Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật tại Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật tại Việt Nam trình bày thực trạng về giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật tại Việt Nam; Đổi mới nhận thức về giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật tại Việt Nam
- THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TẠI VIỆT NAM Diệp Phương Chi1 1. Đặt vấn đề Trong quá trình sư phạm tổng thể tại nhà trường thì hoạt động giáo dục về đạo đức cho người học chiếm một vị trí rất to lớn, quan trọng trong chức năng chung của quá trình giáo dục, đó là giúp hình thành toàn vẹn nhân cách (đức và tài) cho người học. Trong đó, vai trò của đạo đức của mỗi cá nhân đối với nhân cách chung của chính cá nhân đó cũng như đối với sự tồn tại và phát triển chung của xã hội, của cộng đồng thì vô cùng to lớn, như lời khẳng định nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Con người có tài mà không có đức là người vô dụng” bởi đạo đức, tư tưởng, nhân sinh quan, thế giới quan… của một cá nhân luôn là cơ sở, là công cụ định hướng cho mọi thái độ và hành vi của cá nhân đó trong xã hội, trong tập thể. Nhiệm vụ của các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật là đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao về khoa học kỹ thuật cho đất nước. Trong thực tiễn cuộc sống hiện đại ngày nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO đầy cạnh tranh và trong thực tiễn thế giới có nhiều biến động về cả kinh tế, chính trị lẫn môi trường khí hậu, người kỹ sư kỹ thuật bên cạnh kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và bên cạnh những giá trị đạo đức chung (như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, nhân đạo, cần cù, tinh thần bác ái…) còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua lòng trung thực trong nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, ý thức bảo vệ an toàn cho khách hàng, ý thức phát triển công nghệ xanh v.v…hướng tới sự phát triển bền vững (sustainable development). Do đó, quá trình giáo dục tại các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật không chỉ là quá trình đào tạo về chuyên môn mà còn phải là quá trình giáo dục về đạo đức, thái độ phù hợp cho người học để lực lượng lao động kỹ thuật trình độ cao này sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại, của thực tiễn đất nước và thực tiễn thế giới. 1 ThS – Khoa Sƣ phạm Kỹ thuật, trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. HCM 106
- 2. Thực trạng về giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật tại Việt Nam 2.1 Thực trạng về sự khác biệt giữa giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học, cao đẳng với giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông tại Việt Nam Do có sự khác biệt rất rõ về đặc điểm tâm sinh lý giữa học sinh phổ thông với sinh viên cao đẳng, đại học nên các hình thức và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông và cho sinh viên cao đẳng, đại học là rất khác nhau. Ở cấp tiểu học, do đặc điểm học sinh tiểu học là những đối tượng chưa trưởng thành, khả năng nhận thức còn ở mức thấp nên việc giáo dục đạo đức được chú trọng rõ ràng thông qua môn học đạo đức hàng tuần cùng với sự quan tâm bám sát của giáo viên chủ nhiệm cũng như các hình thức kỷ luật chặt chẽ ở nhà trường, các công tác quản lý của tổ chức Đội thiếu niên. Sang bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh ở các bậc này đã bắt đầu phát triển mạnh về tâm sinh lý, ngày càng định hình nhân cách rõ nét tuy nhiên vẫn chưa thực sự là người trưởng thành thế nên công tác giáo dục đạo đức ở trường phổ thông cũng còn chặt chẽ: học sinh phổ thông hàng tuần có tiết giáo dục công dân, cuối tuần có sinh hoạt lớp với giáo viên chủ nhiệm, kỷ luật nhà trường phổ thông còn nghiêm ngặt, chặt chẽ, sinh hoạt Đoàn, Đội được chú trọng, và cũng như ở bậc tiểu học, phần nhận xét về hạnh kiểm học sinh chiếm vai trò quan trọng trong sổ liên lạc cũng như trong hồ sơ học sinh… Lên đến bậc cao đẳng, đại học, người học đã bắt đầu trở thành những người trưởng thành với khả năng tự nhận thức và tự điều chỉnh rất cao, mọi hoạt động từ tự phát đã chuyển dần sang tự giác ở mức độ cao cùng với chức năng trội của trường đại học, cao đẳng là chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng một ngành, nghề cụ thể cho người học để họ hoà nhập thị trường lao động nên việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học đã không còn được chú trọng nhiều. Ở bậc cao đẳng, đại học tại Việt Nam, không còn môn đạo đức cũng không còn môn giáo dục công dân, hầu như việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học chỉ còn được thực hiện khá mờ nhạt song song với nhiệm vụ giáo dưỡng-dạy học ở một số môn học như Pháp luật đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác Lênin…Ở các môn học còn lại, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hầu như phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm chủ quan của từng giảng viên trong việc lồng ghép các hoạt động, các nội dung có tính giáo dục đạo đức vào nội dung dạy học cụ thể. Bên cạnh đó, một số hoạt động Đoàn, Hội cũng là môi trường rèn luyện đạo đức cho sinh viên, tuy nhiên nó mang tính khuyến khích tự nguyện và chỉ có một số ít các sinh viên tham gia vào. Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học có thể nói là phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự ý thức, tự giáo dục của cá nhân từng sinh viên. Hình 107
- thức đánh giá hạnh kiểm của sinh viên trong nhà trường cao đẳng, đại học cũng rất sơ sài, đơn giản thông qua việc cá nhân sinh viên tự đánh giá vào phiếu rèn luyện đã được thiết kế sẵn vào cuối mỗi học kì với sự đồng ý biểu quyết của tập thể lớp (trong môi trường đại học theo học chế tín chỉ, mối liên hệ giữa các thành viên trong một lớp cũng rất lỏng lẻo, không đủ gắn bó để các thành viên có thể đánh giá chính xác về nhau). Trong khi các biện pháp, các hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học tại Việt Nam còn mờ nhạt như vậy thì bối cảnh xã hội Việt Nam bên ngoài môi trường học đường đang ngày càng biến động do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, đất nước gia nhập WTO, sự giao thoa văn hoá trong thời kì hội nhập…khiến cho có rất nhiều tệ nạn, nhiều thói hư tật xấu, nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra tác động không nhỏ vào đối tượng sinh viên. Nếu đối tượng sinh viên không được quan tâm, hỗ trợ đúng mức ở mảng giáo dục đạo đức, tư tưởng, thái độ thì các hiện tượng lệch lạc, tha hóa trong đạo đức, lối sống của sinh viên sẽ ngày càng gia tăng theo thời gian gây hậu quả không lường được trong xã hội. Như vậy, có thể thấy việc giáo dục đạo đức cho sinh viên bậc cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay về cơ bản là chưa được chú trọng và quan tâm như ở bậc phổ thông và cần được tiếp tục xây dựng những cơ sở lý luận hiệu quả hơn về các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức sinh viên để đáp ứng được yêu cầu của thực tế xã hội đầy biến động hiện nay. 2.2. Thực trạng về giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật tại Việt Nam Ở các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật, nội dung đào tạo chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Do đó, sinh viên kỹ thuật ít được tiếp xúc với các môn khoa học xã hội nhân văn (thường bản thân đã chứa nhiều nội dung mang tính nhân văn, có tính giáo dục con người) ngoài một số ít môn học chung như môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin”. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên kỹ thuật chỉ chủ yếu thông qua ý thức giáo dục người học và nghệ thuật sư phạm chủ quan của từng giảng viên (trong khi rất nhiều giảng viên các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật không phải xuất thân từ các trường sư phạm mà xuất thân từ các trường kỹ thuật khác rồi được học bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm nên tuy vững về chuyên môn nhưng chưa nắm vững mọi lý luận sư phạm, chưa xác định rõ toàn diện các nhiệm vụ của mình trong hoạt động dạy học), thông qua các hoạt động phong trào của Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh Viên trong trường (có tính khuyến khích, dựa trên tinh thần tự nguyện của sinh viên) và đặc biệt thông qua sự tự ý thức rèn luyện tự giác của mỗi cá nhân sinh viên. Các hình thức 108
- kiểm soát như thông qua điểm số thi cử, các chế tài như điểm danh trong giảng đường, quy định về việc cấm thi…chỉ chủ yếu có tính giáo dục răn đe, kiểm soát về ý thức chuyên cần trong học tập của sinh viên chứ không giáo dục được những biểu hiện khác về đạo đức. Ở cao đẳng, đại học kỹ thuật hiện nay đều bắt đầu học chế tín chỉ, mối liên hệ giữa cố vấn học tập với sinh viên và giữa các sinh viên với nhau trở nên lỏng lẻo, nên nguyên tắc “giáo dục trong tập thể và bằng tập thể” khó phát huy hiệu quả, và cũng do đó, hình thức đánh giá đạo đức sinh viên bằng phiếu rèn luyện cuối học kì do cá nhân tự chấm điểm rồi thông qua nhận xét của lớp trưởng và của tập thể lớp trở nên thiếu tin cậy, không sâu sắc, mang tính hình thức. 3. Đề xuất giải pháp 3.1. Đổi mới nhận thức về giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật Vì phần lớn giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật học tốt nghiệp từ một trường kỹ thuật ra và được học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong một thời gian ngắn nên khi dạy học, các giảng viên này thường chỉ tập trung chú trọng nhiều nhiệm vụ giáo dưỡng (tức chú trọng việc truyền đạt và tổ chức nhận thức các kiến thức, kỹ năng chuyên môn) mà chưa có ý thức cao về nhiệm vụ giáo dục (giáo dục đạo đức, thái độ, lối sống…) cho sinh viên trong bối cảnh xã hội hiện đại nhiều biến động, người trẻ dễ mất định hướng, dễ rối loạn về hành vi, thái độ, đạo đức, lối sống... Để khắc phục tình trạng trên, nhà trường cần có những biện pháp thực tiễn để tác động và nâng cao nhận thức của giảng viên trường mình về vấn đề này, cụ thể như: - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề dành cho giảng viên trường kỹ thuật về đề tài giáo dục đạo đức sinh viên. - Tạo sự lưu thông thông tin thường xuyên và thông suốt giữa phòng công tác chính trị - sinh viên/ phòng công tác sinh viên với các cố vấn học tập cũng như với tập thể giảng viên trong trường để các cố vấn học tập/ các giảng viên luôn được cập nhật thông tin về hiện trạng đạo đức, lối sống của sinh viên trong chính trường mình, từ đó, có ý thức về việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đồng thời tự tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp với hiện trạng. - Tổ chức định kì các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên trong trường để các giảng viên trường kỹ thuật ngày càng được trang bị các phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục hiệu quả. - Tổ chức những phong trào thi đua giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong trường như: tổ chức cho giảng viên thi viết về vai trò của giáo dục đạo đức sinh 109
- viên trong trường cao đẳng, đại học; tổ chức cuộc thi chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục; cho ra những tập san nội bộ định kì về đề tài giáo dục đạo đức, trong đó nêu lên những mặt tích cực và tiêu cực về đạo đức của sinh viên trong trường trong khoảng thời gian đó và các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến… 3.2. Định hƣớng các giá trị sống cơ bản cho sinh viên kỹ thuật Nhà trường kỹ thuật và người giảng viên kỹ thuật ngoài việc tổ chức cho sinh viên kỹ thuật lĩnh hội kiến thức, kỹ năng chuyên môn còn cần thường xuyên định hướng cho sinh viên về các giá trị sống cơ bản như: hòa bình, công bằng xã hội, sự tôn trọng, đoàn kết, sự trung thực, tình bạn, tính vị tha…Các hình thức giáo dục các giá trị sống cơ bản có thể linh hoạt thông qua nhiều kênh khác nhau như: - Thông qua các buổi sinh hoạt đầu năm và giữa năm do cán bộ chuyên trách thực hiện trao đổi, nói chuyện, tạo cho sinh viên cơ hội được thường xuyên nhắc nhở về các giá trị sống cơ bản, từ đó hình thành và phát triển nhận thức lành mạnh, trau dồi lý tưởng thanh niên. - Thông qua các buổi trò chuyện chuyên đề, và các buổi sinh hoạt cộng đồng thảo luận với sinh viên về các giá trị sống, liên hệ gần gũi với các hiện tượng, sự kiện liên quan đến đạo đức xã hội đang thu hút sự chú ý của dư luận hiện nay, từ đó giúp sinh viên củng cố những định hướng đúng cho một nhân cách đúng. - Phát động phong trào xây dựng một “tủ sách nhân văn” trong thư viện, trong đó bao gồm các loại sách nói về nghệ thuật sống, là một thư viện mở luôn tiếp nhận sách mới được đóng góp từ chính sinh viên. - Người giảng viên trong quá trình dạy học có thể lồng ghép với các phương pháp mang tính thuyết phục như trò chuyện mở rộng, giảng giải, nêu gương…để giáo dục người học thường xuyên về những giá trị cơ bản. 3.3. Các biện pháp, hình thức lồng ghép giáo dục đạo đức, thái độ vào nhiệm vụ giáo dƣỡng - dạy học kỹ thuật tại các trƣờng cao đẳng, đại học kỹ thuật Người giáo viên kĩ thuật có thể sử dụng phương tiện ngôn ngữ (thuyết phục: trò chuyện, giảng giải, nêu gương) để định hướng đạo đức, thái độ cho sinh viên trong những phần trò chuyện giao lưu trong và ngoài lớp học. Điều này đòi hỏi sự uyển chuyển trong nghệ thuật sư phạm của người giảng viên để có thể gây tác động tích cực đến nhận thức của sinh viên. Theo tâm lý học tập thông thường thì một sinh viên kỹ thuật trong quá trình lĩnh hội kiến thức thường sẽ không thể liên tục tập trung, chú ý hoàn toàn về chuyên môn trong một khoảng thời gian quá dài, họ cần những khoảng 110
- nghỉ, khoảng lặng để giải toả ức chế, lấy lại sự tập trung. Những khoảng lặng linh hoạt đó có thể được người giảng viên khéo léo lấp đầy bằng những câu chuyện vui thư giãn hoặc những câu chuyện mang tính giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sống thực tế hoặc kinh nghiệm chuyên môn thực tế nhưng có ý nghĩa giáo dục. Ví dụ: Khi dạy về kỹ thuật cắt may, người giảng viên sau khi hướng dẫn xong về công thức cắt rập, phương pháp ráp chi tiết, thì có thể kể chuyện về những trường hợp vẽ rập sai trong thực tế, gây lãng phí nguyên liệu khi đưa vào sản xuất hàng loạt, từ đó, nhắc nhở về ý thức trách nhiệm và thái độ làm việc cẩn thận, khoa học, hoặc kể về trường hợp tai nạn lao động do bất cẩn khiến kim máy may công nghiệp đâm xuyên ngón tay, từ đó, giáo dục về ý thức an toàn lao động; Hay một giáo viên dạy kỹ thuật ôtô, sau bài dạy về cấu tạo ôtô thì có thể trao đổi, thảo luận với sinh viên về hiện tượng một kỹ sư của một hãng xe nổi tiếng lên tiếng tố cáo một lỗi kỹ thuật trong cấu tạo của xe ấy có thể gây tai nạn xe, ảnh hưởng đến tính mạng của khách hàng, sinh viên có thể thảo luận về ý nghĩa của cách hành xử của người kỹ sư kia, qua đó, xây dựng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, ý thức về lòng trung thực, về lòng nhân đạo v.v… Khi sử dụng nhóm phương pháp thuyết phục này, người giảng viên cần phải chú ý có sự tiết chế, khéo léo tạo không khí tự nhiên nhưng không sa đà, dài dòng lấn át thời gian dạy và học chuyên môn. Bên cạnh đó, người giảng viên kỹ thuật có thể linh hoạt kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp để giáo dục cho sinh viên kỹ thuật về thái độ như: - Sử dụng phương pháp dự án hoặc phương pháp làm việc nhóm để rèn luyện tinh thần tập thể, sự đoàn kết, tình bạn, thái độ tôn trọng lẫn nhau: Trong trường hợp này, người giáo viên cần công bố rõ cho sinh viên ngay từ đầu về ý nghĩa giáo dục của phương pháp học tập này cho các sinh viên nhận thức được rằng họ được tổ chức học theo phương pháp này không phải chỉ để phát triển các kỹ năng mềm cá nhân hay để tạo ra sản phẩm cuối cùng mà còn là để rèn luyện những thái độ đúng tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội và với yêu cầu của cuộc sống hiện đại “biết chấp nhận sự khác biệt và cùng chung sống”. Cụ thể hơn, người giáo viên cần lưu ý phải có định hướng ngay từ đầu cho sinh viên các yêu cầu về thái độ mà sinh viên cần nhớ và thực hiện theo để quá trình làm việc nhóm/ quá trình thực hiện dự án theo nhóm được thành công và đạt cả về ý nghĩa giáo dục; người giáo viên cũng cần thường xuyên bám sát, nhắc nhở, quan tâm về “cách thực hiện” của từng nhóm hơn là chỉ quan tâm về kết quả thực hiện, từ đó có những lời khuyên, lời tư vấn kịp thời cho sinh viên kịp điều chỉnh về thái độ trong quá trình làm việc nhóm, thực hiện dự án. 111
- - Sử dụng phương pháp dạy học định hướng sản phẩm để thông qua đó rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, giáo dục thái độ bảo vệ môi trường, ý thức an toàn lao động, trung thực trong khoa học kỹ thuật, tác phong công nghiệp… 3.4. Xây dựng môi trƣờng mang tính giáo dục đạo đức cho sinh viên cao đẳng, đại học kỹ thuật Khuyến khích sinh viên tham gia các phong trào Đoàn thanh niên, Hội sinh viên bằng những hoạt động nhân văn và thực tiễn như tổ chức hoạt động định kì thăm nom các trẻ em ở trại mồ côi, thăm nom các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm nom người già cô đơn ở các viện dưỡng lão, phong trào “Tiếp sức mùa thi”, “Tuổi trẻ với an toàn giao thông”… từ đó, sinh viên có ý thức về lòng nhân đạo, về lòng biết ơn, về trách nhiệm cộng đồng, ý thức công dân, lòng yêu nước…Tổ chức các hoạt động cộng đồng và giao lưu lành mạnh tạo sân chơi cho sinh viên như các phong trào văn nghệ, giao lưu giữa các trường, các khoá, phong trào thi về chuyên môn…nhằm giúp sinh viên có nếp sống lành mạnh, phát triển tinh thần hiếu học, xây dựng tình bạn, tình yêu trong sáng. Nên xây dựng một “phòng truyền thống” ở vị trí trang trọng và trung tâm trong khuôn viên trường cao đẳng, đại học kỹ thuật, trong đó trưng bày những hình ảnh và hiện vật về công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam, hình ảnh và tư liệu về những thanh niên Việt Nam tiêu biểu qua nhiều thế hệ như anh Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Thạc, chị Đặng Thuỳ Trâm… nhằm giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lý tưởng thanh niên theo truyền thống cha anh. Phòng truyền thống này là một phòng truyền thống mở, nên khuyến khích các sinh viên các thế hệ trong trường đóng góp thêm những di vật, những vật kỉ niệm của chính người thân của họ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhằm giúp cho các sinh viên trong trường cảm thấy sự hi sinh của các thế hệ trước là vô cùng gần gũi lẫn thiêng liêng, từ đó bồi đắp lý tưởng thanh niên, lòng trân trọng quá khứ và sự tự hào dân tộc. 3.5. Công tác quản lý sinh viên với nhiệm vụ giáo dục đạo đức Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi của những người đã trưởng thành, vì vậy, công tác quản lý sinh viên trở nên mềm dẻo, không mang tính gò bó, áp đặt. Cũng chính vì thế, rất khó để quản lý sâu sát về biểu hiện đạo đức ở sinh viên. Tuy nhiên, có thể đẩy mạnh quản lý chặt chẽ ở một số mặt như đạo đức khoa học, tính kỉ luật, ý thức bảo vệ môi trường bằng cách xây dựng phong trào trung thực trong thi cử, phong trào tiết kiệm điện nước trong giảng đường, phong trào giữ gìn nề nếp giảng đường…Bên 112
- cạnh đó, nhà trường nên thành lập bộ phận tham vấn sinh viên, thành viên tham gia là các giảng viên tình nguyện và cán bộ chuyên trách có chuyên môn tâm lý nhằm giúp hỗ trợ cho sinh viên kịp thời khi họ gặp các khó khăn tâm lý, thông qua đó giáo dục, định hướng cho họ về những thái độ đúng tốt, ứng xử đúng tốt trước những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. 3.6. Sự hỗ trợ từ phía xã hội đối với công tác giáo dục đạo đức sinh viên kỹ thuật Cần có sự động viên khuyến khích của xã hội đối với các thành quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của sinh viên để khuyến khích tinh thần hiếu học, lòng say mê khoa học. Sinh viên kỹ thuật khi nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao cho xã hội lại tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường thì họ cần sự công nhận và khuyến khích từ phía nhà trường và xã hội. Các nhà trường kỹ thuật có thể tự gây quỹ hoặc kết nối hợp tác với các công ty, xí nghiệp cùng gây quỹ để trao phần thưởng, trao học bổng cho những sinh viên kỹ thuật có thành quả học tập tốt, có sản phẩm nghiên cứu hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Thảo, Hoàng Thị Thu Hiền (2008), Giáo trình Giáo dục học, ĐH SPKT TP. HCM. 2. Nguyễn Văn Tuấn (2008), giáo trình Lý luận dạy học, ĐH SPKT TP.HCM 3. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua (2009), Giáo trình Giáo dục học đại cương, ĐHSP TP. HCM. 113
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng sống của sinh viên Việt Nam hiện nay thực trạng và biện pháp giáo dục
10 p | 174 | 14
-
Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
10 p | 101 | 14
-
Thực trạng và biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên ở thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
5 p | 78 | 8
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm tra – đánh giá trong học tập môn Giáo dục học của sinh viên ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
9 p | 117 | 7
-
Thực trạng và biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
6 p | 75 | 7
-
Thực trạng và giải pháp về giáo dục phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp qua học phần công tác quốc phòng và an ninh
9 p | 34 | 5
-
Thực trạng và biện pháp quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
4 p | 19 | 4
-
Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
9 p | 12 | 4
-
Thực trạng và biện pháp vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học học phần “Tiếng Việt thực hành” cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở Trường Đại học Tây Bắc
6 p | 9 | 4
-
Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
9 p | 38 | 3
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp ở thành phố Cần Thơ
3 p | 12 | 3
-
Thực trạng và biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
6 p | 56 | 3
-
Thực trạng và biện pháp giáo dục trẻ khiếm thính tại trường trẻ em khuyết tật huyện Giao Thủy
5 p | 62 | 3
-
Thực trạng và biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường đại học Hùng Vương
6 p | 8 | 2
-
Quản lý chất lượng tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp
5 p | 15 | 2
-
Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
6 p | 49 | 2
-
Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trung học phổ thông ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
5 p | 82 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn