Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030
lượt xem 1
download
Luận văn "Bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng bồi dưỡng công chức, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu định hướng đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ HỒNG HƯỜNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ HỒNG HƯỜNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN QUYẾT THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024 LỜI CAM ĐOAN
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án “Bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030” là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Nội dung của Đề án là kết quả của quá trình thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, báo cáo của Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, các văn bản quy định có liên quan đến nội dung Đề án, đảm bảo tính chính xác và khoa học. Tôi xin cam đoan về tính trung thực của kết quả nghiên cứu và sẽ chịu trách nhiệm nếu có những vi phạm trong quy tắc nghiên cứu khoa học. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 5 năm 2024 Học viên Phạm Thị Hồng Hường
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án “Bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030”, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Quyết Thắng đã hướng dẫn thực hiện Đề án này một cách nhiệt tình và tận tâm. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của Đề án. Học viên mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của quý Thầy, Cô và các nhà khoa học để học viên có được hoàn thiện Đề án của mình trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn!
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê cơ cấu công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021-2023……………………………………………………………… 31 Bảng 2.2. Thống kê công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu theo trình độ văn hóa và chuyên môn………………………………………………............... 32 Bảng 2.3. Thống kê công chức Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu theo trình độ lý luận chính trị và chứng chỉ quản lý nhà nước theo ngạch………………………33
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án .................................................... 3 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án ........................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn .................................................. 5 7. Kết cấu của Đề án .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN CỦA ĐẢNG ............................................................................... 6 1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm bồi dưỡng ..................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm công chức trong các cơ quan của Đảng ......................................... 7 1.1.3. Khái niệm bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng ........................ 8 1.2. Vai trò của hoạt động bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng .......... 9 1.3. Quy trình công tác bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng ...... 10 1.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng ........... 10 1.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng ........ 11 1.2.3. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng...................................................................................................................... 12 1.3.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng ............ 15 1.4. Hình thức bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng .................... 16 1.4.1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức trong các cơ quan của Đảng .... 16 1.3.2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý ................ 19 1.4.3. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm ......................................................... 23 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng ..................................................................................................................... 26 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................... 26
- 1.5.1.1. Chính sách bồi dưỡng của cơ quan chủ quản ............................................. 26 1.5.1.2. Năng lực đội ngũ thực hiện công tác bồi dưỡng công chức ....................... 26 1.5.1.3. Đặc điểm công chức của tổ chức .............................................................. 27 1.5.1.4. Trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên ................................................. 27 1.5.1.5. Ngân sách bồi dưỡng ................................................................................ 27 1.5.1.6. Hệ thống các cơ sở bồi dưỡng ................................................................... 28 1.5.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................. 28 1.5.2.1. Yếu tố chính trị, pháp luật ......................................................................... 28 1.5.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội ....................................................................... 29 1.5.2.3. Hội nhập và toàn cầu hoá .......................................................................... 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG TỈNH UỶ BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2021-2023 ............................... 30 2.1. Thực trạng đội ngũ công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu .............................................................................................................................. 30 2.1.1. Khái quát về Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu .................................. 30 2.1.2. Thực trạng chất lượng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu .............................................................................................................................. 30 2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu .......................................................................................................... 34 2.2.1. Thực trạng thực hiện quy trình bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................................................ 34 2.2.1.1. Thực trạng xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức ................................... 34 2.2.1.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức ................................ 36 2.2.1.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng công chức .............. 38 2.2.1.4. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức .................................... 39 2.2.2. Thực trạng hình thức bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu .............................................................................................................. 40 2.2.2.1. Thực trạng bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức ............................ 40 2.2.2.2. Thực trạng bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý42
- 2.2.2.3. Thực trạng bồi dưỡng công chức theo yêu cầu vị trí việc làm.................... 44 2.3. Đánh giá chung thực trạng bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu.................................................................................................... 45 2.3.1. Những kết quả tích cực ................................................................................ 45 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 47 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHÒNG TỈNH UỶ BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2024-2030 ................................................................................................. 50 3.1. Định hướng bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030 ..................................................................................... 50 3.2. Giải pháp bồi dưỡng công chức Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030 ............................................................................................. 51 3.2.1. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức ................. 52 3.2.2. Thường xuyên cập nhật và đa dạng hoá chương trình, tài liệu bồi dưỡng phù hợp với thực tiễn và từng công chức ...................................................................... 52 3.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn thực tiễn của giảng viên ở cơ sở bồi dưỡng, mời giảng viên tham gia bồi dưỡng chất lượng cao và đổi mới phương pháp bồi dưỡng .................................................................................................................... 54 3.2.4. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức tham gia bồi dưỡng ................ 55 3.2.5. Tăng cường hoạt động đánh giá hiệu quả bồi dưỡng .................................... 55 3.3. Tiến độ, nguồn lực và phân công thực hiện đề án ....................................... 55 3.3.1. Tiến độ thực hiện đề án ................................................................................ 55 3.3.2. Nguồn kinh phí thực hiện đề án ................................................................... 56 3.3.3. Phân công thực hiện đề án ........................................................................... 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 58 1. Kết luận ............................................................................................................ 58 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ PHỤ LỤC .................................................................................................................
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là việc gốc của Đảng”; “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong Di chúc, Người xác định rằng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nội dung được đề cập trong nhiều bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và khẳng định đây là công việc mà Đảng ta phải quan tâm và tiến hành thường xuyên. Trong những năm qua, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng công chức, đề ra nhiều chủ trương, chính sách bồi dưỡng công chức. Nhiều Nghị quyết của Đảng về công tác bồi dưỡng công chức “vừa hồng, vừa chuyên” đã được ban hành và hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; là đầu mối giúp Thường trực Tỉnh ủy xử lý công việc hằng ngày. Vì vậy, chất lượng công chức cũng như công tác bồi dưỡng công chức của Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu phải được quan tâm hàng đầu, chú trọng và thực hiện hợp lý, kịp thời. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, Biển Đông diễn biến phức tạp; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, xu hướng chuyển đổi số tạo bước đột phá trên các lĩnh vực, tạo ra nhiều thời cơ và thách thức; những yêu cầu, nhiệm vụ mới của Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó ngày càng cao đòi hỏi 1
- đội ngũ cán bộ công chức nói chung và công chức Văn phòng Tỉnh uỷ nói riêng phải có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, còn hạn chế, như: số lượng công chức đông nhưng chưa đủ mạnh; năng lực lãnh đạo của một bộ phận công chức chưa theo kịp yêu cầu, thiếu quyết liệt; chất lượng điều hành, xử lý công việc, năng lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội, khả năng tự nghiên cứu, dự báo, định hướng phát triển trong một vài trường hợp chưa cao, chưa có tư duy dám đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm… Vấn đề trên cho thấy việc bồi dưỡng công chức là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, tôi quyết định lựa chọn đề án: “Bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030” làm đề án tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về bồi dưỡng công chức hiện nay có một số công trình đã thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có thể kể tới một số tác phẩm tiêu biểu sau: - Ngô Thành Can (2014). Cuốn sách “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công”, NXB Lao động. Tác già đề cập những vấn đề cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; quá trình đào tạo, bồi dưỡng với các thành tố cơ băn như: xác định nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá đào tạo, bồi dưỡng; một số trang thiết bị dạy học thường được sử dụng trong đào tạo, bôi dưỡng. - Phạm Chí Thịnh (2018), “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Thống nhất, tỉnh Đồng Nai”, luận văn Thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học Xã hội đã nghiên cứu, đánh giá việc triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chức chức từ thực tiễn của địa phương, 2
- đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức. - Nguyễn Lê Ngân Giang (2019), “Quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở thuộc thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức các sở thuộc thành phố Hà Nội. - PGS.TS Ngô Thành Can (2020). Cuốn sách “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Tư pháp đã trình bày ngắn gọn, khoa học những nghiên cứu lý luận về công tác bồi dưỡng từ đó rút ra được những phương pháp giúp hoàn hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng công chức của cơ quan, tổ chức. - Trần Thu Hiền (2021). “Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Uỷ ban nhân dân Quận Long Biên, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ Quản trị nhân lực, Trường Đại học Công đoàn đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, qua đó đánh giá thực tiễn thực hiện công tác này ở địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp phù hợp. Các nghiên cứu trên cơ bản đã tiếp cận những khía cạnh khác nhau của bồi dưỡng công chức. Những kết quả nghiên cứu này đóng góp giá trị rất lớn vào môi trường học thuật ở Việt Nam hiện nay, cũng như góp phần cải biến thực tiễn vấn đề nghiên cứu ở nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức công. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào làm rõ vấn đề bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án - Đối tượng nghiên cứu của đề án là hoạt động bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phạm vi nghiên cứu: 3
- + Phạm vi không gian nghiên cứu thực tiễn quy định của pháp luật về bồi dưỡng công chức và thực tiễn, giải pháp nâng cao hoạt động bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. + Phạm vi thời gian nghiên cứu thực tiễn của đề án giai đoạn 03 năm từ năm 2021- 2023 và phạm vi ứng dụng của đề án từ giai đoạn 2024-2030. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án - Mục tiêu của đề án: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng bồi dưỡng công chức , đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu định hướng đến năm 2030. - Nhiệm vụ của đề án bao gồm: + Đánh giá thực tiễn tổ chức và kết quả bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. + Xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030. + Phân tích các điều kiện, lộ trình, kinh phí và xác định nhiệm vụ của các chủ thể liên quan trong thực hiện đề án. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: thu thập, nghiên cứu, tổng hợp và phân loại các thông tin được thu thập từ báo cáo hoạt động, tổng kết thực tiễn và các tài liệu khoa học có liên quan đến công tác bồi dưỡng công chức nói chung và của Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. - Phương pháp quan sát khoa học: quan sát hoạt động bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra, khảo sát thực tế thông qua các bảng biểu, câu hỏi đối với công chức Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. Đối tượng của bảng hỏi cụ thể là Lãnh đạo và các chuyên viên để phân tích các nội dung cụ thể phục vụ cho việc làm sáng tỏ thực trạng cũng như nhận định, đánh giá của 4
- tác giả đối với hoạt động bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. Thang điểm được quy ước từ 1 đến 4, trong đó 1 là chưa cao, 2 là bình thường, 3 là cao và 4 là rất cao. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp xuyên suốt quá trình thực hiện Đề án nhằm tổng hợp các thông tin sơ cấp, thứ cấp và phân tích các nội dung liên quan của Đề án nhằm hoàn thiện báo cáo tổng thể của Đề án. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án có ý nghĩa về mặt lý luận khi cung cấp thêm những luận cứ khoa học nhằm làm phong phú thêm vấn đề nghiên cứu liên quan đến công tác bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. Những kết quả nghiên cứu thực tiễn và các giải pháp được xây dựng và đề xuất trong Đề án nếu được sự đồng thuận từ lãnh đạo cơ quan và các bộ phận có liên quan sẽ là những gợi ý mang tính tham khảo cho việc thực hiện công tác bồi dưỡng công chức Văn phòng Tỉnh uỷ giai đoạn 2024-2030. 7. Kết cấu của Đề án Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung Đề án được trình bày trong 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng. Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021-2023. Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng và lộ trình bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2024-2030. 5
- Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN CỦA ĐẢNG 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm bồi dưỡng Thuật ngữ "bồi dưỡng" hiện nay được sử dụng rộng rãi cả ngoài xã hội và trong hệ thống công vụ. Theo đại Từ điển do Nguyễn Như Ý chủ biên (2011): “Bồi dưỡng đó là làm cho khỏe thêm, mạnh thêm và tốt hơn, giỏi hơn”. Còn theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2010): “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Bồi dưỡng sức khoẻ và tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Bồi dưỡng cán bộ trẻ, bồi dưỡng đạo đức.” Theo quy định thuộc Khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-BTP năm 2018 thì: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”. Bồi dưỡng trong phạm vi nghiên cứu của Đề án có những nội hàm sau: Thứ nhất, bồi dưỡng là hoạt động vừa mang tính chủ động, vừa mang tính bị động, quá trình này được thực hiện khi cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu, góp phần xây dựng đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Thứ hai, bồi dưỡng ở khía cạnh này không phải là quá trình đào tạo lại, mà chính là bổ sung, nâng cao, cập nhật vốn hiểu biết, kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực nhất định nào đó, đáp ứng yêu cầu thực tế của tổ chức. Trên cơ sở phân tích nội hàm trên, có thể đưa ra một quan niệm về bồi dưỡng như sau: Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, là việc tổ chức những cơ hội cho người học được học tập, nhằm giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng năng lực, làm tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng trong tổ chức. 6
- 1.1.2. Khái niệm công chức trong các cơ quan của Đảng Khái niệm công chức thường được hiểu khác nhau ở các quốc gia. Vấn đề xác định đối tượng công chức phụ thuộc vào các yếu tố như: hệ thống thể chế chính trị, tính truyền thống, yếu tổ kinh tế - xã hội và các yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, ở hầu hết các quốc gia, điểm chung của công chức tại đất nước đó thường mang những dấu hiệu như sau: là công dân của đất nước, được công nhận bằng hình thức thi tuyển, được bổ nhiệm vào ngạch hoặc vị trí, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thuật ngữ “công chức” hiện nay được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 như sau: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”. Trên cơ sở các khái niệm liên quan, công chức trong phạm vi nghiên cứu của Đề án có những nội hàm sau: Thứ nhất, công chức là người được được tuyển dụng lâu dài, gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn nhất định được cơ quan có thẩm quyền giao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thứ hai, công chức bao gồm cả những người làm việc ở cơ quan hành chính nhà nước, các Phòng Ban của Đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các tổ chức Chính trị xã hội. Từ các cách tiếp cận trên, có thể đưa ra một quan niệm về công chức trong các cơ quan Đảng như sau: Công chức trong các cơ quan Đảng là công dân Việt Nam, 7
- được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc trong các Phòng Ban của Đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các tổ chức Chính trị xã hội. 1.1.3. Khái niệm bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng Trên cơ sở các khái niệm liên quan, trong phạm vi đề án có thể hiểu khái niệm bồi dưỡng công chức có những nội hàm sau: Thứ nhất, bồi dưỡng công chức là việc học tập hướng vào việc tăng cường năng lực của từng cá nhân công chức dựa trên những hẫng hụt trong thực thi nhiệm vụ để nâng cao kết quả thực thi theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Thứ hai, bồi dưỡng công chức là thể hiện một quá trình cập nhật kiến nhằm nâng cao được kiến thức mới cho công chức được giữ chức vụ hoặc đang thực thi công tác của một bậc, ngạch nào đó nhất định để có thể sát hạch và đạt yêu cầu. Thứ ba, bồi dưỡng công chức thường được tiến hành sau đào tạo, nhằm bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng cho công chức trên nền tảng kiến thức đã được đào tạo. Thứ tư, bồi dưỡng công chức thường gắn với vị trí việc làm của mỗi công chức, nhằm giúp cho công chức nâng cao hiệu quả làm việc tại vị trí công việc hiện tại, đồng thời, chuẩn bị cho công chức những kiến thức, kỹ năng có thể đảm nhiệm vị trí mới trong tương lai. Trên cơ sở phân tích nội hàm trên, có thể đưa ra một quan niệm về bồi dưỡng công chức như sau: Bồi dưỡng công chức là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ cho công chức, nhằm giúp cho công chức nâng cao hiệu quả công việc hiện tại và có khả năng đảm nhiệm vị trí mới trong tương lai. Có thể thấy, bồi dưỡng công chức trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm những điểm như sau: Thứ nhất, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với kế 8
- hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan. Thứ hai, thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thứ ba, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ tư, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả. 1.2. Vai trò của hoạt động bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng Vai trò của bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng được thể hiện ở các khía cạnh dưới đây: Một là, bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng góp phần giúp công chức nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, tạo dựng đội ngũ công chức giàu năng lực, chuyên nghiệp, kỹ năng, từ đó góp phần tác động đến sự phát triển của đất nước, thúc đẩy tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Hai là, bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng giúp cho cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công chức sử dụng có hiệu quả sức lao động của công chức, nâng cao tính linh hoạt, duy trì sự ổn định trong các mặt hoạt động, kết quả thực thi nhiệm vụ được tăng lên, đồng thời giúp cơ quan có sự chuẩn bị trong đội ngũ công chức kế cận trong từng giai đoạn phát triển. Ba là, bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng hoạt động, hoàn thiện hơn trong công tác phục vụ các nhu cầu xã hội, đẩy mạnh hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, từ đó tiếp thêm sức mạnh, niềm tin của nhân dân về một nền hành chính phục vụ. Bốn là, bồi dưỡng công chức trong các cơ quan Đảng nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Vấn đề này, cần rất nhiều sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, đặc biệt đội ngũ công chức. Đội ngũ công chức 9
- mạnh về ý chí, có bản lĩnh và kiến thức sâu rộng về chuyên môn mới có thể góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 1.3. Quy trình công tác bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng 1.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng Bồi dưỡng công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực công. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng công chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố xác định nhu cầu đào tạo có thể coi là yếu tố tiên quyết tác động đến chất lượng công chức. Thông qua việc xác định nhu cầu bồi dưỡng, người lãnh đạo, quản lý sẽ nhận thấy những kiến thức, kỹ năng còn thiếu, yếu của công chức cần phải được bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm công chức đó đang đảm nhận. Xác định nhu cầu bồi dưỡng là bước đầu tiên trong quy trình bồi dưỡng công chức. Nếu bước xác định nhu cầu bồi dưỡng chính xác thì những bước tiếp theo như: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng và đánh giá bồi dưỡng sẽ chính xác và ngược lại nếu bước đầu tiên không chính xác sẽ kéo theo các bước tiếp theo trong quy trình bồi dưỡng sẽ không chính xác. Như vậy, sẽ khó đạt được mục tiêu, hiệu quả bồi dưỡng công chức. Xác định nhu cầu bồi dưỡng là xác định đối tượng được bồi dưỡng; xác định kiến thức, kỹ năng cần bồi dưỡng, xác định các hình thức bồi dưỡng, xác định nhu cầu về thời gian tổ chức các khoá bồi dưỡng. Thông thường, người ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng như sau: Bước 1: Xác định vấn đề bồi dưỡng, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với bồi dưỡng. Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng. Phân tích nhu cầu bồi dưỡng. Bước 3: Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc. Bước 4: Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ. Bước 5: Xác định nhu cầu bồi dưỡng, từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4. Bước 6: Xác định các mục tiêu và nội dung bồi dưỡng. 10
- Phương pháp xác định nhu cầu bồi dưỡng bao gồm: phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; phương pháp quan sát; phương pháp sử dụng phiếu hỏi; phương pháp phòng vấn; phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 1.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng Đối với mỗi công tác, việc lập kế hoạch là bước rất quan trọng. Trong bồi dưỡng công chức, có kế hoạch cụ thể, khả thi chính là vạch ra được một lộ trình chi tiết và hợp lý để đi đến mục tiêu. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là bước quyết định đến sự thành bại của thực hiện công tác bồi dưỡng công chức. Nếu kế hoạch được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh thực tế sẽ là động lực thúc đẩy quá trình đào tạo đạt được mục tiêu đã định. Ngược lại, nếu kế hoạch không sát thực, thiếu khả thi sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả bồi dưỡng, gây ra sự mất cân đối giữa bồi dưỡng và sử dụng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cần trả lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? Thời gian và địa điểm tiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào? Để dễ nhớ, người ta dùng kỹ thuật 5W, 2H, 2C: Why, what, who, when, where, how, how much, control, check. Kế hoạch bồi dưỡng bao gồm các nội dung sau: Mục đích tổng thể; các mục tiêu cụ thể; tài liệu bồi dưỡng; cơ sở và giáo viên bồi dưỡng; đối tượng bồi dưỡng; kết quả, tiêu chí cần đạt; phương pháp, hình thức bồi dưỡng; chương trình chi tiết; phân phối thời gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng, một kế hoạch tốt cần phải rõ ràng về mục tiêu bồi dưỡng. Các mục tiêu cần được xây dựng theo kỹ thuật SMART: Specific – Cụ thể, Measurable – đo lường được, Achievable – có thể đạt được, vừa sức, Realistic – Thực tiễn, khả thi, Time-bound – thời hạn. Để giúp cho việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng, người ta đưa ra các công việc cần thực hiện trong thiết kế chương trình bồi dưỡng, như sau: Thứ nhất, liệt kê những mục tiêu đối với chương trình bồi dưỡng; Thứ hai, xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ về chương trình; Thứ ba, liệt kê những cách 11
- thức, hoạt động để đạt được mục tiêu; Thứ tư, quyết định loại hình thức bồi dưỡng nào: tại cơ quan (bồi dưỡng trong công việc) hay tập trung ngoài cơ quan; Thứ năm, thảo luận về Chương trình, kế hoạch với những người liên quan, với chuyên gia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ; Thứ sáu, hoàn thiện chương trình. Xây dựng nội dung bồi dưỡng, cần đảm bảo theo công thức PRACTICE: Practical - Tính thực tế, Relevant - Liên quan, Applicable - Tính áp dụng, Current - Hiện hành, mới đây, Time limit - Thời gian giới hạn, Important - Quan trọng, Challenging - Thách thức, khác trước, Elective - Tuyển chọn, tổng hợp. 1.2.3. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng công chức trong các cơ quan của Đảng Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng công chức là khâu quyết định việc bồi dưỡng có đi theo được đúng như kế hoạch đề ra của các nhà tổ chức hay không. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghĩa là triển khai từng hoạt động cụ thể đối với từng khóa bồi dưỡng. Thứ nhất, xác định mục tiêu khóa bồi dưỡng Mỗi một khóa đào tạo bồi dưỡng cần được xác định rõ mục tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng, càng giúp việc thực hiện và đánh giá khóa học thuận lợi. Cần xác định: nếu khóa bồi dưỡng có mục tiêu nhằm trang bị bổ sung những kiến thức mới thì phải xác định rõ cấp độ hiểu biết cần phải đạt được. Nếu mục tiêu của khóa học nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thì cần đánh giá cả trước, trong và sau khóa học. Thứ hai, xác định đối tượng bồi dưỡng Là xác định đối tượng nào, số lượng bao nhiêu người cần được bồi dưỡng cho từng khóa đào tạo. Cần xác định đúng, đủ đối tượng phải tham gia bồi dưỡng. Việc xác định chính xác đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng vừa giúp đơn vị có nguồn nhân lực đảm bảo, lại không gây lãng phí trong khâu tổ chức khóa học, vừa tạo hứng thú cho công chức vì họ được bồi dưỡng chương trình phù hợp. Căn cứ vào kế hoạch được phê duyệt, đơn vị làm công tác bồi dưỡng xác định cụ thể đối tượng cho từng khóa học, lớp học. Việc làm này phải dựa trên nghiên cứu xác định nhu cầu của công chức và căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sử 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
57 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
56 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của tỉnh Nghệ An
72 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Ea kar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 -2030
72 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn