PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH PHÚ YÊN<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
<br />
<br />
Tác giả: NGUYỄN THỊ LỆ CHI<br />
<br />
Địa chỉ: Thành phố Tuy Hòa - Tỉnh Phú Yên<br />
<br />
Email: Lechipyvn@gmail.com<br />
<br />
Đời sống sinh hoạt đô thị làm con người ngày càng mệt mỏi và căng thẳng.<br />
Vì thế, để nghỉ ngơi, giải trí và giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống, con<br />
người đang ngày càng có xu hướng tìm về và hòa mình vào thiên nhiên mỗi khi có<br />
thể. Điều này đã giúp cho loại hình du lịch sinh thái ngày càng được nhiều người<br />
quan tâm và lựa chọn. Tỉnh Phú Yên là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát<br />
triển du lịch sinh thái với nhiều khu du lịch tuyệt đẹp và thơ mộng sẽ là thiên<br />
đường, điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách.<br />
Du lịch sinh thái là một phần quan trọng trong phát triển du lịch bền vững.<br />
Đặc trưng chính của du lịch sinh thái chính là dựa trên sự hấp dẫn về tự nhiên và<br />
hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, đảm bảo cải thiện đời sống, gia tăng lợi<br />
ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực, hỗ trợ cho sự phát triển<br />
đời sống cộng đồng của người dân địa phương và thỏa mãn nhu cầu về tham quan,<br />
nghỉ dưỡng, tìm hiểu, giải trí,... đối với khách du lịch. Loại hình du lịch sinh thái về<br />
cơ bản là loại hình có quy mô không lớn, nhưng lại có tác dụng hòa nhập môi<br />
trường tự nhiên địa điểm du lịch. Nền văn hóa tại điểm đến đáp ứng nhu cầu của du<br />
khách đến tham quan, nghỉ dưỡng đồng thời cũng chú trọng tới việc tôn tạo nhằm<br />
bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động du lịch<br />
sinh thái.<br />
Du lịch sinh thái là một trong những ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng<br />
trong quá trình đi lên của tỉnh Phú Yên. Tuy có xuất phát điểm thấp nhưng đến nay<br />
du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên đã vươn lên trở thành một trong những ngành mũi<br />
nhọn kinh tế của tỉnh. Du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên có những lợi thế nhất định về<br />
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và yếu tố con người.<br />
Phú Yên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, là<br />
cầu nối quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không<br />
theo chiều Bắc Nam và Đông Tây. Phú Yên là lãnh thổ tập trung hệ thống tài<br />
nguyên du lịch phong phú và đa dạng về tự nhiên, văn hóa và di tích.<br />
Về tự nhiên, Phú Yên có thiên nhiên hùng vĩ với ba dãy núi: Cù Mông ở phía<br />
Bắc, Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam và rìa Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây. Sự<br />
đa dạng về địa hình này đã tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn, đa dạng sinh thái cao<br />
như: Biển Tuy Hòa, Biển Long Thủy, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân<br />
Đài, Vịnh Vũng Rô, Rạn San Hô, Bãi Môn, Ghềnh Đá Dĩa, Ghềnh Đá Bàn, Suối<br />
nước lạnh,…<br />
Về di tích và văn hóa, Phú Yên là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng dân<br />
cư. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác<br />
như: Ê Đê chiếm 2,04%, Chăm H’roi chiếm 2,02%, dân tộc Ba Na chiếm 0,4%,...<br />
tạo ra nhiều bản sắc văn hóa được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân<br />
gian, kiến trúc nghệ thuật,… đây cũng là yếu tố quan trọng, để thu hút khách du<br />
lịch. Bên cạnh đó, còn có hệ thống di tích phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc<br />
như: Đập Đồng Cam, Mũi Điện - Bãi Môn, Tháp Nhạn, Chùa Đá Trắng, Chùa Hồ<br />
Sơn, Chùa Bảo Tịnh, Khu nhà cổ ông Võ Thức, Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương,<br />
Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, lịch sử nhà thờ Bác Hồ,…<br />
Tiềm năng, tài nguyên du lịch sinh thái Phú Yên, cho phép phát triển các sản<br />
phẩm du lịch có tính đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch đặc biệt các sản phẩm gắn<br />
với biển như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển, các hoạt động thể thao<br />
biển; bên cạnh đó là du lịch gắn kết với văn hóa của cộng đồng dân cư ven biển và<br />
du lịch nghiên cứu.<br />
Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên trên bình diện tổng thể, trong mối<br />
quan hệ với các địa phương trong khu vực, kể cả trong nước và với các nước bạn.<br />
Trên thực tế, khách tham quan quốc tế đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội<br />
cho khu vực.<br />
Du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đang trong quá trình định hình và phát triển.<br />
Điều này được thể hiện qua hầu hết các chỉ tiêu, hiện trạng phát triển ngành về<br />
lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, lao động trong ngành du lịch, cơ sở vật chất<br />
kỹ thuật ngành những năm qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Du lịch đã đem lại<br />
những hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định, đặc biệt trong việc tạo thêm nhiều công<br />
ăn việc làm, qua đó nâng cao được đời sống của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cư<br />
dân miền biển, góp phần tích cực vào sự ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng và<br />
trật tự an toàn xã hội.<br />
Sự phát triển du lịch sinh thái của Phú Yên, trong những năm qua đã góp<br />
phần tích cực vào sự phát triển du lịch sinh thái cả nước, trong quá trình hội nhập<br />
nói chung và đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái vùng duyên hải Nam Trung Bộ<br />
và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng.<br />
Có thể nói, sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên còn chưa tương xứng<br />
với tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh, vì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật,<br />
đặc biệt là giao thông đến một số địa bàn trọng điểm du lịch và giao thông tại các<br />
điểm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch mặc dù đã được quan<br />
tâm đầu tư phát triển nhưng chất lượng còn kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển<br />
ngày càng cao của du lịch. Thêm vào đó, mức sống người dân các dân tộc ít người,<br />
các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, đời sống dân trí còn thấp ảnh hưởng<br />
đến môi trường du lịch sinh thái.<br />
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái tỉnh trong tương lai, về<br />
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó dịch vụ du lịch được ưu tiên<br />
hàng đầu.<br />
Hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch sinh thái tỉnh<br />
Phú Yên, theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã<br />
hội, an ninh quốc phòng và môi trường trong bối cảnh hội nhập và mở cửa.<br />
Các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tổng thể về thị trường, sản<br />
phẩm, không gian và đầu tư phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nhân<br />
lực,… làm tiền đề cho địa phương xây các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát<br />
triển du lịch với quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả có tiềm năng du lịch<br />
sinh thái trên địa bàn và phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.<br />
Triển khai thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động du lịch trên địa bàn<br />
tỉnh, theo đúng định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, phân tích rõ<br />
thực trạng và giải pháp để góp phần đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên thực sự trở<br />
thành ngành kinh tế quan trọng, làm động lực thúc đẩy sự phát triển các thành phần<br />
kinh tế khác; từng bước đưa Phú Yên thành một trong những địa bàn quan trọng,<br />
thu hút du lịch của khu vực Miền Trung nói riêng và là điểm dừng quan trọng trong<br />
hành trình du lịch Bắc - Nam và Đông - Tây.<br />
Để thực hiện có hiệu quả “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên - thực<br />
trạng và giải pháp”, chính quyền địa phương phải nêu ra được hướng đi trong<br />
tương lai, cách thức hoạt động, quy hoạch đầu tư, nâng cấp xây dựng,…<br />
Trên cơ sở các nội dung của quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo<br />
các cơ quan chức năng trong tỉnh tiến hành việc rà soát đều chỉnh, lập các quy<br />
hoạch chi tiết, các dự án đầu tư và các chương trình hành động cụ thể, để phát triển<br />
du lịch sinh thái phù hợp với các giai đoạn phát triển của quy hoạch.<br />
Tỉnh cần chỉ đạo các huyện về cách thức quản lý và phát triển tốt các hoạt<br />
động du lịch sinh thái, các điểm tiềm năng chưa có điều kiện khai thác. Đối với các<br />
dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các trọng điểm du lịch sinh thái, cần tham khảo ý<br />
kiến của Bộ Văn hóa thể thao - Du lịch trước khi quyết định theo thẩm quyền.<br />
Tuyên truyền giáo dục toàn dân, về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch<br />
sinh thái đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các khu bảo tồn tự nhiên<br />
như: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông-Trai, khu rừng cảnh quan Đèo Cả. Các khu<br />
vực cảnh quan như: Gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Vịnh Vũng Rô và<br />
các di tích lịch sử văn hóa.<br />
Tăng cường chức năng quản lý của Sở Văn hóa thể thao - Du lịch Phú Yên<br />
đối với địa phương; phát huy vai trò của tỉnh Phú Yên đối với từng địa phương để<br />
tạo nên sự thống nhất chương trình hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các<br />
cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu phát triển Phú Yên, thành một<br />
trong những trọng điểm, phát triển du lịch sinh thái vùng Duyên hải Nam Trung Bộ<br />
và cả nước.<br />
Hy vọng rằng, trong những năm tới du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, sẽ có<br />
những bước phát triển đột phá, khai thác được hết những tiềm năng và lợi thế vốn<br />
có, nhanh chóng trở thành một trong những điểm đến thật thu hút và hấp dẫn đối<br />
với du khách, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống<br />
người dân.<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố<br />
Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
[2] Phan Văn Hải (2011), Giáo trình du lịch sinh thái trường đại học Lạc Hồng,<br />
Đồng Nai.<br />
<br />
[3] Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú<br />
Yên đến năm 2010.<br />
<br />
[4] Quyết định số 97/2002/QĐ-TT ngày 22/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ,<br />
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010.<br />