Đề bài: Thuyết minh về sự giản dị trong bài thơ Gánh nước đêm<br />
Hướng dẫn<br />
Trong những năm hai mươi của thế kỷ XX, nền văn học Việt Nam xuất hiện nhiều nhà <br />
thơ, nhà văn giàu lòng yêu nước như Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Tản Đà, Nguyễn <br />
Bá Học, Á Nam Trần Tuấn Khải,… Cùng với Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải đã mạnh <br />
dạn đưa các điệu hát dân gian vào thơ để diễn tả tâm sự những người yêu nước lo đời kín <br />
đáo mà thiết tha. Bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải được in trong tập Duyên <br />
nợ phù sinh, quyển I – năm 1921 là một bài thơ hay được truyền tụng rộng rãi. Tạp chí <br />
Nam Phong tháng 05 – 1921, có bài viết nhận xét nét đặc sắc của bài thơ như sau:<br />
Chúng ta hãy đọc lại bài thơ này:<br />
GÁNH NƯỚC ĐÊM<br />
Em bước chân ra,<br />
Con đường xa tít,<br />
Non sông mù mịt,<br />
Bên vai kĩu kịt,<br />
Nặng gánh em trở về,<br />
Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya…<br />
Vì chưng nước cạn, nặng nể em dám kêu ai!<br />
Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá trời,<br />
Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?<br />
Nước non gánh nặng,<br />
Cái đức ông chồng hay hỡi, có hay?<br />
Em trở vai này…!.<br />
Chỉ cần đọc qua một lần, độc giả sẽ nhận ra bài thơ có tính nhạc. Những thanh bằng trắc <br />
khi trầm, khi bổng như những làn điệu dân ca ngọt ngào êm ái. Bởi thế, trong tập thơ <br />
Duyên nợ phù sinh, bài thơ được xếp vào mục "Câu hát Vặt" – những điệu hát dân gian <br />
rất phổ biến trong tầng lớp bình dân. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng bài thơ viết theo điệu <br />
"bồng mạc vỉa sang sa mạc" có nguồn gốc từ những làn điệu dân ca ở vùng đồng bằng <br />
Bắc Bộ, "phóng túng về cấu trúc, sáng tạo về âm thanh", là dạng biến thể của thơ lục <br />
bát, là bài thơ "hay nhất, trứ danh của Á Nam".<br />
Bài thơ nói lên tâm sự của người phụ nữ gánh nước giữa đêm khuya thanh vắng, đường <br />
sá xa xôi, đòn gánh nặng oằn trên đôi vai bé nhỏ. Hình ảnh người phụ nữ càng lúc càng <br />
khuất dần trong màn đêm bủa giăng thật cảm động. Nhưng chỉ hiểu nội dung bài thơ một <br />
cách "giản dị” như thế thì cái hay của bài thơ sẽ giảm đi nhiều lắm.<br />
Thật ra, bài thơ này có hai tầng nghĩa: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn <br />
chính là tâm sự muốn gửi gắm của Trần Tuấn Khải. Muốn hiểu được cái ý tứ sâu xa ấy, <br />
chúng ta cần tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử nước Việt Nam đương thời và tác động của nó <br />
đến văn học.<br />
Như trên đã nói, năm 1921 tập thơ được in nhưng Trần Tuấn Khải đã sáng tác bài thơ này <br />
năm 1917. Trước đó khởi nghĩa của binh lính Huế (1916) do Thái Phiên và Trần Cao Vân <br />
cầm đầu đã thất bại. Vua Duy Tân bị giặc bắt và bị đày ra đảo Rêuyniông ở châu Phi. <br />
Thái Phiên và Trần Cao Vân bị xử tử. Ngay năm 1917, cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái <br />
Nguyên do Trịnh Văn cấn (Đội Cấn) cầm đầu nổ ra đêm 30, rạng sáng ngày 31 – 08 – <br />
1917 thất bại. Trịnh Văn Cấn tự sát. Còn Nguyễn Ái Quốc, đang bôn ba khắp châu Phi, <br />
Mỹ, u để tìm đường giải phóng cho dân tộc. Đến tháng 12 – 1917, Nguyễn Ái Quốc đã <br />
trở lại Pháp.<br />
Xét về đặc điểm chung của Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng <br />
Tám – 1945, chúng ta thấy Trần Tuấn Khải thuộc nhóm văn học công khai, hợp pháp <br />
nhưng vẫn chịu sự kiểm tra giám sát rất gắt gao của bọn thực dân Pháp. Do đó, nhà thơ, <br />
nhà văn nào muốn nói lên lòng yêu nước của mình cũng đều phải diễn đạt trong thơ văn <br />
bằng những lời lẽ xa xôi, bóng gió.<br />
Như vậy hình ảnh "nước" trong bài Gánh nước đêm ngoài ý nghĩa là "nước" còn có ý <br />
nghĩa là "đất nước". Từ "gánh" không chỉ là một động tác cụ thể mà còn là "gánh vác", <br />
đảm đương,… Trong bài thơ, cô gái "Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya.." chính là <br />
trông chờ người tài giỏi ra gánh vác việc nước. Nhưng tâm trạng cô buồn bã, chua xót:<br />
"Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá trời,<br />
Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?".<br />
Theo thần thoại Trung Quốc, Nữ Oa là một nữ thần khổng lồ, đã làm một chuyện hết sức <br />
phi thường là đội đá vá trời. Còn "dã tràng" là loài động vật giáp xác nhỏ giống như cua, <br />
sống ở bãi biển, thường đào lỗ rê cát thành những viên tròn nhỏ nhưng nước triều lên lại <br />
xoá sạch. Hình ảnh ”Nữ Oa' và "con dã tràng" đã nói lên sự thất vọng chán chường của cô <br />
gái trước thời cuộc. Phải chăng các cuộc khởi nghĩa cứu nước của binh lính chìm trong <br />
biển máu đã làm cô bi quan? Phải chăng sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo đã khiến <br />
lòng cô gái dao động, thiếu tự tin?<br />
Có thể nói rằng, bằng hình ảnh ẩn dụ, Trần Tuấn Khải đã ký thác tâm trạng của mình <br />
qua nỗi lòng của cô gái gánh nước đêm. Cái nhìn của nhà thơ về vận mệnh đất nước có <br />
phần tiêu cực. Tuy nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ vẫn tràn đầy. Nhà thơ kêu gọi mọi <br />
người dù "nước non gánh nặng đến mấy” vẫn phải tiếp tục "gánh vác" chứ không được <br />
bỏ cuộc giữa đàng.<br />
Tóm lại, càng hiểu được "ý tứ sâu xà” của bài thơ Gánh nước đêm, chúng ta càng yêu quý <br />
thơ văn yêu nước của Á Nam Trần Tuấn Khải nhiều thêm. Chúng ta hoàn toàn chia sẻ lời <br />
nhận định của tạp chí Nam Phong về tập thơ Duyên nợ phù sinh cũng như bài này: "Túng <br />
sử cả tập thơ chỉ được có mệt bài này cũng đáng khen, huống chi còn nhiều bài hay nữa". <br />
Và chúng ta hãy nhiệt liệt ủng hộ quan điểm sáng tác văn chương cao đẹp của Á Nam <br />
Trần Tuấn Khải: "Đời không duyên nợ thà không sống Văn có non sông mới có hồn".<br />
<br />