Thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc thức ăn
lượt xem 4
download
Con người muốn sống, trước tiên phải có thức ăn, thức uống (TATU). TATU phục vụ cho con người lại quá phong phú. Muốn có sự phong phú ấy thì phải chế biến. Như vậy TATU có thể bị nhiễm bẩn ở hai khâu cơ bản: bản thân nó bị nhiễm bẩn và con người làm bẩn nó. Nhiễm bẩn hay gặp nhất là do virut, vi khuẩn cùng với độc tố của nó và ký sinh trùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc thức ăn
- Thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc thức ăn Con người muốn sống, trước tiên phải có thức ăn, thức uống (TATU). TATU phục vụ cho con người lại quá phong phú. Muốn có sự phong phú ấy thì phải chế biến. Như vậy TATU có thể bị nhiễm bẩn ở hai khâu cơ bản: bản thân nó bị nhiễm bẩn và con người làm bẩn nó. Nhiễm bẩn hay gặp nhất là do virut, vi khuẩn cùng với độc tố của nó và ký sinh trùng. Các vi khuẩn và ký sinh trùng thường nhiễm vào TATU là Campylobacter, tụ cầu vàng, Salmonella, Shigella, Escherichia coli, Vibrio cholerac và Entamoeba histolytica. Campylobacter thường có ở nước nhiễm bẩn, sữa, thịt bò, thịt gia cầm. Với các triệu chứng tiêu chảy ra nước và máu, người rét run, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng dữ dội, lơ mơ, chán ăn, gây viêm dạ dày - ruột.
- Bệnh thường tự khỏi trong vòng 1 tuần nhưng có thể tái phát và gây nhầm lẫn với bệnh khác như bệnh loét dạ dày - tá tràng, bệnh Crohn (bệnh gây viêm đoạn hồi tràng, viêm hồi tràng u hạt, viêm hồi kết tràng nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong đường dạ dày ruột, từ miệng đến hậu môn và xung quanh hậu môn), các biểu hiện ngoài ruột như viêm khớp phản ứng và hội chứng Guillian-Barré (viêm gây tổn thương nhiều về thần kinh, nguyên phát do virut, thứ phát do nhiễm khuẩn cấp và mạn tính). Chữa trị: Xét nghiệm như soi bạch cầu trên tiêu bản phân - cấy phân. Để tránh tái phát cần phải dùng thuốc. Nếu nặng, có sốt, rét run, tiêu chảy nước và máu, mất điện giải phải bù nước - điện giải bằng cách uống hoặc tiêm truyền các thuốc như oresol, Na chlorid đẳng trương, Lactat Ringer. Kháng sinh được ưa dùng thuộc họ macrolid với các thuốc erythromycin, spiramycin, azithromycin, clarithromycin, dirithromycin và roxithromycin. Các thuốc khác có thể dùng là tetracyclin, doxycyclin, clindamycin. Nếu có biểu hiện ngoài ruột cần phải dùng chloramphenicol hoặc gentamycin.
- Dùng thuốc họ macrolid như erythromycin có thể có các tác dụng phụ như giảm thính lực, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, dị ứng da. Các thuốc clarithromycin, dirithromycin, roxithromycin ít tác dụng phụ hơn. Nếu dùng chloramphenicol phải đặc biệt chú ý bất sản tủy do thuốc. Tụ cầu vàng và độc tố của chúng: chiếm tỷ lệ cao trong ngộ độc thức ăn, rất hay bị nhiễm ở thịt các loại, thịt xông khói, dăm bông (đa số thực phẩm khô). Sau 2-3 giờ ăn với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy nước, đau bụng kéo dài 3-4 ngày liền. Chữa trị: Chủ yếu xem xét trên triệu chứng. Thuốc dùng: bù nước và điện giải (như trên) chữa triệu chứng là chính. Kháng sinh thường dùng là họ nitrofuran với các thuốc nifuroxazid (Bd: Ercefuryl) furazolidon hoặc một số thuốc thuộc họ lincosamid như lincomycin, clindamycin. Lưu ý: Không dùng thuốc quá 7 ngày, không dùng cho người có thai, người nuôi con bú, trẻ em. Quá mẫn cảm với thuốc. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, viêm miệng lưỡi, da, dị ứng nhẹ.
- Salmonella: Các loài hay gặp là S.typhi murium và S.enteriditis, thường có ở rau sống, thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, thịt bò, nước ô nhiễm, thịt động vật nuôi và động vật hoang dã. Các triệu chứng biểu hiện dưới 2 dạng: viêm ruột và sốt thương hàn. - Viêm ruột: mót rặn, tiêu chảy lẫn máu, đau quặn bụng, sốt nhẹ kéo dài, ớn lạnh, buồn nôn, đau đầu sau 5-72 giờ sau khi ăn phải, kéo dài 2-5 ngày. Có thể có biến chứng: nhiễm khuẩn huyết, viêm ngoại tâm mạc, rối loạn thần kinh cơ, viêm động mạch, hội chứng kém hấp thu. - Sốt thương hàn: do S.typhi hoặc paratyphi A, B, C. Ủ bệnh 7-28 ngày. Triệu chứng: mệt mỏi, sốt cao, rét run, đau đầu, đau bụng, đau mình mẩy, suy nhược, buồn nôn, ho, chán ăn. Chữa trị: Xét nghiệm phân cho dương tính tới 3 tháng. Cần phải chữa trị sớm và dứt điểm để tránh tình trạng mang mầm bệnh (đặc biệt sau khi dùng kháng sinh, xét nghiệm phân dương tính kéo dài nhiều năm). Vì vậy những người mang mầm bệnh do Salmonella không được làm trong các dây chuyền hở sản xuất thuốc, thức ăn, bánh kẹo, thức uống. Thuốc: Hiện nay có nhiều thuốc mới như các quinolon thế hệ thứ 2: ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin cùng các thuốc họ
- cephalosporin như ceftriaxon, cefotaxim. Các thuốc cũ, đặc trị như chloramphenicol, thiamphenicol. Các thuốc khác nếu còn nhạy cảm như Co.trimoxazol, ampicillin có thể được dùng. Bù nước và điện giải như trên. Các thuốc họ quinolon, cephalosporin và đặc biệt phenicol cũng có nhiều chống chỉ định (phenicol gây bất sản tủy...) và tác dụng phụ cần được lưu ý. Shigella: Nhiễm chủ yếu do nguồn nước ô nhiễm, ăn rau sống bẩn. Triệu chứng: Ủ bệnh 36-72 giờ, tiêu chảy nước lẫn máu, đau quặn bụng, buốt ruột, mót rặn, sốt. Có thể lơ mơ, đau đầu, đau khớp, co giật. Hội chứng tan máu, tăng urê huyết cũng được ghi nhận ở người bị lỵ trực khuẩn. Chữa trị: Cấy phân, tìm bạch cầu trong phân, soi đại tràng sigma có thể thấy loét chảy máu. Thuốc dùng: Chủ yếu các thuốc họ quinolon thế hệ thứ 2 như ciprofloxacin, ofloxacin, pefloxacin, norfloxacin. Với trẻ em nên dùng Co.trimoxazol. Bù nước và điện giải (như trên).
- Thuốc có nhiều chống chỉ định và tác dụng phụ cần được lưu ý. Escherichia coli (E.coli): Vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao trong các vụ ngộ độc TATU hiện nay. Nguyên nhân chính: Nguồn nước ô nhiễm, các loại thịt, đặc biệt là thịt bò. Triệu chứng: Nếu có sinh độc ruột sẽ sốt, tiêu chảy nước lẫn máu kéo dài 3-6 ngày. Nếu chủng E.coli xâm nhập gây tiêu chảy lẫn máu. Nếu E.coli gây xuất huyết biểu hiện sốt, ớn lạnh, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy nước lẫn máu kéo dài tới 5-7 ngày. Có thể thấy hội chứng tan máu, tăng urê máu. Chữa trị: Xét nghiệm cấy phân, tìm bạch cầu trong phân, nếu soi có thể thấy loét chảy máu ở đại tràng sigma. Thuốc dùng: Các thuốc họ quinolon (như trên) hoặc dùng doxycyclin, bismuth subtalicyla. Bù nước và điện giải (như trên). Thực ra việc dùng kháng sinh vẫn còn là vấn đề bàn cãi. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh, số đông cho là cần thiết, nhất là những trường hợp có sốt, tiêu chảy ra máu.
- Vibrio cholerae: Gây bệnh dịch tả, nung bệnh từ vài giờ đến 5 ngày. Triệu chứng: đi ngoài như nước chảy, từng hồi, đau bụng lâm râm, nôn mửa kèm theo gây mất nước, điện giải nghiêm trọng. Đái ít, khát nước dữ dội, co cứng cơ, người yếu mệt nhão mềm, mắt trũng sâu, da tay nhăn nheo. Có thể gai sốt và mồ hôi, lạnh đầu chi. Phân màu trắng đục, lợn cợn vảy trắng, không có máu, không có bã, mùi tanh nồng, không thối, độ kiềm cao (pH: 8- 8,5). Do mất nước, máu cô đặc nhiễm acid chuyển hóa, mất natri (kali b ình thường), tím tái, trụy tuần hoàn, có thể hoại tử tiểu quản thận. Tử vong rất cao (50%) nếu không chữa trị kịp thời. Chữa trị: Bù nuớc, điện giải kịp thời bằng Na chlorid 0,9% hoặc Lactat Ringer, truyền nhanh. Uống oresol thật nhiều. Trẻ em cần thêm kali chlorid. Tuy nhiên, cần kiểm tra áp suất máu và mạch, căng cứng da, tiểu tiện để đánh giá. Dùng sớm tetracyclin, đủ liều, cứ cách 6 giờ/lần trong 72 giờ. Có thể dùng liều duy nhất doxycyclin (đúng liều) càng có hiệu lực tốt. Nguồn lây bệnh: Nước bị ô nhiễm, rau sống, thức ăn sống và nhiễm bẩn.
- Những người tiếp xúc với bệnh nhân, nơi có ổ bệnh phải uống phòng bằng tetracyclin. Ngoài các vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc TATU trên đây, có rất nhiều loại gây ngộ độc TATU gây triệu chứng rối loạn thần kinh. Ngộ độc thịt do clostridium botulinum ở thịt đóng hộp, thịt xông khói, lên men không bảo đảm, trẻ em ăn mật ong nhiễm clostridium botulinum. Ngộ độc ciquatera ở cá cánh buồm (cá mú, cá ngừ, cá phèn, cá nhồng...) các loại nghêu, sò, trai có một loại độc tố dinoflagellat chịu nhiệt, không vị có thể gây liệt và acid domic gây quên. - Ngộ độc nghêu sò gây liệt: 30 phút sau khi ăn dị cảm miệng chi, đau đầu chóng mặt, lao đao tăng tiết dịch phế quản (phải đặt nội khí quản) thất điều rối loạn thần kinh sọ và liệt - liệt gây suy hô hấp và tử vong do nhiễ m độc. Những người sống sót có thể có các di chứng và rối loạn nhận thức. Xử trí: Xét nghiệm phân tìm C.botulinum, ciguatera và độc tố do nghêu, sò, trai. Với C.botulinum, nếu vừa ăn phải cần gây nôn, giảm hấp phụ độc tố. Dùng kháng độc tố C.boulinum và pencillin giảm sinh nha bào tử. Theo dõi dung tích sống, hỗ trợ hô hấp...
- - Do Ciquatera: nếu hôn mê dùng Manitol 20% và amityptilin... ăn giàu protein và hydrat carbon. Tránh ăn cá, uống rượu, hạnh nhân. - Nếu do độc tố nghêu sò, trai: Rửa ngay dạ dày bằng dung dịch Na bicarbonat 2% để phân hủy độc tố và dùng thuốc trị triệu chứng. Việt Nam ta là nước nhiệt đới ẩm thấp. Các loại vi khuẩn, virut ký sinh trùng phát triển rất mạnh thường trực gây nên các dịch. Hằng năm rất nhiều vụ ngộ độc TATU xảy ra ở bếp ăn tập thể, các đám cỗ. Việc phòng bệnh có thể ngăn chặn hầu hết các trường hợp ngộ độc do TATU: - Vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống thịt sống (nem, tái...) dần dần xóa bỏ tập quán ăn uống bừa bãi, cầu thả, phản vệ sinh. Phải có bàn tay sạch khi chế biến, khi ăn uống và bán hàng. - Tạo nên và cung cấp nguồn nước sạch cho mọi người. - Kiểm tra định kỳ sức khỏe những người tham gia dây chuyền sản xuất thực phẩm, thức uống, bánh kẹo... - Tiêu diệt ruồi nhặng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều trị ngộ độc cồn công nghiệp
7 p | 130 | 16
-
Ngộ độc cấp gardenal
5 p | 159 | 15
-
Một số bài thuốc nam sơ cứu ngộ độc cá nóc
3 p | 84 | 13
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc FUROSEMID SANOFI SYNTHELABO VIETNAM
4 p | 89 | 6
-
Ô nhiễm asen: Đã có thuốc đặc trị
4 p | 72 | 6
-
NGỘ ĐỘC CHLOROQUINE
6 p | 101 | 6
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc SALBUTAMOL
12 p | 114 | 5
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG TỦ THUỐC GIA ĐÌNH
4 p | 80 | 5
-
Ngộ độc củ ấu tàu – Nguy hiểm tới tính mạng
4 p | 103 | 5
-
CHỈ KINH TÁN (Bài thuốc kinh nghiệm)
4 p | 93 | 5
-
Nghi ngờ bệnh xuất huyết tiêu hóa?
4 p | 69 | 4
-
Ngó sen, bổ huyết, cầm máu
2 p | 90 | 3
-
Danh mục thuốc bệnh viện năm 2019 (Áp dụng kể từ ngày 27 tháng 08 năm 2018)
44 p | 52 | 3
-
Báo cáo ca lâm sàng: Ngộ độc Phụ tử
7 p | 11 | 3
-
Cần hiểu đúng về thuốc cam
5 p | 123 | 2
-
Nhân một trường hợp ngộ độc cà độc dược tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện An Giang
4 p | 39 | 2
-
Một trường hợp tái hẹp trong stent được điều trị bằng IVUS và hút huyết khối trong lòng mạch vành
12 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn