intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết Tiến hóa

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

97
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những con đường đi tới tiến hóa Thomas Bell, vị chủ tịch lỗi lạc của Hội Linnaeus Luân Đôn, đã báo cáo vào cuối năm 1858 như sau: “Năm vừa qua thực sự đã không có một khám phá nổi bật nào có thể ngay lập tức tạo ra cuộc cách mạng… trong lãnh vực khoa học mà hội nhằm tới; chúng ta chỉ có thể mong đợi những sự đột phá bất ngờ và nổi bật trong những quãng thời gian cách xa nhau mà thôi”. Hội Linnaeus đã được thành lập từ năm 1788 để bảo tồn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết Tiến hóa

  1. Những phát hiện về vạn vật và con người Thuyết Tiến hóa Những con đư ờng đi tới tiến hóa Thomas Bell, vị chủ tịch lỗ i lạc của Hộ i Linnaeus Luân Đôn, đã báo cáo vào cuối năm 1858 như sau: “Năm vừa qua thực sự đã không có một khám phá nổ i bật nào có thể ngay lập tức tạo ra cuộc cách mạng… trong lãnh vực khoa học mà hội nhằm tới; chúng ta chỉ có thể mong đợi những sự đột phá bất ngờ và nổ i bật trong những quãng thời gian cách xa nhau mà thôi”. Hội Linnaeus đã đ ược thành lập từ năm 1788 để bảo tồn thư viện, các loài cây cỏ và các thủ bản do Linnaeus để lạ i cho con trai ông và khi người con trai này qua đời, di sản này đã được một nhà thực vậ t học người Anh mua lạ i cho hội. Dù Bell đã nhận định như thế, nhưng ba tài liệu được đọc cho hộ i vào ngày 1 tháng 7 năm đó đã gói ghém nhiều hệ quả cách mạ ng hơn bất kỳ đóng góp nào khác cho diễn đàn của các nhà khoa học kể từ thời Newton. Những tài liệu nói trên (chỉ dài 17 trang trong tờ Journal của hội), “Về khuynh hướng của các loài biến đổi để trở thành đa dạng; và Về sự vững bền
  2. của các dạng khác nhau và các loài nhờ sự đào thải tự nhiên”, đã được thông tri cho hội do hai thành viên thành công nhất của hội, Sir Charles Lyell, nhà địa chất học và J. D. Hooker, nhà thực vật học. Hai ông này đã giới thiệu “những kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học tự nhiên hăng say là Ông Charles Darwin và Ông Alfred Wallace. Hai nhà khoa học này đã làm việc độc lập và không biết nhau, nhưng đã cùng đạt đến một lý thuyết rất tinh vi để giải thích về sự xuất hiện và tồn tại của nh ững loài và những dạng khác nhau trên hành tinh chúng ta, cà hai vị đều xứng đáng là những nhà tư tưởng đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu quan trọng này”. Ba mục tài liệu đó là: những trích đoạn một thủ bản được Darwin phác thảo năm 1839 và duyệt lại năm 1844; trích đoạn một lá thư của Darwin gởi cho Giáo sư Asa Gray ở Boston, Massachusetts vào tháng 10, 1857, lập lại những quan điể m của ông về các loài đã được phát biểu trong thủ bản trước đó; và một khảo luận của Wallace viết tạ i Tarnate thuộc miền Đông Indies vào tháng 2, 1858, mà ông đã gởi cho Darwin để nhờ ông này chuyển cho Lyell nếu thấy nó mới lạ và thú vị. Về sau, các nhà viế t sử sẽ ghi nhận ngày 1 tháng 7 năm 1858 là ngày thuyết tiến hóa công bố lần đầu tiên. Nhưng ở thời điể m đó, các tài liệu của Darwin - Wallace không được các hộ i viên của hội chú ý. Cả Darwin lẫn Wallace đều không có mặt trong hội nghị và ba mươi thành viên trong hội
  3. nghị cũng không thảo luận về các tài liệu đó. Việc trình bày những tài liệu này chỉ là một hành vi thủ tục mà thôi. Trong quá trình của ý tưởng tiến hóa, chúng ta chứng kiến một hiện tượng nổi bật trong tiến bộ của khoa học. Thời đạ i mớ i đã phát minh ra nhiều dụng cụ quảng cáo, máy in đã mang lại hiệu quả phổ biến rộng rãi, các hội khoa xuấ t hiện với những diễn đàn rộng rãi và công khai hơn. Tất cả những sự kiện này tạo nên một sức chuyển động mớ i cho các ý tưởng khoa học và cho chính nhà khoa học. Ngày 27 tháng 21, 1831, khi chàng thanh niên 22 tuổi Darwin khởi đầu một cuộc du hành 5 năm trên chiếc tàu Beagle, anh theo bên mình quyển đầu tiên vừa được xuất bản trong bộ Các nguyên lý đ ịa chất học của Charles Lyell, do giáo sư thực vật học của anh ở Cambridge tặng. Lyell (1797-1875) sẽ cung cấp cái nền cho mọ i tư tưởng của Darwin về các qui trình của thiên nhiên và nhờ đó giúp cho những tư tưởng mới về tiến hóa mang tên lý thuyết Darwin. Trực giác quyết định của Lyell được trình bày vớ i rất nhiều dữ kiện trong sách của ông, cho rằng trái đấ t đã được hình thành ngay từ đầu bởi những sức mạnh đồng đều hiện vẫn đang hoạt động - sự xói mòn bởi dòng nước, sự tích lũy phù sa, các cuộc động đấ t và núi lửa. Vì những sức mạnh đó qua nhiều thiên niên kỷ đã hình thành trái đất như ta thấy ngày nay, nên
  4. không cần phả i tưởng tượng ra những thiên tai nào cả. Lý thuyết này được gọi là lý thuyết động lực đều. Lyell đã cố tránh những vấn đề nan giải của thần học và vũ trụ học bằng cách không bàn tới nguồn gốc trái đất. Ông cho rằng nh ững lý thuyết trừu tượng về việc tạo d ựng là không cần thiết và không khoa học. Hệ quả đối với thực vậ t và động vật là điều dễ thấ y. Nếu hoạt động hiện nay của núi lửa Vesuvius hay Etna cắt ngh ĩa cho những thay đổi nơi bề mặt trái đất, tại sao chúng ta không nghĩ rằng những sức mạnh khác cùng cắt nghĩa cho sự xuất hiện của các loài và các dạng khác nhau của thực vật và động vật ? Vị giáo sư ở Cambridge khi tặng Darwin cuốn sách của Lyell đã khuyến cáo anh không nên tin mọi điều trong đó. Ngoài ra, Darwin còn mang theo một ít sách khác, trong đó có sách Kinh Thánh, Milton, các cuộc thám hiểm của Alexander von Humboldt ở Venezuela và lưu vực sông Orinoco. Chuyến du khảo Beagle là giai đoạn quyết định đưa Darwin tới những khái niệm về tiến hóa và người đầu tiên gợi hứng cho chàng sinh viên trẻ Darwin say mê đi vào lãnh vực nghiên cứu thiên nhiên là John Stevens Henslow (1796-1861), giáo sư thực vật học của cậu ở đại học Cambridge. Từ ghế giảng đường, vị giáo sư có tài cuốn hút này đã một mình khơi dậ y sự phục hưng khoa thực vật học tại đạ i học. Ông đã khởi xướng những chuyến du khảo thực đ ịa để s inh viên quan sát thực vật trong môi trường tự nhiên và
  5. yêu cầu các sinh viên của mình có những quan sát độc lập, nhờ đó ông đã đào tạo một thế hệ nh ững nhà thực vật học mới quan tâm ít tới thuật ngữ của Linnaeus nhưng để ý nhiều tới sự phân ph ối, sinh thái và địa lý của thực vật. Vườn thực vật Cambridge đã trở thành một phòng thí nghiệm giảng dạy. Thành tựu lớn của Henslow đáng ghi vào lịch sử, đó là ông đã có công biến đổi chàng sinh viên ham chơi Darwin thành một nhà khoa học thiên nhiên say mê. Khi đã 67 tuổ i, Darwin vẫn còn nhớ lại “một hoàn cảnh đã ảnh hưởng tới sự nghiệp của tôi hơn mọi điều gì khác”. Đó là tình bạn của tôi với giáo sư Henslow. Trước khi tới Cambridge, tôi đã nghe anh trai tôi kể về ông như một con người thông thạo mọi ngành khoa học và tôi cảm thấ y kính trọng ông từ đấy. Mỗi tuần ông đều mở c ửa nhà ông một lần để s inh viên và những người yêu thích khoa học trong đại học đến gặp gỡ nhau vào buổi tối. Ngay từ đầu tôi nhận được mộ t lời mời của Fox và tôi c ứ đều đặn đến đó. Chẳng bao lâu tôi đã quen thân vớ i thầy Henslow và trong nửa sau của thời học ở Cambridge, tôi thường xuyên đi dạo chơi vớ i thầy; vì thế một số giáo sư ở trường đã gọi tôi là “người đi dạo với Henslow”; và buổi tố i tôi thường xuyên được mời ăn tối với gia đình thầy. Thầy rất uyên bác về thực vật học, côn trùng học, hóa học, khoáng chất học và đ ịa chất học. Sở thích mạnh nhất của thầ y là rút ra những kết luận từ những quan sát lâu ngày liên tiếp và tỉ mỉ.
  6. Năm 1831, khi bộ Hả i quân xin Henslow giới thiệu một nhà thiên nhiên học phục vụ chuyến thám hiểm Beagle để vẽ bản đồ các bờ biển Patagonia, Tierra de Fuego, Chilê và Peru, ông đã giới thiệu người học trò yêu quí nhất của mình. Charles Darwin phấn khở i chấp nhận. Nhưng cha của cậu dứt khoát không chịu để cậu lao vào những cu ộc mạo hiểm như thế. May thay, Henslow và chú của Darwin đã thuyết phục được ông để cho phép cậu đi. Henslow liên lạc chặt chẽ với Darwin trong suốt 5 năm của cuộc thám hiểm Beagle. Hai người thường xuyên liên lạc thư từ với nhau và Henslow trông coi những mẫ u động vật và thực vật do Darwin gởi về Luân Đôn. Khi tàu Beagle đến Montevideo, Darwin nhận được cuốn thứ hai trong bộ Địa chất của Lyell và khi tới Valparaiso ở phía bờ bên kia của lục đ ịa Nam Mỹ, Darwin nhận được cuốn thứ ba vừa mới ra khỏi nhà in. Trong suốt cuộc hành trình, Darwin luôn luôn ứng dụng các nguyên lý của Lyell. Cuốn thứ hai của Lyell vượt ra ngoài lãnh vực địa chất để áp dụng lý thuyết các lực đ ồng đều của ông vào sinh vật học. Lyell giải thích : trong thời địa chất, có những loài mớ i xuất hiện và những loài khác b ị tuyệt chủng, nhưng những qui tình địa chất luôn luôn làm thay đổi những tình trạng ấy. Một loài thua trong cuộc cạnh tranh với một loài khác trong cùng môi trường sinh thái có thể làm cả một loài bị tuyệt chủng. Một loài thắng trong
  7. cuộc cạnh tranh sẽ phát triển ra nhiều để làm biến mất những loài khác. Nghiên cứu của Lyell về sự phân phối địa lý các loài thực vật và động vật gợi ý rằng mỗ i loài đã xuất hiện trong một trung tâm. Những môi trường sinh thái giống nhau tại những lục địa khác nhau hình như làm phát sinh những loài hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn hoàn toàn thích nghi được với môi trường sinh thái của mình. Môi trường, (loài) mọi sự đều ở trong tình trạng thay đổi liên tục. Sự quan tâm của Lyell tớ i những vấ n đề này đã được kích thích bởi nhà thiên nhiên học người Pháp Lamark (1744-1829). Nhưng Lamark chú trọng vào sự di truyền các đặc tính thu được nên đã thực sự gạt bỏ khái niệm về loài. Theo ông, loài ch ỉ là tên để gọi một chuỗi các thế hệ trong khi con vật đang thích ứng với môi trường. Và nếu mọi loài đều có tính linh động vô tận, thì không hề có loài nào bị tuyệt chủng cả. Trong khi Lyell coi loài như là những đơn vị cơ bản trong qui trình của thiên nhiên, ông không giải thích được bằng cách nào một loài mới có thể xuất hiện. Những gợi ý của Lyell đầy ấn tượng đã kích thích Darwin. Khắp nơi ở Nam Mỹ, anh đều gặp những loài thực vật và động vật mà anh chưa thấy bao giờ. Tạ i quần đảo Galápagos anh bị cuốn hút bở i những loài chim đa dạng tại những hòn đảo khác nhau trên cùng một vĩ độ. Cùng lúc đó, Henslow bị ấ n tượng mạnh bởi những lá thư của Darwin và ông đã đọc một
  8. số lá thư cho Hội Triế t học của Cambridge, thậm chí ông đã in một số để phân phát cho bạn bè. Khi tàu Beagle trở về năm 1836, Henslow đã kết hợp với Lyell tìm cho Darwin một khoản tài trợ 1,000 bảng Anh để giúp Darwin soạn một báo cáo dày 5 tập sách và đã giúp để ông được bầu làm Thư ký hội địa chất ở Luân Đôn. Trong những năm tiếp theo, Darwin luôn tỏ ra khâm phục Lyell hơn bất kỳ ai khác và đã ghi lại: “Ông ấ y say mê khoa học một cách nồng nhiệt và quan tâm sâu sắc về sự tiến bộ của loài người trong tương lai... ... Ông rất tử tế và hoàn toàn cởi mở trong các niềm tin cũng như những nghi ngờ của mình”. Nhưng Lyell đã không sẵn sàng chấp nhận ngay những lý thuyết của Darwin. Nhưng khi ở tuổi ngoài 60, Lyell trong Tiền sử của loài người (1863) đã từ bỏ sự chống đối của mình đố với lý thuyết tiến hóa và bắt đầu chấp nhận những quan điểm của Darwin về n guồn gốc các loài. Darwin nhận đ ịnh, “ở tuổi của ông, với những quan điểm trước đây của ông và với địa vị trong xã hội, tôi nghĩ hành động của ông thật là anh hùng”. Lớn hơn Darwin 12 tu ổi và ở đỉnh cao danh tiếng, Lyell vẫn luôn là người thầy của Darwin. Sau khi gia đình Darwin rời về Luân Đôn thuộc vùng Kent, gia đình Leyll vẫn thường đến thăm và ở lại nhiều ngày. Như Darwin đã ghi lạ i:
  9. Tôi nghĩ rằng hình như nhờ việc noi gương Leyll về Địa chất học và nhờ thu thập mọ i sự kiện liên quan tới sự đa dạng của các loài động vật và thực vật trong nhà và ngoài thiên nhiên, đã có một ít ánh sáng chiếu dọi vào toàn thể đề tài. Tôi bắt đầu cuốn sổ ghi chép từ tháng 7, 1837. Tôi áp dụng các nguyên tắc thực thụ của Bacon và không có sẵn một lý thuyết nào, tôi thu thập các sự kiện trên một phạm vi rộng lớn, đặc biệt những gì liên quan đến những mẫu động vậ t và thực vật đã thuần hóa, qua các bài nghiên cứu trong sách vở, qua trò chuyện với nh ững người chăn nuôi và làm vườn giỏi và qua việc đọc thật nhiều sách. Khi nhìn lại danh sách những sách đủ loại mà tôi đã đọc và tóm tắt, gồ m đủ những bộ sưu tập các tạp chí và các tài liệu giao dịch, tôi phả i ngạc nhiên trước sự chăm chỉ của mình. Tôi hiểu ra rất nhanh là sự đào thải chính là chìa khóa của sự thành công của con người trong việc tạo ra những giống động vật và thực vật có ích. Nhưng sự đào thải này á p dụng thế nào cho các sinh vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng thì vẫn còn là một mầu nhiệm đố i với tôi trong một thời gian. Tháng 10, 1838, nghĩa là 15 tháng sau khi tôi bắt đầu công trình nghiên cứu hệ thống của mình, tình cờ khi đọc bài “Malthus về vấn đề dân số” để giải trí và đã sẵn sàng để đánh giá sự đấu tranh sinh tồn xảy ra khắp nơi từ việc quan sát lâu dài nh ững thói quen của các động vật và th ực vật, tôi bất ngờ nhận ra rằng trong những môi trường này, những loài thích hợp có khuynh hướng
  10. tồn tại và những loài không thích hợp có khuynh hướng bị tiêu diệt. Kết quả của sự kiện này là có những loài mới xuất hiện. Đây chính là nòng cốt của những gì Darwin đã đóng góp thêm vào cho những suy tư về loài. Nhưng Darwin vẫn “lo tránh đối diện với thành kiến” do việc trình bày quá sớm những ý tưởng của mình, vì thế ông không tiến tới. Tháng 6, 1842, ông tự ý phác thảo một bản tóm tắt lý thuyết của mình trên 35 trang giấy, rồi đến năm 1844 ông mở ra thành một “bản tóm tắt” khác dày 230 trang. Năm 1856, khi Leyll khuyên Darwin khai triển khảo luận của mình, ông lập tức bắt đầu “làm như thế ở mức độ sâu rộng gấp ba hay bốn lần những gì được triển khai sau đó trong Nguồn gốc các loài. Nhưng rồi vào đầu mùa hè năm 1858, theo Darwin hồi tưởng lạ i, mọi dự án của ông đều bị vứt đi. Ông nhận được khảo luận của Wallace từ quần đảo Moluccas gởi tới “về khuynh hướng của các loài là biến đổi vô hạn từ kiểu mẫu ban đầ u”. Vallace yêu cầu ông gởi bài khảo luận này cho Leyll và Darwin đã làm đúng theo lời yêu cầu. Nếu khảo luận của Wallace được xuất bản, Darwin sẽ phải làm gì với sản phẩ m của chính mình trong suốt hai mươi năm? Darwin cảm thấ y đau xót.
  11. Nhưng lại một lần nữa, Lyell nhà chính khách của nghị trường khoa học mới đã đóng một vai trò quyết định. Ông vừa muố n giữ quyền ưu tiên cho Darwin, vừa muốn công bằng với Wallace, nên ông đã quyết định để gởi ngay cả ba đề tài cho Hội Linnaeaus. Darwin đã thú nhận, “Lúc đầu tôi rất không muốn chấp nhận, vì tôi ngh ĩ ông Wallace có thể coi hành động của tôi là bất công, vì lúc đó tôi chưa biết rõ ông Wallace lại là con người quảng đại và cao quí đến thế. Bản trích đoạn thủ bản của tôi là lá thư tôi gởi cho asa Gray đều không có ý đem xuất bản và được viết rất tồi”. Ngược lại, khảo luận của Wallace viết rất hay và sáng sủa. Tuy nhiên những sản phẩm này của chúng tôi đều không được ai để ý, ngoại trừ một số nhận xét của giáo sư Haughton ở Dublin, phê bình rằng tất cả những điểm mới của chúng tôi đều sai và nh ững điểm đúng đều là những điều cũ”. Alfred Russel Wallace (1823-1913) được lịch sử nhìn nhận là đồ ng tác giả vớ i Darwin về s ự đào thảo tự nhiên. Ông là một tương phản sống động với Darwin. Sinh ra trong một gia đình nghèo với chín người con ở Monmouthshire miền nam xứ Gan, theo học trung học được ít năm rồi bỏ dở lúc 14 tuổi, sau đó tự học qua việc đọc sách. Khi còn là thiếu niên, cậu được đi thăm Luân Đôn, thường xuyên lui tới “Câu lạc bộ khoa học” ở đường Tottenham Court, tại đây ông theo chủ nghĩa xã hội và “chủ ngh ĩa thế tục” của Robert Owen, một chủ ngh ĩa hoài nghi mọi tôn giáo. Ông kiế m sống
  12. cùng với anh mình bằng nghề đo đạc tập sự, rồ i tự học để trở thành mộ t giáo viên ở Leicester. Tạ i đây ông may mắn được gặp Henry Walter Bates (1825- 1892), một người say mê Homer, Gibbon và một nhà côn trùng học nghiệp dư. Bates và Wallace mau chóng trở thành bạn thân và cùng nhau đi rảo khắp miền quê sưu tầ m nh ững con bọ cánh rừng. Là người đọc sách rất nhiều, chàng thanh niên Wallace khám phá được kho tàng kiến thức nơi những loại sách về khoa học, lịch sử tự nhiên và những cuộc hành trình, trong đó có tác phẩm của Malthus về Dân số, nhật ký hành trình Beagle của Darwin và Địa chất học của Lyell. Cuốn sách gây ấn tượng nhiều nhất cho Wallace là cuốn sách về tiến hóa do một nhà thiên nhiên học nghiệp dư khác tên là Robert Chambers (1802-1871). Những dấu vết lịch sử tự nhiên của tạo d ựng (1844) có nhiều điểm tranh cãi đến nỗi Chambers phải xuất bản vô danh để tránh thiệt hại cho công việc xuất bản của mình, nhưng nó đã trải qua bốn lần xuất bả n trong bảy tháng và chẳng bao lâu đã bán đ ược hai mươi bốn ngàn bản. Tuy bị các nhà khoa học đáng kính kết án cuốn sách là vô thần, nó đã quảng bá sâu rộng nh ững ý tưởng về sự tiến hóa hệ thống và hoàn vũ và sự tiến hóa của các loài. Nhật ký hành trình rất sống động của Alexander von Humboldt tại Mêhicô và Nam Mỹ đã kích thích Wallace rủ Bates cùng thực hiện một cuộc thám hiểm sưu tầ m các mẫu vậ t dọc theo vùng Amazon. Bốn năm (1848 -
  13. 1852) sưu tầm tại đó đã làm chàng thanh niên Wallace nổi tiếng như là một nhà thiên nhiên học thực địa. Sau chuyến du khảo trở về nước Anh, con tàu của ông b ị cháy và đắ m, mang đi tấ t cả những mẫu vật đã thu thập được, nhưng ông không ngã lòng và vẫn tiếp tục sưu tầ m. Ông lập tức khởi hành đi tới quần đảo Mã Lai. Tại đây và tạ i quần đảo Molucas, ông trải qua 8 năm thám h iểm và thu thập các mẫu vật và đã hình thành lý thuyết đào thải tự nhiên của mình trong bản văn gở i cho Darwin đầu năm 1858. Khi Wallace mới 22 tuổi, cuốn sách nổ i tiếng Những dấu vết của Chambers đã dẫn ông tới một s ự xác tín vững chắc rằng các loài đã xuấ t hiện qua một qui trình tiến hóa và chuyến du khảo vùng Amazon của ông là để tìm kiế m những bằng chứng nhằm thuyết phục người khác. Qua cuộc hành trình sau này dài mười lăm ngàn dặ m tới quần đảo Mã Lai và thu thập được 127,000 mẫu vật, ông muốn thu thập chứng cớ để kết luận. Từ khi đến đó, ông đã giữ sổ ghi chép về tiến hóa, mà ông gọi là “Sổ ghi chép về loài”. Ông đã xuất bản khảo luận “Về định luật điều hòa việc xuất hiện các loài mới” năm 1855, ba năm trước khi ông gởi bài viế t của mình cho Darwin. Để có thể mô tả đầy đủ về tất cả những tác giả đã góp phần vào thuyết tiến hóa của Darwin, có lẽ cần phải viết nhiều tập sách dày về sự xuất hiện của khoa sinh vật học, địa chất học và địa lý học thời cận đại. Chúng ta phải kể đến những tác giả Hi Lạp cổ đạ i, đến những gợi ý của thánh Augustino
  14. rằng mặc dù mọi loài đều đã được Thiên chúa tạo dựng ngay từ ban đầu, nhưng mộ t số ch ỉ là nh ững hạt giố ng sẽ xuất hiện vào một thời gian sau này. Chúng ta cũng có thể kể đến những ý niệm thời trung cổ về một thế giới h ữu cơ, những gợi ý của Montesquieu về sự nhân số các loài từ cuộc khám phá ở Java về các con vượn cáo biết bay, những ý tưởng của nhà toán học Pháp Maupertuis về xác suất phối hợp các phân tử cơ bản, những ý tưởng của Diderot cho rằng có thể tất cả các động vật thượng đẳng đều xuất phát từ “một động vật sơ khởi”, ý tưởng của Buffon về sự phát triển và “thoái hóa” của các loài, những mối nghi ngờ của Linnaues rằng các loài có thể không phải là bất biến và vô số những ý tưởng khác… Trong số những người đương thời sớ m hơn Darwin, có thể kể đến Lamark với ý tưởng bạo dạn về lằn ranh mong manh giữa các loài và các dạng khác nhau và “cây tiến hóa” của ông. Chúng ta cũng có thể kể đến Georges Cuvier với hệ thống phân loại lớn mọi độ ng vật của ông. Nhiều người khác n ữa, giống như Cuvier, bác bỏ sự tiến hóa của các loài, nhưng vẫn khám phá ra sự tiến triển nơi những loài tạo vật khác nhau được tìm thấy tại những tầng gần đây hơn của trái đất. Nguồn gốc các loài lúc đầu được đón nhận với sự thù nghịch và khinh bỉ, nhưng đã mau chóng được nhìn nhận và khen ngợi.
  15. Thomas Henry Huxley, người biện hộ vô địch cho Darwin, đã gọi cuốn sách của Darwin là “dụng cụ mạnh mẽ nhất để mở rộng vương quốc của kiến thức về thiên nhiên vốn được trao vào tay con người, kể từ sau khi xuất bản cuốn Principia của Newton”. Khi Darwin qua đờ i năm 1882, theo yêu cầu của hai mươi dân biểu Quốc hội, ông được chôn cất tạ i Tu viện Westminster.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2