Tiền số của Ngân hàng Trung ương
lượt xem 0
download
Bài nghiên cứu này nêu ra các vấn đề cơ bản liên quan đến tiền số NHTW như: Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò, các vấn đề pháp lý khi phát hành tiền số, các hình thức của tiền số NHTW, các NHTW có nên phát hành tiền số hay không?.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiền số của Ngân hàng Trung ương
- TIỀN SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TS Phan Thị Linh* TÓM TẮT Các Ngân hàng trung ương ( NHTW) của các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai về dự án tiền số NHTW. Các NHTW cũng tăng cường hợp tác với nhau để tiến hành các công việc kiểm định thực tế. Tuy nhiên, việc phát hành tiền số NHTW cần xem xét đến nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là sự đảm bảo mật mã của tiền số. Bài nghiên cứu này nêu ra các vấn đề cơ bản liên quan đến tiền số NHTW như: khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò, các vấn đề pháp lý khi phát hành tiền số, các hình thức của tiền số NHTW, các NHTW có nên phát hành tiền số hay không? … Từ khóa: Block-chain, Ngân hàng trung ương, Tiền số, Việt Nam. 1. CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI (BLOCK-CHAIN) NỀN TẢNG ĐỐI VỚI TIỀN SỐ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển và biến đổi mạnh mẽ của tiền tệ để phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Với sự phát minh và sử dụng rộng rãi của máy tính điện tử và internet trong thời gian qua, tiền tệ có thêm một dạng thức hoàn toàn mới là tiền kỹ thuật số hay còn gọi là tiền số (Digital currency). Block – chain được sáng tạo ra bởi Satoshi Nakamoto, đồng thời cũng là người tạo ra tiền ảo Bitcoin hiện nay. Hoạt động của công nghệ Blockchain được cho là công nghệ 4.0, công nghệ của thế giới tương lai. Các ứng dụng của block – chain trong hoạt động tài chính ngân hàng là Thanh toán và chuyển tiền: Đây là ứng dụng phổ biến nhất hiện nay bằng cách sử dụng công nghệ block – chain, khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp và bảo mật cho bất kỳ ai mà khách hàng muốn ở trên thế giới gần như ngay lập tức và với mức phí cực thấp, không có bất kỳ trung gian nào làm chậm quá trình chuyển tiền; Thanh toán toàn cầu: Ripple là mạng block– chain cung cấp giải pháp thanh toán toàn cầu bằng cách kết nối ngân hàng lại với nhau, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, doanh nghiệp cũng như các giao dịch tài sản kỹ thuật số, cho phép giải quyết thanh toán ngay tức thì, theo nhu cầu trên toàn cầu. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. * 96 -
- Tiền số được giao dịch trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền thông qua mạng ngang hàng mà không cần một bên thứ ba tin cậy – dựa trên công nghệ chuỗi khối (block – chain). 2. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỀN SỐ Khái niệm về tiền số Theo Bis 2015, tiền số là tài sản thể hiện dưới dạng số, nghĩa là không có hình dạng vật chất nhất định như tiền truyền thống trước đây (tiền giấy, tiền xu). Tiền số được phân chia thành 2 loại là tiền điện tử (Electronic curency) và tiền ảo (Virtual currency). ECB 2018, tiền số xét theo góc độ kinh tế, các loại tiền số hiện nay có tính chất thanh khoản không cao và không đạt đến mức độ được chấp nhận. WB 2015, đưa ra khái niệm về tiền số như sau: tiền số có đơn vị tiền tệ riêng, khác với tiền điện tử và dựa trên các kỹ thuật mật mã học để đạt được sự đồng thuận. Đại diện nỗi bật nhất của tiền số chính là Bitcoin, các đồng tiền thay thế Bitcoin được gọi là Altcoin – xuất hiện sau đó là Ethereum, Litecoin, Ripple cũng ngày càng trở nên phổ biến. Bofinger 2018, việc số hóa sẽ làm thay đổi các hình thái truyền thống của tiền và tín dụng, từ đó dẫn đến những thay đổi về lý thuyết và thực hành chính sách tiền tệ có thể xảy ra: (i) Thay thế tiền mặt bằng tiền điện tử; (ii) Thay thế tiền gửi ngân hàng truyền thống và giấy nợ ngân hàng bằng tiền điện tử; (iii) Thay thế tiền gửi ngân hàng, tiền gửi ngân hàng trung ương; (iv) Thay thế tín dụng ngân hàng bằng cách cho vay ngang hàng trên cơ sở nền tảng kỹ thuật số. Đặc điểm của tiền số Theo ủy ban thanh toán và cơ sở hạ tầng thị trường của BIS xác định ba đặc điểm chính của tiền số là: – Dựa trên nền tảng kỹ thuật số: Lượng cung tiền tối đa và cách thức, thời điểm các đơn vị tiền ảo được thêm vào hệ thống là do giao thức (thuật toán) máy tính quyết định. – Không phải tài sản nợ của bất kỳ ai. – Giao dịch ngang hàng. Tiền số được giao dịch trực tiếp giũa người chuyển tiền và người nhận tiền thông qua mạng ngang hàng mà không cần bên thứ ba tin cậy. Để loại trừ sự hiện diện của bên thứ ba tin cậy, tiền số vận hành dựa trên công nghệ chuỗi khối (block – chain). Công nghệ này cho phép các giao dịch trên hệ thống được chính những người tham gia hệ thống xử lý. - 97
- Bảng 1. So sánh đặc điểm của tiền tệ của NHTW và tiền số của NHTW Tiền tệ của NHTW Tiền số của NHTW Chỉ tiêu Dự trữ và Tiền mặt Mục đích chung Bán buôn thanh toán Sự sẵn có 24/7 Hiện có Không Hiện có Có thể có Sự ẩn danh Hiện có Không Có thể có/ Không Có thể có Ngang hàng P2P Hiện có Không Có thể có/ Không Có thể có Lãi suất Không Có thể có Có thể có Có thể có Giới hạn Không Không Có thể có Có thể có Nguồn : BIS 2018 3. VAI TRÒ CỦA TIỀN SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG – Tiền số của NHTW sẽ cung cấp cho dân chúng sự tiện lợi như tiền mặt và sự an toàn của một tài khoản ngân hàng (Dyson và Hodgson, 2016). – Tài chính toàn diện là một yếu tố được các nền kinh tế mới nổi quan tâm đến khi xem xét việc phát hành tiền số NHTW. Vẫn còn một số lượng lớn người thu nhập thấp hoặc khu vực nông thôn không có khả năng và khó tiếp cận các dịch vụ của NHTM và internet. Do đó, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chính (Riksbank Sveriges 2018). – Tiền số của NHTW có thể thúc đẩy số hóa nền kinh tế, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, khi xem xét phát hành tiền số NHTW các nền kinh tế mới nổi quan tâm đến tài chính toàn diện nhiều hơn so với các nền kinh tế phát triển (Barontini và Holden 2019). – Tiền số NHTW có thể cải thiện hệ thống thanh toán và thanh toán liên hàng, hệ thống thực hiện giao dịch, thanh toán xuyên biên giới– bằng cách như sau: (i) Tiền số NHTW có thể cung cấp một giải pháp thay thế cho tiền giấy ngân hàng, séc, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản trực tuyến…Tiền số NHTW có thể tạo ra tính cạnh tranh. (ii) Tiền số NHTW cũng có thể được sử dụng cho các khoản thanh toán giá trị lớn giữa các ngân hàng và công ty và do đó có thể tại ra tính cạnh tranh hơn trong thanh toán giá trị lớn. (iii) Tiền số NHTW cũng có thể tạo điều kiện cho nhiều tổ chức tài chính hoặc thậm chí cả các doanh nghiệp phi ngân hàng tiếp cận bảng cân đối tài sản NHTW, do đó giúp các công ty này dễ dàng tham gia vào ngành thanh toán hơn, từ đó thúc đẩy cạnh tranh của ngành. (iv) Tiền số NHTW giúp tăng tốc độ và hợp lý hóa các quy trình thanh toán bù trừ và có thể giảm chi phí giao dịch và chi phí phát triển, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. 98 -
- 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN SỐ VỚI SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH Nghiên cứu của (Nelson, 2018) xem xét mối quan hệ giữa tiền số với sự ổn định tài chính, chủ yếu như tài sản tài chính đầu tư và nghiên cứu tập trung vào hai hướng chính đó là bong bóng giá của tiền số và lợi ích đa dạng hóa đầu tư của tiền mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của bong bóng giá tài sản đối với thị trường Bitcoin và Ethereum trong giai đoạn 2009 – 2017. Như vậy, sự xuất hiện của tiền số dẫn đến sự tồn tại của bong bóng giá tài sản, làm giảm sự ổn định tài chính. Nghiên cứu của Katsiampa (2017), cho thấy thị trường Bitcoin mang tính đầu cơ cao và có thể sử dụng các mô hình kinh tế lượng GARCH để dự báo sự biến động giá của Bitcoin. Bitcoin cũng là một công cụ hữu ích trong việc quản trị rủi ro giúp nhà đầu tư ra các quyết định tốt hơn. Một trong những mối quan hệ của sự xuất hiện Bitcoin đó là khả năng tồn tại bong bóng giá như các tài sản tài chính khác. Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ tốt đẹp giữa tiền số và ổn định tài chính như: Nghiên cứu của Demir và cộng sự (2018) đã phân tích khả năng dự đoán chỉ số bất ổn của chính sách kinh tế (EPU) dựa trên tỷ suất lợi nhuận hàng ngày của Bitcoin bằng cách sử dụng mô hình Bayesian Structural Vector Autoregressive với các ước lượng OLS và ước lượng hồi quy Quantile – on – Quantile. Kết quả nghiên cứu cho thấy EPU có thể dự báo tỷ suất lợi nhuận của Bitcoin và Bitcoin là một công cụ chống lại sự không chắc chắn. Urquhart và Zhang (2018), đánh giá mối quan hệ giữa Bitcoin và các đồng tiền tệ của một số quốc gia theo tần suất hàng giờ và thấy rằng Bitcoin có thể là một công cụ phòng ngừa rủi ro trong ngày đối với các đồng tiền như CHF, EUR, GBP nhưng hoạt động như một công cụ đa dạng cho AUD, CAD, JPY và nghiên cứu cũng cho thấy Bitcoin như một nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ khủng hoảng xảy ra đối với CAD, CHF, GBP. 5. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT HÀNH TIỀN SỐ Theo nghiên cứu của Dodgson và cộng sự (2015), việc đi liền với lợi ích của tiền số cũng mang lại những rủi ro và thách thức trong công việc quản lý như: giảm tính riêng tư và mất an ninh tiềm ẩn trong các giao dịch cá nhân, đối với doanh nghiệp là sự không chắc chắn và phức tạp gia tăng trong môi trường kinh doanh, đối với xã hội đó là sự phát triển của tiền số ứng dụng block – chain đặt ra vấn đề liên quan đến sự cân bằng giữa quyền tự do với việc cần thiết phải giám sát và điều tiết, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh mạng và tội phạm số. - 99
- Trên thế giới, Chính phủ của các nước đã có những phản ứng khác nhau về tiền số. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia đều hướng đến các mục đích như ngăn chặn việc sử dụng tiền số ứng dụng block – chain cho những hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền, mua bán ma túy, trốn thuế, tài trợ khủng bố và bảo đảm an ninh tài chính. Các quốc gia như Belarus, Mexico,… đã ban hành luật cụ thể công nhận và quản lý thị trường tiền số với mục đích chống rửa tiền, khủng bố tài chính và tội phạm có tổ chức. Argentina xem thu nhập từ giao dịch tiền số tương tự như thu nhập từ chứng khoán trong khi Thụy Sĩ xem tiền số là ngoại tệ và đánh thuế giao dịch tiền số như giao dịch ngoại tệ. Tại một số quốc gia như Thái Lan không ban hành bất kỳ một quy định nào liên quan đến hoạt động của tiền số và xem hoạt động của tiền số là bất hợp pháp trên thị trường tài chính. Indonesia tuyên bố rằng việc sử dụng Bitcoin là vi phạm nhiều điều luật của Indonesia. Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới cấm giao dịch tiền số theo các cấp độ khác nhau như: (1) cấm các giao dịch tiền số có giá trị vượt qua một ngưỡng nhất định; (2) cấm sử dụng tiền số trong các giao dịch bán lẻ; (3) cấm sử dụng tiền số làm công cụ tài chính; (4) cấm giao dịch tiền số; (5) cấm các trung gian tài chính giao dịch tiền số. 6. KHÁI NIỆM TIỀN SỐ NHTW VÀ CÁC HÌNH THỨC TIỀN SỐ NHTW Khái niệm tiền số NHTW BIS (2018) đã đưa ra định nghĩa về tiền số của NHTW như sau: tiền số của NHTW là một hình thức số hóa của tiền NHTW nhưng khác biệt so với số dư trên tài khoản dự trữ hay thanh toán truyền thống. Tiền số NHTW đang được đề cập hiện nay là việc một số NHTW sẽ phát hành loại tiền số mới ứng dụng công nghệ chuỗi khối (nền tảng công nghệ sổ cái phân tán) mà các cá nhân, tổ chức phi ngân hàng sử dụng như một hình thức tiền pháp định. Các hình thức tiền số NHTW Tiền số của NHTW được thể hiện dưới 2 loại hệ thống: dựa trên tài khoản và dựa trên giá trị. – Hệ thống dựa trên tài khoản (Account – based model), các cá nhân và doanh nghiệp sẽ có tài khoản tại NHTW và các giao dịch giữa các tài khoản sẽ được NHTW xác thực và xử lý. Tiền số của NHTW xem như là một ứng dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhưng ở quy mô toàn bộ nền kinh tế. NHTW đóng vai trò trung gian như một NHTM thực hiện các giao dịch cho các tài khoản trên bảng cân đối tài sản. 100 -
- – Hệ thống dựa trên giá trị (Value ) tiền số của NHTW sẽ liên quan đến các giá trị và có thể được chuyển trực tiếp từ người trả tiền sang người nhận tiền và giao dịch được xác thực bởi bên thứ ba. Như vậy, tiền số của NHTW được NHTW phát hành ở dạng số, không thể hiện ở hình thái vật chất, tiền số NHTW có thể là tài khoản tại NHTW (nghĩa là tài khoản của công chúng mở tại NHTW) và tiền số NHTW có thể là tài khoản của các tổ chức tài chính, loại này chỉ sử dụng cho các thanh toán liên hàng. Theo nghiên cứu của Shirai (2019). Tiền số NHTW có các loại như sau: (i) Tiền số NHTW bán lẻ dựa trên tài khoản không có công nghệ sổ cái phân tán; (ii) Tiền số NHTW bán lẻ dựa trên giá trị mà không có công nghệ sổ cái phân tán; (iii) Tiền số NHTW bán lẻ dựa trên công nghệ sổ cái phân tán; (iv) Tiền số NHTW bán buôn dựa trên công nghệ sổ cái phân tán. 60 50 50 40 37 30 20 13 10 0 2018 Tiền số NHTW bán buôn Tiền số NHTW bán lẻ Tiền số NHTW bán buôn + bán lẻ Biểu đồ 1. Loại hình tiền số NHTW phát hành năm 2018 Nguồn: Barontini và Holden (2019) Nghiên cứu của Barontini và cộng sự (2019) cho thấy hơn một nữa số NHTW trên thế giới đang xem xét tiền số NHTW bán buôn và bán lẻ, chỉ có 1/3 số NHTW quan tâm đến tiền số NHTW bán lẻ và 1/8 số NHTW quan tâm đến tiền số NHTW bán buôn. 7. MỘT SỐ THÁCH THỨC KHI PHÁT HÀNH TIỀN SỐ NHTW Theo nghiên cứu của Prasad 2018, cho rằng các NHTW sẽ phải đối mặt với những thách thức về kỹ thuật và vận hành đối với các nhiệm vụ của chính sách tiền tệ cốt lõi của họ hay ít nhất NHTW sẽ cần phản thích ứng với sự phát triển của công nghệ tài chính. Trong bối cảnh ngành công nghệ tài chính thay đổi nhanh, các quy định và các hoạt động giám sát phải linh hoạt nhằm khuyến khích các dự án đổi mới, cải tiến, tránh các rào cản kìm hãm sự phát triển các dịch vụ công nghệ cao trong tương lai. - 101
- Sự hình thành và phát triển của tiền số cũng liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của tội phạm mạng ở hai khía cạnh: (i) tội phạm bắt nguồn từ việc sử dụng tiền số; (ii) tội phạm ảnh hưởng đến cấu trúc của chính bản thân tiền số. Sự xuất hiện cả hai loại tội phạm trên đã làm ảnh hưởng đến các giao dịch tiền số trên thế giới, cần sớm đưa ra các quy định pháp lý chặt chẽ liên quan đến tiền số. Một trong những thách thức khi phát hành tiền số NHTW là việc liên quan đến sự cân bằng giữa quyền tự do với việc cần thiết phải giám sát và điều tiết, cũng như các vấn đề an ninh mạng và tội phạm số. Các NHTW cần đảm bảo đủ tiền của NHTW cho công chúng đáp ứng lại sự suy giảm sử dụng tiền mặt, đảm bảo chủ quyền và đảm bảo tỷ phần tiền tệ của NHTW trong hệ thống tiền tệ. Theo nghiên cứu của Singh (2018), ngày càng nhiều cửa hàng bán lẻ không chấp nhận thanh toán tiền mặt (lượng tiền mặt thanh toán chiếm 13%) và dự báo đến năm 2025 sẽ hoàn toàn ngưng sử dụng tiền mặt. Nếu trường hợp một số nhà phát hành khu vực tư nhân hoặc nhà cung cấp thanh toán không dùng tiền mặt bị phá sản thì người dân sẽ chịu nhiều thiệt hại nếu không có một hệ thống thanh toán phù hợp. Do đó, NHTW cần phải cung cấp một công cụ thanh toán an toàn, thanh khoản như nhau cho tất cả các tổ chức tài chính và người dân. Khi phát hành tiền số NHTW sẽ làm giảm tiền giấy NHTW và lúc đó sẽ làm giảm lợi nhuận từ việc phát hành tiền giấy, lợi nhuận của việc phát hành tiền giấy sẽ giảm đi khi giá trị của tiền giấy giảm. Lúc này NHTW cần dựa vào nguồn tài trợ của Chính phủ do đó làm suy yếu sự độc lập của NHTW. NHTW cần xác định mức đánh đổi tối ưu giữa việc thúc đẩy sự phát triển của tiền số để có những tác động của chính sách tiền tệ và hạn chế tạo ra các rủi ro ổn định tài chính mới. 8. CÁC RỦI RO KHI PHÁT HÀNH TIỀN SỐ NHTW Theo Meaning và cộng sự (2018) có các rủi ro khi phát hành tiền số NHTW là rủi ro liên quan đến việc hoán chuyển giữa tiền số và tiền gửi, cụ thể là rủi ro giảm vai trò trung gian của ngân hàng và rủi ro do chuyển đổi hàng loạt sang tiền số. Việc cho phép người gửi tiền rút tiền số NHTW theo nhu cầu có ảnh hưởng đến vấn đề tài trợ của ngân hàng và thanh khoản vì ngân hàng sẽ mất cả tiền gửi và tiền số NHTW, tiền số NHTW sẽ được chuyển qua tài khoản tiền số của nhóm phi ngân hàng tại NHTW. Rủi ro do giảm vai trò trung gian của các NHTM cũng là điều mà NHTW cần phải cân nhắc và phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng thay thế vai trò truyền thống của các NHTM trong việc cung cấp phương tiện thanh toán điện tử. 102 -
- Khi người dân rút tiền gửi ngân hàng sang tiền số NHTW sẽ làm thu hẹp nguồn tài trợ và giảm thanh khoản đối với tiền số NHTW, buộc NHTW phải bù đắp các nguồn vốn mà NHTM bị mất. Tình trạng này diễn ra sẽ ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của tiền số NHTW và hạn chế khả năng thay thế tiền gửi ngân hàng. 9. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÓ NÊN PHÁT HÀNH TIỀN SỐ HAY KHÔNG? Sự hình thành và phát triển của các loại tiền mật mã gần đây đã dấy lên những tranh luận về việc liệu NHTW có nên phát hành tiền số hay không? Khi đó tiền số của NHTW được hiểu là tiền số của quốc gia. Có các lý do chính để giải thích cho việc các NHTW cần phát hành tiền số như sau: – Đảm bảo đủ tiền của NHTW cho công chúng; – Giảm chi phí in ấn, quản lý tiền mặt và ngăn chặn các vi phạm; – Thúc đẩy tài chính toàn diện; – Gia tăng hiệu quả và ổn định tài chính; – Thúc đẩy tính cạnh tranh của hệ thống thanh toán; – Thúc đẩy sự phát triển công nghệ. Tuy nhiên, khi phát hành tiền số NHTW thì NHTW sẽ thiếu một lượng tiền mặt để thực hiện chức năng của mình. Do đó, NHTW có thể tiếp tục cung ứng tiền mặt hoặc các cơ quan quản lý nhà nước có thể điều chỉnh hoạt động của các nhà cung cấp để đảm bảo tính cạnh tranh và độ tin cậy. NHTW có thể cung ứng tiền mặt hoặc dân chúng có thể đầu tư vào chứng khoán chính phủ như công cụ lưu trữ giá trị an toàn. Do đó NHTW cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phát hành tiền số NHTW. 10. KẾT LUẬN Việc phát hành tiền số của NHTW có thể góp phần ổn định tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện. Trong hệ thống ngân hàng hiện đại, các NHTM huy động tiền gửi và thực hiện cho vay và đầu tư thông qua việc chuyển đổi kỳ hạn, nếu xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt tại một ngân hàng thì ngân hàng có thể không thể đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền do thiếu thanh khoản. Cơ chế như vậy giải thích cho lý do tại sao các NHTW đóng vai trò là người cho vay cuối cùng và bảo hiểm tiền gửi là cần thiết để duy trì ổn định tài chính. Nếu một NHTW phát hành tiền số và thay thế tiền gửi ngân hàng bằng loại tiền này, các ngân hàng sẽ không còn thực hiện chức năng chuyển đổi kỳ hạn. Chính vì vậy, việc phát hành tiền số NHTW có thể loại bỏ các yếu tố gây mất ổn định xuất phát từ việc chuyển đổi kỳ hạn của ngân hàng từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện. - 103
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Bank for International Settlements (BIS) (2015). Digital currencies. http://www.bis.org/cpmi/ publ/d137/pdf Bank for International Settlements (BIS) (2018). Central Bank Digital Currencies. http://www.bis. org/cpmi/publ/d174/pdf Bofinger, P. (2018). Digitalisation of money and the future of monetary policy. http://voxeu.org/ article/digitaliation-money-and-future-monetary-policy Barontini, C., & Holden, H. (2019). Proceeding with Caution –A Survey on Central Bank Digital Currency. BIS Paper, 101. Barontini, C., & Holden, H. (2019). Proceeding with learning models and bankruptcy prediction. Expert Systems with Applications, 83, 405-417. Demir, E., Gozgor, G., Lau, C. K. M., & Vigne, S. A. (2018). Does economic policy uncertainty predict the Bitcoin returns? An empirical investigation. Finance Research Letters, 26, 145-149. Dodgson, M., Gann, D., Wladawsky-Berger, I., Sultan, N., & George, G. (2015). The Academy of Management Journal, 58(2), 325-333. Dyson, B., & Hodgson, G. (2016). Digital Cash: why central bank should start issuing Electronic Money. Positive Money. European Central Bank (ECB) (2018). Virtual Currency Schemes. www.ecb.int/pub/pdf/other/ virtualcurrencyschemes Katsiampa, P. (2017). Volatily estimation for Bitcoin: A comparision of GARCH models. Economics Letters, 158, 3-6. Nelson, B. (2018). Financial stability and monetary policy issues associated with digital currencies. Journal of Economics and Business, 100, 76-78. http://doi.org/10.1016/j. jeconbus.2018.06.002 Meaning, J., Dyson, B., Barker, J., & Clayton, E. (2018). Broadening narrow money: monetary policy with a center bank digital currency. Bank of England Working Papers, 724. Shirai, S. (2019). Money and Central Bank Digital Currency. ADB Institute. http://think-asia.org/ handle/11540/9626 Prasad, E. (2018). Central banking in a digital age: Stock – taking and preliminary thoughts. Hutchins Center on Fiscal and Monetary Policy at Brookings. http://www.brokings.edu/wp- content/uploads/2018/04/es– 20180416/digitalcurrenvies.pdf Riksbank Sveriges (2018). The Riksbank’s e-krona project. http://www.riksbank.se/globalassets/ media/rapporter/e-krona/2018/the-riksbanks-e-krona-project-report-2.pdf Urquhart, A., & Zhang, H. (2018). Is bitcoin a hedge or safe haven for currencies? An intraday analysis. Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract=3114108 WB (2015). Distributed Ledger Technology and blockchain, FinTech Note No.1. http://www. documents.worldbank.org 104 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng trung ương Việt Nam, phân biệt với một số mô hình tổ chức của các quốc gia phát triển
27 p | 1183 | 389
-
Vai trò của ngân hàng trung ương trong giai đoạn mới
4 p | 535 | 179
-
Mô hình cho Ngân hàng Trung ương
3 p | 353 | 88
-
Đề tài " Phân tích các quan điểm khác nhau về việc xác định chức năng của ngân hàng trung ương "
18 p | 217 | 50
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 4: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
38 p | 295 | 35
-
Ghi chú bài giảng 5: Tiền, ngân hàng và vai trò của ngân hàng trung ương - Đỗ Thiên Anh Tuấn
17 p | 118 | 9
-
Đồng tiền số của ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia
18 p | 54 | 8
-
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương - Quan điểm và gợi ý cho Việt Nam
11 p | 57 | 7
-
Bài giảng Tài chính phát triển: Bài 8 - Ngân hàng trung ương và CBDC
49 p | 12 | 7
-
Xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam
11 p | 40 | 7
-
Vai trò của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định hệ thống tài chính và thực thi chính sách tiền tệ trong bối cảnh chuyển đổi số
16 p | 14 | 6
-
Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành - một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay
7 p | 46 | 6
-
Điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương một số nền kinh tế phát triển trong bối cảnh hiện nay và tham khảo cho Việt Nam
10 p | 21 | 5
-
Tương lai của tiền số và những đề xuất quản lý ở Việt Nam
8 p | 25 | 4
-
Tác động của tiền mã hóa đối với ngân hàng trung ương và chính phủ các nước
11 p | 8 | 4
-
Tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương và những thách thức trong chính sách tiền tệ
9 p | 27 | 4
-
Vai trò của ngân hàng trung ương và vấn đề quản lý nợ công: Hàm ý chính sách cho Việt Nam
9 p | 31 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Ngân hàng Trung ương (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
22 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn