Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỈ LỆ LOÃNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN PHỤ NỮ<br />
MÃN KINH VÀ NAM GIỚI ≥ 50 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LÃO<br />
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Trần Thị Uyên Linh*, Nguyễn Minh Đức**, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Văn Trí**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, có thể gây gánh nặng rất lớn về kinh tế và xã hội. Bệnh<br />
lý này phổ biến ở người cao tuổi nhưng chưa được quan tâm và điều trị đúng mức. Chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này để khảo sát tỉ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ đi kèm cũng như tỉ lệ cần điều trị loãng xương trên<br />
các bệnh nhân điều trị tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, được thực hiện trên 151 bệnh nhân<br />
(gồm 93 phụ nữ mãn kinh và 58 nam giới bằng hoặc trên 50 tuổi). Tất cả được đo mật độ khoáng xương tại cổ<br />
xương đùi và cột sống thắt lưng bằng phương pháp đo độ hấp thụ tia X kép và đánh giá các yếu tố nguy cơ theo<br />
bảng câu hỏi.<br />
Kết quả: Tỉ lệ loãng xương chung là 70%. Tỉ lệ loãng xương cao hơn khi giới là nữ, tuổi cao, có sử dụng<br />
glucocorticoid, mãn kinh sớm, chỉ số khối cơ thể thấp. Tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng xương là 75,49%.<br />
Từ khóa: loãng xương, tỉ lệ, yếu tố nguy cơ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF OSTEOPOROSIS AMONG POSTMENO-PAUSAL WOMEN<br />
AND MEN AGED 50 OR ABOVE ADMITTED TO GERIATRIC DEPARTMENT OF NHAN DAN GIA<br />
DINH HOSPITAL<br />
Tran Thi Uyen Linh, Nguyen Minh Duc, Cao Thanh Ngoc, Nguyen Van Tri<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 271 - 277<br />
<br />
Background: Osteporosis, a silent disease, may put a great burden on our society and economy.<br />
Osteoporosis is prevalent among the elderly but still underdiagnosed and undertreated. We conducted this study<br />
to assess prevalence of osteoporosis and associated risk factors as well as the rate of patients needing an antiosteoporotic therapy at Geriatric department of Nhan Dan Gia Dinh hospital.<br />
Methods: This is a cases study performed on 151 patients including 93 postmenopausal women and 58 men<br />
aged 50 or above. Bone mineral density of lumbar spine and femoral neck were measured by DXA (Dual energy<br />
X-ray Absorptionmetry), risk factors were evaluated using a listed questionnaire.<br />
Results: The total prevalence of osteoporosis is 70%. Female gender, advanced age, glucocorticoid use, early<br />
menopause and low body mass index are associated with higher rates of osteoporosis. 75.49% of these patients<br />
needs an anti-osteoporotic therapy.<br />
Key words: osteoporosis, prevalence, risk factor.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Loãng xương là một trong các bệnh lý đặc<br />
<br />
trưng của người cao tuổi. Bệnh có khả năng gây<br />
tàn phá cao và giảm đáng kể chất lượng sống.<br />
<br />
* Khoa Lão, bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP. HCM<br />
** Bộ môn Lão khoa, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Uyên Linh ĐT: 0988473600<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Email: uyenlinhtran96@yahoo.com.<br />
<br />
271<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự quan tâm từ cả hai<br />
phía thầy thuốc và bệnh nhân. Cho đến nay,<br />
một số nghiên cứu về loãng xương bằng<br />
phương pháp DXA đã được tiến hành, chủ yếu<br />
ở cộng đồng. Các thông tin về loãng xương<br />
trong bệnh viện còn rất hạn chế.<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên những<br />
phụ nữ mãn kinh và nam giới ≥ 50 tuổi đang<br />
nằm viện nhằm:<br />
Xác định tỉ lệ loãng xương.<br />
Xác định mối liên quan giữa tình trạng<br />
loãng xương và các yếu tố nguy cơ.<br />
Xác định tỉ lệ bệnh nhân cần điều trị loãng<br />
xương.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
151 bệnh nhân nữ mãn kinh và nam ≥ 50 tuổi<br />
điều trị tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
Định từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân từ chối tham gia hoặc bệnh nhân<br />
không thể di chuyển được, không thể điều<br />
chỉnh tư thế (bệnh nặng như suy hô hấp, choáng<br />
hoặc co cứng tay chân).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Báo cáo hàng loạt ca.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Thu thập dữ liệu về hành chánh.<br />
Dùng bảng câu hỏi để đánh giá các yếu tố<br />
nguy cơ.<br />
Tại phòng DXA, bệnh nhân được đo chiều<br />
cao và cân nặng.<br />
Đo mật độ khoáng xương tại cột sống thắt<br />
lưng (lấy giá trị trung bình của bốn đốt sống<br />
đầu tiên) và cổ xương đùi bởi một kỹ thuật viên<br />
đã được đào tạo và có kinh nghiệm. Kết quả trả<br />
lời bằng chỉ số T.<br />
<br />
Định nghĩa biến số<br />
Loãng xương: giá trị T của cổ xương đùi<br />
hoặc cột sống thắt lưng ≤ -2,5(8).<br />
<br />
272<br />
<br />
Thiếu xương: -2,5 < giá trị T của cổ xương<br />
đùi hoặc cột sống thắt lưng < -1(8).<br />
Các phân nhóm tuổi là: 50-59; 60-69; 70-79;<br />
≥80.<br />
Chỉ số khối cơ thể được tính bằng tỉ số giữa<br />
cân nặng và chiều cao bình phương.<br />
Mãn kinh sớm: tuổi mãn kinh < 45<br />
Sử dụng glucocorticoid: uống prednisolone<br />
≥ 5 mg/ngày (hoặc liều tương đương) trong thời<br />
gian ≥ 3 tháng.<br />
Uống rượu: uống ≥ 3 đơn vị/ ngày, 285 ml<br />
bia, trong đó 30 ml rượu mạnh, 120 ml rượu<br />
vang, 60 ml rượu khai vị.<br />
Đang hút thuốc lá: đã hút ≥ 100 điếu trong<br />
đời và trong một năm nay có hút thuốc mỗi<br />
ngày hoặc thỉnh thoảng(3).<br />
Tiền sử gãy xương bản thân: gãy xương sau<br />
50 tuổi với lực tác động nhỏ, không kể gãy<br />
xương sọ-mặt-bàn tay-bàn chân(9).<br />
Nguy cơ gãy xương trong 10 năm trên<br />
những người chưa điều trị loãng xương và tuổi<br />
40-90: theo mô hình FRAX dành cho người Mỹ<br />
da trắng (dựa trên sự tương đồng về dịch tễ học<br />
loãng xương và gãy xương cột sống ở phụ nữ ≥<br />
50 tuổi), tính bằng % sau khi nhập dữ liệu trực<br />
tuyến tại trang web www.shef.ac.uk/FRAX.<br />
Số bệnh nhân cần điều trị loãng xương = số<br />
BN gãy xương cột sống hoặc gãy xương hông +<br />
số BN loãng xương + số BN thiếu xương có<br />
nguy cơ gãy xương hông trong 10 năm ≥ 3%<br />
hoặc nguy cơ gãy các xương quan trọng khác<br />
trong 10 năm ≥ 20%(8).<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
-Nhập và phân tích dữ liệu sử dụng phần<br />
mềm SPSS 16.0.<br />
-Các biến định lượng được trình bày dưới<br />
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến định<br />
tính được trình bày dưới dạng %.<br />
-Dùng phép kiểm chi bình phương cho biến<br />
số phân loại, sử dụng xác suất chính xác Fisher<br />
nếu trong bảng 2 x 2 có ít nhất một ô có tần suất<br />
lý thuyết < 5; hồi qui tuyến tính cho mối tương<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quan giữa các biến liên tục. Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
Tỉ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng và<br />
cổ xương đùi khác nhau có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Tỉ lệ loãng xương chung<br />
Bảng 3: Tỉ lệ loãng xương chung<br />
<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu<br />
Trong 151 ca, có 1 bệnh nhân bị gãy cổ<br />
xương đùi một bên và gãy xương đùi bên còn<br />
lại (đã phẫu thuật), 1 bệnh nhân đã mổ và bắt<br />
nẹp cột sống.<br />
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Biến số<br />
Giới: Nam<br />
Nữ<br />
Nhóm tuổi: 50-59<br />
60-69<br />
70-79<br />
≥80<br />
<br />
Số người<br />
58<br />
93<br />
22<br />
47<br />
56<br />
26<br />
<br />
BMI: <br />
66%, trong khi đó cổ xương đùi được cấu tạo<br />
bởi 75% xương vỏ và 25% xương bè. Như vậy,<br />
càng lớn tuổi, cổ xương đùi bị ảnh hưởng nhiều<br />
hơn(2). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi,<br />
phân bố nữ: nam trong nhóm tuổi 50-59 là 4:1,<br />
còn ở nhóm ≥ 80 tỉ lệ nữ : nam là 1:1.<br />
Mối liên quan của tình trạng loãng xương<br />
theo nhóm tuổi<br />
Các nghiên cứu về dịch tễ học loãng xương<br />
đều cho thấy tỉ lệ loãng xương tăng theo tuổi.<br />
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ LX ở cả hai vị trí<br />
tăng dần theo nhóm tuổi. Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê đối với CXĐ. Riêng tại CSTL, dù<br />
khuynh hướng tỉ lệ LX vẫn tăng theo tuổi<br />
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Một người<br />
càng già càng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến<br />
kết quả đo mật độ khoáng xương tại cột sống:<br />
chồi xương, vôi hóa động mạch chủ, gãy xương<br />
trước đó… Trong những trường hợp này, mật<br />
độ khoáng xương tại CSTL có thể tăng giả tạo,<br />
vì thế, làm giảm tỉ lệ LX so với thực tế.<br />
<br />
275<br />
<br />