intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại điện tử: Lối ra cho DN bưu chính?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản lượng thư, tài liệu giảm sút Trên thế giới, tác động từ sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông, CNTT đối với hoạt động SX-KD của các DN bưu chính đã bộc lộ rõ khi sản lượng thư truyền thống của bưu chính nhiều nước đã sụt giảm mạnh. Còn tại Việt Nam, theo một số DN bưu chính tình trạng tương tự cũng đã và đang diễn ra. Trao đổi với BĐVN, ông Nguyễn Đức Thế - TGĐ Công ty cổ phần TM&DV chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco) nhận định, thị trường chuyển phát thư, tài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại điện tử: Lối ra cho DN bưu chính?

  1. Thương mại điện tử: Lối ra cho DN bưu chính? Sản lượng thư, tài liệu giảm sút Trên thế giới, tác động từ sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông, CNTT đối với hoạt động SX-KD của các DN bưu chính đã bộc lộ rõ khi sản lượng thư truyền thống của bưu chính nhiều nước đã sụt giảm mạnh. Còn tại Việt Nam, theo một số DN bưu chính tình trạng tương tự cũng đã và đang diễn ra. Trao đổi với BĐVN, ông Nguyễn Đức Thế - TGĐ Công ty cổ phần TM&DV chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco) nhận định, thị trường chuyển phát thư, tài liệu trong nước đang bão hòa. Riêng Netco, trong 3 năm trở lại đây, sản lượng từ mảng kinh doanh dịch vụ thư từ, tài liệu đã giảm đáng kể. Có những khách hàng DN của Netco, trước đây thường in ấn phẩm tại trụ sở ở Hà Nội và chuyển phát tới các chi nhánh trong cả nước nhưng hiện nay để giảm chi phí họ chọn cách rải ra in ở nhiều điểm khác như Đà Nẵng, TP.HCM… Thậm chí, với việc ứng dụng CNTT, nhiều tài liệu, ấn phẩm của khách hàng được số hóa, trao đổi qua Internet thay vì dùng cách thức trao đổi qua đường bưu chính. Còn với Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (ViettelPost), theo đại diện phòng Chiến lược, sản lượng dịch vụ thư, tài liệu của DN vẫn tăng trưởng, từ khoảng 700.000 thư mỗi tháng (năm 2011) lên 800.000 thư/tháng. Thế nhưng, thư từ, ấn phẩm chuyển qua mạng ViettelPost chủ yếu là chứng từ, hóa đơn hay giấy tờ bắt buộc phải có dấu, chữ ký xác nhận. “Vài năm tới, khi chữ ký số được các DN sử dụng phổ biến hơn, đương nhiên sản lượng thư, tài liệu của DN bưu chính sẽ giảm mạnh”, vị này nhấn mạnh.
  2. Đề cập đến vấn đề này, lãnh đạo Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VietnamPost) khẳng định, sự “vào cuộc”mạnh mẽ của viễn thông - CNTT khiến dịch vụ chuyển phát tài liệu, ấn phẩm của các DN bưu chính suy giảm; buộc các DN phải chuyển đổi phương thức trao đổi thông tin, thay thế dịch vụ. Thống kê cho thấy, từ 2008 - 2010, tổng doanh thu của các DN bưu chính liên tục tăng trưởng với mức khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, phần doanh thu từ dịch vụ bưu chính cũng tăng từ khoảng 2.300 tỷ đồng năm 2008 lên 3.100 tỷ đồng năm 2009 và đạt trên 4.000 tỷ đồng vào năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng của dịch vụ bưu chính nằm trong tổng doanh thu của các DN bưu chính chỉ chiếm gần 44%. TMĐT: Cơ hội cho các nhà khai thác bưu chính Các DN bưu chính trong nước đã nhận thức được thách thức của sự chuyển đổi phương thức trao đổi, tiếp nhận thông tin, sự thay thế dịch vụ do viễn thông - CNTT ngày càng phát triển, thư điện tử, ĐTDĐ, mạng xã hội ngày càng thông dụng. Đa số các DN bưu chính đã triển khai kinh doanh đa dịch vụ, “rổ” hàng hóa, dịch vụ của DN bưu chính thường xuyên gia tăng. Đơn cử như, với VietnamPost, bên cạnh dịch vụ bưu chính truyền thống, đơn vị này đã cung cấp nhiều dịch vụ tài chính bưu chính, viễn thông - CNTT như: chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, thu hộ chi hộ, bán SIM-thẻ điện thoại, Internet… Tháng 5/2012, DN này đã tập huấn, chuẩn bị cho việc cung cấp thêm các dịch vụ mới như: điện hoa quà tặng, phân phối điện tử, dịch vụ chi hộ, chuyển tiền online, chuyển nộp học phí... Tương tự, từ chỗ chủ yếu kinh doanh dịch vụ phát hành báo và chuyển phát nhanh, ViettelPost đang triển khai nhiều dịch vụ như: văn phòng phẩm, đại lý bảo hiểm, phân phối vé máy bay, kiều hối, vận tải... Theo phòng Chiến lược của ViettelPost, việc triển khai thêm nhiều dịch vụ gia tăng trên nền dịch vụ lõi của ViettelPost cũng nhằm thử nghiệm, tìm ra các dịch vụ có khả năng giúp Bưu chính Viettel
  3. phát triển “cân bằng”, phần nào bù đắp cho xu hướng giảm sút doanh thu, sản lượng dịch vụ bưu chính truyền thống. Theo nhận định của các DN bưu chính trong nước, việc thị trường TMĐT của Việt Nam ngày càng phát triển, người tiêu dùng dần hình thành thói quen đặt mua hàng qua điện thoại, Internet đang mở ra cơ hội cho bưu chính phát triển. Hướng đi giàu tiềm năng này đang được các DN tìm cách thức tham gia mạnh hơn. Không dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ phát hàng thu tiền (COD) hỗ trợ cho các website bán hàng online trong khâu vận chuyển, thanh toán, một số DN bưu chính đã xây dựng chiến lược phát triển dài hơi với lĩnh vực kinh doanh TMĐT. Trong năm nay, 1 trong 8 nhiệm vụ trọng tâm của ViettelPost là phát triển TMĐT, tăng cường hợp tác với các sàn TMĐT lớn để chuyển phát hàng, bưu gửi cho các khách mua-bán hàng qua mạng, nghiên cứu xây dựng chợ TMĐT để các DN tham gia giao dịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2