Tiểu luận: Bằng lý luận và thực tiễn phat́ triên̉ của nông nghiệp Viêṭ Nam. Hãy chứng minh “hợp tać là nhu cầu tât́ yếu của mọi thời ki,̀ nhưng mức độ và hiêụ quả của hơp̣ tác laị phụ thuộc vào triǹ h độ và sự phát triển của lưc̣ lượng sản xuât́ ”
lượt xem 69
download
Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, mỗi đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả so với hợp tác. Trong hoạt động xã hội hay kinh tế có nhiều hình thức hợp tác khác nhau như hợp tác trong sản xuất kinh doanh, hợp tác sinh hoạt cộng đồng, hợp tác trong văn hóa…...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Bằng lý luận và thực tiễn phat́ triên̉ của nông nghiệp Viêṭ Nam. Hãy chứng minh “hợp tać là nhu cầu tât́ yếu của mọi thời ki,̀ nhưng mức độ và hiêụ quả của hơp̣ tác laị phụ thuộc vào triǹ h độ và sự phát triển của lưc̣ lượng sản xuât́ ”
- ------ Tiểu luận Bằng lý luận và thực tiễn phat́ triên̉ của nông nghiệp Viêṭ Nam. Hãy chứng minh “hợp tać là nhu cầu tât́ yếu của mọi thời ki,̀ nhưng mức độ và hiêụ quả của hơp̣ tác laị phụ thuộc vào triǹ h độ và sự phát triển của lưc̣ lượng sản xuât́ ”
- TIỂU LUẬN KINH TẾ HỢP TÁC Đề tài: Bằng lý luận và thực tiễn phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Hãy chứng minh “hợp tác là nhu cầu tất yếu của mọi thời kì, nhưng mức độ và hiệu quả của hợp tác lại phụ thuộc vào trình độ và sự phát triển của lực lượng sản xuất”
- MỞ ĐẦU * Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, mỗi đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả so với hợp tác. Trong hoạt động xã hội hay kinh tế có nhiều hình thức hợp tác khác nhau như hợp tác trong sản xuất kinh doanh, hợp tác sinh hoạt cộng đồng, hợp tác trong văn hóa… Hợp tác phát triển từ giản đơn đến phức tạp như trong sản xuất từ đổi công đến hợp tác xã, tư một nhóm người đến công ty, tổng công ty … Nguyên tắc để hợp tác là tự nguyện và cùng có lợi, trong đó cùng có lợi là động co quyết định để hợp tác. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan. Đó là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản xuất của nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi đều là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh như thời tiết thủy văn, khí hậu và các sinh vật khác. Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khan, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và các yếu tố sâu bệnh, thú dữ phá hoại
- B. NỘI DUNG I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ 1. Tầm quan trọng của hợp tác trong nông nghiệp Hợp tác không phải là câu chuyện mới. Từ thuở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã biết hợp sức, hợp lực, hợp trí để tránh thứ dữ, để khắc phụ hậu quả của thiên tai, để vây bắt thú rừng làm thức ăn cho con người. Câu chuyện “bó đũa” được lưu truyền trong dân gian thể hiện tầm quan trọng và sức mạnh của hợp tác. Người ta có thể dễ dàng bẻ gãy một chiếc đũa nhưng cũng chiếc đũa ấy, nếu được buộc chặt với những chiếc khác, thì khó có thể bẻ gãy cùng một lúc được. Đó chính là triết lý của sự hợp tác. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng cấp thiết hơn, hình thức hợp tác càng đa dạng hơn, nội dung hợp tác trở nên phong phú hơn. Trong cuộc sống nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, nông dân cần hợp tác để tiết kiệm chi phí, để gia tăng giá trị nông sản và cuối cùng là để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong thời gian qua, kinh tế hộ đã có đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân nhưng kinh tế hộ ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Một vài ví dụ sau đây chứng tỏ rằng hình thành các tổ hợp tác của nông dân là việc làm cần thiết và góp phần cho kinh tế hộ phát triển. Thứ nhất, trong sản xuất nông nghiệp, chắc hẳn người nông dân cần mua vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị,... Chắc chắn rằng từng nông dân vẫn có thể đến các đại lý hoặc cửa hàng gần nhà để mua. Tuy nhiên, với việc mua 1 vài bao phân NPK, ½ chai thuốc trừ sâu… thì sẽ khó tránh khỏi trường hợp mua với giá cao, phân bón không đủ số cân như ghi trên bao bì và chất lượng không đảm bảo như phân bón kém chất lượng, thuốc trừ sâu giả. Vậy thì, thay vì mỗi hộ phải tự đi mua vật tư nông nghiệp, không có hợp đồng mua bán bảo đảm chất lượng và chi phí vận chuyển cao thì nông dân liên kết và thành lập tổ hợp tác. Đại diện tổ hợp tác sẽ tập hợp nhu cầu và tìm nguồn cung cấp có uy tín, ký hợp đồng mua số lượng lớn với giá bán sỉ và giảm chi phí vận chuyển. Sau đó họ c ùng phân phối lại cho từng hộ để mỗi hộ chủ động sử dụng trên đồng ruộng của mình. Giảm chi phí đầu vào là một trong những cách tăng thu nhập của nông dân. Thứ hai, với quy mô canh tác nhỏ lẻ mỗi hộ vài công đất hay vài hécta và khả năng đầu tư hạn hẹp thì từng hộ nông dân khó có thể tự mua sắm và sử dụng hiệu quả các loại máy móc phục vụ trong nông nghiệp như: máy sạ
- hàng, máy gặt đập liên hợp, hệ thống sấy lúa… Giả dụ mỗi hộ có đủ khả năng đầu tư thì cũng không nên trang bị các loại máy móc này vì sẽ không sử dụng hết công suất của chúng trừ phi các hộ này mua để làm dịch vụ kinh doanh. Nhưng nếu một vài hộ nông dân có cùng nhu cầu hùn vốn mua chung chiếc máy gặt đập liên hợp, họ là người đồng sở hữu chiếc máy và họ sẽ dùng chiếc máy trước hết và chủ yếu trên những thửa ruộng của mình. Như vậy, mục đích tối thượng của hợp tác là để thoả mãn nhu cầu của chính thành viên trong tổ, sau đó thì mới nghĩ đến việc làm dịch vụ cho nông dân khác để kiếm thêm lợi, nhuận. Thứ ba, ngày càng có nhiều công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng vật nuôi. Từng người nông dân khó có thể tiếp cận các nhà khoa học, các trại thực nghiệm, các trung tâm nghiên cứu, cán bộ khuyến nông để tìm hiểu và học hỏi những kiến thức và kỹ năng canh tác và chăn nuôi mới. Một thí dụ từ thực tế, một nhóm 12 hộ nông dân người Khơme ở ấp Trà Kháo, xã Hoà Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh không phải có nhiều đất đai, thế mà họ hùn tiền “thuê” một thạc sĩ nông học trả lương hàng tháng. Điều kiện hợp đồng là... dạy cách trồng rau màu theo mùa vụ thích hợp, bán hàng ra chợ được giá. Liệu từng nông dân với quy mô canh tác trung bình thì có thể làm được những việc trên hay không? Câu trả lời là mỗi nông dân không thể và không nên làm những việc như vừa kể trên. Thứ tư, ngày nay một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng quan tâm đến việc an toàn thực phẩm. Họ muốn mua thực phẩm có đăng ký nhãn hiệu hang hoá và có thể truy tìm nguồn gốc. Nếu nông dân chúng ta mong muốn nông sản của mình vượt qua khỏi phạm vi của chợ quê, đến các siêu thị trong những thành phố lớn và thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài thì nông dân cần thay đổi nếp nghĩ và thói quen canh tác. Tâm lý của người tiểu nông, sản xuất tự phát và dựa vào kinh nghiệm…không còn phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Với quy mô nhỏ lẻ, manh múm và sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản than nên sản phẩm nông dân làm ra vừa ít về số lượng, vừa không đồng nhất về chất lượng và màu sắc… thì làm sao có thể đăng ký thương hiệu, làm sao đăng ký chứng nhận Global GAP hay VietGap để tiêu thụ với giá cao? Để làm được điều này, nông dân rất cần hợp tác với nhau. Các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất về giống, quy trình canh tác, thời điểm gieo trồng…thì khi thu hoạch họ sẽ có lượng nông sản hàng hoá nhiều về số lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và đồng nhất về chất lượng. Lúc này tổ hợp tác sẽ có năng lực đàm phán tiêu thụ sản phẩm ổn định với các doanh nghiệp hay các thương lái. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sẽ quy định rõ: số lượng, chất lượng, quy cách, thời điểm
- giao hàng, giá cả và điều kiện thanh toán. Việc kế tiếp là tổ hợp tác cần bàn bạc và thống nhất kế hoạch tổ chức sản xuất. Sau đó mỗi thành viên trong tổ sẽ tự chủ canh tác thửa ruộng của mình theo quy trình kỹ thuật nhất định, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng, bảo đảm an toàn cho người sản xuất, người sử dụng nông sản và bảo vệ môi trường cho chính gia đình, hàng xóm của họ. Điều này có nghĩa rằng nông dân “BÁN” (ký hợp đồng) trước khi “SẢN XUẤT”. Hẳn nhiên, một nông dân sản xuất trên quy mô trang trại lớn thì có thể tự mình tìm đối tác và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Nhưng đa số nông dân Việt Nam sản xuất với quy mô nhỏ, cần c ù, chăm chỉ và sản xuất giỏi nhưng thiếu khả năng đàm phán, thương lượng trong buôn bán. Chính vì vậy, nông dân cần hợp tác lại để sản xuất, cùng xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cho nông sản của mình. Đây là sức mạnh của hợp tác. Sự hợp tác sẽ làm được những điều mà từng cá thể đơn lẻ không thể làm được. Thứ năm, tổ chức hợp tác của nông dân cũng là mong muốn của những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản. Việc ký hợp đồng với từng nông dân với lượng hàng hoá ít ỏi sẽ tạo ra chi phí rất lớn. Thay vào đó các doanh nghiệp mong muốn ký một hợp đồng với tổ hợp tác thì họ sẽ giảm đầu mối và giảm chi phí ký kết và giám sát thực hiện hợp đồng. Tức là doanh nghiệp có thể giảm được chi phí giao dịch. 2. Hiệu quả của sự hợp tác: ở vùng đồng bằng sông cửu long: xuất nông hộ theo điều tra năm 2006 của vùng đồng bằng sông cửu long bình quân thu nhập của người nông dân là 506 nghìn đồng/tháng. Hiệu quả sản xuất nông hộ manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Bình quân mỗi hộ( 4 người) canh tác 1 ha, mỗi năm cho thu nhập 8,4 triệu đồng. Theo hình thức trang trại: khai thác hiệu quả đất đai vào sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi trang trại sử dụng 0,5 ha đất, thu nhập từ 0,8 – 1,2 triệu đồng/người/tháng. Theo hình thức HTX: đáp ứng nhu cầu về các yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông sản, xây dựng được nhiều công trình thủy lợi, kết hợp được phát triển giữa nghề nuôi trồng thủy sản và trồng trọt. Chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân. Nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy, một hộ trồng lúa với diện tích trên 3 ha sẽ đạt hiệu quả cao gấp 5-6 lần các hộ sản xuất có quy mô nhỏ hơn 1 ha. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, năng suất lao động trong các hộ nông dâ n có dưới 1/4ha đất, thấp hơn các hộ có trên 2 ha đất, là 2,5 lần. Trong khi đó, phần lớn hộ nông dân ở
- đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có diện tích canh tác trung b ình dưới 0,3ha/hộ, tức là dưới 600 m2/người, chỉ luẩn quẩn trong vòng tự cung tự cấp. Trên phạm vi cả nước, có đến 1/3 hộ nông dân sản xuất nhỏ, không có khả năng tái sản xuất mở rộng. Vấn đề đặt ra không đơn thuần là quy mô sản xuất mà là sự khác biệt của 2 hệ thống công nghệ, một bên là lao động thủ công và bên kia là khả năng áp dụng cơ giới hoá, công nghệ và phương thức quản lý ở trình độ cao hơn. Trong khi thuỷ sản đang chuyển mạnh sang áp dụng các hệ thống thâm canh, bán thâm canh theo kiểu công nghiệp và đạt kết quả khích lệ thì không ít nông dân, diêm dân vẫn chủ yếu áp dụng các hệ thống sản xuất quảng canh, quy mô nhỏ, lạc hậu; không ít nơi tuy trồng giống lúa mới nhưng vẫn theo kiểu “con trâu đi trước cái cày theo sau”, tát nước bằng gầu, cuốc đất tay, gánh phân vai; tuy nuôi lợn lai nhưng vẫn cho ăn bèo tây, cây chuối như nhiều chục năm trước. Điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN&PTNT (IPSARD) cho thấy, từ năm 2002, mức tích luỹ trung bình một người ở nông thôn tăng lên rõ rệt, nhưng cũng chỉ đạt chưa đầy 800.000 đồng/năm, rất thấp để có thể đầu t ư một cách có hiệu quả. Tỷ lệ hộ có tài sản cố định nhiều nhất là chuồng trại chăn nuôi cũng chỉ chiếm gần 30%. Còn lại, các tài sản cố định khác như: vườn cây, trâu bò, lợn nái, lợn đực giống, bình bơm thuốc trừ sâu chỉ trên dưới 15%. Những hộ gia đình có tài sản cố định giá trị cao, như: nhà xưởng, ô tô, máy kéo… chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Khả năng tích luỹ thấp, lại hạn chế về vốn cho nên chỉ có khoảng 28% số hộ dự kiến đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn khoảng 3 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ còn thiếu khả năng tiếp cận với thị trường, khoa học và công nghệ. Hệ quả là, trong suốt 10 năm qua, kinh tế nông thôn Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp, tới 79% cơ cấu kinh tế hộ, trong đó 50% từ trồng trọt. Ngoài ra, các số liệu thống kê cho thấy, trong 5 năm qua, năng suất lúa đã chững lại ở mức 5,4 tấn/ha, trong khi đó, giá vật tư đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao. Ví dụ, chỉ trong 3 năm gần đây, giá thành sản xuất lúa, trung bình tăng 1,5 lần Hình thức nông trường quốc doanh: trên diện tích 4,160 ha ruộng nông trường sông hậu đã trồng được 2 vụ lúa mỗi năm với năng suất 10 tấn/năm. Kết hợp nuôi cá ruộng được 2 vụ lúa mỗi năm thu hoạch được 300 kg cá/ha. Cao hơn đáng kể so với bình quân trong vùng. II.TÁC ĐỘNG CỦA WTO TỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN TÂM CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI WTO Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội. Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn đại diện cho giai cấp nông dân Việt
- Nam, với trên 8 triệu hội viên. Hội đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, động viên, tổ chức, hỗ trợ các phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, lấy nông thôn làm địa bàn trọng điểm. Sau 17 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhất là trong nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực không nhữn đáp ứng được nhu cầu trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia mà còn liên tục xuất khẩu gạo, cao nhất là 4,5 triệu tấn năm 1999, các năm khác đều xuất khẩu từ 3 – 3,7 triệu tấn; tỉ lệ nghèo đói giảm mạnh từ trên 70% vào thập kỷ 80 xuống còn 29% năm 2002 (theo báo cáo về phát triển con người của UNDP công bố ngày 08/7/2003); cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được nâng lên một bước,... Đạt được những thành tựu đó một phần có sự đóng góp to lớn của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế trên phạm vi rộng, yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế ngày càng gay gắt trong khi nền nông nghiệp Việt Nam dù đã đạt được những thành tựu rất quan trọng song nhìn chung trong thời gian qua, phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới chú trọng nhiều đến tổ chức sản xuất, ít chú ý đến định hướng thị trường, chủ yếu là chăm lo cho sản xuất nhằm kích cung chứ chưa chú trọng đến kích cầu. Sản xuất được nhiều sản phẩm nhưng các khâu lưu thông, bảo quản, chế biến, tiêu thụ lại bất cập, chất lượng hang hóa chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp, nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nói riêng không chỉ có các cơ hội thuận lợi hơn về thị trường, công nghệ, tiền vốn mà còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách, đó là: 1- Thách thức đối với nông nghiệp: + Về tổng quát, trong nền kinh tế hiện đại, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động rẻ đang giảm sút, thay vào đó là tri thức, công nghệ và kỹ năng lao động giỏi trở thành yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh thị trường hàng hóa. Tiếp cận theo hướng đó cho thấy các yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh trị
- trường hàng hóa, trong đó có hàng hóa nông sản thì sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhìn chung còn rất yếu và nhiều điểm đáng lo ngại. + Quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp đã làm nhiều năm, có một số kết quả, song quy hoạch sản xuất vẫn chưa thực sự gắn với chế biến, chưa gắn với thị trường. Quy hoạch chung làm chậm chạp, quy hoạch cụ thể rất thấp, còn nhiều mâu thuẫn. Sự chệch choạc trong quy hoạch giữa sản xuất và chế biến nông sản hàng hóa đã làm cho tự phát gia tăng, khủng hoảng thừa, thiếu diễn ra liên tục. + Thực hiện việc chuyển nông nghiệp sang nền nông nghiệp hàng hóa vẫn còn rất chậm chạp, kinh tế nông thôn còn nặng về thuần nông. Trong nông nghiệp, còn nặng về trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, các tỉnh miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa còn mang nặng tính tự cấp tự túc. Ngoài một số ít cây trồng đã hình thành được vùng chuyên canh theo quy hoạch còn lại các cây trồng khác đang trong quá trình xây dựng vùng chuyên canh, ít về số lượng, nhỏ bé về quy mô và chưa ổn định. Chăn nuôi gia súc phát triển vẫn dựa trên cơ sở các vùng truyền thống là chủ yếu. 2- Thách thức đối với nông dân: + Kinh tế hộ nông dân phần lớn còn rất nhỏ bé. Hiện có trên 13,0 triệu hộ ở nông thôn trong đó hơn 12 triệu hộ làm nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 2,5 lao động; 0,7 hecta đất nông nghiệp và có tới 70 triệu thửa đất nhỏ manh mún. Sản xuất của các hộ phần lớn có quy mô kinh doanh nhỏ, phân tán, đang là trở ngại lớn đối với sản xuất hàng hóa. + Kinh tế hộ nông dân không những còn rất nhỏ bé, phát triển sản xuất gần như tự phát, không ít sản phẩm cung - cầu không cân đối, hậu quả là được mùa, mất giá, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ được hết, thua thiệt lại thuộc về nông dân gánh chịu. Một bộ phận hộ nông dân đã phát triển trang trại, đến năm 2002 cả nước đã có 60.758 trang trại, trong đó 80,5% là nông dân, song sản xuất cũng gần như tự phát, thị trường không ổn định, 90% sản phẩm bán ở dạng thô, 60% sản phẩm chỉ bán được giá thấp. + Trong sản xuất hàng hóa nông sản theo cơ chế thị trường và xúc tiến thương mại, thì thông tin về thị trường, giá cả là rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, thông tin đến với nông dân còn quá ít và không kịp thời. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2001-2002 thì chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được các thông tin thị trường thông qua báo chí và qua các phiên chợ, còn 75% nông dân không hề biết gì.
- + Khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển chậm.. Hiểu biết khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường của nông dân còn nhiều bất cập, chẳng hạn gieo sạ lúa quá dầy, bón quá nhiều phân hoá học, đặc biệt đáng lưu ý là tình trạng dùng thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn và rất tuỳ tiện. Do vậy, cùng với các loại kháng sinh khác cũng cao nên ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu, khó đảm bảo chữ tín trong thương mại. + Lao động nông thôn phổ biến là thủ công đã qua đào tạo chưa được 10%, làm theo kinh nghiệm truyền thống, thiếu việc làm trầm trọng, thu nhập thấp nên đời sống của các hộ chưa được cải thiện nhiều. + Tiền vốn để hộ nông dân phát triển sản xuất còn rất thiếu, nhất là vốn để thâm canh và mở rộng qui mô sản xuất, thực trạng này ít nhất có 50% số hộ nông dân đang thiếu vốn. Lao động nông thôn dôi dư dồn hết vào sản xuất nông nghiệp, trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp còn rất thấp. 3- Thách thức đối với công nghiệp chế biến nông sản: Hiện nay Việt Nam có hơn 600 ngàn cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản, giá trị đạt khá so với tổng giá trị toàn ngành công nghiệp. Nông sản hàng hóa qua khâu chế biến đã đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Không ít mặt hàng nông sản qua chế biến được thị trường nước ngoài chấp thuận. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhất là khi Việt Nam tham gia WTO thì nông sản hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chế biến phải đương đầu với những thách thức gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, thể hiện như sau: + Mở cửa thị trường trong nước bao gồm đưa ra mức thuế trần ràng buộc đối với tất cả các mặt hàng nông sản, bãi bỏ tất cả các biện pháp phi thuế quan; + Đối với trợ cấp xuất khẩu: liệt kê tất cả các biện pháp trợ cấp xuất khẩu cam kết cắt giảm và tiến tới bãi bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu trực tiếp; + Đối với hỗ trợ trong nước khi đã là thành viên của WTO, các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ đối với nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm sẽ bị khống chế và cắt giảm dần. Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức gay gắt, nhiều doanh nghiệp và nông dân buộc phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu chất lượng cao, giá rẻ của nước ngoài. Một số ngành hàng mà khả năng cạnh tranh hạn chế sẽ bị thu hẹp sản xuất trong nước. Một số xí nghiệp, nhà máy chế biến bị thua lỗ triền
- miên, có thể phải đóng cửa, một số sản phẩm của nông dân có thể phải thu hẹp. + Trên thương trường thế giới, Việt Nam còn rất yếu trong việc nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị trường giá cả và luật lệ buôn bán của nhiều nước. Theo Phòng Thương mại Việt Nam quá trình gia nhập WTO thì 31% doanh nghiệp chưa hề biết thông tin, 45% không có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực hiện gia nhập WTO, Hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc tế và xa lạ với tập quán kinh doanh, hệ thống pháp lý trong buôn bán của các nước. + Tỷ lệ nông sản chế biến so với tổng sản lượng còn rất thấp, như mía đường 68%, chè 35%, rau quả 5%, thịt 1%. Các cơ sở chế biến, đa phần sử dụng công nghệ lạc hậu cách đây khoảng 20 năm nên năng suất chất lượng và hiệu quả thấp. + Rất nhiều nông sản chế biến của Việt Nam vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm chưa đảm bảo, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu và các độc tố kháng sinh còn cao nên ảnh hưởng đến chất lượng trong khi WTO quy định cho phép các nước mua hàng sẽ lấy mẫu để kiểm tra trước khi nhập khẩu. Những quy định này sẽ đánh mạnh vào điểm yếu của Việt Nam. + Trong cạnh tranh tương đối về phân công lao động trên thế giới, nếu không tự nhanh chóng vươn lên thì Việt Nam trở thành nước chỉ sản xuất và cung cấp các sản phẩm thô, tiêu tốn nhiều tài nguyên, sức lao động, gây ô nhiễm môi trường nhưng giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp. Hậu quả sẽ là thu nhập của người dân, nhất là nông dân đạt thấp, cải thiện không đáng kể, và như vậy kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, khó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. + Việc liên kết liên doanh, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa đã có bước tiến bộ giữa các doanh nghiệp với nông dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên giữa doanh nghiệp và nông dân thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản chưa mấy suôn sẻ. + Các tổ hợp tác đã xuất hiện nhiều song do tự phát, quy mô nhỏ, không có vốn quỹ nên hỗ trợ cho kinh tế hộ sản xuất hàng hóa không đáng kể. Các hợp tác xã kể cả chuyển đổi và lập mới theo luật, hiệu quả hoạt động còn thấp, nhất là việc giúp cho nông dân tiêu thụ nông sản thì hầu như HTX còn đứng ngoài cuộc nên vai trò của HTX còn rất lu mờ. Thực trạng hiện nay có thể thấy rõ thị trường giá cả nông sản, hàng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn vẫn bị thả nổi cho hộ sản xuất tự lo liệu.
- Đây lại là một thách thức không nhỏ khi Việt Nam hội nhập kinh tế và gia nhập WTO. Thách thức đầu tiên đối với Nông nghiệp là thách thức đối với nông sản hàng hoá do nông dân làm ra về số lượng, chất lượng, về vệ sinh thực phẩm, giá thành... Bởi vậy, Hội Nông dân Việt Nam đặt mối quan tâm lớn trong lĩnh vực này, xác định vai trò, vị trí của Hội, vừa là lương tâm, vừa là trách nhiệm để giúp nông dân vượt qua thách thức thông qua việc thực hiện những hoạt động cụ thể sau: + Tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho Hội viên và nông dân nhận thức được những cơ hội và thách thức đối với Nông nghiệp, nông dân khi Việt nam hội nhập kinh tế và gia nhập tổ chức WTO, và từ nhận thức đó biết tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn để vượt qua thách thức. + Vận động, tổ chức, tạo điều kiện giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngay trong sản xuất của gia đình mình trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch của địa phương đã xác định. Chú trọng thâm canh trong sản xuất để tăng khối lượng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm + Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (NDTĐSXKDG), coi đó là phong trào trung tâm, tạo nên nhiều nông dân SXKDG và điển hình tiên tiến (ĐHTT). Cả hệ thống Hội từ Trung ương đến cơ sở phải xông vào trận địa này, động viên mỗi hộ SXKDG, ĐHTT giúp đỡ một số hộ nghèo. Mỗi chi Hội, tổ Hội ở cơ sở có kế hoạch và biện pháp giúp một số hộ nghèo vươn lên. + Hội nông dân các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khoa học kỹ thuật để chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, khuyến nông, dạy nghề cho nông dân để phát triển sản xuất làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như khuôn khổ thương mại của WTO. + Hội tiếp tục phát huy sự liên kết với Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội để cải tiến thủ tục, nâng cao mức vay, số người được vay, nhất là nông dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đ ồng bào các dân tộc thiểu số, gia đình chính sách để đẩy mạnh sản xuất. + Hội Nông dân Việt Nam rất quan tâm đến việc tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân. Chính phủ đã có quyết định về vấn đề này, Hội sẽ chủ động liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước để tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân bán được nông sản hàng hóa.
- Một số kiến nghị của Hội Nông dân Việt Nam: Để phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của đất nước nói chung và của nông nghiệp nông thôn nói riêng, đón các thời cơ, tận dụng các cơ hội, đồng thời vượt qua các khó khăn, thách thức do hội nhập kinh tế và tham gia tổ chức WTO đem lại, Hội Nông dân Việt Nam xin có một số kiến nghị sau: + Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị với Chính phủ có chính sách tích cực và đồng bộ hơn nữa nhằm thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển và làm ra nhiều nông sản hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Những chính sách đó bao gồm: Chính phủ cần hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, đẩy mạnh Chương trình khuyến nông và các Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ Chương trình an ninh lương thực, hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ các Chương trình giảm nhẹ thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, trợ giá vật tư, trợ giá giống trong giới hạn cho phép. + Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, tập huấn,… để cho cán bộ và nông dân hiểu rõ hơn về tác động có thể có đối với nông thôn, nông nghiệp và nông dân khi Việt Nam hội nhập kinh tế và gia nhập tổ chức WTO, từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn, thích ứng nhanh hơn, sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn. + Các ngành, các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, các nhà doanh nghiệp, nông dân một mặt tích cực tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ mới, năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, một mặt phải phát huy cao đội tính cộng đồng, tính văn hoá, tính xã hội trong phát triển kinh tế. + Hội Nông dân Việt Nam mong muốn và kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nông dân các nước và khu vực giúp đỡ về kinh nghiệm, vật chất, tài chính cho giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nhiều hơn nữa so với sự giúp đỡ thiết thực trong thời gian qua. Hội Nông dân Việt Nam tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập đúng đắn, những nỗ lực của các ngành các cấp nói chung, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nói riêng, Việt Nam sẽ tận dụng được các cơ hội, lợi thế cạnh tranh, nội lực để vượt qua những khó khăn, thách thức do hội nhập kinh tế đem lại, sẽ hội nhập hiệu quả và thực hiện thành công mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’.
- C. KẾT LUẬN Tóm lại, phần lớn nông dân, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, không thể hoặc không đủ khả năng tham gia cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đầy biến động. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển được, nông dân chúng ta cần liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác trên những nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, tự chủ và cùng có lợi. Điều cốt yếu của tổ chức hợp tác ngày nay không phải là đưa ruộng đất và tư liệu sản xuất riêng thành tài sản chung mà mỗi nông dân vẫn làm chủ mảnh vườn, thửa ruộng và tư liệu sản xuất của mình. Tổ hợp tác và hợp tác xã phát triển dựa trên quyền tự chủ của các nông hộ và vì mục đích tiếp sức cho kinh tế hộ phát triển. Bản thân em là một cử nhân trong tương lai nguyện sẽ cống hiến cho sự nghiệp đổi mới của đất nước sức khỏe và kiến thức của tuổi thanh xuân bất kể khi nào đất nước cần. Bởi lẽ, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh không chỉ là khẩu hiệu mà là ước mơ của toàn đảng, toàn dân mà còn là ước mơ cháy bỏng trong mỗi trái tim của mỗi sinh viên như chúng em. MỤC LỤC TIỂU LUẬN .................................................................................................................. 2 KINH TẾ HỢP TÁC ..................................................................................................... 2 Đề tài: ............................................................................................................................. 2 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3 B. NỘI DUNG ................................................................................................................ 4 1. Tầm quan trọng của hợp tác trong nông nghiệp ...................................................... 4 1- Thách thức đối với nông nghiệp: ................................................................................. 8 2- Thách thức đối với nông dân: ...................................................................................... 9 3- Thách thức đối với công nghiệp chế biến nông sản: .................................................. 10 Một số kiến nghị của Hội Nông dân Việt Nam: ........................................................... 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí theo pháp luật Việt Nam
45 p | 228 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm tại tỉnh Bình Dương
274 p | 36 | 22
-
Đề tài: Áp dụng ma trận BCG vào chiến lược kinh doanh
26 p | 112 | 16
-
Đề tài: Xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam
60 p | 92 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu và con người trong dân ca quan họ Bắc Ninh
93 p | 67 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Số hoá tài liệu lưu trữ tại cổng ty cổ phần Ecoit
82 p | 25 | 14
-
Luận án Tiến sĩ nông nghiệp: Xây dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn để giám sát lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên
251 p | 63 | 9
-
Luận văn Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
213 p | 35 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
27 p | 63 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga - Chi nhánh Đà Nẵng
120 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng (The Balance Scorecard) tại Công ty cổ phần vận tải dầu khí Cửu Long (PVTrans-PCT)
116 p | 25 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
23 p | 41 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược tại Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Quảng Nam (2009- 2013)
102 p | 15 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng tránh rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp theo pháp luật Việt Nam
32 p | 52 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Lựa chọn mô hình dự báo nguy cơ cháy rừng từ dữ liệu viễn thám và hệ thông tin địa lý
28 p | 6 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân
9 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030
96 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn