intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp phát triển thể dục thể thao trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tham luận này muốn nêu ra các thực trạng trong công tác Giáo dục thể chất tại trường và đưa ra giải pháp nhằm phát triển phong trào TDTT tạ trường Đại học Thủ Dầu Một. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp phát triển thể dục thể thao trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Cao Thị Thúy Hoa Tóm tắt: Côn t c o dục thể chất trườn ọc có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện n ân c c c o n ười học nh m đào tạo con n ười mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạ o đất nước. Vì vậy v ệc xây dựn p p đổi mới nh m nân cao c ất lư n côn t c o dục t ể c ất trườn ọc là v ệc làm rất cần t ết để tạo động lực t úc đẩy p on trào tập luyện t ể dục t ể t ao và rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên ngày một phát triển. Trong bài tham luận này tác gi muốn nêu ra các thực trạng trong công tác Giáo dục thể chất tạ trường và đưa ra i pháp nh m phát triển phong trào TDTT tạ trườn Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: giáo dục thể chất, thực trạng và gi p p, p on trào TDTT… 1. Đặt vấn ề Mục tiêu chung của môn GDTC là giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng vận động, thói quen tập luyện TDTT và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao. [1] Thể dục thể thao (TDTT) trường học là một bộ phận quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục, mục đích phát triển thể chất nâng cao tầm vóc và thể trạng là cơ sở phát hiện tuyển chọn đào tạo nhân tài thể thao cho xã hội. Căn cứ vào chủ trương, đường lối, quan điểm phát triển TDTT của Việt Nam đã được xác định là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực tầm vóc, tuổi thọ của người Việt Nam, lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp Ủy đảng, Chính quyền, các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển TDTT của Đảng và Nhà nước…. “Dành nguồn lực thích đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao với đội ngũ kế cận dồi dào và có chất lượng, làm tiền đề cho bước phát triển đột phá về thành tích trong một số môn thể thao…., triển khai nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động TDTT trong điều kiện mới đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Y học thể thao phục vụ tuyển chọn đào tạo VĐV…., quan tâm công tác thông tin khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ TDTT…, có quy hoạch đất cho TDTT ở các trường học, xã phường, thị trấn, khu công nghiệp chú trọng xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện của nhân dân; quan tâm xây dựng khu vui chơi giải trí trong lĩnh vực TDTT” [2] Qua đó sự nghiệp TDTT nước ta đã có những bước tiến bộ rõ nét, nhiều nội dung hình thức hoạt động đa dạng phong phú các nghị quyết chỉ thị đã được quán triệt và đi vào cuộc sống của nhân dân góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển để nâng cao thể lực, tầm vóc và trí tuệ của người Việt Nam. Cùng với phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể thao gương bác Hồ vĩ đại”, công tác GDTC và TDTT trong trường học đã có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện ở nội dung GDTC chính khóa. 72
  2. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, của các ban ngành, trường Đại học Thủ Dầu Một cũng không ngừng đổi mới, cập nhật và cải tiến từ phương pháp giảng dạy đến khâu quản lý và phương pháp đánh giá kết quả môn học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của công tác giáo GDTC tại trường học. Nên chúng tôi thực hiện chuyên đề về “Thực trạng và giải pháp phát triển phong trào TDTT tại trường Đại học Thủ Dầu Một”. 2. N i dung 2.1. Thực trạng giảng dạy môn GDTC trên cả nước Tính đến năm 2018 cả nước có trên 90% trường thực hiện tốt chương trình GDTC nội khóa có nề nếp và đúng theo quy định; trên 40% số trường có hoạt động TDTT ngoại khóa, thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao cho sinh viên, học sinh. Về cơ sở vật chất có trên 40% số trường đảm bảo điều kiện tập luyện theo quy định; về đội ngũ giáo viên, giảng viên và hướng dẫn viên đáp ứng được trên 60%; Số học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể chiếm trên 60%. Hiện nay môn GDTC trong trường học đã được quan tâm nhiều so với thời kỳ trước đây. Song chương trình nội dung và hình thức hoạt động vẫn còn một số bất cập và hạn chế ở các cấp học như: lượng vận động còn thấp, thời gian chưa đảm bảo. Đối với học sinh phổ thông mỗi tuần chỉ học 2 tiết thể dục, đối với hệ Đại học, chương trình nội khóa bắt buộc với thời lượng từ 90 - 150 tiết cho 4 năm học. Đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu, đặc biệt ở bật tiểu học: Cả nước có khoảng 20.000 trường tiểu học; nếu mỗi trường chỉ cần một giáo viên chuyên trách thì đã thiếu tới 15.000 đến 17.000 giáo viên, đó là chưa nói tới việc giáo viên chủ nhiệm thường kiêm luôn việc dạy thể dục cho các cháu. Ở bậc phổ thông và đại học tuy có khá hơn nhưng vẫn còn yếu và thiếu nhiều mặt như: Năng lực và kỹ năng của một số giáo viên còn hạn chế; bên cạnh đó hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ cho công tác GDTC và thể thao trường học còn trong tình trạng thiếu thốn lạc hậu chưa đảm bảo quy chuẩn tối thiểu 2m2/1 học sinh và 4m2/1 sinh viên...... “ Sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, các cấp chính quyền đối với công tác TDTT ở một số địa phương và ngành chưa đầy đủ nhiều nơi còn coi nhẹ. Phong trào phát triển TDTT chưa sâu rộng, nhất là ở nông thôn, miền núi và các khu công nghiệp. Giáo dục thể chất và hoạt dộng thể thao trong học sinh, sinh viên chưa thường xuyên và kém hiệu quả. [3] 2.2. Thực trạng giảng dạy GDTC ở trường Đại học Thủ Dầu Một Qua các năm, số lượng sinh viên tham gia học GDTC không ngừng tăng lên vì GDTC là môn học bắt buộc trong chương trình học nên tất cả các bạn sinh viên phải tham gia học. Số lượng sinh viên học tăng lên theo chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Tuy nhiên việc tích cực học và tham các hoạt động TDTT tại trường còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Thời gia học thực hành từ năm 2016 trở về trước khi học theo học chế niên chế nội dung dạy thực hành GDTC dạy theo từng lớp học. Sinh viên không được chọn môn thể thao yêu thích mà được quy định sẵn. Thời gian học thực hành 2 tiết trên 1 buổi học. Sau khi áp dụng học chế tín chỉ và được sự hỗ trợ của hệ thống Edusoft nội dung học thực hành được linh hoạt ở việc sinh viên được chọn môn thể thao yêu thích để học và có thể học thực hành trong trường hoặc học thực hành ngoài trường. Phân bố giờ học việc học thực hành trong thời gian gần đây là 5 tiết trên 1 buổi. Thời gian học dài như vậy khiến cho lượng vận động và số buổi học tập bị thu ngắn lại. tiết cuối của buổi sáng và tiết đầu của buổi chiều là thời gian nắng gắt. Không phù hợp cho việc tập luyện TDTT. 73
  3. Phương pháp giảng dạy: Cùng với sự phát triển của nhà Trường, tập thể giảng viên không ngừng học tập trao dồi kiến thức cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên trong điều kiện sân bãi và thời gian lên lớp 5 tiết liên tục trên 1 buổi cũng khiến giảng viên không triển khai hết các phương pháp tập luyện cũng như việc vận dụng các bài tập đa dạng vào giảng dạy. Kiểm tra đánh giá: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường chỉ đạo đánh giá kết quả môn học theo tiêu chí đạt hoặc không đạt. Không còn cho điểm theo than điểm 10. Việc đánh giá kết quả như trên không khuyến khích các bạn sinh viên nỗ lực hơn để hoàn thiện kỹ thuật ở mức tốt nhất mà bản thân có thể. Dù có thể ngầm hiểu từ 5 đến 10 điểm là đạt. Tuy nhiên việc cho kết quả đạt hoặc không đạt không đánh giá hết mức độ hoàn thành động tác ở mức nào. Khá, giỏi, xuất sắt hoặc ở mức trung bình. Các bạn sinh viên chỉ học cho đủ đạt và qua môn. Không có tính cạnh tranh lành mạnh trong học tập. Như vậy cũng làm giảm đi sự hứng thú của môn học. Cơ sở vật chất chưa được quan tâm đúng mức. Trong điều kiện có thể nhà Trường đã cho xây dựng đường chạy bê tông xung quang khuôn viên vườn học tập và bổ sung thêm 6 sân Cầu lông. Ngoài ra còn có 4 điểm trang bị các dụng cụ tập luyện như tay, chân, lưng, bụng và một số trụ hít xà đơn. Tuy nhiên cũng không thu hút được nhiều sinh viên hưởng ứng tập luyện. Việc tập luyện TDTT ngoài trời phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết như nắng mưa. Những lúc quá nắng các bạn phải tranh thủ tập tại các vị trí có bóng cây hoạt trưng dụng một số vị trí có máy che. Khi trời mưa thì gần như 100% phải ngưng các hoạt động tập luyện tạm thời hoặc nghỉ. Lực lượng giảng viên: hiện tại Bộ môn có 18 giảng viên. Trình độ từ thạc sĩ trở lên. Đáp ứng tốt nhu cầu học tập của sinh viên. Được tập huấn các phương pháp giảng dạy mới, tập huấn chuyên môn qua các giải đấu và tập huấn trọng tài. Mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên có chuyển biến nhưng chưa nhiều. Chưa chủ động, chưa mạnh mẽ, chưa quyết liệt, vẫn coi TDTT là môn phụ, tâm lý an phận, chấp nhận. Hoạt động TDTT ngoại khóa, đây là hình thức giáo dục quan trọng góp phần nâng cao chất lượng thể chất. Song việc tổ chức thực hiện ở một số trường chưa nề nếp, mục đích và yêu cầu chưa cao. Còn vướn nhiều thủ tục và khâu quản lý. Thật sự các bạn sinh viên cũng tham gia tập luyện không thường xuyên. Các câu lạc bộ hoạt động chủ yếu thời điểm sinh viển cần chứng nhận để được miễn học GDTC thực hành trong trường. Hoặc tập luyện nhiều vào mùa thi đấu giải. 3. M t số nguyên nhân Trong điều kiện nhất định, nhà Trường cần tập trung nguồn lực cho công tác phát triển của trường như các khối chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và các ngành khoa học tự nhiên nên chưa thực sự chú trọng đến công tác GDTC. Không thể cùng lúc tiến hành tất cả. Phải xét theo việc ưu tiên các ngành “hot” trong thị trường lao động và đầu tư cơ sở vật chất cho việc mở rộng phòng học, xây mới, các hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát, wifi và hệ thống các phòng thực hành thí nghiệm, phòng máy và trùng tu sửa chữa các phòng ban làm việc cải thiện môi trường làm việc cho giảng viên và cán bộ viên chức. GDTC cũng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển cũng như hình ảnh của nhà Trường là hoạt động phong trào, bề nổi vì vậy tập thể Giảng viên Bộ môn luôn cố gắng trong các hoạt động thi đấu TDTT khi huấn luyện sinh viên tham gia các giải đấu trong và ngoài tỉnh luôn dành các thứ hạn cao như: Bóng đá, bóng chuyền, Vovinam, điền kinh… Nhìn ở góc độ chung thì các môn khác ở những ngành khác cũng luôn nỗ lực để nâng cao hình ảnh của nhà trường qua việc hướng dẫn sinh viên tham gia các 74
  4. hoạt động tài nguyên môi trường, kinh tế, khởi nghiệp, olympic các môn toán, lý, Mac-Lê Nin. Tuy vậy, hoạt động chỉ trong khuôn viên Tỉnh chưa thực sự gây tiếng vang trong khu vực hoặc quốc gia nên có thể vì vậy mà GDTC hiện vẫn bị đánh giá thấp hơn các môn khác. Tâm lý lười vận động của sinh viên cũng là một trong những nguyên nhân. Trong thời buổi ngày nay, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên tâm lý gia đình nào cũng nuông chiều các em từ nhỏ. Dưới tác động của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền nông nghiệp thu hẹp dần thay vào đó là các công ty nhà xưởng nên vô hình chung hoạt động thể chất các bạn chủ yếu diễn ra tại trường học. Số ít là tham gia các hoạt động TDTT tại các câu lạc bộ như võ, Gym, cầu lông, bơi lội… các hoạt động thể chất cũng dần bị thu hẹp do quỹ đất phục vụ chung cho các hoạt động TDTT không còn nhiều. Ngoài ra, dưới tác động của sự lớn mạnh về mạnh internet, các trò chơi giải trí bằng chân tay dần bị thay thế bằng các game hấp dẫn với hình ảnh bắt mắt, âm thanh và nhiều chiêu trò khuyến dụ của các nhà thiết kế ngày càn khiến một lượng lớn các bạn từ thiếu nhi đến thanh thiếu niên dành nhiều thời gian giải trí bằng các trò chơi điện tử hơn là các hoạt động vận động TDTT. Trong điều kiện hiện tại của nhà trường thật khó để có một nhà tập luyện TDTT đa năng gồm sân bóng chuyền, bóng đá, cầu lông trong nhà. Chính vì vậy nên công tác GDTC cũng không thể phát triển. Vì các hoạt động TDTT phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết. Trời quá nắng hoặc mưa, gió mạnh là nguyên nhân chính khiến hoạt động TDTT và GDTC của trường chưa có những bước tiến vượt trội. Không thể đẩy mạnh hoạt động thể thao ngoại khóa. Không thuận lợi trong việc tổ chức các giải đấu cho sinh viên. Không có môi trường tốt để sinh viên tham gia rèn luyện thể chất. 4. Các nhóm giải pháp Thực hiện cơ chế chính sách, cơ sở pháp lý về phát triên GDTC và thể thao trong trường học thông qua các văn bản pháp quy: Thực hiện luật giáo dục đào tạo được Quốc hội thông qua năm 1998; Luật thể TDTT được Quốc hội thông qua năm 2007; Thực hiện công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực: Y tế, Văn hóa, Giáo dục....theo nghị định 73 /NĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; Thực hiện chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng chính phủ; Đề án nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và TDTT được Chính phủ thông qua ngày 28 tháng 4 năm 2011. Cụ thể các văn bản pháp quy bằng các đề án, quy hoạch, định hướng phát triển công tác GDTC và thể thao trong trường học đến năm 2020, định hướng đến 2025. Vận động nguồn lực xã hội hóa các hoạt động TDTT nhằm thúc đẩy các hoạt động GDTC cũng như phong trào TDTT tại trường. Thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội về công tác GDTC, Thể thao trong trường học. Thông qua các hoạt động thi đấu thể thao, các kênh thông tin của nhà trường. Khuyến khích sinh viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa thông qua các tổ chức Đoàn thể: Đội, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và của các Khoa, góp phần đẩy mạnh phong trào rèn luyện sức khỏe cho sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Nghiên cứu cải tiến hệ thống quản lý công tác GDTC. Cán bộ quản lý phải có một năng lực tổng thể về quản lý và tư duy lại nhiều vấn đề về tổ chức sư phạm, kinh tế - xã hội để thích ứng với điều kiện hiện có và nhu cầu người học. Luôn lấy người học là trung tâm. Lắng nghe nguyện vọng của sinh viên về công tác GDTC tại trường và tham mưu điều chỉnh cho hợp lý. 75
  5. Đổi mới công tác GDTC theo hướng coi trọng và nâng cao chất lượng giờ học TDTT chính khóa và ngoại khóa. Nhằm mục đích nâng cao hứng thú trong giờ học cho sinh viên. Khuyến khích động viên sinh viên tích cực tham gia các hoạt động TDTT nhân các ngày lễ lớn như 20/11, 8/3, mừng đảng mừng xuân.... Bổ sung và cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên. Thay đổi từ trong nhận thức của giảng viên. Chú trọng phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đổi mới nội dung, chương trình và các hình thức hoạt động của công tác GDTC và thể thao trường học; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GDTC; thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy. Đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu cho các trường theo quy định. Trong điều kiện có thể cần đầu tư nhà tập luyện TDTT cho cả Trường. Phục vụ tốt nhu cầu tập luyện của sinh viên và giảng viên tại Trường. Tăng cường các hoạt động TDTT trường học theo hướng xã hội hóa để thu hút sự tham gia đầu tư của các tổ chức xã hội. Linh hoạt theo hướng xã hội hóa nhằm thúc đẩy phát triển hoạt phong trào TDTT chính khóa và ngoại khóa tại trường. Thường xuyên gắn kết hoạt động TDTT với giáo dục dinh dưỡng, giáo dục đạo đức và lối sống, gắn giáo dục thể lực, giáo dục trí lực, tâm lực. Nâng tầm hoạt động TDTT thành môi trường giao lưu học hỏi, rèn luyện bản thân, đoàn kết tập thể. 5. Kết luận Thông qua tham luận tác giả rút ra một số kết luận sau: - Thứ nhất: Để phát triển phong trào TDTT phát triển mạnh trong SV thì cần phải làm tốt công tác GDTC trong đó việc cải tiến đổi mới, áp dụng các phương pháp giảng dạy mới hợp xu thế là yêu cầu tất yếu. - Thứ hai: Để SV tích cực tập luyện thì dụng cụ, trang bị cho mỗi môn phải tương xứng với sự phát triển của nhà trường tạo hứng thú cho người học. - Thứ ba: Cần xây dựng đề án thành lập các CLB thể thao ngoại khóa theo sở thích cũng như thường xuyên tổ chức các giải thi đấu nội bộ nhằm phát hiện các tài năng để bồi dưỡng tham gia các giải đấu lớn hơn trong khu vực song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn của Bộ môn GDTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/mon-giao-duc-the-chat-trong-chuong-trinh-gdpt- moi-3985829-b.html 2. Nghị quyết Bộ chính trị số 08/NQ-TW, n ày 1 t n 12 năm 2 11 về việc tăn cường sự lãn đạo của Đ ng tạo bước phát triển đột phá mạnh mẽ về TDTT đến năm 2 2 . 3. Nghị quyết Bộ chính trị số 08/NQ-TW năm 2011 4. Phan Quốc Chiến (2018) Thực trạng và giải pháp phát triển TDTT trường học 5. https://thuvienphapluat.vn/cong-van/giao-duc/Cong-van-3833-BGDDT-GDTC 2019-ve-nhiem-vu-giao-duc-the-chat-the-thao-va-y-te-truong-hoc-422412.aspx 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2