Tiểu luận: Nhận thức luận trong triết học của Kant
lượt xem 107
download
Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, triết học cổ điển Đức là một giai đoạn phát triển rất quan trọng, xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII và tồn tại cho đến hết thế kỷ XIX, cùng với Phoiơbăc, Hêghen, thì Kant là một trong những đại biểu tiêu biểu nhất. Những đóng góp quan trọng của Kant làm cho ông xứng đáng là người sáng lập nền triết học cổ điển Đức vĩ đại này. Triết học cổ điển Đức được xem là sự chuẩn bị lý luận đầy đủ nhất cho sự ra đời của triết học Mác....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nhận thức luận trong triết học của Kant
- 1 LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP Tiểu luận Nhận thức luận trong triết học của Kant
- 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ .......... 3 NỘI DUNG ................................ ................................ ................................ ................................ ....... 4 Thời kỳ tiền phê phán. ...................................................................................................................... 4 Triết học thời kỳ phê phán ................................................................................................................ 5 Học thuyết về cảm giác siêu nghiệm. ................................ ................................ ................................ 9 Học thuyết về phép phân tích siêu nghiệm. ......................................................................................10 Học thuyết về phép biện chứng siêu nghiệm. ...................................................................................12 KẾT LUẬN .....................................................................................................................................16
- 3 MỞ ĐẦU Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, triết học cổ điển Đức là một giai đoạn phát triển rất quan trọng, xuất hiện vào cuố i thế kỷ X VIII và tồn tại cho đến hết thế kỷ XIX, cùng với Phoiơbăc, H êghen, thì K ant là một trong những đại biểu tiêu biểu nhất. Những đóng góp quan trọng của Kant làm cho ông xứng đáng là người sáng lập nền triết học cổ điển Đức vĩ đại này. Triết họ c cổ đ iển Đức được xem là sự chuẩn bị lý luận đầy đ ủ nhất cho sự ra đ ời của triết học Mác. Cùng với triết họ c thẫm mỹ; triết học thực tiễn thì triết học lý luận là một trong ba bộ phận quan trọng trong triết học của Kant. Triết học lý luận là nền tảng duy tâm tiên nghiệm của triết học Kant, bao hàm những tư tưởng sâu sắc về nhận thức của con người và có ảnh hưởng khô ng nhỏ tới đời sống tinh thần của người Tây Âu từ đó đến nay. Triết học lý luận đ ã tạo ra một “cuộc cách mạng Côpécníc” trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học lý luận của ông là sự tổng kết những vấn đề m à nhận thức nhân loại đã và đang đặt ra cho thời đại ông. Những tổng kết của Kant bắt đầu từ chỗ phê phán, tìm tòi rồi đ i đ ến sáng tạo, mở ra nhiều vấ n đề, nhiều con đường m ới cho sự phát triển của lý luận nhận thức và phương pháp của lôgíc học về sau này. Với tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu “triết học lý luận” của K ant là một vấn đ ề cấp thiết. Tìm hiểu triết học lý luận của Kant không chỉ giúp chúng ta làm sáng tỏ những đóng góp của Kant đối với lịch sử triết học m à còn giúp cho chúng ta nắm vững hơn những nguyên lý của triết học Mác trong đó có kế thừa nhất định những thành tựu mà triết học Kant đã đ ạt được. V ì vậy em chọn vần đề “N hận thức luận trong triết học của Kant” làm tiểu luận nghiên cứu của mình.
- 4 NỘI DUNG 1.1. Vài nét về cuộc đời và triết học của Kant. Imanuel Kant (1724- 1804) được mọi người biết đến là người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức; là một trong những nhà tiết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước Mác. Triết học của ông là “nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong triết họ c của ông không làm lu mờ công lao đó của Kant”. Kant sinh năm 1724 ở Kênisbec. Năm 1745 ông tố t nghiệp đại học tổng hợp Kênisbec và trở thành một gia sư. Năm 1755 ông là giáo sư và từ năm 1770 là giáo sư của trường đại học Kênisbec. Là mộ t trong những học giả uyên bác nhất đương thời, ông giảng dạy về nhiều lĩnh vực: siêu hình học, logic học và toán học, cơ học, địa chất họ c… Trong suốt cuộc đời 80 năm của mình, ông đã sản sinh ra hàng lo ạt các tác phẩm nổi tiếng để đời như : Phê phán lý tính thuần túy (1781); Mở đầu khoa siêu hình học tương lai (1783); Các nguyên tắc của siêu hình học về đạo đức (1785) Phê phán lý tính thực tiễn (1788); Phê phán năng lực phán đoán (1790); Nhân học (1798)….. Sự phát triển về tư tưởng triết học của Kant được phân làm 2 thời kỳ: thời kỳ tiền phê phán (trước 1770) và thời kỳ phê phán (sau 1770). Thời kỳ tiền phê phán. Thời kỳ đầu các tác phẩm chủ yếu c ủa Kant viết về triết học tự nhiên, chẳng hạn như tác phẩm Lịch sử tự nhiên đại cương và học thuyết về bầu trời viết năm 1755 ông đưa ra giả thuyết giải thích nguồn gốc sự hình thành của vũ trụ. Trong các tác phẩm triết học của thời kỳ tiền phê phán lúc đầu Kant chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý của Lépnít và Vônphơ nhưng về sau trong các
- 5 tác phẩm Về những sai lầm tinh tế của bốn lo ại hình tam đoạn luận (Xuất b ản 1762) và trong Kinh nghiệm của việc dựa vào triết học khái niệm các đạ i lượng phủ định (Xuất bản 1763) thì Kant đi tìm hạn chế của chủ nghĩa duy lý và logic. Với ảnh hưởng của Hium, K ant ngày càng xa rời cách nhìn suy lý và logic. Đó chính là xuất phát cho sự chuyển biến từ các tác phẩm thời kỳ tiền phê phán sang các tác phẩm thời kỳ phê phán. Triết học thời kỳ phê phán Do chịu ảnh hưởng của các biến đổi ở Pháp và Tây âu trước cách mạng tư sản 1789 và đặc biệt là ảnh hưởng của Hium, thế giới quan của Kant đã biến đổi. Ông đặt nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ các vấn đề triết họ c từ trước tới nay, trên tinh thần phê phán như quan niệm về con người, về lý tính về khả năng nhận thức của con người, về hành vi đạo đức, về trách nhiệm và hạnh phúc của con người. Theo Kant khoa học về con người chưa được chú trọ ng nghiên cứu và phát triển đúng m ức, chưa hướng vào việc giải quyết những vấn đề của cuộc số ng và hoạt động thực tiễn cho con người có cách nhìn về bản thân và về thế giới từ đó vạch ra những nguyên tắc cơ bả n cho hoạt động sống của con người vì những lý tưởng nhân đạo, đạo đức, tự do, xứng với nhân vị cuả con người. Hệ thống triết học của ông được thể hiện qua bộ 3 tác phẩm “phê phán” nổ i tiếng của ông. Trong Phê phán lý tính thuần túy, ông trình bày nhận thức luận. Ngoài ra nhận thức luận còn được trình bày một các phổ cập hơn trong cuố n Tiểu luận về mọi siêu hình học tương lai có quyền được tự coi là khoa học(1783). Luân lý học của ông được trình bày trong cuốn Phê phán lý tính thực tiễn (1788). Cuốn Phê phán năng lực phán đoán (1790) dành chủ yếu cho những vấn đề mỹ học và cả vấn đề về tính có mục đích trong thế giới hữu cơ. Theo Kant các triết gia từ xưa tới nay hình như quên mất vấn đề quan trọng là con người. Vì vậy Kant đặt nhiệm vụ hàng đầu cho mình là phải xác định b ản chất của con người, toàn bộ các vấn đề của triết học phải được hướng vào việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống và ho ạt động thực tiễn của con người. Triết học phải đem lại cho con người một cơ sở và nền tảng thế giới quan mới,
- 6 vạch ra những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống của con người vì những lý tưởng nhân đạo. Để làm được điều đó thì triết học phải lý giải các vấn đề : Tôi có thể biết được cái gì?, Tôi cần phải làm gì?, Tôi có thể hy vọng cái gì?, Con người là gì? Bước ngo ặt trong sự phát triển triết học của Kant là cuộc gặp gỡ của ông với thuyết duy nghiệm của Hume. Ông nói: tôi công khai thú nhận, gợi ý của David Hume chính là điều lần đầu tiên đã đánh thức tôi ra khỏi giấc ngủ giáo điều nhiều năm về trước và đã vạch ra một hướng đi mới cho các tra cứu của tôi trong lĩnh vực tư duy triết học”. Kant từ chối theo con đường của Hume không chỉ vì nó có thể dẫn ông tới chủ nghĩa hoài nghi mà còn vì ông cảm thấy rằng mặc dù Hume đ ã đi đúng đường nhưng không hoàn thành nhiệm vụ giải thích làm thế nào đạt được tri thức. Vì vậy, Kant đã tìm cách xây dựng trên điều mà ông nghĩ là có giá trị cả trong chủ nghĩa duy lý lẫn trong chủ nghĩa duy nghiệm, và bác bỏ điều gì không thể bảo vệ trong hệ thố ng này. Ông bắt đầu một đường lối mới mà ông gọi là “triết học phê phán”. Triết học phê phán của Kant chủ yếu phân tích khả năng của lý trí con người, được ông hiểu là “ một sự truy tìm phê phán khả năng của lý trí liên quan tới mọi nhận thức mà nó có thể cố gắng đạt tới một cách độc lập với mọ i kinh nghiệm”. Đường lối của triết học phê phán của ông đặt ra là “năng lực hiểu biết và lý trí có thể biết những gì và bao nhiêu mà không cần kinh nghiệm?” chính vì vậy mà triết họ c lý luận của Kant chủ yếu đề cập tới nhận thức luận và logic học với m ục đích xây d ựng một nền tảng thế giới quan mới cho con người nhằm giải đáp cho câu hỏ i “ con người có thể biết được cái gì?”. 1.2. Những nội dung chính của “triết họ c lý luận” Triết học lý luận là một trong ba bộ phận cơ b ản của triết họ c Kant, nó giải quyết một trong ba vấn đề lớn được đặt ra trong hệ thống triết học của ông. Bộ phận này được ông trình bày một cách chi tiết và toàn diện trong tác phẩm “ Phê phán lý tính thuần tuý” được ông viết vào năm 1781. Tác phẩm này đã vạch
- 7 ra giới hạn cho lý trí con người trong hoạt động nhận thức và nó chính là lời giải đáp cho một trong ba câu hỏ i lớn mà Kant đ ã đặt ra trong hệ thống triết học của mình: Với tư cách là con người, tôi có thể biết gì? Câu hỏi này được trả lời trong “Triết học lý luận”. Ở đây, ông xác định những điều kiện và giới hạn nhận thức của con người, vạch ra rằng con người có tri thức về cái gì? Giới hạn của chúng ra sao, do đó địa vị con người được xác định trong ho ạt động nhận thức như thế nào? Trong hệ thống triết học của mình, Kant còn đặt ra hai câu hỏi lớn khác nằm trong hai bộ phận còn lại: với tư cách là con người, tôi cần phải làm gì?, được trả lời trong “ triết họ c thực tiễn”; với tư cách là con người, tôi có thể hy vọng gì?, được trả lời trong “triết học thẫm mỹ” và “ Mục đích luận”. Kant được coi là người đầu tiên trong lịch sử loài người đã đứng ra nghiên cứu về khả năng cũng như giới hạn của tri thức con người. Ô ng phân biệt thế nào là tri thức và thế nào là suy tưởng. Ô ng cũng là người phân biệt hai loại tri thức của con người: tri thức thường nghiệ m (tri thức kinh nghiệm cảm tính) và tri thức thực nghiệm (tri thức khoa học). Kant cho rằng m ỗi tri thức b ao giờ cũng là mộ t thể thố ng nhất của quan niệm và cảm giác; trong đó quan niệm là khuôn hình hay hình thức của tri thức, còn cảm giác là vật liệu hay chất thể của tri thức. Thiếu cảm giác, những quan niệm của ta chỉ là những khuôn hình trống rỗng, không phải là tri thức; thiếu quan niệm thì những cảm giác của ta sẽ chỉ là những cảm giác mù, tức cảm giác mà không biết là cảm giác gì. Khi giải quyết vấn đề khả năng tri thức của con người, Kant đã bắt đ ầu từ chổ phân biệt thế nào là tri thức khoa học và thế nào là tri thức kinh nghiệm cảm tính. Kant viết: “tất cả mọi tri thức của ta bắt đầu từ kinh nghiệm ...nhưng nói như thế không có nghĩa là tri thức của ta hoàn toàn do kinh nghiệm đ âu, vì trong tri thức của ta còn có phần trí năng khô ng lệ thuộc vào kinh nghiệm”. Như vậy, giữa hai loại tri thức trên có m ột sự khác biệt lớn; một bên hoàn toàn thụ đ ộng nhưng bê kia lại rất năng động và luôn tìm kiếm những phương pháp m ới.
- 8 Khi nói về tri thức kinh nghiệm cảm tính, ông cho rằng, kinh nghiệm cho ta biết sự vật thế này hay thế khác, nhưng không thể cho ta biết sự vật có thể là thế khác chăng. Do đó, tri thức kinh nghiệ m cảm tính luôn có tính chất vụn vặt, lẽ tẻ và bó hẹp vào từng sự kiện mà ta đã kinh nghiệm. Trái lại, tri thức khoa học vượt tới mức p hổ quát và tất yếu, bao trùm lên tất cả mọ i trường hợp có thể x ãy ra giố ng như vậy, đó chính là trí năng của con người, Kant gọi loại tri thức này là tri thức tiên thiên. Kant viế t: “ tính chất tất yếu và tính chất p hổ quát thực sự là những dấu hiệu chắc chắn của một tri thức tiên thiên và hai tính chất này khô ng khi nào lìa nhau”. Từ quan niệm về tri thức nêu trên, Kant đã p hê phán nghiêm khắc những quan niệm của các triết gia duy cảm và duy lý. Như vậy, có thể thấy ở học thuyết của Kant, tri thức được cấu tạo b ởi hai yếu tố không thể thiếu: quan niệm và cảm giác, khô ng có yếu tố nào được coi là cần thiết ho ặc quan trọng hơn yếu tố kia. Trên cơ sở đó ông đã dùng phương pháp phê bình để chứng minh sự khác biệt hoàn toàn giữa hai loại tri thức trên . Từ đó, ông đi đến khẳng đ ịnh chỉ có tri thức khoa học mới có thể vạch ra được quy luật của thế giới hiện tượng. Kant xác định đối tượng của “ triết học lý luận” không phải là bản thân thế giới tự nhiên như nó tồn tại, mà là hoạt độ ng nhận thức của con người, là nghiên cứu những đ iều kiện và năng lực chủ thể của nhận thức. Phù hợp với đối tượng đó thì nhiệm vụ của triết học lý luận là vạch ra xem khoa học sản sinh ra tri thức như thế nào và từ đó xác định bản chất của con người trong lĩnh vực sinh ho ạt tri thức. Để giải q uyết các vấn đề đó, Kant đã chỉ ra đối tượng nhận thức của con người là thế giới, nhưng bản thân thế giới này được Kant chia làm hai, thế giới hiện tượng và thế giới “ vật tự nó”; trong đó thế giới hiện tượng là sản phẩm của sự tác động của thế giới “ vật tự nó” vào chủ thể, còn thế giới “ vật tự nó ” là thế giới của những gì tồ n tại do bản thân nó hay nó là nguyê n nhân tồn tại của nó, nói cách khác đây là thế giới tồn tại khách quan đối với con người. Thế giới hiện
- 9 tượng mang tính hữu hạn vì những sự vậ t của nó tồn tại trong khô ng gian và thời gian, hơn nữa chúng có không gian và thời gian, do đó nó là cái tạm thời. Còn thế giới “ vật tự nó” là cái vô hạn, vĩnh viễn vì nó tồn tại ngo ài không gian và thời gian, nó không có không gian và thời gian. N ếu thế giới hiện tượng tồn tại tuân theo quy luật, tất yếu thì thế g iới “ vật tự nó” tồn tại không tuân theo quy luật, tất yếu hay nói cách khác nó không b ị chi phố i bởi quy luật, tất yếu. Nếu thế giới hiện tượng mang tính nhân quả thì thế giới “ vật tự nó ” tồn tại ngo ài liên hệ nhân quả. Từ đó K ant nhận xét, thế giới hiện tượng là thường nghiệm, là thế giới của những cái tương đối, còn thế giới “ vật tự nó ” là siêu nghiệm, nó là thế giới của những cái tuyệt đối. Khi bàn về quá trình nhận thức của con người, Kant cho rằng con người ta nhận thức và từ đó có tri thức bởi một năng lực tiên thiên mà ông gọi là lý tính lý luận (hay lý tính tiên thiên, lý tính thuần tuý ). Ông coi lý tính là một năng lực tinh thần có sẵn ở con người từ đ ầu ngay khi mới sinh ra và có như nhau ở tất thảy mọi người. Ô ng gọ i tính chất ấy là tiên thiên. Lý tính lý luận trong hoạt động nhận thức của con người có ba cấp độ: cảm năng, trí năng và lý năng. Mặc dù đối tượng nhận thức là thế giới nói chung nhưng ba cấp độ này có chức năng khác nhau và tương ứng với chúng có ba họ c thuyết nghiên cứu về những khả năng nhận thức của con người. Như vậy “ triết học lý luận” của Kant không phải nghiên cứu giới tự nhiên mà là nghiên cứu hoạt độ ng nhận thức của con người với m ục đ ích là xác lập các quy luật, giới hạn của lý tính con người. Học thuyết về cảm giác siêu nghiệm. Họ c thuyết này nghiên cứu về tất cả các hình thái của khả năng cảm giác ở con người. Đ iều này cho thấy ông luôn chú tâm đ ến những gì là căn nguyên, là khả năng thuần tuý của nhận thức. Kant cho rằng nhận thức của con người trước hết được thực hiện bởi cảm năng. Cảm năng là một năng lực tiên thiê n thuộ c về lý tính lý luận. Cảm năng
- 10 đem lại cho con người những tri thức kinh nghiệm cảm tính. Nhưng để có những tri thức kinh nghiệm cảm tính đó thì ho ạt độ ng của cảm năng phải có bộ công cụ đó là khô ng gian và thời gian. V ì không có bất kỳ tri giác nào vượt ra khỏi khô ng gian và thời gian cụ thể nên tri thức gắn liền với nó không có được tính phổ quát và tất yếu. Tuy nhiên, ô ng nhấn mạnh rằng không gian và thời gian khô ng phụ thuộ c vào sự vật m à đó là những hình thứcn tiên thiên của cảm năng và nó có sẵn trong cảm năng. Nếu như chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: không gian và thời gian là phương thức tồn tại của vật chất thì trong Triết h ọc phê phán, Kant đã xem khô ng gian là hình thức bên ngoài và thời gian là hình thức bên trong của kinh nghiệm cảm tính. Theo Kant, quá trình nh ận thức được tiến hành khi sự vật tác động vào giác quan của chúng ta tạo cho chúng ta những cảm giác hỗ n độn, khô ng có trật tự, không có khuôn hình. Nhờ không gian và thời gian tiên thiên mà cảm năng sắp xếp những cảm giác lại làm cho chúng trở nên có trật tự, có khuôn hình. Khi những cảm giác có trật tự, có khuô n hình thì đó là những tri thức cảm tính. Quá trình thực hiện cảm năng để sản sinh ra những tri thức kinh nghiệm cảm tính Kant gọi là cảm tính. Nhưng vì tri thức kinh nghiệm cảm tính có đặc trưng đơn lẽ, cá biệt, mang tính chất chủ quan nên theo Kant những tri thức chưa có thể vạch ra được các quy luật, các liên hệ tất yếu nhân quả của sự vật. Vì vậy theo Kant, trong lý tính lý luận còn có năng lực đem lại cho chúng ta tri thức đó là trí năng. Học thuyết về phép p hân tích siêu nghiệm. Khi bàn về vấn đề tri thức trong “ triế t học lý luận”, Kant quả q uyết rằng con người chỉ có trực giác giác quan mà nhờ đó con người biết sự vật theo cách đã b ị sự vật kích động và sau đó nhờ trí năng con người mới thực sự nhận thức sự vật. Như vậy, nhiệm vụ của trí năng là nhận thức sự vật. Kant cho rằng, cảm năng mới chỉ cho ta những tri giác cá thể, đơn lẽ, mang tính chủ quan. Đ ể những tri giác trở thành kinh nghiệm, là cái khách quan và chung hơn thì nhận thức
- 11 phải dựa vào trí năng. Trí năng là một năng lực tiện thiên cho ta những tri thức về các mối liên hệ tất yếu, nhân quả của sự vật. Hay nói cách khác, trí năng có thể thoả mãn con người về những tri thức k hoa học với hai đặc tính: phổ quát và tất yếu. Để sản sinh ra những tri thức khoa họ c đó, trí năng phải dựa trên bộ công cụ là những phạm trù tiên thiên. Quá trình trí năng sản sinh ra tri thức khoa học Kant gọi là giác tính. Trong “ Triết học lý luận”, ngay khi bàn về tri thức, Kant đã bàn ngay đến phạm trù vì ông coi đó là những đ iều kiện đ ể ta có thể có tri thức và cũng là hình thức nhất định phải có của tri thức ta. Kant đ ã xây dựng hệ thống gồm 12 phạm trù được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các phạm trù về số lượng: số đ ơn, số nhiều, to àn thể; nhóm thứ hai gồm các phạm trù về chất: hiện thực, phủ đ ịnh, hạn chế; nhóm thứ ba là các phạm trù tương quan: tuỳ thuộc và độc lập , nguyên nhân và kết quả, tác động lẫn nhau; nhóm thứ tư là các phạm trù hình thức: khả năng và không khả năng, tồn tại và không tồn tại, tất yếu và ngẫu nhiên. Các phạm trù trên là những khái niệm tiên nghiệm của trí năng có sẵn tính phổ quát và tất yếu. Chúng là những khái niệm đã đ ược con người định trước về sự vật. N hờ tính phổ quát, tất yếu và khả năng khái quát và các phạm trù của trí năng vượt ra khỏi phạm vi ý thức cá nhân. K hi lí luận về các phạm trù thiên tiên, Kant cho rằng chúng nguyên chỉ là những khuôn hình trố ng rỗng mà chưa có nội dung tức chưa có tri thức, mà “ tư tưởng thiếu nộ i dung thì trống rỗng, trực quan thiếu khái niệm thì m ù quáng”. Do vậy, để có nội dung và trở thành tri thức, các phạm trù phải được vận d ụng vào kinh nghiệm cảm tính của con người, lúc đó trở nên, lúc đó chúng trở nên có nộ i dung kinh nghiệm và những kinh nghiệm do được vận dụng bởi các phạm trù mang sẵn tính phổ quát và tất yếu, cho nên những kinh nghiệm cảm tính trở thành tri thức khoa họ c. Với điều này thì sự p hê phán lý luận của Kant có tác dụng khắc phục cái cực đoan, hạn chế của chủ nghĩa duy lí và duy cảm.
- 12 Với tư cách là chủ thể nhận thức, con người chỉ b iết được những gì d o nó tạo ra. Các phạm trù là những khuôn mẫu do giác tính tạo nên và sự vật được tạo dựng theo những khuôn mẫu này. Do đó nguồn gố c tri thức của con người là giác tính, là kết q uả “suy diễn tiên nghiệm” của các phạm trù vào kinh nhgiệm cảm tính. Đến đây, Kant khẳng định lại tri thức của con người chỉ là sự hiểu biết về những gì có tính chất hiện tượng luận, còn vật tự nó với tính cách là cái tuyệt đối thì khô ng thể nhận thức đ ược. Học thuyết về phép biện chứng siêu nghiệm. Nếu cảm năng và trí năng là những năng lực tiên thiên cho ta tri thức về sự vật, hiện tượng thì lý năng-một năng lực tiên thiên khác thuộc về lý tính lý luận, cho ta những ý tưởng, ý niệm siêu nghiệm về thế giới “vật tự nó”; đó là những ý tưởng, ý niệm về những tồ n tại ngo ài khô ng gian và thời gian, ngoài liên hệ nhân q uả, ngoài tính quy luật, tính tất yếu, tức là ý niệm, ý tưởng về cái tuyệt đối hay là ý tưởng, ý niệm về cái siêu nghiệm. Quá trình sử dụng lý năng, Kant gọ i là lý tính. Kant cho rằng, nếu giác tính đ ã dừng lại ở khuôn khổ hiện tượng luận và thừa nhận “ vật tự nó” là không thể nhận thức được lý tính- đó là khả năng trí tuệ cao nhất của con người, lại có khát vọng để vươn tới nhận thức m ọi cái một cách trọn vẹn, tuyệt đố i. Kant yêu cầu nhận thức của con người p hải vượt q ua giới hạn giác tính, xem cái tuyệt đối như là mục tiêu vươn tới. Theo Kant bản chất của lý tính là có tính chất biện chứng và học thuyết về lý tính là phép biện chứng tiên nghiệm. Năng lực lý tính là năng lực cao nhất của chủ thể. Năng lực này không thể trực tiếp vận dụng vào đối tượng cụ thể và kinh nghiệm cảm tính mà chỉ vận dụng vào khái niệm, phán đoán và quy luật của lý trí. Năng lực tổng hợp của lý tính thông qua phương thức suy luận gián tiếp để khái quát những tri thức phong phú của tư duy cảm tính thành những nguyên lý cơ b ản, quan trọ ng nhất. Chính điều này làm cho lý tính có được tri thức khách
- 13 quan khoa học. Trong khi năng lực nhận thức của cảm tính là trực tiếp, tương đối hữu hạn có điều kiện thì ngược lại năng lực nhận thức của lý tính luôn luôn khát vọng đ ạt tới những tri thức tuyệt đối, tự do, vô điều kiện. Điều này được Kant thể hiện dưới dạng các ý niệm chủ yếu của lý tính bao gồm ý niệm về tâm lý họ c, về vũ trụ học và về thần họ c. Tương ứng tâm lý học đó là linh hồn, là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng tinh thần; tương ứng với vũ trụ học là thế giới, là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng vật lý; tương ứng với thần học là Thượng đ ế, là sự thống nhất tất cả mọi hiện tượng vật chất và tinh thần. Như vậy Kant đã hình thành nên các con đường tiếp cận với đố i tượng truyền thống của triết họ c duy tâm như linh hồn, thế giới và thượng đế..Theo Kant khi lý tính của con người muố n xâm nhập vào thế giới vật tự nó để đạt được tri thức tuyệt đối thì lại nảy sinh ra mâu thuẫn (gọi là antinomia) vì khả năng của con người không cho phép làm được việc đó. Kant khẳng định tồ n tại 4 antinomia là 4 câu hỏi được đặt ra cho ý niệm về thế giới. Các antinomia này cũng chính là những mâu thuẫn bên trong của ý niệm lý tính, là những sai lầm bất lực của lý tính sau khi vượt ra khỏi phạm vi kinh nghiệm để xâm nhập vào thế giới vật tự nó. Chính điều này bộc lộ hạn chế của lý tính. Những ý niệm trên đây là lĩnh vực mà nhận thức của con người không đạt tới được, là những gì nằm ngoài phạm vi tri thức của con người, cho nên không thể dựa vào lý tính của con người để đạt tới được mà chỉ có dùng tín ngưỡng, niềm tin để giải quyết chúng. N hư vậy khi đi từ giác tính đến lý tính, Kant đã hạ thấp ý nghĩa của tư duy bằng cách phủ nhận năng lực của lý tính có thể đạt được chân lý khách quan. Kant cho triết học không thể nhận thức được chân lý khách quan. Kant đã cố gắng để làm cho người ta tin chỉ có triết họ c của ông là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên triết học của Kant đã tách rời nhận thức ra khỏ i hiện thực khách quan cho nên đã kìm hãm ông trong vòng luẩn quẩn của ý thức tiên nghiệm. Nhận thức hoàn toàn bị tách rời khỏi hiện thực khách quan và làm nhiệm vụ tự nó nghiên cứu bản thân nó nghĩa là đối tượng của triết học không phải là thế giới khách quan, là những quy luật chung của thế giới hiện thực mà là thế giới hiện
- 14 tượng do lý tính của con người xây d ựng nên. Kant không coi nhận thức như là quá trình lịch sử dựa vào ho ạt động thực tiễn của con người mà coi nó như là một cái gì khi đ ã có thì lúc nào cũng như vậy. Ở đây K ant đ ã tách rời hiện tượng ra khỏ i b ản chất, không nhìn thấy được thố ng nhất biện chứng của chúng cho nên theo Kant triết học thực sự không phải là học thuyết về vật tự nó mà là hiện tượng luận, nghĩa là chủ thể nhận thức chỉ nhận thức được những gì do chính mình sáng tạo ra. Thông qua các quan niệm về antinomia và cách giải quyết chúng, Kant đã chứng tỏ sự nhất quán là “vật tự nó” không thể nhận thức được. Con người chỉ có tri thức về thế giới hiện tượng mà không thể có tri thức về thế giới “vật tự nó” vì khi vấp p hải những antinô mi thì lý tính rơi vào sai lầm, do đó lý năng không thể đem lại cho ta tri thức về “vật tự nó”. Đây là quan điểm bất khả tri của K ant, nhưng “vật tự nó” b ất ti mà khả niệm tức là không thể tri thức về “vật tự nó” nhưng lại có thể có ý niệm về “vật tự nó”. “V ật tự nó” theo quan niệm của K ant là vũ trụ vô hạn, linh hồn b ất tử và chúa trời. Đây là thế giới không tuân theo quy luật, không tuân theo liên hệ nhân quả, không tồn tại trong khô ng gian và thời gian cho nên nó là thế giới tự do tuyệt đố i và ông tuyên bố tự do tuyệt đối khô ng thuộc thẩm q uyền của nhận thức, “vật tự nó” vơi tư cách là thế giới tự do tuyệt đối nằm ngoài lĩnh vực nhận thức. Điều đó thể hiện sự khác nhau trong quan niệm về tự do của Kant và Spinôda và Hêghen. N ếu như Spinô da và Hêghen coi tự do như là tất yếu được nhận thức thì K ant cho rằng tự do chỉ là tương đ ối thuộ c về hiện tượng luận. Ngoài ra còn có thế giới siêu nghiệm, lĩnh vực của tự do tuyệt đối thì nhận thức của con người không đạt tới được. Đố i với K ant mọi tri thức và ý tưởng của con người bất luận về cái gì cũng đều có nguồ n gốc tiên thiên và đều là sản p hẩm của sự thực hiện lý tính lý luận ở con người. Xét về nguồ n gốc nhận thức là lĩnh vực của những hành đ ộng tự quyết và tự do của lý tính con người. Nhưng tri thức đòi hỏi có nội dung đối tượng và ở gốc độ này mà xét thì nhận thức là lĩnh vực của những hành đ ộng chất thể và thường nghiệm của con người. Chính vì vậy trong sinh hoạt tri thức,
- 15 quá trình nhận thức hoặc chỉ đ em lại cho con người những tri thức về thế giới hiện tượng bởi cảm năng và trí năng, hoặc đem lại ý tưởng về thế giới siêu nghiệm “vật tự nó” bởi lý năng. Trong triết học phê phán, Kant còn đề cập tới lôgic học. Khi tới giai đoạn nhận thức thứ 2 (giác tính) thì cần có tư duy dựa trên các khái niệm. Mà tư duy lại là đối tượng nghiên cứu của lôgic học. Kant phân biệt hai dạng logic: logic đại cương tức logic hình thức và logic tiên nghiệm. Sự khác nhau giữa chúng ở chỗ “logic đại cương sao nhãng với mọi nội dung của nhận thức, tức mọi quan hệ của nó tới khách thể, mà chỉ nhận xem xét hình thức logic…của tư duy nói chung. Trong trường hợp đó cần tồn tại m ột logic họ c không lãnh tránh với mọi nội dung của nhận thức…nó cần phải nghiên cứu cả nguồn gốc của các tri thức của chúng ra về sự vật”. Kant chủ yếu đề cập tới logic tiên nghiệm vì đây là công cụ nhận thức, là phương tiện làm giàu tri thức tiên nghiệm tổng hợp. Trên cơ sở ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm, Cantơ đã làm được một cuộc cách mạng trong triết học. Cantơ đã tìm cách xây dựng trên cả chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm. Không đơn thuần là sự kết hợp của hai đường lối ấy mà đã làm một cuộc cách mạng trong triết họ c đó là Triết học phê phán. Triết học phê phán của ông đã phân tích khả năng lý trí của con người được ông hiểu là “một sự truy tìm phê phán khả năng của lý trí liên quan tới mọi nhận thức mà nó có thể cố gắng đạt tới một cách độc lập với mọi kinh nghiệm. Đường lối triết học đó để trả lời cho câu hỏi thứ nhất mà chính ông đã đặt ra là: “tôi có thể biết gì?”. Chính lý luận nhận thức của Kant đã chứng minh cho câu trả lời câu hỏi đó. Năng lực nhận thức của con người được ông chia ra thành 3 trình độ nhận thức: nhận thức cảm tính; nhận thức giác tính; nhậ n thức lý tính. Mỗi một trình độ nhận thức đó có một chức năng và giới hạn nhận thức riêng. Trên cơ sở trình độ nhận thức này làm tiền đề cho trình đ ộ nhận thức cao hơn. Nhưng năng lực nhận thức của con người vẫn bị giới hạn bởi thế giới hiện tượng, nó chưa vượt ra được khỏi cái khuôn khổ của “vật tự nó”.
- 16 KẾT LUẬN Kant là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của triết học cổ đ iển Đức. Hệ thống của ông có ảnh hưởng đối với sự ra đời của triết học Mác, tạo nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều khuynh hướng triết học Phương tây hiện đại. Kant thực sự đã tạo ra một bước ngo ặt trong lịch sử triết học, đúng như ông muốn rằng cần phải làm mộ t “cuộc cách mạng Côpecníc” cho triết họ c. Khi xác đ ịnh nhiệm vụ của “Triết học lý luận” là vạch ra xem khoa học sản sinh ra tri thức như thế nào, K ant đã chỉ ra đối tượng nhận thức của con người là thế giới và b ản thân thế giới này được K ant chia thành hai, thế giới “vật tự nó” mang tính siêu nghiệm và thế giới hiện tượng có tính thường nghiệm. Từ đó, Kant đ i vào nghiên cứu quá trình nhận thức của con người và ông cho rằng trong ho ạt động nhận thức, con người có đ ược tri thức bởi m ột năng lực tiên thiên là lý tính lý luận với các cấp độ: cảm năng, trí năng và lý năng; và ông đi sâu phân tích cơ cấu b ên trong của mỗi cấp độ để vạch ra công cụ và kết quả của quá trình nhận thức. Đó là cái nhìn xuyên suốt của Kant trong tiến trình triển khai “triết học lý luận” của mình; bao gồm trong đó sự xuất hiện lập trường duy tâm, nhị nguyên luận, bất khả tri cũng như những cống hiến tích cực và hạn chế lịch sử của ông. Mặc dù có những hạn chế nhất định, song chừng ấy cũng đủ để thấy rằng, Kant là mộ t nhà triết học vĩ đại của nền triết học cổ điến Đ ức nói riêng và lịch sử triết họ c nhân loại nói chung. Ông có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, trong đó “triết họ c lý luận” là một trong những hạt nhân cơ bản đã thể hiện rõ những cố ng hiến ấy./
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Bằng lý luận và thực tiễn phat́ triên̉ của nông nghiệp Viêṭ Nam. Hãy chứng minh “hợp tać là nhu cầu tât́ yếu của mọi thời ki,̀ nhưng mức độ và hiêụ quả của hơp̣ tác laị phụ thuộc vào triǹ h độ và sự phát triển của lưc̣ lượng sản xuât́ ”
14 p | 293 | 69
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
31 p | 1135 | 53
-
Tiểu luận: Chủ nghĩa xã hội dân chủ
18 p | 197 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
47 p | 73 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay
27 p | 74 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than - công ty Nam Mẫu Uông Bí Quảng Ninh và đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp
167 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn