Thương mại điện tử Việt Nam - một thập kỉ phung phí
lượt xem 6
download
Trong khi các nước như Trung Quốc, Ấn Độ , Đài Loan, Hàn Quốc chỉ mất chưa tới 10 năm để có những doanh nghiệp hàng tỉ usd và hơn 90% người dùng internet mua sắm trực tuyến thì sau 15 phát triển internet và hơn 10 năm các doanh nghiệp TMDT kinh doanh tại VN thì vẫn chưa tới 30% người dùng internet mua sắm online và chỉ 1% trong số đó thanh toán trực tuyến. Liệu TMDT ở VN có tiềm năng tưởng ứng với tốc độ phát triển internet hay không hay vẫn chỉ là một thị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thương mại điện tử Việt Nam - một thập kỉ phung phí
- Thương mại điện tử Việt Nam - một thập kỉ phung phí Trong khi các nước như Trung Quốc, Ấn Độ , Đài Loan, Hàn Quốc chỉ mất chưa tới 10 năm để có những doanh nghiệp hàng tỉ usd và hơn 90% người dùng internet mua sắm trực tuyến thì sau 15 phát triển internet và hơn 10 năm các doanh nghiệp TMDT kinh doanh tại VN thì vẫn chưa tới 30% người dùng internet mua sắm online và chỉ 1% trong số đó thanh toán trực tuyến. Liệu TMDT ở VN có tiềm năng tưởng ứng với tốc độ phát triển internet hay không hay vẫn chỉ là một thị trường tiềm năng trên lý thuyết và đứng trong danh sách cá nước tăng trưởng ấn tượng về người dùng internet trong khi người tiêu dùng trực tuyến vẫn chỉ trong danh sách các thị trường...sắp nổi. Từ sự phung phí thời gian Mặc dù có sự ưu tiên trong phát triển thị trường ICT và dotcom nói chung nhưng chủ trương của nhà nước đã triển khai hiệu quả ra sao thì còn cần phải xem xét. Có một thực tết là các đơn vị triển khai các chương trình của chính phủ đã chậm đưa ra các quyết định của chính phủ về hỗ trợ TMDT, các chế tài xử phạt để xảy ra các vụ như MB 24 làm mất lòng tin người dùng trực tuyến, các chương trình đưa ra không thực sự hữu ích và giải quyết vấn đề mấu chốt làm niềm tin người tiêu dùng. Nên nhớ rằng có cầu mới có cùng, cho dù cung có đi trước thì cầu vẫn phải tiếp bước theo sau . Thực tế cho thấy chúng ta mất khá nhiều thời gian trong việc đào tạo ra đội ngũ làm ra sản phẩm và đội ngũ vận hành nó mà bỏ quên việc ai sẽ là người dùng nó và dùng như thế nào. Các sản phẩm tạo ra không đủ thị phần nói gì tới cạnh tranh. Các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống nếu áp dụng TMDT sẽ thành công hơn là chỉ kinh doanh online do đó không thể có các doanh nghiệp kiểu như Amazone hay eBay khó có thể thành công ở VN trong những năm vừa qua.Nếu như các nước trong khu vực như Nhật , Hàn quốc, Đài Loan hay các nước mới nổi như Ấn độ, thị trường online chỉ gấp 2 VN nhưng đã có doanh nghiệp được định giá tới gần 1 tỷ usd và niêm yết trên sàn chứng khoán NY. Hãy nhìn lại Trung Quốc và Ấn độ xem họ đã làm thế nào. Các doanh nghiệp làm TMDT tử VN hầu như không có đủ khung pháp lý hướng dẫn cũng như sự hỗ trợ về thông tin, nguồn lực cần thiết để phát triển doanh nghiệp của
- mình. Đa phần là tự mò mẫn, mạnh ai nấy làm, học hỏi lẫn nhau. Hơn 10 năm qua các doanh nghiệp TMDT Việt Nam bỏ chi phí quá nhiều cho các bài học thất bại từ sự không nhìn nhận đúng tình hình thị trường,triệt tiêu nhàu bằng mọi cách hoặc lách luật để kinh doanh để sinh tồn, các doanh nghiệp lớn đa phần sống nhờ quỹ đầu tư và chịu sức ép của việc tiếm quyền của các nhà đầu tư khi đã ăn nên làm ra. Đâu đó lác đác vài buổi hội thảo gọi là thu thập ý kiến của các doanh nghiệp làm TMDT để đánh giá tình hình chứ các đơn vị của nhà nước chưa thực sự lắng nghe và cùng doanh nghiệp bắt tay tháo gỡ ác rào cản và hậu quả là hơn 10 năm TMDT hầu như vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Với 3 yếu tố cần đặt ra thì mới chỉ giải quyết được 1 vấn đề là cộng đồng mạng tăng trưởng nhanh chóng, trong khi 2 yếu tố mang tính chất quyết định là thanh toán(giao vận) và niềm tin người tiêu dùng thì vẫn còn gian nan . Với hơn 10 cổng thanh toán hiện nay chỉ có 2,3 cổng là thực sự hoạt động theo đúng nghĩa là cổng thanh toán trực tuyến và tỉ lệ người chấp nhận thanh toán trực tuyến mới chỉ khoảng 3-5%. Về nguyên tắc bài toán vẫn chưa được giải quyết. Phung phí tiền bạc Nhà nhà làm cổng thanh toán, các ông lớn tự kinh doanh và không muốn tiền mình chảy qua các cổng thanh toán khác hay chỉ đơn giản là con gà tức nhau tiếng gáy. Một đơn vị không liên quan gì tới TMDT cũng nhảy vào làm TMDT và tự tạo công cụ thanh toán riêng cũng giống như việc các ngân hàng cổ phần thương mại đăng kí thành lập hàng loạt cách đây vài năm vậy và giờ thì đang đứng trước áp lực sát nhập.... Gần đây người ta nhắc nhiều tới việc có nên thành lập một trung tâm nghiên cứu công nghệ và đầu tư khởi nghiệp không, kiểu như thung lũng silicon valley ở VN. Vấn đề đặt ra là việc thành lập này thì ai sẽ đứng ra, lợi ích đem về nhiều nhất cho ai và ai sẽ là người thực sự được hưởng lợi từ chương trình này, liệu nó có đủ làm cho các start-up tăng lên về số lượng hay chất lượng không hay cũng chỉ là một cú hích để tạo ra phong trào khi mà số lượng nhân sự cao cấp, các nhà sáng lập mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các buổi hội thảo về khởi nghiệp ở VN tôi thường đi thì môi hội thảo khoảng hơn 100 người trong số đó chỉ khoảng 10 là những người đang khởi nghiệp, con số này có đủ để tạo ra một cuộc cách mạng start-up hay không? Một mô hình lý tưởng là nếu bạn có ý tưởng và team của riêng mình, bạn sẽ được hỗ trợ không giới với tiềm lực sẵn có của vườn ươm với số vốn tối thiểu để phát triển sản phẩm của bạn trong giai đoạn 1 hình thành sản phẩm đủ để demo và đem vào kinh doanh mô hình nhỏ, được sự hỗ trợ tối đa về văn phòng làm viêcj và cá kĩ năng khởi nghiệp trong vòng 6 tháng, giống như một trại huấn luyện các chiến binh trước khi lao vào cuộc đua thực sự. Trong 1000 startup sẽ có 500 đạt được kì vọng ban đầu và 30% trong số đó có thể tạo ra giá trị gấp 10 lần số vốn các quỹ đầu tư, một phần lợi nhuận này trích lại để tái đầu tư cho các dự án nhỏ hơn. 500 statr-up không thành công giai đoạn này sẽ join vào các công ty khác thành công hơn hoặc làm ván mới cho tới khi thành công. Đây sẽ là nơi hút nhân tài mọi miền đất nước họ được hỗ trợ tìm kiếm đồng sáng lập, cách thực để tham gia các sự kiện, khóa học và tìm chọn lựa đồng sáng lập phù hợp liên tục trong năm chứ không chỉ 1,2 buổi hội thảo mỗi năm. Lợi ích của vườn ươm này là thu hút sự quan tâm mạnh mẽ hơn từ các quỹ đầu tư lớn của nước ngoài như Google venture, Microsoft, Apple, Intel... thậm chí cả các quỹ đầu tư tài chính khi doanh nghiệp trở thành công ty đại chúng hoặc niêm yết sàn
- chứng khoán. Phung phí nhân lực Đào tạo ồ ạt nhân lực ngành IT nhưng chỉ để làm ...công nhân công nghệ nhận gia công các dụ án cho nước ngoài hoặc nhảy việc tùm lum từ công ty này sang công ty khác với lý do rất chính đáng...lương cao hơn..đồng nghĩa cơ hội thăng tiến ..về tiền bạc . Đào tạo theo phong trào. Nên nhớ rằng trong lĩnh vực TMDT thì không chỉ cần nhân sự IT mà cần rất nhiều mảng khác doanh nghiệp mới hoạt động được do đó nhân sự mọi lĩnh vực trong đo các lĩnh vực quan trọng như tài chính, marketing, sale đều đào tạo để phục vụ các ngành nghề theo mốt trong một vài năm . Khi ngân hàng, chưng khoán thua lỗ nhân sự này thừa nhan nhản, khi hoàng loạt các doanh nghiệp đóng cửa, nhân viên nhân sự , kế toán, bán hàng đồng loạt nghỉ hưu non nhưng để tìm được nhân sự thực sự giỏi và am hiểu công nghệ thì không dễ. Nếu còn tiếp tục phung phí chúng ta sẽ có thêm một thập kỉ lãng quên! Nguồn: tinhte
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bản báo cáo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển website thương mại điện tử Lazada Việt Nam
20 p | 700 | 104
-
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2012
117 p | 238 | 62
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - GV.Nguyễn Thị Hồng Vân
57 p | 318 | 55
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Thái Kim Phụng
40 p | 184 | 35
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Triển khai hoạt động thương mại điện tử
58 p | 166 | 23
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 6 - ThS. Thái Kim Phụng
54 p | 169 | 23
-
Bài giảng chuyên đề:Tổng quan về Thương mại điện tử - ThS. Nguyễn Thị Khiêm Hòa
50 p | 320 | 22
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Bài 2 - TS. Nguyễn Hồng Quân
158 p | 40 | 19
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Giới thiệu môn học - ThS. Trương Việt Phương
8 p | 145 | 16
-
Tiêu chí đánh giá và giá trị thật của website thương mại điện tử Việt Nam
5 p | 174 | 14
-
Báo cáo Thị trường thương mại điện tử Việt Nam: Quý 1 - 2020
40 p | 66 | 10
-
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
104 p | 17 | 10
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Phần 6 - Thái Thanh Sơn
53 p | 243 | 8
-
Thương mại điện tử 2013: Nắm bắt cơ hội - Vượt qua khủng hoảng
2 p | 71 | 6
-
Bài giảng Quản trị rủi ro trong thương mại điện tử: Chương 6 - Thương mại điện tử Việt Nam và những vấn đề trở ngại
49 p | 10 | 6
-
Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng vào năm 2013
4 p | 68 | 5
-
Cần thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử qua biên giới
6 p | 112 | 5
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
38 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn