Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắt
lượt xem 7
download
Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắt Điều trị cụ thể các bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng bệnh. Trong đó sử dụng thuốc tra mắt và một số can thiệp tại chỗ là phương pháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất. Các nghiên cứu về dịch tễ học gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng gia tăng liên tục trong vòng 4 thập kỷ qua với độ lưu hành trung bình khoảng 1530% dân số các nước. Bệnh dị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắt
- Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắt Điều trị cụ thể các bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng bệnh. Trong đó sử dụng thuốc tra mắt và một số can thiệp tại chỗ là phương pháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất. Các nghiên cứu về dịch tễ học gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng gia tăng liên tục trong vòng 4 thập kỷ qua với độ lưu hành trung bình khoảng 15- 30% dân số các nước. Bệnh dị ứng thường biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau (ngoài da, mắt, mũi xoang...) trong đó mắt là vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng ở mắt Trong cộng đồng dân cư các nước là khoảng 5-22%, với các thể bệnh chính là viêm kết mạc dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), viêm kết giác mạc mùa xuân, viêm kết giác mạc thể tạng, viêm kết mạc do kính sát tròng và viêm kết giác mạc trong các bệnh dị ứng toàn thể (hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson...). Nguyên nhân thường gặp nhất của các bệnh lý này là phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật, thuốc, hóa chất và các dị vật trong mắt (kính sát tròng, mắt giả...). Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, sưng nề hoặc nhức mắt là những triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất. Điều trị các bệnh dị ứng ở mắt Điều trị cụ thể các bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng bệnh. Trong đó sử dụng thuốc tra mắt và một số can thiệp tại chỗ là phương pháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất.
- Có hai phương pháp điều trị tại chỗ không dùng thuốc là áp lạnh và sử dụng các chất giữ ẩm ở mắt. Là một phương pháp đơn giản nhưng áp lạnh có tác dụng giảm khá tốt triệu chứng, đặc biệt triệu chứng ngứa mắt. Ngoài ra, sử dụng các thuốc nhỏ mắt ngay sau khi áp lạnh có thể làm tăng cường hiệu quả của thuốc. Rất phổ biến hiện nay là các loại nước mắt nhân tạo có chứa dung dịch natri clorid 0,9% và một chất giữ ẩm và tạo độ nhớt như methylcellulose hoặc polyvinyl alcohol thường được dùng 2-4 lần mỗi ngày nhằm mục đích pha loãng và loại bỏ dị nguyên gây bệnh cũng như các sản phẩm của quá trình viêm dị ứng. Bên cạnh các phương pháp trên, điều trị tại chỗ bằng thuốc vẫn là phương pháp điều trị quan trọng nhất cho các bệnh dị ứng ở mắt. Một số nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng bao gồm: thuốc co mạch, thuốc kháng histamin, thuốc ổn định màng tế bào mast và thuốc chống viêm. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau. Một số thuốc co mạch như phenylephrine, naphazoline và tetrahydrozoline là những tác nhân giống giao cảm có tác dụng giảm sung huyết và do đó hiệu quả tốt với các triệu chứng đỏ mắt và phù nề mi mắt. Tuy nhiên, chúng không ức chế được phản ứng dị ứng tại chỗ nên thường được dùng phối hợp với các thuốc kháng histamin. Các thuốc co mạch thường được dùng 3-4 lần mỗi ngày và không được sử dụng cho các bệnh nhân bị glôcôm. Các tác dụng phụ hay gặp bao gồm cảm giác cay mắt, rát bỏng mắt khi nhỏ, đỏ mắt tăng lên khi ngừng thuốc và viêm kết mạc do thuốc. Trong phản ứng viêm do dị ứng ở kết - giác mạc, histamin được tiết ra với số lượng lớn, chất này gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch và dẫn đến hầu hết các triệu chứng dị ứng ở mắt. Do đó, việc sử dụng các thuốc kháng histamin có vai trò quan trọng trong điều trị các triệu chứng này. Levocabastine, azelastine và emedastine là các kháng histamin chọn lọc trên receptor H1 có cường độ tác dụng
- khá mạnh, ít tác dụng phụ và có hiệu quả tốt trong điều trị viêm kết giác mạc dị ứng, đặc biệt khi dùng phối hợp tại chỗ với các thuốc co mạch. Cromolyn, lodoxamide, pemirolast, olopatadine và nedocromil là nh ững thuốc ổn định màng tế bào mắt đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị một số thể viêm kết mạc dị ứng khi dùng tại chỗ. Một trong những ưu điểm lớn của nhóm thuốc này là tính an toàn rất cao. Riêng nedocromil ngoài tác dụng ổn định màng tế bào mắt còn có tác dụng kháng histamin nên có hiệu quả điều trị tốt hơn các thuốc khác trong nhóm. Các thuốc chống viêm không steroid dùng tại chỗ như ketorolac, diclofenac và flurbiprofen giảm rõ rệt triệu chứng ngứa mắt và đỏ mắt trong viêm kết mạc dị ứng theo mùa và viêm kết giác mạc mùa xuân. Khi được sử dụng đúng chỉ định, các thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể. Ngược lại, các chế phẩm corticosteroid tra mắt (như dexamethasone...) mặc dù có tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng dị ứng ở mắt, nhưng khi dùng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mắt... Do đó, chúng chỉ được sử dụng khi tất cả các nhóm thuốc trên không có hiệu quả. Bên cạnh những thuốc kinh điển kể trên, một số thuốc mới cũng đang được nghiên cứu thử nghiệm trong điều trị các bệnh dị ứng ở mắt như cyclosporine, tacrolimus, kháng thể kháng IgE, kháng cytokine... Viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt TW Viêm loét giác mạc (VLGM) là tình trạng mất lớp biểu mô giác mạc, kèm theo nhiễm vi khuẩn, nấm, a-mip hoặc nhiễm vi-rut vào lớp nhu mô hoặc nội mô giác mạc. VLGM là bệnh thường gặp và tỷ lệ dẫn đến mù loà rất cao. Bệnh thường xảy ra sau khi bị dị vật giác mạc như bụi; mạt sắt; hạt thóc, hoặc sau khi bị chấn thương vào giác mạc như cành cây; lá cây; lá lúa và cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Khi bị bệnh, bệnh nhân thấy cộm chói, chảy nước mắt, đỏ mắt và nhìn mờ.
- Apxe toàn bộ giác mạc do nấm Viêm loét giác mạc (VLGM) là tình trạng mất lớp biểu mô giác mạc, kèm theo nhiễm vi khuẩn, nấm, a-mip hoặc nhiễm vi-rut vào lớp nhu mô hoặc nội mô giác mạc. VLGM là bệnh thường gặp và tỷ lệ dẫn đến mù loà rất cao. Bệnh thường xảy ra sau khi bị dị vật giác mạc như bụi; mạt sắt; hạt thóc, hoặc sau khi bị chấn thương vào giác mạc như cành cây; lá cây; lá lúa và cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Khi bị bệnh, bệnh nhân thấy cộm chói, chảy nước mắt, đỏ mắt và nhìn mờ. Hàng năm tại BV Mắt TW, chúng tôi khám, điều trị nội và ngoại trú cho hàng nghìn bệnh nhân bị VLGM. Nhìn chung, các bệnh nhân thường đến bệnh viện trong tình trạng rất nặng, thời gian điều trị dài, chi phí điều trị cao, do đó tồn tại rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Tại sao có tình trạng như vậy? Khi khai thác tiền sử dùng thuốc trước khi đến cơ sở y tế, bệnh nhân thường tự mua thuốc tại các quầy thuốc không cần đơn của bác sỹ. Qua nghiên cứu phân tích các hồ sơ bệnh án cho thấy có tới khoảng 71% bệnh nhân sử dụng thuốc mà không được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng chế phẩm có Corticoid là 12,1%. Như vậy, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định và thậm chí làm cho bệnh thêm trầm trọng. Ví dụ như các chế phẩm có Corticoid là chống chỉ định trong các trường hợp VLGM, nếu sử dụng sẽ làm cho tiến triển của bệnh nặng nề hơn. Mặt khác, việc sử dụng thuốc không theo nguyên nhân gây bệnh, điều trị có tính chất bao vây vì tình trạng quá lạm dụng kháng sinh, trên 60% bệnh nhân đến bệnh viện sau khi đã sử dụng trên 2 loại kháng sinh. Khi vào nằm viện, các thuốc điều trị thường đắt tiền và hiệu quả không cao do tình trạng bệnh quá nặng, như các thuốc điều trị VLGM do nấm. Do vậy, khoảng 13% số mắt đã phải bỏ sau thời gian điều trị dài hàng tháng. Mặc dù sau khi điều trị tích cực khoảng trên 80% bệnh nhân phải mang sẹo giác mạc xấu, ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực và thẩm mỹ. Do đó, phương pháp ghép giác mạc là phương pháp điều trị tốt
- nhằm mục đích bảo tồn nhãn cầu trong các trường hợp cấp cứu hoặc nâng cao thị lực và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả và tiên lượng của phương pháp ghép giác mạc cũng phụ thuộc một phần vào mức độ VLGM và tình trạng sẹo giác mạc. Hơn nữa, hiện nay tại Việt nam chưa có hiến pháp qui định luật hiến ghép mô, do đó nguồn nguyên liệu để ghép không ổn định, chủ yếu nhờ vào các ngân hàng mắt nước ngoài viện trợ. Từ nhiều năm nay, mỗi năm lại có thêm hàng nghìn bệnh nhân đang chờ ghép giác mạc. Một trường hợp mắt bị hoại tử thủng giác mạc Đứng trước một thực tế như vậy, chúng tôi là những bác sỹ chuyên khoa về giác mạc gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị những trường hợp VLGM. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân nên phòng tránh các chấn thương giác mạc do các tác nhân đã nêu, chú ý đến các phương pháp bảo hộ lao động, nhất là trong nông nghiệp. Khi bị bệnh không nên tự ý dùng thuốc, phải đến khám kịp thời tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng điều trị cho bệnh nhân và bác sỹ .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng khí dung điều trị bệnh tai mũi họng
5 p | 284 | 84
-
Xoa bóp, bấm huyệt điều trị tai biến mạch máu não
3 p | 193 | 56
-
Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 1)
5 p | 185 | 34
-
Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 3)
5 p | 156 | 23
-
Thuốc dùng trong trị liệu ung thư hướng mục tiêu
5 p | 266 | 17
-
Thuốc dùng chữa bệnh tai mũi họng
5 p | 110 | 16
-
Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 2)
6 p | 163 | 15
-
Thuốc và điều trị trong nhãn khoa
13 p | 154 | 14
-
Thuốc dùng ngoài da.
6 p | 152 | 13
-
Cần cho trẻ uống thuốc đúng cách
4 p | 104 | 11
-
Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho người lớn tại Bệnh viện Nông nghiệp I
9 p | 142 | 11
-
Bệnh vảy nến và dùng thuốc
3 p | 119 | 10
-
Thuốc mới điều trị mụn trứng cá
5 p | 148 | 8
-
Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng
12 p | 111 | 7
-
3 ghi nhớ giúp uống thuốc đúng cách
5 p | 137 | 7
-
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não
4 p | 99 | 7
-
Thuốc dùng trị viêm họng miệng
3 p | 69 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn