intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT chuyên tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT chuyên tỉnh Sóc Trăng" phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí ở tỉnh Sóc Trăng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THPT chuyên tỉnh Sóc Trăng

  1. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Vân Tâm, Nguyễn Thị Huỳnh Yến Tổ Vật lí-KTCN, trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai TÓM TẮT Trong những năm gần đây, kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Vật Lí tại trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Hai năm liền trường đã có học sinh đạt giải III quốc gia, trong các kì thi Olympic 30/4, Olympic chuyên Khoa học Tự nhiên, Trại hè Phương Nam đều đạt nhiều huy chương và có huy chương vàng. Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn, nhưng xét trong mặt bằng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì đây là sự tiến bộ rõ rệt. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí ở tỉnh Sóc Trăng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Câu nói của vị Tiến sĩ Triều Lê Thân Nhân Trung đã khẳng định: Căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp, chúng ta cần phải biết tìm và trân trọng họ. Điều đó chứng tỏ việc bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cho cả đất nước nói chung. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là vô cùng khó khăn, ở các trường chuyên khu vực khác khó một thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khó gấp hàng chục lần, đặc biệt trường chuyên Nguyễn Thị Minh Khai thuộc tỉnh Sóc Trăng còn khó khăn gấp bội. Nói như vậy không có nghĩa sẽ chùn bước, sẽ nản lòng hay sẽ bỏ cuộc mà ngược lại, nhà trường đang dần dần chuyển mình, đang tìm cách khắc phục những khó khăn, phát huy tối đa những thuận lợi để bước những bước cao hơn, vững chắc hơn. Trong những năm học gần đây, đội tuyển Vật Lí của trường đã đạt được một số thành công nhất định, góp phần vào thành công chung của nhà trường. Tuy không nhiều nhưng kết quả đó khẳng định mọi sự cố gắng, nỗ lực của thầy và trò đã được đền đáp. Vì vậy, tôi xin thay mặt cho tổ Vật Lí- KTCN mạnh dạn trình bày: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật Lí ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Sóc Trăng”. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Được Ban giám hiệu chỉ đạo, quan tâm sâu sát, kịp thời hỗ trợ và xử lí những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 33
  2. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 - Nhà trường có kế hoạch cụ thể và lâu dài, thường xuyên theo dõi quá trình dạy và học của đội tuyển, luôn ủng hộ và giải quyết những ý kiến đề xuất, luôn đưa ra những ý kiến chỉ đạo nhằm giúp các em yên tâm học tập. - Nhà trường có cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học tương đối đầy đủ, có thể đáp ứng được yêu cầu để việc dạy và học đạt kết quả tốt. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy cô năng động, tích cực thực hiện các chuyên đề đã chọn, một số giáo viên theo sát đội tuyển - Được sự đồng thuận cao của các giáo viên bộ môn, thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em tham gia học tập. - Có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu, luôn tự học hỏi, tìm tòi, vượt qua mọi khó khăn để đạt mục tiêu đã đề ra. - Phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ, khuyến khích động viên con em đi học đầy đủ. 2. Khó khăn - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế. - Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi rất nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo - Thiếu giáo viên dạy giỏi, nhiều kinh nghiệm phụ trách các chuyên đề chuyên sâu. - Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi học sinh giỏi quốc gia và học để thi Đại học, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi đại học sau khi thi quốc gia. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG QG chưa cao. - Phụ huynh muốn con chuyển hướng sau khi lên lớp 12 nên thường không ủng hộ việc con tham gia học đội tuyển. - Nguồn tài liệu phục vụ cho học tập còn thiếu thốn, kinh phí eo hẹp cũng là nguyên nhân khiến cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, chế độ đãi ngộ hiện nay cũng chưa tương xứng với công sức của thầy cô, cho nên người dạy dù không thiếu tâm huyết, nhưng nhìn chung vẫn chưa thể hiện hết mình. III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 1. Đối với đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng Phẩm chất, uy tín, năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, 34
  3. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ giáo viên ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng, việc tổ chức bồi dưỡng tại chỗ được coi là yếu tố quan trọng nhất. Các hình thức có thể là: - Giao chuyên đề dạy lớp chuyên hoặc lớp đội tuyển đòi hỏi giáo viên phải tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, đề thi Olympic châu lục, quốc tế… - Bồi dưỡng qua phân công nhiệm vụ chuyên môn: Mỗi giáo viên dạy một số chuyên đề cho học sinh giỏi; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. - Mời các chuyên gia, giáo sư có kinh nghiệm về bồi dưỡng cho đội tuyển hoặc dẫn đội tuyển đi tập huấn tại các tỉnh. Cụ thể: - Đối với kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh: huy động toàn bộ 8 giáo viên của tổ dạy các chuyên đề từ động học chất điểm lớp 10 đến sóng ánh sáng lớp 12. Thực hiện khoảng 12 buổi/ tuần, vừa dạy vừa kiểm tra, sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm - Đối với các kì thi khu vực (Olympic 30/4, trại hè Phương Nam, Olympic KHTN): có 3 giáo viên phụ trách chính. Một số học sinh và cựu học sinh hỗ trợ. Thực hiện giảng dạy các chuyên đề chuyên sâu khoảng 10 buổi/ tuần, vừa dạy vừa kiểm tra, sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm - Đối với kì thi quốc gia: 3 giáo viên trực tiếp giảng dạy một số chuyên đề chuyên sâu, chuẩn bị đầy đủ kiến thức nền, sau đó mời chuyên gia về bồi dưỡng và đưa học sinh đi tập huấn vài tuần ở các tỉnh và thành phố lớn. 2. Công tác đánh giá, phát hiện học sinh giỏi - Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh, khâu này rất quan trọng. Nhà trường sẽ giao cho hai giáo viên Vật Lí có kinh nghiệm phát hiện những em có tiềm năng, ngoài ra còn có khả năng tạo cho các em niềm say mê, yêu thích môn học. Để thực hiện công việc này một cách dễ dàng thì các giáo viên sẽ phụ trách giảng dạy các lớp chuyên Toán 10 và chuyên Lí 10 vì phần lớn các em giỏi đều tập trung ở các lớp chuyên Toán và Lí. - Phương châm giảng dạy là “Phải làm cho học sinh yêu thích môn học của mình, truyền ngọn lửa yêu thích môn học thì mới có hiệu quả trong giảng dạy” vì vậy trong các bài giảng bên cạnh việc cung cấp các kiến thức thầy cô cần dạy cho học sinh lối sống, kĩ năng và những ứng dụng của kiến thức được học vào thực tế cuộc sống. - Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòi hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo. Quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi giống như việc tìm ngọc trong đá. Ở đó các em giống như những viên đá còn thô, phải 35
  4. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 được mài giũa thì đá mới thành ngọc, ngọc mới tinh và tỏa sáng. Điều này cần có thời gian và sự đầu tư bài bản, lâu dài. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khơi gợi để học sinh tự khám phá, bộc lộ cách tiếp cận vấn đề mới, từ đó giáo viên đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh. Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là: + Năng lực tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề; kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếp công việc. + Năng lực phản biện trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay không? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới hay không? + HS có tinh thần vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn. Có khả năng tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng từ những người xung quanh, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từ những người xung quanh. 3. Công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi - Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu thích môn học, “thổi lửa” khơi dậy, nuôi dưỡng lòng đam mê học tập, khát khao khám phá của học sinh. - GV có thể giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng; rèn cho HS kĩ năng làm bài ở từng dạng, từng chủ đề. Sau khi trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của bộ môn, giáo viên chú ý nhiều hơn đến việc dạy học sinh phương pháp tự học. Cụ thể là: + Giao chuyên đề, hướng dẫn học sinh tự đọc tài liệu … + Tổ chức cho học sinh báo cáo theo chuyên đề, thảo luận, phản biện… + Kiểm tra việc tự học, tự đọc tài liệu của học sinh; rút kinh nghiệm kịp thời. + Sử dụng các thiết bị giảng dạy phù hợp; tăng cường thời gian thực hành. + Đa dạng các hình thức đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá nhau và học sinh tự đánh giá. 4. Về chương trình bồi dưỡng - Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng soạn, dạy chuyên đề chuyên sâu. - Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người. - Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lí. - Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức. - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc và dịch tài liệu nước ngoài, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kĩ dạng thức đề thi về kĩ năng ở các đề thi đã qua. 5. Về xây dựng phương pháp tự học của học sinh 36
  5. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 - Tôi cho rằng hướng dẫn HS tự học là điều rất quan trọng, vì con đường ngắn nhất để HS đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lực để giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học. Vậy làm sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh? Chúng tôi cho rằng người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc học và làm các bài tập GV yêu cầu HS phải thường xuyên tự đọc và nghiên cứu các loại sách mà GV đã giới thiệu hoặc hướng dẫn và có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. - Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm đội tuyển là người quản lí chính việc tự học của các em trên lớp trong thời gian không có buổi học đội tuyển. Chính trong thời gian này các em nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức, trao đổi phương pháp giải bài tập, từ đó hoàn thành việc trả bài cho thầy cô được đầy đủ hơn. - Ngoài ra việc chăm lo cho các HS từ khi các em vào lớp chuyên cho đến khi vào đội tuyển cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của các kì thi. Thường xuyên liên lạc với gia đình nhất là những HS có gia đình ở xa, những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoàn cảnh gia đình đặc biệt rất cần sự động viên thường xuyên của thầy, cô và các bạn bè trong lớp để các em yên tâm học tập. 6. Nuôi dưỡng đội tuyển Chúng tôi luôn ý thức được rằng đội tuyển học sinh giỏi phải gần như bảo toàn trong suốt 3 năm học, điều đó đòi hỏi chúng tôi phải thường xuyên có những biện pháp nuôi dưỡng thật tốt. Bên cạnh đó chúng tôi cũng không thể cầu toàn vì các em cần rất nhiều thì giờ để đầu tư cho việc học tại trường, nghiên cứu tại nhà. Đồng thời để thu hút học sinh vào đội tuyển HSG, nhà trường thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp địa phương, vận động mọi người hỗ trợ khen thưởng cho tất cả các em có giải trong các kì thi. IV. KẾT QUẢ Với những giải pháp trên, những năm gần đây, bộ môn Vật Lí trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, tỉnh Sóc Trăng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm học HSG tỉnh Olympic Trại hè Olympic HSG quốc 30/4 Phương KHTN gia Nam 2010-2011 1 nhất, 3 nhì, 2 ba, 3 kk 2011-2012 1 nhất, 4 nhì, 4 ba, 2kk 2012-2013 1 nhất, 4 nhì, 3 1 HCĐ ba, 3kk 2013-2014 2 nhất, 6 nhì, 4 2 HCV, 1 ba, 4 kk HCB 2014-2015 1 nhất, 1 nhì, 2 1 HCV, 4 HCV, 1 1 HCV, 1 ba, 3kk 1HCB, 1 37
  6. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 kk HCĐ HCĐ 1HCB 2015-2016 1 nhất, 4 nhì, 2 1 HCV, 1HCV, 5HCĐ 1ba ba, 3kk 1HCB, 1HCB, 1HCĐ 1HCĐ Bảng thống kê kết quả học sinh giỏi các kì thi qua các năm học Dựa vào kết quả trong bảng, ta thấy số lượng và chất lượng giải có sự chuyển biến tích cực, đạt nhiều huy chương trong các kì thi và có huy chương vàng, nhiều năm liền không có giải quốc gia nhưng đến năm 2014 thì bắt đầu đạt giải ba và khuyến khích. Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn, nhưng xét trong mặt bằng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì đây là sự tiến bộ rõ rệt. V. KẾT LUẬN Tóm lại, để nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Sóc Trăng đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Hiệu trưởng nhiệt tình ủng hộ, thường xuyên truyền lửa, động viên, khích lệ giáo viên, học sinh, hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề phát sinh, vận động phụ huynh hỗ trợ kinh phí. Giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kì thi học sinh giỏi quốc gia và khu vực, không nản chí mỗi khi gặp khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm đội tuyển phải hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của các em để mỗi khi các em lệch quỹ đạo thì có thể xử lí, uốn nắn kịp thời, luôn tạo cho các em niềm say mê học tập, tạo cho các em niềm tin, duy trì động lực, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em để kịp thời giúp đỡ. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm đội tuyển còn phải động viên tinh thần của phụ huynh mỗi khi có ý định cho con em mình chuyển sang ôn thi Đại học. Không những thế, việc tổ chức chọn lựa chính xác và thành lập đội tuyển học sinh giỏi sớm, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng đội dự tuyển, đội tuyển chính thức cũng là khâu hết sức quan trọng để đạt được thành công. Hiểu được những khó khăn và thuận lợi của mình, chúng tôi đã cố gắng thực hiện tốt các giải pháp, từ đó nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí. Trên đây là thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Chắc chắn rằng các đồng nghiệp có những ý kiến và giải pháp khác quí giá hơn. Rất mong được sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng nghiệp, để chúng tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của nhà trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương. VI. ĐỀ XUẤT- KHUYẾN NGHỊ Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng có kết quả cao hơn, chúng tôi xin có một số khuyến nghị và đề xuất sau: - Chính quyền địa phương: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Cần có chính sách tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích để khích lệ tinh thần và ghi nhận kết quả bồi dưỡng của giáo viên. 38
  7. HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 - Đối với nhà trường: Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nên mua bổ sung kịp thời những tài liệu nâng cao mới để phục vụ cho việc dạy và học. - Đối với phụ huynh học sinh: Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn. Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, các loại sách tham khảo và sách nâng cao thuộc bộ môn bồi dưỡng. 39
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2