KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Nhiều tác giả (2006), Thần nữ và liệt nữ Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.<br />
2. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng Ngàn, NXB Phụ Nữ.<br />
3. Phan Ngọc (2002), Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn học.<br />
4. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (tái bản), NXB<br />
Tp. Hồ Chí Minh.<br />
5. Ngô Đức Thịnh (1994), Đạo Mẫu, NXB Khoa học Xã hội.<br />
6. Trần Quốc Vượng (1999), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE PRINCIPLE FEATURES OF TRADITIONAL LITERARY FORM IN VIETNAM<br />
Duong Thi Huyen<br />
Red Star University<br />
The expression “Sample principle” in literary traditions in Vietnam are not always the same period.<br />
Along with the process of national construction and defense of the Vietnamese people, especially when<br />
Vietnam literature influenced emerges from the traditional culture “Sample principle” in each period is<br />
expressed through literature expressed through the image of woman as unable to replace them in their<br />
daily lives. In particular, in recent years, with the novel “Thousand Master Form” (Women’s Publishing<br />
House, H.2006) writer Nguyen Xuan Khanh principles expressed Sample the most exquisite and unique.<br />
Keywords: Sample principle, Vietnamese literary,Thousand Master Form<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ<br />
Phùng Quốc Việt, Hà Thị Lịch<br />
Trường Đại học Hùng Vương<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, 10 năm đào tạo đại học, Trường Đại học Hùng Vương luôn<br />
tiếp tục nỗ lực phấn đấu để xây dựng Nhà trường thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học<br />
đạt chuẩn. Để nhà trường có những bước đột phá mới trong công tác phát triển khoa học và công nghệ,<br />
để khẳng định thương hiệu của Nhà trường, Trường Đại học Hùng Vương đã cố gắng, nỗ lực, phấn đấu<br />
để thực hiện thành công dự án xây dựng mô hình tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ trong nhà trường.<br />
Sau 2 năm thực hiện (từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2014), dự án đã thực hiện thành công các nội dung<br />
được phê duyệt trong thuyết minh, gồm: Thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ (SHTT) Trường Đại học<br />
Hùng Vương; Ban hành 4 quy định về SHTT; Một số đối tượng SHTT trong nhà trường đã được hỗ trợ,<br />
xác lập và khai thác. Đặc biệt, thành công rất lớn của dự án là nhận thức của cán bộ, giảng viên nhà<br />
trường về SHTT đã được nâng cao.<br />
Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, trường đại học, nâng cao chất lượng.<br />
<br />
<br />
134 KHCN 1 (30) - 2014<br />
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam đang ngày một hội nhập sâu rộng với thế giới. Vì thế Việt Nam càng cần phải tuân<br />
thủ những nguyên tắc và luật pháp quốc tế về sở hữu trí tuệ. Đồng thời cũng phải biết bảo vệ các<br />
quyền lợi hợp pháp của mình về tài sản trí tuệ, tạo giá trị thương mại cho các tài sản trí tuệ để có<br />
thể trao đổi và có đầy đủ quyền khi xuất hiện tranh chấp bản quyền SHTT. Các cơ sở giáo dục đại<br />
học không nằm ngoài quá trình hội nhập mà phải trở thành lực lượng đi đầu trong hoạt động SHTT.<br />
Vì thế, việc xây dựng một mô hình tổ chức hoạt động SHTT tại Trường Đại học Hùng Vương là<br />
hết sức là cần thiết.<br />
2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI<br />
HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
Theo Quyết định số 3455/QĐ-BKHCN ngày 7/11/2011 về việc phê duyệt kết quả tổ chức chủ<br />
trì thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thực hiện trong 2 năm 2012-<br />
2013, Dự án Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động SHTT trong Trường Đại học Hùng Vương đã<br />
được phê duyệt với ký hiệu mã là: CT68/2012-2013/TW-34. Sau 2 năm thực hiện, Dự án Trường<br />
Đại học Hùng Vương đã thành công trong việc xây dựng mô hình tổ chức hoạt động SHTT trong<br />
nhà trường.<br />
2.1. Thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ Trường Đại học Hùng Vương<br />
Ngày 01/10/2012, Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương ra Quyết định số 508/QĐ-ĐHHV-<br />
TCCB về việc thành lập Trung tâm SHTT. Theo quyết định, Trung tâm SHTT trực thuộc Phòng<br />
Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Hùng Vương.<br />
* Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm SHTT<br />
+ Giúp Ban Giám hiệu và Hiệu trưởng xây dựng và triển khai các chế độ, chính sách hoạt động<br />
SHTT của Trường Đại học Hùng Vương;<br />
+ Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động SHTT của Trường;<br />
+ Chịu trách nhiệm triển khai công tác xác lập quyền sở hữu và quản lý hồ sơ liên quan đến việc<br />
sở hữu;<br />
+ Giải quyết các xung đột liên quan đến xác lập quyền;<br />
+ Báo cáo định kỳ và cập nhật thông tin cho lãnh đạo;<br />
+ Chủ động hỗ trợ hoàn thiện công nghệ thông qua việc cấp phép sử dụng và chủ động tạo điều<br />
kiện cho việc chuyển giao vào thị trường;<br />
+ Ươm tạo các công nghệ và nhóm kinh doanh công nghệ nhằm tác động nền kinh tế bằng các<br />
doanh nghiệp tạo giá trị gia tăng cao;<br />
+ Giáo dục và tư vấn cho các nghiên cứu viên, sinh viên và các nhà quản lý về vấn đề sở hữu<br />
trí tuệ;<br />
+ Tuyên truyền và quảng bá các hoạt động SHTT, các sản phẩm SHTT của trường được bảo hộ;<br />
+ Tổ chức thông tin và khai thác thông tin sáng chế phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo của<br />
Trường.<br />
<br />
KHCN 1 (30) - 2014 135<br />
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ công tác tổ chức triển khai hoạt động SHTT<br />
trong Trường Đại học Hùng Vương<br />
Bộ phận chuyên trách SHTT trong Trường Đại học Hùng Vương đã tiến hành lấy ý kiến xây<br />
dựng 04 văn bản. Sau một quá trình lấy ý kiến đánh giá, phản hồi rộng rãi của rất nhiều các thành<br />
phần: Từ nhóm dự án, các chuyên gia về SHTT, các đơn vị phòng ban, khoa tổ của Nhà trường và<br />
của Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn SHTT, Trung tâm SHTT đã hoàn thiện 04 văn bản về SHTT và<br />
trình Hiệu trưởng ra quyết định. Ngày 07/1/2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương đã ra<br />
Quyết định số 12/QĐ-ĐHHV-QLKH về việc ban hành một số quy định về hoạt động SHTT. Theo<br />
Quyết định, các quy định về hoạt động SHTT trong Trường Đại học Hùng Vương bao gồm:<br />
(1) Quy định về kế hoạch chiến lược và chính sách về hoạt động sở hữu trí tuệ trong Trường<br />
Đại học Hùng Vương.<br />
(2) Quy chế về hoạt động SHTT trong Trường Đại học Hùng Vương<br />
(3) Quy định về khai thác thương mại và thực thi quyền SHTT<br />
(4) Quy định về chế độ tài chính cho hoạt động SHTT<br />
2.3. Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, giảng viên nhà trường<br />
về sở hữu trí tuệ<br />
Dự án xây dựng mô hình tổ chức hoạt động SHTT trong Trường Đại học Hùng Vương được phê<br />
duyệt đã tạo một cơ hội lớn để nhà trường tiến hành triển khai hoạt động SHTT trong nhà trường.<br />
Một trong những nội dung quan trọng mà dự án phải thực hiện chính là tổ chức các lớp tập huấn<br />
nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hùng Vương về SHTT.<br />
Thực hiện nghiêm túc chủ trương này, Trường Đại học Hùng Vương đã giao Ban quản lý dự án<br />
SHTT phối hợp với Trung tâm SHTT tổ chức các lớp tập huấn sau:<br />
Tập huấn đợt 1 tập trung vào việc tuyên truyền truyền cho 300 lượt cán bộ quản lý và giảng viên<br />
nhà trường về mô hình SHTT và các văn bản pháp quy về SHTT. Nội dung của buổi tập huấn tập<br />
trung vào các vấn đề: Giới thiệu các văn bản pháp quy về: Luật SHTT năm 2005; Luật SHTT sửa đổi<br />
năm 2009; quy định về Quản lý hoạt động SHTT trong các cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo<br />
quyết định số 78/2008/QĐ-BGDĐT (29/12/2008); Thực tiễn hoạt động SHTT tại các trường đại học<br />
ở Việt Nam và trên thế giới; Dự thảo Quy định về SHTT của Trường Đại học Hùng Vương. Báo<br />
cáo viên của lớp tập huấn là các chuyên gia SHTT thuộc Cục Sở hữu Trí tuệ và thành viên của Ban<br />
dự án SHTT Trường Đại học Hùng Vương.<br />
Đợt 2 tổ chức tập huấn chuyên sâu, hướng dẫn cho 300 cán bộ giảng viên về tạo lập, quản lý và<br />
khai thác quyền SHTT. Nội dung buổi tập huấn tập trung vào các vấn đề sau: Tập huấn cho các cán<br />
bộ, giảng viên của các đơn vị trực thuộc (các khoa, bộ môn trực thuộc trường) về các bước để thực<br />
hiện quyền SHTT của các chủ thể có các tài sản trí tuệ cần được sở hữu. Các bước thực hiện quyền<br />
SHTT bao gồm: Nhận dạng và xác lập danh mục tài sản trí tuệ; các bước xây dựng hồ sơ đề nghị<br />
công nhận quyền SHTT, các thủ tục cần thiết nhằm quản lý và khai thác quyền SHTT.<br />
Kết quả của các lớp tập huấn là trên 70% học viên đạt loại khá, từ kết quả này có thể khẳng định<br />
nhận thức của học viên về các bước thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đã chuyển biến rất rõ. Học viên<br />
nắm chắc các bước xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận quyền sở hữu trí tuệ đồng thời xác định được<br />
các trí tuệ cần thiết nhằm quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.<br />
<br />
136 KHCN 1 (30) - 2014<br />
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
2.3. Tổ chức thi hành áp dụng các văn bản vào thực tế<br />
Trung tâm SHTT Trường Đại học Hùng Vương còn xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn thủ tục đăng<br />
ký và quản lý hồ sơ đăng ký sở hữu tài sản trí tuệ. Do Trường Đại học Hùng Vương là đại học đa<br />
ngành nên sau khi đã trang bị phần kiến thức nền về SHTT cho toàn bộ cán bộ giảng viên của nhà<br />
trường, dự án đã tiến hành lựa chọn một số chuyên đề chuyên sâu về SHTT để tập huấn cho 3 đơn<br />
vị do dự án lựa chọn.<br />
Trung tâm SHTT Trường Đại học Hùng Vương đã hướng dẫn xây dựng các thủ tục đăng ký và<br />
quản lý hồ sơ đăng ký sở hữu tài sản trí tuệ 09 hồ sơ trong các đơn vị đã lựa chọn.<br />
Trên cơ sở hướng dẫn của Trung tâm SHTT, một số cán bộ, giảng viên của nhà trường đã tiến<br />
hành hoàn thiện hồ sơ đăng ký quyền SHTT, những bộ hồ sơ này đã được cán bộ Trung tâm hướng<br />
dẫn chỉnh sửa và bổ sung sau đó gửi hồ sơ về Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ và Cục<br />
Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Hồ sơ được lưu một bộ tại Trung tâm SHTT,<br />
Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế.<br />
2.4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động SHTT ở Trường Đại học<br />
Hùng Vương<br />
Để tổ chức thành công mô hình SHTT trong các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp<br />
tục có cơ chế, chính sách mới hỗ trợ cho việc phát triển hoạt động SHTT trong các trường đại học.<br />
Trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ưu tiên dành ngân sách nghiên cứu khoa học cho các trường đại<br />
học trong toàn quốc để hỗ trợ, thúc đẩy hơn nữa chương trình dự án hoạt động SHTT trong các trường<br />
đại học. Tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc kiểm tra, giám sát các dự án đã<br />
được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt có liên quan đến SHTT. Sau khi các dự án này kết thúc,<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện hỗ trợ để các dự án này tiếp tục được triển khai trong thực tế.<br />
Để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động SHTT, Trường Đại học Hùng Vương cần thực hiện<br />
các giải pháp sau:<br />
Xây dựng được mô hình hoàn chỉnh về SHTT: Để xây dựng mô hình SHTT trong trường học cần<br />
tuân thủ đầy đủ các bước sau:<br />
Thứ nhất, cần thành lập bộ phận chuyên trách SHTT trong trường đại học.<br />
Thứ hai, cần xây dựng các quy định về SHTT trong trường đại học gồm: Kế hoạch chiến lược và<br />
chính sách về SHTT của nhà trường; quy chế hoạt động SHTT trong trường; quy định về khai thác<br />
thương mại, thực thi quyền SHTT do các hoạt động của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường tạo<br />
ra; quy định về chế độ tài chính cho hoạt động SHTT.<br />
Thứ ba, cần nâng cao nhận thức về SHTT cho cán bộ, giảng viên nhà trường về SHTT thông qua<br />
các buổi tập huấn, hội thảo về SHTT.<br />
Thứ tư, cần triển khai hoạt động SHTT vào thực tiễn cuộc sống.<br />
Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về mô hình SHTT trong trường đại học.<br />
Trường Đại học Hùng Vương cần có kế hoạch và thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá về<br />
SHTT tới các đơn vị phòng ban, khoa, tổ chuyên môn và tới các cán bộ, giảng viên nhà trường dưới<br />
nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời nhà trường phải mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo về vấn đề<br />
SHTT trong trường đại học nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, giảng viên nhà trường<br />
về vấn đề này.<br />
<br />
KHCN 1 (30) - 2014 137<br />
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
Khuyến khích các cán bộ của Trung tâm SHTT và các cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia<br />
các buổi tập huấn, hội thảo về vấn đề SHTT trong các trường đại học, do các viện nghiên cứu, Cục<br />
Sở hữu Trí tuệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.<br />
Trường Đại học Hùng Vương cần tham gia các buổi tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc<br />
Cục Sở hữu Trí tuệ tổ chức, tại đó nhà trường có cơ hội để nghe giới thiệu trực tiếp về mô hình SHTT<br />
trong trường đại học.<br />
Trung tâm SHTT nhà trường cần phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ của mình để đẩy nhanh<br />
hoạt động SHTT của nhà trường lên một tầm cao mới.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Từ những kết quả thu được của dự án SHTT, có thể khẳng định hoạt động SHTT trong Trường<br />
Đại học Hùng Vương thực sự thay đổi về lượng và chất. Hiện tượng vi phạm về quyền tác giả,<br />
quyền sáng chế đã được ngăn chặn và giảm thiểu trong nhà trường. Cán bộ, giảng viên nhà trường<br />
đã thực sự có ý thức và có hành động thực tế nhằm bảo vệ quyền SHTT. Hoạt động nghiên cứu<br />
khoa học của nhà trường thực sự được thúc đẩy thông qua hoạt động SHTT của nhà trường. Để<br />
hoạt động tổ chức SHTT trong nhà trường được nâng cao cần phải có sự phối hợp đồng bộ các giải<br />
pháp từ nhiều phía.<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cục Sở hữu Trí tuệ (2009), Tài liệu Hội thảo Tập huấn công tác<br />
quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học.<br />
2. Quyết định số 78/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo về việc Ban hành Quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học.<br />
3. Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc<br />
Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015.<br />
<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE PRESENT SITUATION AND SOLUTION TO IMPROVE THE INTELLECTUAL<br />
PROPERTY ACTIVITY AT HUNG VUONG UNIVERSITY, PHU THO PROVINCE<br />
Phung Quoc Viet, Ha Thi Lich<br />
Hung Vuong University<br />
After 52 years of establishment and development, 10 years of offering university education, Hung<br />
Vuong University has been making continuous efforts to become a standard center for training and<br />
scientific research. To make new breakthroughs in the development of science and technology and<br />
to confirm its brand, Hung Vuong University endeavored to successfully implement the project on<br />
building a university model of intellectual property activities. After two-year implementation (from<br />
May 2012 to April 2014), all the approved contents presented in the statement were successfully<br />
carried out, including: Founding Hung Vuong University’s Center for Intellectual Property Rights;<br />
Issuing 04 regulations on Intellectual Property Rights; Selecting and exploiting some typical products<br />
of which the protection of intellectual property rights is necessary. In particular, the project achieved<br />
a great success of raising the awareness among the university staff and lecturers.<br />
Keywords: Intellectual property, universities, improve quality.<br />
<br />
<br />
138 KHCN 1 (30) - 2014<br />