intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiến trình thương lượng trong kinh doanh

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

384
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiến trình thương lượng trong kinh doanh bao gồm các bước sau: Tìm hiểu bản thân, tìm hiểu đối tác, tổ chức đội ngũ thương lượng, lập mục tiêu, sách lược, kế hoạch thương lượng,... Mời các bạn tham khảo nội dung để nắm rõ chi tiết tiến trình thương lượng trong kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiến trình thương lượng trong kinh doanh

  1. Tiến trình thương lượng trong kinh doanh Tiến trình thương lượng trong kinh doanh bao gồm các bước sau: I. Giai đoạn chuẩn bị. 1. Tìm hiểu bản thân. Bạn cần xác định đươc những ưu, khuyết điểm cũng như những mặt mạnh và mặt yếu của mình. Ông bà xưa thường nói: “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nếu bạn là người dễ kích động, bạn sẽ rất dễ rơi vào trận địa của đối phương, bạn sẽ dễ bị xỏ mũi bởi một nhà thương thuyết điềm tĩnh. Bên cạnh đó, bạn cần tập luyện một số kỹ năng cần thiết bao gồm sự kiên nhẫn và óc chính xác của một nhà khoa học trong việc tìm kiếm dữ kiện từ phía đối tác. Bạn cần tập kiềm chế cảm xúc và tập cả tính nhạy cảm cùng nghệ thuật lắng nghe. 2. Tìm hiểu đối tác. Trong khi chuẩn bị bạn cần tìm hiểu đối tác về những mặt sau:  Thứ nhất là thực lực của họ, bao gồm cả về lịch sử công ty họ, tình hình tài chính, phẩm chất, ảnh hưởng xã hội…  Thứ hai đó là nhu cầu và ý định của đối tác.  Thứ ba là tìm hiểu về nhân viên đàm phán của họ. Bao gồm đoàn đàm phán của họ gồm những ai? Địa vị và tính cách của các thành viên? Ai là người có tính chất quyết định trong số họ? Thậm chí bạn còn nên dùng tình báo trong những cuộc đàm phán phức tạp để tìm hiểu đối phương về cách nghĩ, cách tính toán, mối quan hệ tồn tại của họ,… chẳng hạn. 3. Tổ chức đội ngũ thương lượng. Thông thường, đội ngũ đàm phán được tổ chức theo 3 chức năng: thương lượng, phân tích và quan sát. Các thành viên sẽ được phân công vào 3
  2. chức năng trên dựa vào sở trường của họ. Người đóng vai trò quan trọng nhất là trưởng đoàn thương lượng. 4. Lập mục tiêu, sách lược, kế hoạch thương lượng. Khi xác định mục tiêu thương lượng cần xét xem bạn có hợp tác với đối phương về sau nữa không, phụ thuộc tính quan trọng của cuộc đàm phán, thời gian thương lượng,… Mục tiêu thương lượng không phải càng cụ thể là càng tốt, nếu chưa có kinh nghiệm thì nên đặt mục tiêu lỏng hơn một chút. Chia mục tiêu tổng thể thành các mục tiêu nhỏ và dự trù thời gian thực hiện mục tiêu ấy. 5. Thương lượng thử. Mặc dù bạn có chuẩn bị tốt tới đâu thì việc sai sót là điều không tránh khỏi. Vì vậy để chủ động hơn trong đàm phán, bạn nên tổ chức một cuộc thương lượng thử và yêu cầu tất cả các thành viên phải đi sâu vào vai trò của mình, bàn bạc và tranh luận như thật. Sau khi chuẩn bị xong, hai bên chính thức bắt đầu cuộc đàm phán. Bạn cần phải tạo ra những điều kiện để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời tìm hiểu ý đồ đối phương nhằm điều chỉnh sách lược cho phù hợp. 1. Tạo bầu không khí. Để thương lương có kết quả thì việc tạo nên bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau và thành thật là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể bắt đầu bằng các câu chuyện về thời tiết, thể thao, phim ảnh, tin trong ngày,… chẳng hạn. 2. Thăm dò đối tác. Bạn cần thăm dò xem đối tác có đáng tin cậy không, họ thành ý hợp tác đến mức nào, đánh giá kinh nghiệm, tác phong của đối thủ ngay khi bạn tiếp xúc họ. Để thăm dò đối tác chính xác hơn, bạn nên quan sát kĩ hành vi, cử chỉ, lời nói của họ. Tuy nhiên phải thăm dò một cách thận trọng và tế nhị. 3. Sửa đổi kế hoạch thương lượng.
  3. Sau khi thăm dò, bạn sẽ có những thông tin chính xác hơn về đối tác. Bước tiếp theo là bạn nên thẩm định lại những vấn đề nào mà trước đây bạn chưa rõ, từ đó điều chỉnh lại sách lược của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0