuyên đề theo trình tự hai bước: + Bước thứ nhất: Thu thập và phân loại tài liệu thống kê. Thu thập các loại tài liệu cần thiết về loại tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra theo th ời gían và lãnh thổ. Sau đó phân loại các dấu hiệu dựa vào số l ượng th ường đ ược áp d ụng trong khi nghiên cứu các đặc điểm. Dấu hiệu nhân thân người phạm tội, còn cách phân lo ại d ựa vào tài sản bị xâm hại thường được áp dụng phân loại tội phạm này thành các nhóm: Th ời gian phạn tội, đặc điểm phạm tội, thủ đoạn và phương pháp thực hiện tội phạm, công c ụ và phương tiện phạm tội. + Bước thứ hai: Phân tích, so sánh và tổng hợp các tài li ệu, s ố li ệu th ống kê thu nhận được. Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình thống kê tài li ệu. Qua tìm hiều các số liệu thống kê từ (1/1/2004 -> 31/1/2006) ở Toà án nhân dân Thị xã Hồng
  3. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B Lĩnhem tiến hành tập hợp thành từng nhóm, loại theo tiêu chí nhất đ ịnh đ ể t ạo đi ều ki ện thuận lợi cho việc so sánh giữa chúng với nhau. 3. Nguồn thu thập thông tin. Để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho chuyên đề của mình được hoàn chỉnh và chính xác hơn em đã thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trước hết là Bộ Lu ật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam, Gioá trình Luật Hình sự của trường Đ ại h ọc Lu ật Hà Nội. Bên cạnh đó, được sự hướng dẫn tận tình của các thẩm phán, th ư kí toà án em được tiếp xúc với một số loại hồ sơ, sổ sách lưu trữ tại cơ quan nên trong chuyên đề này em đã sử dụng số liệu thông tin của 3 năm là 2004/2005/2006. Các số li ệu thu thập t ừ s ổ sách như: Sổ thụ lý vụ án hình sự, sổ kết quả giải quyết vụ án hình sự, Báo cáo t ổng k ết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 của Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh… II. THỊ Xà HỒNG LĨNH TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH CÁC TỆ NẠN Xà HỘI. 1. Thị xã Hồng Lĩnh trong thời kì đổi mới. Thị xã Hồng Lĩnh là một trung tâm văn hoá xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh - một trong những nơi được coi là nghèo nhất nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng v ới s ự đổi mới về chính sách của Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và Th ị xã Hồng Lĩnh nói riêng đã có những bước chuyển mình, thay đổi đáng kể, ngày càng phát tri ển cùng v ới s ự phát tri ển chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đ ược không th ể không nói đến những khó khăn, thách thức chính quyền đó là tình hình tội phạm vẫn không ngừng gia tăng. Thị xã Hồng Lĩnh với tổng diện tích tự nhiên 5844,64 ha, dân s ố 36730 ng ười là đầu mối giao nhau của Quốc lộ 1A và 8A, cách Thành phố Vinh 20 km về phía Bắc, Thị xã Hà Tĩnh 30 km về phía Nam, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 92 km về phía Tây, Hồng Lĩnh là trung tâm văn hoá xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh…Trong những năm gần đây, Th ị xã H ồng Lĩnh thực sự là một trong những trọng điểm về ma tuý, trộm cắp tài sản, c ờ b ạc d ưới m ọi hình thức… Với vị trí thuận lợi về tự nhiên, về chiến lược an ninh quốc phòng, Th ị xã Hồng Lĩnh có một lợi thế chiến lược đặc biệt để phát tri ển kinh tế - xã h ội, trong nó cũng đ ặt ra nhiều thử thách cho chính quyền trong việc quản lý trật tự an toàn xã hội. Qua thống kê số liệu trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tình hình trộm cắp tài sản tại Thị xã đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng ph ức t ạp. Song song v ới c ướp
  4. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B giật tài sản, tội trộm cắp tài sản cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Năm 2005 Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh thụ lý 34 vụ, trong đó tội tr ộm c ắp tài s ản 15 v ụ, chi ếm 44% t ổng số án hình sự. Đến năm 2006, Toà án nhân dân Thị xã thụ lý 44 vụ trong đó tội trộm c ắp tài sản là 25 vụ chiếm 56,8% tổng số án hình sự. Qua đó cho ta th ấy ch ỉ trong hai năm t ừ 2005, 2006 mà số án về tội trộm cắp về tài sản tăng lên đáng kể. Vậy nguyên nhân nào làm phát sinh loại tội phạm đó; điều kiện nào đã nuôi dưỡng cho chúng tồn tại và phát tri ển như vậy? Đó là vấn đề bức xúc chúng ta cần phải đề cập đến. 2. Nguyên nhân phát sinh tội trộm cắp tài sản. Tội phạm luôn thể hiện trong các đặc điểm về nhu cầu, lợi ích, quan đi ểm hệ thống các định hướng giá trị và động cơ của cá nhân đó. Mặt khác, nguyên nhân khách quan, sự tác động của môi trường cũng là một phần quyết định tới sự hình thành đ ộng c ơ và quyết tâm thực hiện tội phạm của các chủ thể phạm tội. a. Sự tác động của môi trường. Với vị trí khá thuận lợi để phát triển kinh tế, giao thương với các t ỉnh trong n ước và quốc tế, Hà Tĩnh trong những năm gần đây đã có sự phát tri ển m ạnh m ẽ v ề kinh t ế, t ốc độ đô thị hoá khá cao, đời sống của người dân được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên, khi mà nền kinh tế thị trường đang phát triển luôn kéo theo mặt trái của nó khi ến cho các t ệ n ạn xã hội và các loại hình tội phạm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và m ức đ ộ nguy hiểm. Tiêu biểu là các loại tội phạm hình sự như cướp, cướp giật, ma tuý, mại dâm, tr ộm cắp tài sản…đặc biệt là các loại tội phạm về ma tuý là nguyên nhân dẫn t ới t ội tr ộm c ắp về tài sản. Bởi vì, khi nghiện ngập ma tuý, con nghiện c ần rất nhiều ti ềm đ ể mua thu ốc, mặt khác nghiện ma tuý làm cho con người ta bị suy nhược, suy nhước s ức lao đ ộng, nói cách khác là không có khả năng lao động nên chỉ có c ướp c ủa, trộm c ắp tài sản là con đường kiếm tiền ngắn nhất để thoả mãn cơn nghiện. Là một trong những trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh nhà, Th ị xã H ồng Lĩnh trong những năm gần đây đã có những bước phát triển khá mạnh m ẽ, trong đó đ ặc bi ệt n ổi lên với ngành kinh doanh dịch vụ như khách sạn, các quán cà phê, bia, Internet, Karaoke m ọc lên rất nhiều. Với lượng cung cấp dịch vụ m ọc lên khá nhi ều c ộng thêm vào đó Th ị xã Hồng Lĩnh có ba trường cấp ba là: Trường THPT Hồng Lĩnh, Trường Bán công Hồng Nam và trường bổ túc văn hoá với số lượng khá đông. Tầng lớp thanh thi ếu niên ở các thôn quê chưa có việc làm, bỏ học cũng đang còn rất nhiều làm cho tình hình trật t ự trên đ ịa bàn r ất phức tạp. Với tốc độ đô thị hoá khá nhanh, các tầng lớp thanh thi ếu niên l ại là nh ững ng ười rất nhạy cảm, do chưa nhận thức được đầy đủ và mặt trái c ủa nó và còn kém hi ểu bi ết,
  5. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B thích đua đòi, ăn chơi lêu lổng nên đã tự dấn thân vào con đ ường ăn ch ơi trác táng…Do chưa đến tuổi lao động hoặc chưa có việc làm mà để tho ả mãn những thú vui và c ơn nghiện của mình, bọn chúng có thể sẵn sàng phạm tội và trộm c ắp tài sản là m ột trong những con đường ngắn nhất. Theo bản án số 12/2005/HSST ngày 29/3/2005 của Toà án nhân dân Th ị xã H ồng Lĩnh thì khoảng 8h ngày 25/12/2004 Ngô Văn Thái đi đến cửa hàng quần áo may sẵn của ch ị Bùi Thị Hà ở khối 10 phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh. Thấy cửa hàng không có ng ười Thái len vào lấy trộm 8 chiếc quần bò màu lông chuột và màu tím than hiệu CARTERS c ỡ L7,28. Sau đó Thái ôm ra bến xe Hồng Lĩnh, lên xe buýt đi ra Vinh bán cho m ột ng ười ph ụ nữ không quen biết lấy 180000. Thái mua 80000 heroin để sử dụng còn 100000 Thái s ử dụng vào mục đích cá nhân. Còn hai chiếc quần bó Thái đưa về sử dụng, au khi bị bắt Thái đã đưa hai chiếc quần bò này cho cơ quan công an. Qua định giá, m ỗi chi ếc qu ần bò do Thái lấy trộm trị giá 100000đ. Tổng trị giá Thái đã trộm c ủa chị Hà là 800000đ. Nguyễn Văn Thái đã lĩnh mức án xứng đáng với hành vi c ủa mình. Ma tuý đã đ ưa chúng đ ến v ực thẳm không có lối thoát và con đường chúng đi là con đường phạm tội. Theo bản án số 42/2006/HSST ngày 29/11/2006 của Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh thì “vào khoảng 9h ngày 10/8/2006 Nguyễn Công Vinh đã lợi dụng mẹ đẻ của mình là bà Phạm Thị Song vắng nhà đã lấy đi một chi ếc đầu VCD hi ệu Califonia tr ị giá 510.000 đ. Hành vi của Nguyễn Công Vinh đã lợi dụng chủ sở hữu tài sản sơ hở đã lén lút chiếm đoạt tài sản để đưa đi bán lấy tiền tiêu xài, phục vụ cho nhu c ầu của cá nhân. Đây là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân được pháp luật bảo v ệ. Nguyễn Công Vinh thực hiện hành vi phạm tội trong điều kiện sức kho ẻ bình th ường, đ ầy đ ủ năng l ực chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi của Nguyễn Công Vinh đã đủ các yếu t ố c ấu thành t ội “Trộm cắp tài sản” quy định tại Điều 138 Luật hình sự. Cần thi ết phải lên m ột m ức án nghiêm khắc giáo dục bị cáo Nguyễn Công Vinh trở thành công dân lương thi ện. Đ ồng thời đây cũng là một bài học cho các thanh thi ếu niên m ới l ớn, l ười lao đ ộng, đua đòi, lêu lổng và thiếu hiểu biết nên đã sa vào con đường phạm tội.” b. Nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lý xã hội. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là sự tác động của môi trường thì nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lý xã hội cũng là một trong những nguyên nhân c ơ bản làm cho tình hình tội phạm ở Thị xã Hồng Lĩnh trong những năm gần đây tăng mạnh. Nhìn chung tỉnh Hà Tĩnh chậm đề ra và thực hiện những chiến lược tổng th ể đ ể khắc phục sự gia tăng của tình hình tội phạm nói chung và tình hình tr ộm c ắp nói riêng. ở
  6. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B thị xã Hồng Lĩnh, những chính sách xã hội mới chỉ dừng lại ở ch ủ tr ương, ch ưa có c ơ ch ế đảm bảo cho nó được thực hiện. Bên cạnh đó, chính sách xã hội còn có nhi ều ảnh h ưởng bởi tư tưởng bao cấp, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng và trách nhi ệm cá nhân, chưa phát huy được tính năng động sáng tạo của mỗi người. B ởi v ậy, chính sách đó ch ưa thực sự đi sâu vào cuộc sống, tính khả thi chưa cao, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục người dân phòng ch ống các t ệ n ạn xã hội chỉ mang tính hình thức kết quả, kết quả chưa cao và còn nhi ều hạn chế. Cũng ph ải nói đến hệ thống chính sách xã hội đã đề ra trong từng th ời kì, t ừng giai đo ạn phát tri ển nói chung là chậm hoàn thiện cho phù hợp với m ỗi giai đo ạn đó, đặc bi ệt là chính sách hướng trực tiếpvào cuộc đấu tranh phòng chống các t ệ n ạn xã h ội nh ư ma tuý, m ại dâm, trộm cắp tài sản…làm cho tình hình tội phạm trong mỗi giai đo ạn phát triển kinh t ế v ẫn tăng nhanh và diễn biến rất phức tạp. Trước sự phát triển của tình hình tội phạm ngày càng tinh vi và đa d ạng, các chính sách xã hội đề ra còn chậm so với xã hội, các văn bản pháp luật vừa m ới ra đ ời đã l ại ph ải sửa đổi, bổ sung ví không đáp ứng được các yêu cầu c ủa địa phương thì B ộ Lu ật Hình sự ra đời năm 1999 thay thế Bộ Luật Hình sự được Quốc hội thông qua năm 1989 và các Lu ật sửa đổi, bổ sung của Bộ Luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày28/12/1989, ngày 12/8/1991; ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997 là một bước phát triển có tầm chi ến lược lâu dài về các chính sách xử lý tội phạm. Việc quy định các lo ại t ội ph ạm c ụ th ể v ới các khung hình phạt nghiêm khắc trong các điều luật luôn thể hiện tính nghiêm minh c ủa pháp luật đồng thời giúp cho các cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng, kịp thời đối v ới các loại tội phạm. Trong Bộ Luật hình sự năm 1999 đã quy định rất rõ ràng t ội tr ộm c ắp tài sản. Khoản 1 Điều 138 quy định: “ Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 500000đ đến 50 triệu đồng hoặc dưới 500000đ nhưng gây hậu quả nghiêm trọng và đã bị xử lý hành chính v ề hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, ch ưa đ ược xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” Như vậy với quy định như trên, Bộ Luật Hình sự đã có những quy đ ịnh ch ặt ch ẽ và rõ ràng hơn đối với loại tội phạm này trong đó ngay cả tội trộm cắp tài sản d ưới 500000đ nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chi ếm đo ạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà v ẫn còn ph ạm t ội thì cũng đủ điều kiện để cấu thành tội trộm cắp tài sản. c. Nguyên nhân xuất phát từ góc độ tâm lý của người phạm tội.
  7. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B Nhìn chung như chúng ta đã biết cho dù ở nguyên nhân nào đi chăng n ữa thì các t ệ n ạn xã hội, các tội phạm cũng đều xuất phát từ chính các cá nhân của m ỗi con ng ười. Các chính sách xã hội như nhau,các điều kiện sống giống nhau đa số mỗi người đều hoà nhập đ ược và đi theo xu hướng tốt bởi vì con người suy cho cùng cũng ch ỉ là m ột b ộ ph ận c ủa xã h ội. Tuy nhiên một số ít cá thể đã có tư tưởng lệch lạc, nhận th ức sai trái mà đi ng ược v ới quy luật của xa hội lao vào con đường phạm tội. Điều đáng nói ở đây là tại sao cùng một điều kiện sống như nhau mà lại có nh ững người thế này, những người thế khác hay nói một cách rõ ràng hơn là cùng m ột đi ều ki ện sống bình thường như vậy lại có những người luôn biết sống vì m ục đích chung c ủa c ộng đồng, lại có những người luôn dựa dẫm vào c ộng đ ồng l ợi d ụng nh ững s ơ h ở c ủa ng ười khác để mà phạm tội. Mặt khách quan luôn tác động đến ý thức c ủa con người. V ới s ự phát tri ển nhanh chóng của công cuộc đô thị hoá, các trung tâm dịch vụ gi ải trí ra đ ời là n ơi cu ốn hút r ất nhièu người đi đến. Các quán hàng Internet, bia, xổ số...luôn thu hút đong các gi ới tr ẻ. Bên cạnh việc vui chơi lành mạnh giưói trẻ ngày nay còn mang trong mình m ột tâm lý hi ếu thắng, thích tò mò và mạo hiểm cộng với sự thiếu hiểu biết và họ đã sa vào các trò đùa tinh quái của bọn tội phạm, biến các trò giải trí lành m ạnh tr ở thành nguyên nhân d ẫn đ ến các tệ nạn xã hội. Trên thực tế qua tìn hiểu tại các địa phương em cũng đã nhận th ấy đ ược r ằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tội trộm cắp tài sản là do một bộ phận ăn ch ơi lêu l ổng, không lao động, hay la cà quán sá và nghiện hút. Những tên này do thoả mãn nh ững ham muốn trước mắt, không nghĩ đến tương lai đua đòi theo bạn bè mà l ại không có ti ền nên trong chúng luôn có những suy nghĩ sẽ trộm cắp tài sản. Những tr ường h ợp đó c ần phải giáo dục nghiêm khắc để giữu gìn cho xã hội ngày càng tôt đẹp hơn. Theo Bản kết luận điều tra số 27 CSĐT của Công An Th ị xã Hồng Lĩnh ngày 15/11/2004 và cáo trạng số 02/KSĐT – KT của VKSND Thị xã Hồng Lĩnh ngày 7/12/2004 thì Trần Đình Hoan và Phan Ngọc Nhung là h ọc sinh l ớp 11 tr ường THBC H ồng Lam - Hồng Lĩnh. Cả hai học lực kém, thường xuyên vi phạm kỉ luật, có thói quen và s ở thích tương đồng nên hiểu rõ về tính cách và hoàn cnảh của nhau... Do mâu thuẫn với bố mẹ, Trần Đình Hoan đã bỏ nhà ra đi trong th ời gian 7 ngày không về, bản thân chi tiêu bừa bãi dẫn đến nợ nần vì vậy nên nảy sinh ý định bắt trộm bò để bán. Khoảng 14h 30 ngày 10/9/2004 tại khu vực khói 1 phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, Trần Đình Hoan và Phan Ngọc Nhung đã thực hi ện hành vi tr ộm c ắp m ột con bò, một con bê của chị Phan Thị Lan ở xóm 8, Đức Thuận, Thị xã Hông Lĩnh tr ị giá 12 tri ệu đồng.
  8. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B Hoan và Nhung là học sinh còn ở tuổi vị thành niên nhưng do ăn ch ơi đua đòi b ạn bè, lười học, không nghe lời bố mẹ đã dẫn đến con đ ương ph ạm t ội, chúng ch ỉ là m ột trong nhiều trường hợp phạm tội trên địa bàn còn đang trong tu ổi v ị thành niên. C ần ph ải xử lý nghiêm minh những trường hợp như vậy bởi vì h ơn ai h ết c ần ph ải đ ưa h ọ v ề v ới cuộc sống lương thiện. Xã hội đang cần sự đóng góp từ thế hệ trẻ. III. TÌNH HÌNH ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TẠI THỊ Xà HỒNG LĨNH. Theo báo cáo tổng kết năm 2006, Toà án thị xã Hồng lĩnh thụ lý được 44 vụ với 75 bị cáo chiếm 56,8% tổng số án đã thụ lý. So với năm 2005 Toà án nhân dân Thị xã Hòng Lĩnh thụ lý 34 vụ án hình sự với 49 bị cáo. Năm 2006 Toà án nhân dân đã th ụ lý tăng 10 v ụ án hình sự trong đó tội phạm về trộm cắp tài sản cũng tăng 10 v ụ ( năm 2005 là 15 v ụ đ ến năm 2006 tăng lên 25 vụ) Nhìn chung công tác xét xử của Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh năm 2006 khá tri ệt đ ể với 92,3% số án đã được giải quyết, đối với án hình sự thì tỉ lệ gi ải quyết đ ạt 98% trong đó trả hồ sơ cho Viện kiển sát là không, đình chỉ xét xử là một vụ với một bị cáo. Tổng hợp công tác giải quyết các loại án của Toà án nhân dân TXHL Năm 2004 - 2006 Năm Thụ lý (vụ) Giải quyết (vụ) Tỷ lệ giải quyết 2004 71 62 88% 2005 73 65 89% 2006 78 72 92,3% Bảng 1 Qua bản tổng kết ta có thể thấy số lượng án thụ lý từ năm 2004 đến 2006 của Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh tăng dần, tăng cả về số lượng án thụ lý và được gi ải quyết. Ch ứng tỏ tình hình tội phạm từ năm 2004 đến 2006 trên địa bàn có sự gia tăng đáng k ể, ch ứng t ỏ rằng công tác xét xử gần đây cũng đạt được những kết quả đáng nói. Năm 2006, nhìn chung công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Th ị xã Hồng Lĩnh còn chưa được chặt chẽ lắm. Một số loại tội phạm có chi ều hướng gia tăng nh ư t ội ph ạm v ề ma tuý, tội trộm cắp tài sản, mại dâm…
  9. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B Kết quả giả quyết các loại án cụ thể trong năm 2006 của Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh Thụ lý (vụ) Giải quyết (vụ) Bị cáo Tỷ lệ% Loại án Hình sự 44 42 75 98% Dân sự 07 (việc) 03 (việc) 71,4% HN&GĐ 27 25 92,6% KT-LĐ-HC 0 0 Bảng 2 Trên đây chỉ là những thống kê bước đầu vì thực tế trên đ ịa bàn Th ị xã v ẫn còn nhiều điểm nóng chưa thể giải quyết dứt điểm vì những nguyên nhân khách quan khác. PHẦN III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I. NHẬN XÉT CHUNG. Qua quá trình thực tập tại Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh, đ ược ti ếp xúc tr ực ti ếp v ới quá trình xét xử cũng như nghiên cứu các hồ sơ vụ án, em có một số nhận xét sau: 1. Về ưu điểm.
  10. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B Toà án nhân dân Thị xã Hồng Lĩnh được xây dựng với thẩm quyền c ủa Toà án nhân dân cấp huyện. ở một Thị xã miền núi điều kiện kinh tế còn khó khăn, tình hìnhan ninh còn nhiều phức tạp, tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm và lương tâm của những người gi ữ cán cân công lý, các cán bộ thẩm phán và thư kí ở đây đã có rất nhiều cố gắng để vượt qua mọi khó khăn. Qua thực tế thực tập tại Toà, em đã nhận thấy một số ưu điểm: - Đối với công tác xét xử: Nhìn chung công tác xét xử giải quyết các loại án của Toà án Thị xã Hồng Lĩnh đạt kết quả tốt, các đồng chí Thẩm phán và thư kí đã nêu cao ting th ần trách nhi ệm trong quá trình thụ lý và giải quyết các loại án, thực hiện nghiêm chỉnh các th ủ tục t ố t ụng, coi tr ọng vi ệc tranh tụng tại phiên toà nên kết quả giải quyết các loại án là r ất tốt. S ố án t ồn đ ọng trong năm hầu như là không có, việc xét xử luôn thể hiện tính công bằng và nghiêm minh c ủa pháp luật. Việc định tội và đưa ra quyết định cuối cùng luôn đúng người đúng t ội, đi ều đó được thể hiện rõ nhất là tỷ lệ các bản án bị kháng cáo rất thấp. Với một đội ngũ thẩm phán và thư kí có trình độ học vấn đ ều t ốt nghi ệp Đ ại h ọc Luật chính quy, nhiệt tình năng nổ trong mọi công vi ệc đã đ ưa ngành Toà án ở Th ị xã nhà thoát a khỏi những khó khăn bước đầu, đóng góp m ột phần to l ớn vào công cu ộc đ ấu tranh phòng chống tội phạm. Với quy định về việc tăng thẩm quyền đối với Toà án cấp Huyện, vi ệc xét xử các vụ án tăng thẩm quyền đòi hỏi các thẩm phán và các thư kí cần phải tập trung nghiên c ứu kĩ lưỡng để làm sao xét xử đúng người đúng tội. Bên cạnh công tác xét xử, việc phối hợp với c ơ quan công an, c ơ quan thi hành án trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm cũng đã được Toà án Th ị xã H ồng Lĩnh chú trọng. Và trên thực tế, việc phối hợp giữa ba c ơ quan này v ới nhau trong vi ệc đ ấu tranh phòng chống tội phạm là rất cần thiết đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay. Toà án Hồng Lĩnh cũng đã tổ chức được một số phiên toà l ưu đ ộng xu ống các phường xã nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhận dân, góp phần phục v ụ có hi ệu quả nhiệm vụ chính trị có địa phưong. 2. Những tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu mà ngành Toà án nhân dân Th ị xã H ồng Lĩnh đạt được là khá to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên nó cũng không tránh được những tồn tại đáng kể: Trong năm 2006, vẫn còn những tồn tại, thiếu xót c ủa nh ững năm tr ước nh ư vi phạm thủ tục tố tụng, xử quá nặng hoặc quá nhẹ, hoặc cho hưởng án treo không đúng, áp dụng các điều khoản của Bộ Luật Hình sự còn chưa đúng. Vi ệc nghiên c ứu h ồ s ơ và đánh
  11. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B giá chứng cứ còn chưa toàn diện. Việc xử lý vật chứng, tịch thu ti ền ho ặc tài s ản do ph ạm tội mà có không đúng với quy định của pháp luật. Việc tranh luận tại phiên toả còn ít và chỉ mang tính hình thức nên hi ệu quả xét xử còn chưa được cao. Việc xét xử nhiều khi còn dựa vào kinh nghi ệm, ít đánh giá nh ững tình tiết mới nên có nhiều khi còn bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. 3. Nguyên nhân của những tồn tại a. Về mặt chủ quan: - Do công tác quản lý cán bộ, nghiệp vụ chưa tốt, không có quy ch ế, do đó vi ệc kiểm tra để uốn nắn những sai sót trong nghi ệp vụ, những bi ểu hi ện không khách quan, không vô tư của thẩm phán, cán bộ xử lý chưa kịp thời. Chưa có biện pháp quản lý thật tốt công tác nghiệp vụ chính là hạn chế sai sót và tiêu cực có thể xảy ra trong vụ án. - Đội ngũ thẩm phán còn trẻ, tuổi đời kinh nghiệm xét xử còn ít, một số th ẩm phán còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thụ lý, nghiên c ứu h ồ sơ v ụ án. Vi ệc viết án và xây dựng hồ sơ bản án còn cẩu thả và nhiều khi còn bỏ lọt tình ti ết quan tr ọng. Một số thẩm phán còn mang tâm lý cổ hủ của thời bao c ấp. Việc đi ều khi ển phiên Toà xét xử còn có nhiều thiếu sót. Còn có vi phạm khá nhiều về thủ tục tố tụng. - Trình độ năng lực của thẩm phán, cán bộ hiện nay còn chưa đồng đ ều, m ột s ố ít thẩm phán, cán bộ còn chưa tích cực trong vi ệc học tập, nghiên c ứu các văn b ản, ch ưa thực sự có ý thức trau dồi bản thân. Hơn nữa với trình độ pháp luật c ủa m ột s ố h ội th ẩm nhân dân tham gia xét xử tại phiên toà còn hạn chế dẫn tới tình tr ạng đ ịnh t ội, k ết án còn thiếu chính xác. b. Về mặt khách quan. - Điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất làm vi ệc còn thi ếu th ốn nên ít nhi ều ảnh hưởng dẫn đến chất lượng công tác, kinh phí đào tạo và chế độ lương b ổng c ủa cán b ộ toà án còn thấp nên chưa thu hút và khích lệ được tinh thần của các thẩm phán và thư kí. - Hệ thống pháp luật của nhà nước chưa được hoàn thi ện nên thường xuyên s ửa đổi, bổ sung làm cho việc áp dụng luật và sử dụng các đi ều lu ật ngày m ột m ới m ẻ. M ột số văn bản của liên ngành cấp trên chưa kịp thời hoặc có hướng dẫn nhưng m ột số quy định trong văn bản chưa phù hợp với thục tiễn nên khó khăn cho việc áp dụng trong xét xử. - Việc phối hợp công tác của chính quyền địa phương, các c ơ quan ban ngành c ủa cơ quan nhà nước và công dân đối với toà án còn bị hạn chế trong công tác c ủa toà mà đ ặc biệt là việc cung cấp các tài liệu xác minh và chứng cứ. - Công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và tổng kết rút kinh nghiệm của Toà án cấp trên, hoặc từng địa phương còn hạn chế cho nên có phần ảnh h ưởng đ ến kết quả công tác xét xử.
  12. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ. Việc đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa phương hi ện nay đang là m ột v ấn đ ề cấp bách cần phải được quan tâm hàng đầu. Qua thực tế tìm hiểu tại Th ị xã Hồng Lĩnh, em có một số kiến nghị như sau xin được tham khảo: * Đối với mỗi người dân: Cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi thủ đoạn c ủa bọn tội phạm. Cần tích cực học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh nhiệt tình trong việc tìm kiếm và tố giác tội phạm, không để chúng sống nh ởn nh ơ ngoài vòng pháp luật. Tích cực giúp đỡ các cơ quan điều tra, cơ quan chính quyền trong vi ệc cung c ấp chứng cứ, xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa cơ quan nhà nước với người dân. * Đối với Nhà nước: - Quốc hội cần phải tiến hành sửa đổi bổ sung các đi ều luật cho phù h ợp v ới th ực tế đặc biệt là một số điều trong Bộ Luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thi hành án ph ạt tù theo hướng thuận lợi cho các cơ quan, tiến hành tố tụng trong công tác phòng ch ống t ội phạm, đồng thời xay dựng một số trung tâm bảo trợ xã hội để nuôi dậy các cháu là con của các đối tượng phạm tội khi cần áp dụng các bi ện pháp t ạm giam và thi hành án ph ạt tù. - Cần thiết phải xây dựng một cơ quan chuyên trách phòng chống các t ệ n ạn xã h ội theo từng lĩnh vực cụ thể từ trung ương đến địa ph ương v ới m ột đ ội ngũ cán b ộ có kinh nghiệm và chuyên môn cao, cần phải luôn luôn có thái độ kiên quyết trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội. - Cần phải đẩy mạnh tuyên trruyền giáo dục người dân trong công tác đ ấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Giáo dục họ nhận thức đầy đủ về chiều r ộng lẫn chi ều sâu dưới mọi góc độ tâm lý giúp họ phân biệt được một cách rạch ròi gi ữa các lo ại t ội phạm giúp họ tránh xa được những hành vi lôi kéo, dụ dỗ vào con đường phạm tội. - Việc thực hiện các nội dung phòng chống tội phạm phải được lồng ghép vào các chương trình kề hoạch công tác chuyên môn và gắn với tiêu chuẩn thi đua hàng năm c ủa các cấp các ngành và các danh hiệu đơn vị văn hoá.
  13. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2. Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội 3. Tư liệu thực tiễn - Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh - Bản án số 42-2006/HSST ngày 29/11/2006 của Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh. - Bản án số 12-2005/HSST ngày 29/03/2005 của Toà án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh. - Kết luận điều tra số 27/CSĐT của Công an thị xã Hồng Lĩnh ngày 15/11/2004. - Cáo trạng số 02/KSĐT-KT của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Hồng Lĩnh ngày 07/12/2004. MỤC LỤC
  14. Trêng §¹i häc LuËt Hµ Néi   Líp KT 28B TRANG PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN II: NỘI DUNG 2 I. Quá trình tìm hiểu thông tin 2 II. Thị xã hồng Lĩnh trong thời kỳ đổi mới và điều kiện phát sinh các tệ 4 nạn xã hội III. Tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm ở thị xã Hồng Lĩnh 10 PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1