intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại Việt Nam - EU sau ba năm EVFTA có hiệu lực: Thực trạng và hàm ý chính sách

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thương mại Việt Nam - EU sau ba năm EVFTA có hiệu lực: Thực trạng và hàm ý chính sách" đánh giá thực trạng thương mại của Việt Nam sau ba năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) có hiệu lực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, EVFTA đã mang lại những tín hiệu tích cực cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam - EU; tuy vậy, vẫn còn những rào cản đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU vì đây được coi thị trường lớn, song cũng rất khắt khe. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại Việt Nam - EU sau ba năm EVFTA có hiệu lực: Thực trạng và hàm ý chính sách

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 26. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU SAU BA NĂM EVFTA CÓ HIỆU LỰC: THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TS. Đinh Viết Hoàng*, SV. Nguyễn Hương Giang*, SV. Lê Thị Mai Trang* SV. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh*, SV. Vũ Thị Lan Anh* Tóm tắt Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng thương mại của Việt Nam sau ba năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) có hiệu lực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, EVFTA đã mang lại những tín hiệu tích cực cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam - EU; tuy vậy, vẫn còn những rào cản đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU vì đây được coi thị trường lớn, song cũng rất khắt khe. Từ đó, các tác giả đưa ra kiến nghị, giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Từ khóa: thương mại, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi trong phạm vi khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã chủ động tham gia vào các hiệp định tự do nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế. Với động lực từ tiến trình tự do hóa thương mại kể từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và vươn lên thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Hình 1 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2022, GDP của Việt Nam theo USD giá hiện hành đã tăng gần 178% (tăng gấp 2,77 lần). Trong bối cảnh chung khi mà nền kinh tế toàn cầu suy thoái, trải qua nhiều khó khăn và gián đoạn, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương với độ mở của nền kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2022 trung bình khoảng 150%. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 372
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Điều này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam. Và không thể phủ nhận, việc Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, ký kết các FTA thế hệ mới đã mở đường cho xuất khẩu Việt Nam – một trong những điểm sáng được các chuyên gia lý giải là nguyên nhân cho mức tăng GDP ấn tượng của Việt Nam. Nó là động lực và cơ hội để Việt Nam cải thiện về chất lượng sản phẩm, quá trình xúc tiến thương mại và đa dạng hóa thị trường. Hình 1. GDP và tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022 (tỷ USD, %) Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (2023) Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp Việt Nam cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo, mà còn đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết tháng 8/2020 là một trong những FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Hiệp định này kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam thông qua tăng trưởng cao hơn, tỷ trọng thương mại lớn hơn và giảm nghèo nhanh hơn. Tuy nhiên, những lợi ích tiềm năng đó liệu có đúng với tất cả các nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu trong khi Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về quy định và yêu cầu từ phía EU? Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đến từ các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đang tạo ra rất nhiều áp lực với thương mại quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra những điểm sáng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sau ba năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Đối tượng của nghiên cứu là toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu cũng như những rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tham gia EVFTA. Việc nghiên cứu “Thương mại Việt Nam - EU sau ba năm EVFTA có hiệu lực: Thực trạng và hàm ý chính sách” là chủ đề mang tính lý luận và thực tiễn cao trong bối cảnh hậu Covid-19 tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này không chỉ đóng góp quan trọng vào cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế mà còn là tài liệu quý báu giúp các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ Việt Nam có thêm căn cứ để ra quyết định trong thời gian tới. 373
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. TỔNG QUAN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) EVFTA (European - Vietnam Free Trade Agreement) là hiệp định thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU – một trong những đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam; xúc tiến thương mại (xuất nhập khẩu) giữa các chủ thể ký kết; tăng nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua giảm thuế xuất nhập khẩu, thu nội địa. Ngoài ra, EVFTA còn là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế, pháp luật theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, tạo môi trường kinh doanh hiện đại, lành mạnh và phát triển. Sau đây là một số mốc thời gian quan trọng trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định này cùng một số nội dung tóm tắt của từng chương. Bảng 1. Các mốc thời gian quan trọng trong việc đàm phán EVFTA Thời gian Sự kiện Tháng 10/2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán EVFTA. Tháng 6/2012 Hai Bên tuyên bố khởi động đàm phán. Từ tháng 10/2012 - tháng 8/2015 Hai Bên đã tiến hành 14 vòng đám phàn chính thức và nhiều phiên đàm phán giữa kỳ. Ngày 04/8/2015 Hai Bên tuyên bố Kết thúc cơ bản đàm phán EVFTA. Ngày 01/12/2015 Hai Bên tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA. Ngày 01/02/2016 Hai Bên công bố văn bản chính thức của EVFTA. Tháng 6/2017 Hai Bên hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật. EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một Tháng 9/2017 số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm: Hiệp Tháng 6/2018 định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý EVFTA, và thống nhất toàn bộ nội dung của IPA. Tháng 8/2018 Hoàn thành rà soát pháp lý với EVIPA. Ngày 17/10/2018 Ủy ban EU đã chính thức thông qua EVFTA và IPA. Ngày 25/6/2019 Hội đồng EU đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định. Ngày 30/6/2019 Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA. Ngày 21/01/2020 Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA. Ngày 12/02/2020 Nghị viện châu Âu chính thức thông qua EVFTA và EVIPA. Ngày 30/3/2020 Hội đồng EU thông qua Hiệp định EVFTA. Ngày 08/6/2020 Quốc hội Việt Nam phê chuẩn EVFTA. EVFTA chính thức có hiệu lực. Ngày 01/8/2020 Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực. Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 374
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) gồm 17 Chương quy định các thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 sau 10 năm đàm phán, mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. Bảng 2. Tổng quan nội dung của EVFTA Tên chương Nội dung Chương 1. Mục tiêu và định nghĩa chung Giới thiệu các mục tiêu và định nghĩa chung được sử dụng trong EVFTA. Chương 2. Đối xử quốc gia và mở cửa thị Đưa ra các cam kết liên quan tới việc mở cửa thị trường của Việt Nam đối với hàng hóa EU và trường đối với hàng hóa ngược lại. Đưa ra các cam kết giữa Việt Nam và EU về các nguyên tắc và cách thức áp dụng các biện pháp Chương 3. Phòng vệ thương mại phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của mỗi Bên. Chương 4. Hải quan và tạo thuận lợi Đưa ra các cam kết và những biện pháp quản lý đối với luồng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại giữa hai Bên. Chương 5. Hàng rào kỹ thuật đối với Đưa ra các cam kết ràng buộc Việt Nam/EU trong việc ban hành và thực thi các biện pháp rào thương mại cản kỹ thuật trong thương mại đối với hàng hóa. Đưa ra các cam kết ràng buộc Việt Nam/EU trong việc ban hành và thực thi các biện pháp vệ Chương 6. Các biện pháp an toàn thực sinh an toàn thực phẩm (SPS) (bao gồm các quy định, thủ tục, nhằm mục tiêu bảo vệ sức phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) khỏe, tính mạng con người, động thực vật) đối với hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp. Chương 7. Các rào cản phi thuế quan đối Đề cập đến vấn đề về các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư chỉ dành cho với thương mại và đầu tư trong sản xuất lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo và nhóm sản phẩm năng lượng tái tạo. năng lượng tái tạo Đưa ra nhóm cam kết trong ba lĩnh vực thương mại quan trọng là dịch vụ qua biên giới; đầu Chương 8. Tự do hóa đầu tư, thương mại tư và hiện diện thể nhân. Đồng thời, đưa ra một số cam kết về các quy định pháp lý liên quan dịch vụ và thương mại điện tử tới việc cung cấp dịch vụ mạng lưới viễn thông công cộng, tài chính. Đưa ra các cam kết liên quan tới nghĩa vụ và trách nhiệm của Việt Nam và EU trong các gói Chương 9. Mua sắm công thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện mua sắm công (mà chủ yếu là mua sắm sử dụng ngân sách nhà nước). Chủ yếu đưa ra các nguyên tắc chung nhằm đảm bảo khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng ở mỗi Chương 10. Chính sách cạnh tranh Bên mà không có các cam kết và chính sách cạnh tranh cụ thể. Đề cập đến các quy tắc liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp độc quyền chỉ định, và doanh nghiệp được cấp đặc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt để đảm bảo những đặc quyền Chương 11. Doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước không ảnh hưởng tới mục tiêu tự do hóa thương mại mà Hiệp định hướng tới. Đưa ra tất cả các cam kết về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong Hiệp định, tập trung vào ba nhóm: Chương 12. Sở hữu trí tuệ các vấn đề chung; các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng đối tượng quyền SHTT cụ thể và các biện pháp thực thi quyền SHTT. Đưa ra các cam kết liên quan tới các vấn đề về phát triển bền vững có liên quan tới thương Chương 13. Thương mại và phát triển mại bao gồm 17 Điều, đề cập đến các khía cạnh chính: lao động, môi trường và các khía cạnh bền vững khác liên quan (năng lượng tái tạo, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bảo trợ xã hội đối với các nhóm yếu thế…). 375
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tên chương Nội dung Đưa ra các cam kết về các nghĩa vụ minh bạch chung, liên quan tới ban hành và thực thi pháp Chương 14. Minh bạch hóa luật (bao gồm tất cả các biện pháp, quy định, thủ tục… có liên quan tới các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của EVFTA). Đưa ra các cam kết liên quan tới cơ chế phòng tránh và giải quyết tranh chấp cấp Chính phủ Chương 15. Giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và EU trong giải thích và áp dụng các cam kết trong EVFTA. Đưa ra các cam kết về hoạt động hợp tác và hỗ trợ thực thi Hiệp định ở cấp Chính phủ cũng Chương 16. Hợp tác và nâng cao năng lực như tăng cường thương mại đầu tư nói chung giữa Việt Nam và EU. Đưa ra các cam kết về các vấn đề chung như: cơ quan thực thi, mối quan hệ giữa EVFTA với các Chương 17. Thể chế, tổng quát và điều Hiệp định thuế, các vấn đề riêng (về chuyển đổi tiền tệ, thương mại vũ khí…), về việc sửa đổi khoản cuối cùng nội dung Hiệp định (nếu các quy định WTO thay đổi…). Nguồn: Tổng hợp từ văn kiện EVFTA 3. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ EU SAU BA NĂM EVFTA CÓ HIỆU LỰC 3.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU kể từ khi EVFTA có hiệu lực EVFTA đã thúc đẩy thương mại, tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Theo Bộ Công Thương, sau ba năm EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 50% so với ba năm trước đó. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, 2022. Sản lượng xuất khẩu sang EU có xu hướng giảm tính đến thời điểm năm 2023 do một số nguyên nhân đáng chú ý: xung đột giữa Nga - Ukraine, lạm phát duy trì ở mức cao tại EU, lãi suất tăng lên mức cao nhất trong 23 năm qua, các quy định ngày càng cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU… Hình 2. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2021 - 2023 (tỷ USD) Nguồn: Tính toán trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê (2024) Từ tháng 01/2021 - 12/2023, tổng lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt gần 128 tỷ USD. Tính riêng năm 2021, giá trị xuất khẩu sang EU tương ứng hơn 40,12 tỷ USD, tăng 11,41% so với giá trị xuất khẩu năm 2020; năm 2022 đạt 46,8 tỷ đồng, tăng khoảng 16,7% so với năm 2021. Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU là 43,68 tỷ USD giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2022. 376
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 3. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác lớn của EU trong giai đoạn 2021 - 2023 (%) Nguồn: Tính toán trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê (2024) Hà Lan, Đức, Ý nằm trong Top 3 thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong suốt giai đoạn 2021 - 2023. Cơ cấu thị trường có sự biến động do tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Hà Lan, Ý tăng nhẹ, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Đức, Bỉ, Pháp có xu hướng giảm. Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu từng mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó sang một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu (%) Năm Mặt hàng 2020 2021 2022 2023 Điện thoại các loại và linh kiện 21,97 18,23 14,44 17,46 Máy vi tính và linh kiện 16,80 15,39 14,55 11,95 Giầy dép các loại 26,64 26,35 29,20 28,92 Hàng dệt may 11,60 11,22 13,30 13,08 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 11,69 12,21 14,20 15,15 Cà phê 49,37 47,93 53,59 49,34 Hải sản 13,55 14,35 13,97 12,14 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 26,89 25,84 26,31 26,83 Nguồn: Tính toán trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê (2024) Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trọng yếu của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó sang một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cà phê chiếm xấp xỉ từ 49,34% - 53,59%, mặt hàng giầy dép các loại xấp xỉ từ 26,35 - 29,20% và các mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ và ô dù xấp xỉ 25,84 - 26,89% trong năm 2020 trở về năm 2023. 377
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Với các xu hướng tương đối giống nhau, xuất khẩu của Việt Nam giảm sút trong giai đoạn 2020 - 2021, biến động không ổn định từ 2021 - 2022 và có chiều hướng phục hồi vào cuối năm 2022 tới cuối năm 2023, điển hình như tỷ trọng mặt hàng điện thoại và các linh kiện xuất khẩu sang EU giảm liên tục 7,53 điểm phần trăm giai đoạn 2020 - 2022 bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 thời gian này, và có xu hướng phục hồi trở lại trong năm 2023 với 17,46%. Hình 4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường EU của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 (tỷ USD) Nguồn: Tính toán trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê (2024) Sau ba năm từ khi EVFTA có hiệu lực, nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã cải thiện và dần đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường EU. Một số mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong các năm 2021, 2022 và năm 2023 bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác... Hầu hết các mặt hàng trọng yếu đều tăng trưởng tích cực trong năm 2022 so với năm 2021 do sự phục hồi của thị trường sau đại dịch Covid-19; trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ghi nhận tăng 7,33%; giầy dép các loại tăng 48,02%; hàng dệt may tăng 34,71%… Riêng đối với mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện lại ghi nhận sự giảm sút 15,73%. Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu đầu vào vì thị trường Trung Quốc thời gian này vẫn chưa hoạt động tích cực trở lại sau Covid-19. Tuy nhiên, mặt hàng này phục hồi và tăng trở lại vào cuối năm 2023. Năm 2023 ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của tổng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang EU so với cùng kỳ năm 2022: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm sút 12,98%, mặt hàng giầy dép các loại giảm 17,5%; cà phê giảm 1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác giảm 1,5%… Nguyên nhân xuất phát từ tình hình thị trường thế giới, xung đột chính trị và lạm phát, yêu cầu ngày càng cao của thị trường đối tác… Tuy nhiên, cơ 378
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI hội để gia tăng xuất khẩu đối với thị trường EU còn lớn, đòi hỏi Việt Nam phải chú trọng chế biến chuyên sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2. Nhập khẩu của Việt Nam sang EU kể từ khi EVFTA có hiệu lực Năm đầu tiên thực thi EVFTA, tổng kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam năm 2021 tăng 15% so với năm 2020, đạt 16,89 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2022, do đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ EU đã giảm 9%, chỉ đạt 15,42 tỷ USD. Và tới thời điểm 2023, dù đã vượt qua đại dịch và đang dần phục hồi lại kinh tế, nhưng mức kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thậm chí còn giảm 3,17% so với cùng kỳ năm 2022 với 14,93 tỷ USD. Hình 5. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam sau ba năm EVFTA có hiệu lực (tỷ USD) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê (2024) Trong giai đoạn 2021 - 2023, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ EU bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; dược phẩm. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác và dược phẩm trong năm 2021 có sự tăng vọt do dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại Việt Nam từ khoảng đầu quý II khiến nhu cầu nhập khẩu y tế tăng cao. Bên cạnh đó, trước hay sau giai đoạn khủng hoảng Covid-19 thì đều nhận thấy sự tăng trưởng trong việc nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị, linh kiện, nguyên liệu… từ EU. 379
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 6. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng từ thị trường EU giai đoạn 2021 - 2023 (tỷ USD) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê (2024) Tại thị trường EU, trong các đối tác nhập khẩu của Việt Nam thì đáng chú ý nhất là Ireland và Đức, hai quốc gia đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn ba năm (2021 - 2023), khi đều lần lượt chiếm trên 20% giá trị nhập khẩu của nước ta từ EU, đặc biệt, năm 2021, Ireland lại đứng đầu thay vì thị trường lớn như Pháp hay Đức với 26% giá trị nhập khẩu. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu từ Ireland có xu hướng giảm dần qua từng năm, lần lượt là 22% vào năm 2022 và 21% vào năm 2023. Trái ngược với Ireland thì giá trị nhập khẩu từ Đức có xu hướng tăng qua từng năm và đã vươn lên đứng đầu về giá trị nhập khẩu với gần 25% trong năm 2023. Hình 7. Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước EU trong giai đoạn 2021 - 2023 (%) Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê (2024) 380
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 3.3. Một số thách thức đối với Việt Nam khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu Bên cạnh những lợi ích to lớn mà EVFTA mang lại, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức đến từ nhiều phía: Thứ nhất, kinh tế Việt Nam còn lệ thuộc vào nguồn cung nguyên, vật liệu ngoại nhập. Thực tế hiện nay cho thấy, Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào nguyên phụ liệu cho sản xuất từ các quốc gia thứ ba. Dệt may, da giầy, gỗ, điện tử, sản xuất, lắp ráp ôtô… là những ngành luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đang phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Theo tổng hợp của nhóm tác giả, ước tính nguyên, vật liệu nhập trên tổng nhu cầu nguyên, vật liệu của Việt Nam hiện nay đang rơi vào khoảng 20 - 90% mà thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Do đó, đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc nói riêng, các quốc gia châu Á nói chung. Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong vấn đề liên quan đến SPS và TBT. Tiêu chuẩn của thị trường EU về an toàn thực phẩm cao nhất thế giới, các quy định về thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt, tạo rào cản khiến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU gặp nhiều khó khăn. Cũng vì lý do đó, nông sản Việt Nam trong những năm qua đã gặp rất nhiều lượt từ chối từ phía EU. Lý do từ chối chiếm tỷ lệ cao nhất là nhiễm khuẩn (21%); dư lượng thuốc thú y và kim loại nặng (16%); dư lượng thuốc trừ sâu (11%); phụ gia (7%). Bên cạnh đó, còn có các lý do khác như: điều kiện vệ sinh, chất gây ô nhiễm, độc tố nấm mốc, bao bì đóng gói… Ngoài ra, những thách thức mới còn đến với nông sản Việt khi ngày 16/5/2023, EC đã thông qua Quy định không gây mất rừng (EUDR) và EU còn yêu cầu nhà xuất khẩu phải tuân thủ các đạo luật về Thỏa thuận xanh châu Âu, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Thứ ba, xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức từ các biện pháp phi thuế quan và chi phí kỹ thuật/thương mại. Tổng hợp và tính toán từ Cơ sở dữ liệu thương mại Việt Nam, từ năm 2004 đến năm 2020, các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam đã áp dụng 1.268 biện pháp phi thuế quan. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 60,32% các biện pháp được tiếp tục thực hiện. Chính phủ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương lần lượt là ba cơ quan ban hành số lượng các biện pháp phi thuế quan lớn nhất. Trong nghiên cứu của Nguyễn Bích Thủy (2020) cho thấy, các biện pháp SPS và các rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) tại Việt Nam chiếm tỷ trọng cao (chiếm 81% trong tổng số các biện pháp phi thuế quan). Bên cạnh đó, phụ phí xếp dỡ tại cảng hay còn gọi là phí THC (terminal handling charge) của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, chi phí logistics quá cao đang cản trở sự cạnh tranh của chuỗi giá trị hàng hóa Việt Nam so với các nước. 381
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Thứ tư, Việt Nam cũng đang gặp phải cạnh tranh gay gắt trong khối ASEAN về xuất khẩu sang EU. Hiện, EU đã ký kết FTA song phương với hai nước thành viên của ASEAN là Singapore và Việt Nam, cũng như đang đàm phán FTA với Indonesia và Thái Lan, mong muốn khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại tự do với Malaysia và Philippines. Đây đều là các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa sang khu vực EU. Việt Nam đang là nước dẫn đầu trong thương mại hai chiều với EU, song nếu như Việt Nam không tận dụng được cơ hội là người đi trước trong quan hệ thương mại với EU thì trong tương lai sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á khi EU ký các hiệp định thương mại tự do với các nước này. 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU đã đạt được những con số nhất định sau khi ký kết EVFTA. Nhưng hậu quả của đại dịch Covid-19 vô cùng nặng nề khiến hai chiều xuất, nhập khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực, do tắc nghẽn nguồn cung kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai bên liên tục sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, thời kỳ sau đại dịch, khi kinh tế EU và Việt Nam dần phục hồi, EVFTA đã và đang tác động tích cực đối với tăng trưởng kim ngạch và cán cân thương mại cho nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, cán cân thương mại cân bằng và từng bước đạt thặng dư. Hợp tác song phương giữa EU và Việt Nam qua việc xuất, nhập khẩu góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Để vượt qua những thách thức từ EVFTA và tận dụng được tối đa lợi mà Hiệp định này mang lại cho thương mại Việt Nam, Chính phủ và doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các giải pháp có tính đồng bộ và lâu dài. Thứ nhất, Chính phủ cần tăng cường đầu tư vào năng lực sản xuất và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Điều này đòi hỏi các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ. Thứ hai, các doanh nghiệp cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và rào cản kỹ thuật thương mại. Chính phủ cũng có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp đào tạo và hướng dẫn về tiêu chuẩn này. Thứ ba, cải thiện thủ tục hải quan và logistics là một giải pháp cần thiết để giảm chi phí và thời gian xuất nhập khẩu. Chính phủ có thể thúc đẩy cải cách thủ tục hải quan và đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics. Thứ tư, hỗ trợ tài chính và đào tạo để giúp doanh nghiệp thích ứng với các yêu cầu của thị trường EU cũng là một biện pháp quan trọng. Thứ năm, tăng cường hợp tác kinh doanh quốc tế và nâng cao nhận thức về EVFTA cũng đều có thể giúp doanh nghiệp và Chính phủ tận dụng được cơ hội từ hiệp định này. Tóm lại, việc thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu và đào tạo. Chỉ thông qua nỗ lực chung, Việt Nam mới có thể vượt qua những thách thức và tận dụng được cơ hội từ EVFTA để phát triển kinh tế bền vững. 382
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tien, L. N., Hong, H. N., & Tien, L. N. (2022), “Attracting FDI from the EU to Vietnam in the new context”, World Wide Journal of Multidisciplinary Research and Development, 8(02), 32 - 41. 2. Nguyen Van Minh Duy (2023), Analysis of European Union and Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), thesis, Karelia University of Applied Sciences. 3. Nguyễn Quốc Hưng, Trần Thị Thắng, Vương Thị Minh Đức, Phan Thị Hồng Thảo (2023), “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 254, 60 - 61. 4. Trang Mai Tran và Anh Viet Nguyen (2023), “Impact of the Free Trade Agreement (FTA) in agricultural product export enterprises in Vietnam”, Journal of Multidisciplinary Sciences, Vol. 1, Issue 3, 290 - 302. 5. Vo Thanh Thu et al. (2018), “Effects of EVFTA on Vietnam’s apparel exports: An application of WITS-SMART simulation model”, Journal of Asian Business and Economic Studies, 5 (Special Issue 2), 04 - 28. 6. Đỗ Thị Hương (2021), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam: Phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 292 (2), 78 - 86, truy cập ngày 25 tháng 01 năm 2024, từ 7. Ngô Thị Mỹ và cộng sự (2016), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua cách tiếp cận của mô hình trọng lực”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 233, 106 - 112, truy cập ngày 01 tháng 02 năm 2024, từ 8. Phạm Hồng Chương và cộng sự (2020), “Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 274, 2 - 13, truy cập ngày 03 tháng 02 năm 2024, từ 9. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (2021), Báo cáo đánh giá một năm thực hiện EVFTA, Hà Nội. 10. Deprez, Sophie (2018), “The Strategic Vision behind Vietnam’s International Trade Integration”, SAGE journals, Vol. 37, Issue 2, 3 - 38. 11. Tổng cục Thống kế (2021), Số liệu xuất nhập khẩu các tháng năm 2020, Hà Nội. 12. Tổng cục Thống kế (2022), Số liệu xuất nhập khẩu các tháng năm 2021, Hà Nội. 13. Tổng cục Thống kế (2023), Số liệu xuất nhập khẩu các tháng năm 2022, Hà Nội. 14. Tổng cục Thống kế (2024), Số liệu xuất nhập khẩu các tháng năm 2023, Hà Nội. 383
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2