intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉ lệ không tinh trùng và các yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ

Chia sẻ: ViPoseidon2711 ViPoseidon2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không tinh trùng ở nam giới có tần suất khoảng 5% theo các báo cáo trên thế giới. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về tỉ lệ không tinh trùng cũng như tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến không tinh trùng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ không tinh trùng và các yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉ lệ không tinh trùng và các yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> TỈ LỆ KHÔNG TINH TRÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br /> Ở NAM GIỚI ĐẾN KHÁM TẠI KHOA HIẾM MUỘN BỆNH VIỆN TỪ DŨ<br /> Nguyễn Xuân Quý*, Vương Thị Ngọc Lan**<br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Không tinh trùng ở nam giới có tần suất khoảng 5% theo các báo cáo trên thế giới. Ở Việt Nam<br /> chưa có nghiên cứu về tỉ lệ không tinh trùng cũng như tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến không tinh<br /> trùng.<br /> Mục tiêu: Xác định tỉ lệ không tinh trùng và các yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại khoa Hiếm Muộn<br /> Bệnh viện Từ Dũ.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 1825, được thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ từ<br /> 11/2017 đến 5/2018. Bệnh nhân được làm tinh dịch đồ và khám lâm sàng.<br /> Kết quả: Tỉ lệ không tinh trùng là 10,5%. Các yếu tố liên quan đến không tinh trùng gồm: tiếp xúc hóa<br /> chất, tiền căn chấn thương tinh hoàn, viêm tinh hoàn quai bị sau dậy thì, teo 2 tinh hoàn và tinh hoàn ẩn (tăng<br /> nguy cơ tương ứng lần lượt là 4, 9, 8, 4 và 6 lần). Có sự khác biệt giữa 3 nhóm vô tinh trước, tại và sau tinh<br /> hoàn về đặc tính sinh dục thứ phát, thể tích tinh hoàn và nồng độ hormone.<br /> Kết luận: Tỉ lệ không tinh trùng là 10,5%. Các yếu tố liên quan với không tinh trùng gồm: tiếp xúc hóa<br /> chất, tiền căn chấn thương tinh hoàn, viêm tinh hoàn quai bị sau dậy thì, teo 2 tinh hoàn và tinh hoàn ẩn.<br /> Từ khóa: không tinh trùng, tinh hoàn, viêm tinh hoản, chấn thương tinh hoàn, quai bị<br /> ABSTRACT<br /> THE PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTPRS OF AZOOSPERMIA AMONG MEN HAVING<br /> EXAMINATION AT DEPARTMENT OF INFERTILITY, TU DU HOSPITAL<br /> Nguyen Xuan Quy, Vuong Thi Ngoc Lan<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 11 - 16<br /> Introduction: Azoospermia is reported in about 5% worldwide. There is no report on the prevalence and<br /> associated factors of azoospermia among vietnamese men.<br /> Objective: To investigate the prevalence and associated factors of azoospermia among men having<br /> examination at Department of Infertility, Tu Du Hospital.<br /> Method: A cross-sectional study with a sample size of 1825 men was performed at Department of Infertility,<br /> Tu Du Hospital from November 2017 to May 2018. All male patients performed semen analysis and physical<br /> examination.<br /> Results: The prevalence of azoospermia was 10.5% (95% CI: 9.1 – 11.9%). Factors that associated with<br /> azoospermia included exposure to toxic chemical, history of testicular trauma, history of orchitis after mumps<br /> post-puberty, bilateral testicular atrophy, cryptorchidism (increasing risks of 4, 9, 8, 4 and 6 times, respectively).<br /> Three subgroups as pretesticular, testicular and posttesticular azoospermia had distinctly different features about<br /> secondary sex characteristics, testicular volumes, ejaculatory duct obstruction and hormonal levels.<br /> Conclusion: The prevalence of azoospermia is 10.5%. Associated factors of azoospermia included exposure to<br /> toxic chemical, history of testicular trauma, history of orchitis after mumps post-puberty, bilateral testicular<br /> atrophy, and cryptorchidism.<br /> <br /> *Bệnh viện Từ Dũ **Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Xuân Quý ĐT: 0913131931 Email: bsxuanquy@gmail.com.<br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 11<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> Keywords: azoospermia, testis, orchitis, testicular trauma, mump<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ không tinh trùng.<br /> Không tinh trùng là tình trạng không có tinh PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> trùng trong mẫu tinh dịch khi xuất tinh, xảy ra Thiết kế nghiên cứu<br /> trong khoảng 10 – 20% các trường hợp nam giới Nghiên cứu cắt ngang.<br /> có tinh dịch đồ bất thường(15) và 5% người chồng<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> của các cặp vợ chồng hiếm muộn(5). Trên lâm<br /> sàng, không tinh trùng thường được chia thành Nam giới đến thử tinh dịch đồ tại khoa<br /> 2 nhóm: không tinh trùng do bế tắc (obstructive Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ.<br /> azoospermia) và không do bế tắc (non- Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> obstructive azoospermia)(12). Lý do của cách Nam giới đến thử tinh dịch đồ tại khoa<br /> phân loại này là các trường hợp không tinh Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ thỏa các tiêu<br /> trùng do suy hạ đồi-tuyến yên và rối loạn xuất chuẩn chọn mẫu.<br /> tinh hiếm gặp chỉ chiếm tỉ lệ 2% các trường hợp Tiêu chuẩn nhận vào<br /> không tinh trùng(4). Các yếu tố liên quan đến<br /> Có thử tinh dịch đồ tại phòng khám Hiếm<br /> không tinh trùng được ghi nhận bao gồm:<br /> Muộn Bệnh viện Từ Dũ.<br /> rượu(3), thuốc lá(17), một số thuốc có tác dụng phụ<br /> Đồng ý thực hiện xét nghiệm nội tiết, siêu<br /> làm tăng prolactin máu(6) và điều kiện làm việc<br /> âm doppler bìu và siêu âm ngả trực tràng nếu<br /> trong môi trường nóng(7), hay tiếp xúc với hóa<br /> tinh dịch đồ không có tinh<br /> chất độc hại(13).<br /> Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> Không tinh trùng ở nam giới có tác động sâu<br /> sắc đến tâm lý không những của bản thân họ mà Tiêu chuẩn loại trừ<br /> còn cả người phối ngẫu của họ nữa, ảnh hưởng Bệnh nhân bị HIV dương tính (theo quy<br /> nghiêm trọng đến đời sống sinh sản của cặp vợ định bệnh viện, các trường hợp này sẽ xin tinh<br /> chồng. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu tìm tỉ lệ trùng từ ngân hàng tinh trùng nên không cần<br /> không tinh trùng, đồng thời khảo sát các yếu tố làm tinh dịch đồ).<br /> liên quan nhằm đưa ra các biện pháp phòng Tiền căn triệt sản nam.<br /> ngừa, tư vấn và điều trị hiệu quả cho các trường Cỡ mẫu<br /> hợp nam giới không tinh trùng, nhằm cải thiện<br /> Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng<br /> chất lượng cuộc sống và mong muốn có con của<br /> một tỷ lệ trong quần thể. Cỡ mẫu tối thiểu của<br /> họ. Bệnh viện Từ Dũ là cơ sở điều trị hiếm muộn<br /> nghiên cứu được tính là 1825 người.<br /> lâu đời và uy tín của Việt Nam. Hằng năm, Bệnh<br /> Phương pháp tiến hành<br /> viện tiếp nhận khoảng hơn 29 ngàn cặp vợ<br /> chồng đến khám hiếm muộn và hơn 30 ngàn Thời gian và địa điểm thực hiện<br /> nam giới đến xét nghiệm tinh trùng và điều trị Từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018 tại phòng<br /> khoảng hơn 12 ngàn nam giới có vấn đề về tinh khám Nam khoa thuộc khoa Hiếm Muộn – Bệnh<br /> trùng, trong đó có cả không tinh trùng. viện Từ Dũ.<br /> Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm Phương pháp chọn mẫu<br /> xác định tỉ lệ không tinh trùng ở nam giới đến Chọn mẫu toàn bộ.<br /> khám tại khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ,<br /> Các bước tiến hành nghiên cứu<br /> đồng thời khảo sát các yếu tố liên quan đến<br /> Các khách hàng đến yêu cầu thử tinh dịch<br /> tình trạng không tinh trùng ở nam giới. Ngoài<br /> đồ được cho xét nghiệm HIV.<br /> ra, nghiên cứu cũng mô tả đặc điểm lâm sàng<br /> và cận lâm sàng của các trường hợp nam giới Nếu kết quả HIV âm tính, khách hàng được<br /> <br /> <br /> <br /> 12 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> nghe tư vấn về nghiên cứu, nếu đồng ý sẽ được Đặc điểm Tần số (n = 1825) Tỉ lệ (%)<br /> ký cam kết tham gia nghiên cứu. Khác 379 20,8<br /> Điều kiện làm việc<br /> Tất cả khách hàng đồng ý tham gia nghiên Bình thường 1221 66,9<br /> cứu sẽ được hỏi bệnh sử (theo từng chi tiết trong Nóng 374 20,5<br /> bảng thu thập số liệu) và được khám lâm sàng. Tiếp xúc hóa chất 230 12,6<br /> Khám lâm sàng được thực hiện đảm bảo đầy Hút thuốc lá<br /> Không hút 1230 67,4<br /> đủ các chi tiết trong bảng thu thập số liệu từ đặc<br /> Hút < 16 điếu/ngày 393 21,5<br /> tính sinh dục thứ phát đến khám kỹ bìu, tinh<br /> Hút ≥ 16 điếu/ngày 202 11,1<br /> hoàn như sờ ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng Uống rượu bia<br /> tinh, đo thể tích 2 tinh hoàn bằng thước đo Không 860 47,1<br /> Prader. Có 965 52,9<br /> Sau đó, khách hàng sẽ được thử tinh dịch đồ: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu<br /> Nếu có tinh trùng: kết thúc thu thập số liệu. Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu<br /> Nếu không có tinh trùng: khách hàng được Đặc điểm Tần số (n = 1825) Tỉ lệ (%)<br /> làm tinh dịch đồ lần 2. Nếu không tinh trùng lần Chấn thương vùng bẹn bìu<br /> Không 1813 99,3<br /> 2, khách hàng được chẩn đoán là không tinh<br /> Có 12 0,7<br /> trùng và sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu<br /> Quai bị sau dậy thì<br /> như nội tiết, siêu âm Doppler, TRUS. Sau khi có Không 1663 91,1<br /> kết quả sẽ được chuyển sang bác sĩ lâm sàng để Có – Không viêm tinh hoàn 64 3,5<br /> được tư vấn và điều trị. Có – Viêm 1 tinh hoàn 57 3,1<br /> Có – Viêm 2 tinh hoàn 41 2,2<br /> Phương pháp quản lý và phân tích số liệu<br /> Bệnh STDs (chỉ ghi nhận bệnh lậu)<br /> Các số liệu được nhập và xỷ lý bằng phần Không 1822 99,8<br /> mềm thống kê SPSS 23.0. Ngưỡng có ý nghĩa Có 3 0,2<br /> thống kê khi p < 0,05. Mổ tinh hoàn ẩn<br /> Không 1809 99,1<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Có, 1 bên < 6 tuổi 3 0,2<br /> Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu Có, 1 bên > 6 tuổi 9 0,5<br /> Từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018 có 1837 Có, 2 bên > 6 tuổi 4 0,2<br /> Mổ thoát vị bẹn<br /> nam giới đến khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ<br /> Không 1792 98,2<br /> Dũ thử tinh dịch đồ (đi cùng với vợ khám<br /> Có 33 1,8<br /> hiếm muộn hoặc độc thân muốn thử tinh Đặc tính sinh dục thứ phát<br /> trùng), sau khi nghe chúng tôi tư vấn về Có 1813 99,3<br /> nghiên cứu thì có 1825 người đồng ý tham gia Không 12 0,7<br /> nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ học của đối Thể tích tinh hoàn<br /> tượng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Phải 13,5  5,4<br /> Trái 12,5  5,3<br /> Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu<br /> Tinh hoàn teo<br /> Đặc điểm Tần số (n = 1825) Tỉ lệ (%)<br /> Không 1374 75,3<br /> Tuổi 30,85,3 Teo vừa (4 – 8 ml) 1 bên 159 8,7<br /> Nơi ở: Tỉnh 1567 85,9 Teo vừa (4 – 8 ml) 2 bên 195 10,7<br /> TPHCM 258 14,1<br /> Teo nặng (≤ 3 ml) 1 bên 20 1,1<br /> Nghề nghiệp<br /> Teo vừa 1 bên + teo nặng 1 18 1,0<br /> Nông dân 192 10,5 bên<br /> Công nhân 794 43,5 Teo nặng ( 3 ml) 2 bên 59 3,2<br /> Tài xế 120 6,6 Tinh hoàn ẩn<br /> Nhân viên văn phòng 340 18,6 Không 1801 98,7<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 13<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> Đặc điểm Tần số (n = 1825) Tỉ lệ (%) tiền căn của bệnh nhân để tìm yếu tố liên quan<br /> Ẩn 1 bên 23 1,3 với không tinh trùng. Chúng tôi ghi nhận có 5<br /> Ẩn 2 bên 1 0,1<br /> yếu tố liên quan đến tình trạng không tinh<br /> Ống dẫn tinh khám trên lâm sàng<br /> Có 1793 98,2<br /> trùng, đó là: điều kiện làm việc tiếp xúc với<br /> Không 32 1,8 hóa chất, tiền căn chấn thương bẹn bìu, tiền<br /> Giãn tĩnh mạch thừng tinh căn quai bị sau dậy thì có kèm viêm cả 2 tinh<br /> Không 1369 75,0 hoàn, tinh hoàn teo trên lâm sàng và tinh hoàn<br /> Có 1 bên 339 18,6 ẩn trên lâm sàng.<br /> Có 2 bên 117 6,4<br /> Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm<br /> Tỉ lệ không tinh trùng trong quần thể nghiên cứu không tinh trùng<br /> Trong 1825 nam giới trong mẫu nghiên cứu Trong số 192 nam giới không tinh trùng có<br /> thì số người không tinh trùng là 192, chiếm tỉ lệ 4 người bị hội chứng Kallmann, chiếm tỉ lệ<br /> 10,5% (95% KTC: 9,1 – 11,9%). Không tinh trùng 2,08% trong nhóm không tinh trùng và có tỉ lệ<br /> trước tinh hoàn chiếm 3,1%, tại tinh hoàn là 0,22% trong quần thể nghiên cứu; 4 người bị<br /> 62,5% và sau tinh hoàn là 34,4%. hội chứng Klinefelter, chiếm tỉ lệ 2,08% trong<br /> Các yếu tố liên quan đến tình trạng không tinh nhóm không tinh trùng và có tỉ lệ 0,22% trong<br /> trùng trong quần thể nghiên cứu quần thể nghiên cứu.<br /> Chúng tôi tiến hành phân tích đơn biến và<br /> đa biến các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và<br /> Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các nhóm không tinh trùng<br /> Vô tinh trước tinh hoàn Vô tinh tại tinh hoàn Vô tinh sau tinh hoàn<br /> (n = 6) (n = 120) (n = 66)<br /> Đặc tính sinh dục thứ phát<br /> Không 6 (0,0%) 6 (5%) 0 (0%)<br /> Có 0 (100%) 114 (95%) 66 (100%)<br /> Thể tích tinh hoàn (ml) 0,9  0,2 3,8  2,4 14,2  4,5<br /> Tinh hoàn teo<br /> Không teo 0 (0,0%) 2 (1,7%) 57 (86,4%)<br /> Teo vừa (4 – 8ml) 1 bên 0 (0,0%) 6 (5,0%) 4 (6,1%)<br /> Teo vừa 2 bên 0 (0,0%) 47 (39,2%) 5 (7,6%)<br /> Teo nặng ( 3ml) 1 bên 0 (0,0%) 1 (0,8%) 0 (0,0%)<br /> Teo vừa 1 bên + teo nặng 1 bên 0 (0,0%) 12 (10%) 0 (0,0%)<br /> Teo nặng 2 bên 6 (100%) 52 (43,3%) 0 (0,0%)<br /> Không teo 0 (0,0%) 2 (1,7%) 57 (86,4%)<br /> Siêu âm trực tràng<br /> Bình thường 6 (100%) 112 (93,3%) 18 (27,3%)<br /> Bất sản túi tinh 0 (0,0%) 1 (0,8%) 24 (36,4%)<br /> Thiểu sản túi tinh 0 (0,0%) 5 (4,2%) 9 (13,6%)<br /> Nang ống phóng tinh, tắc ống phóng tinh 0 (0,0%) 2 (1,7%) 15 (22,7%)<br /> Nồng độ FSH (mIU/mL) 0,90  0,41 32,57  14,66 5,77  2,96<br /> Nồng độ Testosterone (nmol/ml) 0,41  0,19 12,52  6,33 17,51  6,56<br /> Nồng độ Prolactin (ng/ml) 9,25  9,11 11,18  6,27 8,95  4,14<br /> BÀN LUẬN đầu tiên trên thế giới vào năm 1998(5). Nghiên<br /> cứu của chúng tôi trên một mẫu lớn (1825 bệnh<br /> Tỉ lệ không tinh trùng trong quần thể nghiên cứu<br /> nhân) cho tỉ lệ không tinh trùng trong nam giới<br /> Tỉ lệ không tinh trùng trong các cặp vợ<br /> đến khám hiếm muộn là 10,5 %. Tỉ lệ nam giới<br /> chồng hiếm muộn là 5% được Irvine công bố lần<br /> không tinh trùng trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> <br /> <br /> 14 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> cao hơn gấp đôi so với nghiên cứu của Irvine có 2 tinh hoàn làm tăng nguy cơ không tinh trùng<br /> thể lý giải bằng những lý do sau: (1) như đã đề lên gấp 8 lần.<br /> cập ở trên, trong vòng 20 năm trở lại đây tinh Tinh hoàn ẩn<br /> trùng của nam giới ngày càng giảm cả về số<br /> Tần suất tinh hoàn ẩn ở người lớn khoảng<br /> lượng lẫn chất lượng; (2) nghiên cứu của Irvine<br /> 0,3 – 0,4%, tuy nhiên, tỉ lệ này lên đến 6% ở nam<br /> trên nam giới ở các nước Âu Mỹ phát triển, còn<br /> giới vô sinh. Tinh hoàn ẩn dù ở 1 bên hay 2 bên<br /> nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng là nam<br /> đều làm giảm sinh tinh rõ rệt và tăng nguy cơ<br /> giới Việt Nam, khác xa về tình trạng kinh tế, môi<br /> ung thư tinh hoàn(6). Quan điểm hiện nay là khi<br /> trường sống và điều kiện làm việc. Khảo sát đặc<br /> phát hiện tinh hoàn ẩn ở bé trai nên thực hiện<br /> điểm của bệnh nhân ở 3 nhóm không tinh trùng<br /> sớm, trước 6 tuổi. Tuy nhiên, không nên phẫu<br /> trước, tại và sau tinh hoàn, chúng tôi ghi nhận có<br /> thuật cho bé trước 1 tuổi vì có khoảng 3 – 4%<br /> sự khác biệt hoàn toàn về đặc điểm sinh dục thứ<br /> trường hợp tinh hoàn sẽ tiếp tục di chuyển<br /> phát, thể tích tinh hoàn và kết quả nội tiết.<br /> xuống bìu từ sau sinh đến khi bé được 1 tuổi(6).<br /> Các yếu tố liên quan đến tình trạng không Nghiên cứu, chúng tôi xem xét đến 2 khía cạnh:<br /> tinh trùng tiền căn mổ tinh hoàn ẩn và khám lâm sàng phát<br /> Tiếp xúc hóa chất hiện tinh hoàn ẩn. Tiền căn có mổ tinh hoàn ẩn<br /> Theo Bonde (1995)(2,11), hệ thống sinh sản ở và thời điểm mổ không liên quan đến tình trạng<br /> nam giới rất nhạy cảm với những tác nhân hóa không tinh trùng nhưng còn tinh hoàn ẩn đến<br /> học, vật lý trong môi trường nông nghiệp và thời điểm khám lâm sàng làm tăng nguy cơ<br /> công nghiệp. Thật ra nghề nghiệp có nguy cơ không tinh trùng lên gấp 5 lần.<br /> ảnh hưởng đến khả năng sinh sản đã được biết Tinh hoàn teo<br /> đến hơn 50 năm trước khi người ta phát hiện các Tinh hoàn teo là một trong những nguyên<br /> công nhân sản xuất thuốc trừ sâu và nông dân nhân vô sinh nam không tinh trùng. Khi so sánh<br /> sử dụng thuốc trừ sâu đã bị suy giảm khả năng các đặc điểm lâm sàng, nội tiết sinh dục và tinh<br /> sinh tinh dẫn đến vô sinh(14,18). Kết quả nghiên dịch đồ giữa các bệnh nhân hiếm muộn có và<br /> cứu của chúng tôi cũng cho thấy điều kiện làm không có teo tinh hoàn thì thấy khả năng sinh<br /> việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất làm sản của các bệnh nhân teo tinh hoàn có tiên<br /> tăng nguy cơ không tinh trùng lên gấp gần 4 lần. lượng xấu hơn rõ rệt so với các bệnh nhân hiếm<br /> Tiền căn chấn thương bẹn bìu muộn không teo tinh hoàn(8). Ở người châu Á và<br /> Trên thế giới chưa có nghiên cứu nào ghi châu Âu thể tích tinh hoàn bình thường từ 12 –<br /> nhận tiền căn chấn thương bẹn bìu ảnh hưởng 20 ml, còn ở Việt Nam là trên 12 ml(9). Theo<br /> đến tình trạng không tinh trùng. Trong nghiên nhiều nhà nam học, thể tích tinh hoàn dưới 8 ml<br /> cứu của chúng tôi, tiền căn chấn thương bẹn chẩn đoán là teo tinh hoàn(1) và chúng tôi phân<br /> bìu làm tăng nguy cơ không tinh trùng rất cao, loại teo tinh hoàn theo 2 mức độ teo vừa (thể tích<br /> gấp 9 lần. tinh hoàn 4 – 8ml) và teo nặng ( 3 ml). Nghiên<br /> Tiền căn quai bị sau dậy thì cứu chúng tôi ghi nhận các trường hợp tinh<br /> hoàn teo vừa 2 bên làm tăng nguy cơ không tinh<br /> Sau tuổi dậy thì, viêm tinh hoàn gặp ở 20 –<br /> trùng lên gấp hơn 4 lần và các trường hợp tinh<br /> 30% trường hợp quai bị, trong số này có 50% bị<br /> hoàn teo vừa 1 bên và teo nặng 1 bên làm tăng<br /> teo tinh hoàn(16). Đa số các trường hợp quai bị nguy cơ không tinh trùng lên rất cao, gấp 59 lần.<br /> kèm viêm tinh hoàn 2 bên đều dẫn đến thiểu<br /> Điểm mạnh và hạn chế của đề tài<br /> tinh nặng hoặc vô tinh, gây vô sinh vĩnh viễn(10).<br /> Nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu khá<br /> Khi phân tích yếu tố nguy cơ, chúng tôi nhận<br /> lớn, được thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ là tuyến<br /> thấy tiền căn quai bị sau dậy thì có kèm viêm cả<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 15<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> cuối và có uy tín về khám và điều trị hiếm 6. Matsumoto AM (1998). “Pathophysiology of male infertility.<br /> Infertility Evaluation and Treatment”. Hum Reprod, 13:148.<br /> muộn, trong đó có cả hiếm muộn nam. Số bệnh 7. Mieusset R, Bujan L (1994). “The potential of mild testicular<br /> nhân đến khám đông nên có thể ghi nhận được heating as a safe, effective and reversible contraceptive mathod<br /> for men”. Int J Androl, 17: 186-191.<br /> các đặc điểm hay bệnh hiếm trong dân số nghiên<br /> 8. Morana F, Alarcon M (1990). “Testicular atrophy and<br /> cứu. infertility”. Andrologia, 22: 285-288.<br /> 9. Nguyễn Thành Như (2001). “Sơ lược khảo sát thể tích tinh hoàn<br /> Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt<br /> trung bình của đàn ông Việt Nam trưởng thành”. Thời sự Y<br /> ngang nên không cho phép khảo sát nguyên Dược học, 1:71- 74.<br /> nhân lẫn hậu quả của các yếu tố liên quan đến 10. Nieschlag E, Behre D (1996). “Disorders at the Testicular Level”.<br /> Andrology, 8: 138-143.<br /> tình trạng không tinh trùng. Bên cạnh đó, chúng 11. Oliva A, Spira A, Multigner L (2001). “Contribution of<br /> tôi chưa đưa yếu tố liên quan đến tình trạng environmental factors to the risk of male infertility”. Human<br /> không tinh trùng là các bất thường về di truyền Reproduction, 16:1768-1776.<br /> 12. Prins GS, Dolgina R, Studney P (1999). “Quality of<br /> như bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể, vi mất crypopreserved testicular sperm in patients with obstructive<br /> đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính Y vào nghiên and nonobstructive azoospermia”. J Urol, 161:1504-1508.<br /> cứu vì tốn kém và không là xét nghiệm thường 13. Schrag SD, Dixon RL (1985). “Occupational exposures<br /> associated with male reproductive dysfunction”. Ann Rev<br /> quy của bệnh viện. Pharmacol Toxicol, 25: 567-592.<br /> 14. Slutsky M, Levin JL, Levy BS (1999). “Azoospermia and<br /> KẾT LUẬN oligospermia large cohort of DBCP applicators”. Int J Occup<br /> Tỉ lệ không tinh trùng là 10,5%, đa số bệnh Environ Hlth, 5:116-122.<br /> 15. Stanwell-Smith RE, Hendry WF (1984) “The prognosis of male<br /> nhân vô tinh tại tinh hoàn. Các yếu tố liên quan subfertility: a survey of 1025 men referred to a fertility clinic”. Br<br /> với không tinh trùng gồm: tiếp xúc hóa chất, tiền J Urol, 56, 422-428.<br /> căn chấn thương tinh hoàn, viêm tinh hoàn quai 16. Stephen GB, Nathan L (2010). “Mumps virus: principles and<br /> practice of infections disease - Mandell, Douglas and Bennet’s<br /> bị sau dậy thì, teo 2 tinh hoàn và tinh hoàn ẩn. Principles and Practice of Infectious Diseases”. Churchill<br /> Livingstone, London 7th edition, pp. 1496-1500.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 17. Vogt HJ, Heller WD, Obe G (1984). "Spermatogenesis in<br /> 1. Behre E, Nieschlag D, Meschede CJ, Partsch (2000). “Diseases of smokers and non-smokers: an androgical and genetic study<br /> the Hypothalamus and Pituitary Gland”. Andrology,17: 125-139. Mutation in man”. Springer, New York, 1st edition, pp. 247-291.<br /> 2. Bonde JP, Giwercman A (1995). “Occupational hazards to male 18. Whorton D, Krauss RM, Marshall S, Milby TH (1977).<br /> fecundity”. Reprod Med Rev,4: 59-73. “Infertility in male pesticide workers”. Lancet, 2:1259-1261.<br /> 3. Brinkworth MH, Handelsman DJ (1996). “Occupational and<br /> Environmental Influences on Male Fertility”. Andrology, 13: 244-<br /> 247. Ngày nhận bài báo: 30/11/2018<br /> 4. Hull MGR, Glazener CMA, Kelly NJ (1985). “Population study<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2018<br /> of causes, treatment and outcome of infertility”. Brit Med J,<br /> 291:1693-1697. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019<br /> 5. Irvine DS (1998). “Epidemiology and aetiology of male<br /> infertility”. Hum. Reprod, 13 (Suppl. 1): 33-44.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 16 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1