Xã hội học số 2 (54) 1996 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC VỀ TỰ QUẢN ĐÔ THỊ<br />
<br />
TƯƠNG LAI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiến trình phát biển của xã hội Việt Nam được đẩy mạnh từ công cuộc Đổi Mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề<br />
mà khoa học xã hội nói chung và Xã hội học nói riêng cần tập trung nghiên cứu và đề xuất những kiến giải.<br />
Trong đó, đô thị hóa và quản lý đô thị đang đòi hỏi sự đóng góp của Xã hội học.<br />
Đúng là đang có nhiều điều bức xúc dặt ra đối với đô thị nước ta, những bước phát triển mạnh mê, song<br />
hành với những suy thoái, xuống cấp về nhiều mặt của đô thị. Từ 12,74 triệu người năm 1989, sau 5 năm, dân<br />
số đô thị đã lên đến gần 15 triệu trong 1995. Đô thị đã chiếm gần 40% GDP của cả nước. Khách vãng lai, người<br />
trong nước, người nước ngoài ngày càng đông. Năm 1991: 800.000 khách; năm 1992: trên 440.000 khách; năm<br />
1993: trên 670.000 khách; dự kiến năm 2000 sẽ có trên 3 triệu khách. Số đô thị loại 2 từ 1 tăng thành 5, số đô thị<br />
loại 3 là 15, có thêm 4 đô thị được gọi tên thành phố. Khối lượng xây dựng tăng rất nhanh làm thay đổi bộ mặt<br />
và cảnh quan đô thị. Nhưng cũng chính từ khối lượng và tốc độ tăng ấy mà diễn ra cảnh khách sạn và vũ trường<br />
dồn đuổi trường học và nhà trẻ, các cao ốc nhiều tầng, các tòa nhà hiện đại lấn át các công viên và sân chơi của<br />
trẻ nhỏ, nhà ở, cửa hàng bao vây, che lấp chùa chiền và các di tích lịch sử, vỉa hè bị lấn chiếm, giao thông bị ùn<br />
tắc, cùng với giảm dần tốc độ là việc tăng lên về tai nạn trên đường.<br />
Nếu hai nhóm thành tố chủ yếu tạo nên cuộc sống đô thị là không gian - vật chất và tổ chức - xã hội, thì ở cả<br />
2 nhóm thành tố ấy đều đang bộc lộ hoặc tiềm ẩn những xáo trộn, đụng độ, khủng hoảng.<br />
Về môi trường không gian - hình thể do con người tạo ra bao gồm không gian kiến trúc, quy hoạch cảnh<br />
quan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cả điều kiện khí hậu, sinh thái tự nhiên đều đang đòi hỏi những giải pháp<br />
vĩ mô ở tầm nhìn chiến lược cũng như bàn tay điều khiển của nhà quản lý có tri thức và kỹ năng quản lý đô thị.<br />
Một kiến trúc sư nước ngoài khi nhìn thấy những kiểu dáng kiến trúc lai căng và kệch cỡm đang thịnh hành<br />
đã đặt ra câu hỏi với các nhà kiến trúc Việt Nam: “Bệnh dịch kiến trúc này từ đâu đến và các ông dự đoán đến<br />
năm nào sẽ chấm dứt” 1 .<br />
Một ý kiến khác cùng của một kiến trúc sư thật đáng tham khảo và suy ngẫm:<br />
Một sự giàu lên trông thấy về tiền của, kèm theo một sự nghèo đi về thẩm mỹ. Bộ mặt kiến trúc Việt Nam<br />
hôm nay là bộ mặt của một xã hội đang phân hóa. Tất cả những gì xảy ra trong đời sống đều phản ánh vào kiến<br />
trúc một cách dữ dội, từ sự tham nhũng đến sự tương phản giàu nghèo. Một chân dung của một xã hội xem<br />
thường pháp luật" 2 .<br />
<br />
1<br />
ĐÀM TRUNG PHƯỜNG: Những điều nhức nhối cần bàn luận” Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 1/1996. trang 15.<br />
2<br />
HOÀNG ĐẠO KÍNH: Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 1/1991. trang 41.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
4 Tiếp cận xã hội học đề tự quản đô thị<br />
<br />
<br />
Có lẽ nhận xét trên không cho dành riêng cho nhóm thành tố thứ nhất, nó đã gồm cả sự thẩm bình về các<br />
thành tố tổ chức - xã hội mà chủ yếu là nói đến các cộng đồng cư dân đang sinh sống trong xã hội đô thị với<br />
những thiết chế đã hoặc đang định hình.<br />
<br />
Song, nói đến kiến trúc, không thể nào không đề cập đến tổ chức xã hội khi đi sâu vào các thành tố của<br />
không gian - vật chất. Con người tạo ra tổ chức - xã hội, và cũng chính con người đang xây dựng hoặc hủy hoại<br />
môi trường sống của mình, đang kiến tạo hay đang phá vỡ không gian - vật chất của đô thị mà họ đang sống.<br />
<br />
Trong tác phẩm "Đô thị với tính cách một lối sống” Louis W rồi nhận xét về đô thị phương Tây: "nơi tập<br />
trung dân số quá đông, mật độ cư trú quá cao và tính chất xã hội khác biệt đã tạo ra một hệ thống bị chuyên biệt<br />
hóa, các thiết chế bị hình thức hóa. Những thay đổi to lớn về cơ cấu và thiết chế trong quá trình đô thị hóa đã<br />
mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho dân cư đô thị. Nhận xét đó gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về xã hội đô<br />
thị Việt Nam hôm nay. Đặc biệt, với ý tưởng nhấn mạnh đến các "mô hình văn hoá và cấu trúc xã hội tạo ra đặc<br />
trưng đô thị làm cho nó khác biệt rất rõ với mô hình văn hóa của cộng đồng nông thôn” 3 được xem như là một<br />
đặc trung nổi bật của đô thị thì với đô thị Việt Nam hôm nay đô thị ấy mang những nét dáng rất đáng phải phân<br />
tích. Những bước phát triển của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam là những cố gắng đi đến hiện đại từ truyền<br />
thống. Trong những bước đi đó, cái truyền thống, một mặt tạo ra bản sắc riêng mà nếu không có nó thì cũng<br />
không có lý do của sức sống Việt Nam trong phát triển, nhưng mặt khác cũng trong truyền thống ấy lại có<br />
những nhân tố đang níu kéo và làm chậm sự đổi mới khi truyền thống xuất hiện với tư cách là "một lực lượng<br />
bảo thủ rất lớn" mà F. Angghen đã từng cho ra.<br />
<br />
Khi bàn về nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của Xã hội học, trong đó, tự phát triển của đô thị, sự thay đổi từ<br />
đời sống nông nghiệp đến đời sống công nghiệp, sự mất mát những quan hệ ổn định mà con người vốn có với<br />
các nhà thờ và các cộng đồng quen thuộc buộc các nhà trí thức của thời đại đó tập trung sự chú ý vào trật tự xã<br />
hội và biến đổi xã hội, Jon M. Shepard đưa ra một bình luận: "Trong một ý nghĩa quan trọng, sự xuất hiện của<br />
Xã hội học là một phản ứng báo thủ đối với những đạo luật xã hội của thế kỷ XIX. các nhà tư tưởng xã hội chìm<br />
đắm trong sự lo lắng vì sự mất mát của trật tự xã hội. Sự rối loạn xã hội khiến cho Auguste Comte và những<br />
người khác hướng vào sự phục hồi ý thức cộng đồng, một ý thức về trật tự xã hội và khả năng dự báo” 4 . Đó là<br />
một ý tưởng sâu sắc.<br />
<br />
Thế nhưng, nếu ở thời điểm ra đời với phản ứng bảo thủ đối với đảo lộn xã hội của thế kỷ XIX, xã hội học<br />
có thể tìm thấy lý do thúc đẩy sự phát triển của một bộ môn khoa học non trẻ thì ở ngưỡng cửa của thế kỷ XXI<br />
này, Xã hội học phải tình thấy nguồn cảm hứng về sự cách tân mới có thể trở thành động lực cho sự phát triển<br />
bộ môn khoa học đang ở mũi nhọn của cuộc sống đương đại. Đặc biệt là đối với Xã hội học Việt Nam hôm nay.<br />
<br />
Bởi lẽ, những đảo lộn xã hội mà chúng ta đang chứng kiến cần phải được nhìn nhận như là một cơn đau đẻ<br />
để cho ra đời một sinh thể mới: xã hội công nghiệp và hiện đại thay cho xã hội nông nghiệp cổ truyền vốn đã<br />
kéo dài hàng nghìn năm. Ở đây cần nhớ đến một ý tưởng của C. Mác “Một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện<br />
được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên<br />
hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó. Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau<br />
đẻ 5 . Phải chăng, có một nhận thức đúng và<br />
<br />
<br />
3<br />
L.WRITH: Urbanism as a way of life”. 1938<br />
4<br />
JON M. SHEPART: Sociology. New York. West publishing Company. 1987<br />
5<br />
C MÁC VÀ PH. ANGHEN Toàn tập. Tập 23. Nhà xuất bản Chính tri Quốc gia. Hà Nội- 1993. Trang 21<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tương Lai 5<br />
<br />
<br />
tìm ra được những giải pháp đúng về tự quản đô thị sẽ là cách làm dịu bớt những cơn đau đẻ đối với việc sinh<br />
thành một xã hội mới mà sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang thúc đẩy nó ra đời.<br />
<br />
Chỉ có thể làm dịu bớt, không thể có ảo tưởng xóa bỏ hoàn toàn những đảo lộn xã hội, những đụng độ,<br />
những xáo động. Càng không thể dùng sắc lệnh để làm thay đổi quy luật tự nhiên của những quá trình tự vận<br />
động để cho cái mới ra đời. Ai đó đã nói rất đúng rằng đô thị hoá không cho thay đổi sự phân bố dân cư trong<br />
xã hội mà còn chuyển thế nhiều kiếu mẫu của đời sống xã hội 6 . Trong sự biến đổi, cái cũ vẫn cố duy trì, níu kéo<br />
quá trình đi tới bằng những tập tục, những thói quen, những lối mòn quen thuộc. Mà oái oăm thay, chính trong<br />
những tập tục, những thói quen, những lối mòn quen thuộc được định hình trong một chiều dài lịch sử của cuộc<br />
sống dân tộc ấy, lại vốn là nguyên liệu để chưng cất lên những tinh hoa của truyền thống.<br />
<br />
Bởi vậy, “sự phục hồi ý thức cộng đồng, một ý thức về trật tự xã hội” theo sự mong muốn của Auguste<br />
Comte để khắc phục sự rối loạn xã hội, đối với chúng ta hôm nay đang là sự giao thoa giữa cái hiện đại và cái<br />
truyền thống. Khi chúng ta đòi hỏi cần “tích cực hóa các mối quan hệ cộng đồng để đảm bảo sự tham dự của<br />
quần chúng trong mọi giải pháp xã hội trên địa bàn đô thị, phát huy cơ chế kiểm tra xã hội trên các cấp độ quan<br />
hệ xã hội vi mô và vĩ mô" 7 thì chính là chúng ta đang đòi hỏi phải làm cho vấn đề quản lý đô thị được vận hành<br />
trên cơ sở ý thức công dân của mỗi người dân đô thị, trên sức mạnh của cộng đồng được tổ chức, và quan trọng<br />
hơn tất cả là trình độ dân trí được nâng cao để có thể phát huy tinh thần cộng đồng, nét nổi bật của truyền thống<br />
trên một bình diện mới.<br />
<br />
Và nói như thế cũng có nghĩa là chúng ta không bê nguyên xi lối sống cộng đồng làng xã để đặt vào cuộc<br />
sống đô thị, nơi đang hình thành một lối sống đặc trưng phù hợp với không gian, tốc độ, sự đa dạng phức tạp<br />
của nghề nghiệp, tính cách biệt của cư trú v.v..: Đã có một thời, “quan niệm hiện đại lúc đó về các khu nhà ở là<br />
chiều cao thường từ 2 - 5 tầng, các căn hộ có diện tích bằng nhau, thể hiện nguyên tắc bình quân, và các khu phụ<br />
được sử dụng chung cho từng tầng để tăng cường giao tiếp xã hội và cộng đồng nơi ở. Mọi biểu hiện cá nhân<br />
đều bị hạn chế tới mức tối đa. Các căn hộ đều sử dụng chung hành lang và cầu thang. Khái niệm "căn hộ khép<br />
kín" lúc đó thực sự là chưa tồn tại. Nếp sống cộng đồng thôn di đã tìm thấy sự tiếp tục và nâng cao ở kiến trúc<br />
nhà ở đô thị.... Người ta cố gắng xoa đi cái mặc cảm của đô thị thực dân trước ngày gần phóng, bằng cách đưa<br />
vào trong đời sống của nó những yếu tố của đời sống cộng đồng, vốn được thể hiện trong xã hội nông thôn<br />
truyền thống 8 ". Cuộc sống, tự nó đã bác bỏ những sự áp đặt đượm màu sắc duy ý chí của cách quan niệm cứng<br />
nhắc và thô thiển kìm hãm sự phát triển của cá nhân và làm nghèo nàn sức mạnh cộng đồng. Chủ nghĩa bình<br />
quân chủ có thể dẫn đến sự chia đều nghèo khổ và phân phát đặc quyền đặc lợi cho một nhóm người chứ không<br />
chia đều sự giàu có và tiện nghi cho tất cả mọi người. Cùng với đổi mới tư duy kinh tế, chấp nhận nền kinh tế<br />
nhiều thành phần, chấp nhận chế độ đa sở hữu là chấp nhận sự đa dạng trong các kiểu dáng kiến trúc đô thị, sự<br />
khác biệt trong các nhu cầu sinh hoạt và lối sống đô thị. Sự “bung ra” của cái cá nhân được giải tỏa, không thể<br />
không kéo theo những xô bồ, kệch cỡm, bao hàm trong nó cả những thái quá lẫn những bất cập. Trong sự<br />
“chuyển thể nhiều kiếu mẫu của đời sống xã hội”, có những cái thể hiện rõ tính quy luật của cuộc sống đô thị,<br />
một bước tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hóa, cùng<br />
những cái đó, không thể nào tránh khỏi những<br />
<br />
<br />
6<br />
JOHN MACIONIS: Sociology xuất bản tại Mỹ năm 1988<br />
7<br />
NGUYỄN QUANG VINH: “Tìm hiểu môn xã hội học đô thị”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội – 1996. Trang 97.<br />
8<br />
NGUYỄN ĐỨC TRUYÊN: "Từ chính sách nhà ở đến chiến lược phát triển đô thị” Tạp chí Xã hội học. Số 3 năm 1993.<br />
trang 82.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
6 Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị<br />
<br />
<br />
xáo trộn, những bục vỡ, những tệ nạn... làm cho xã hội đô thị đem lại những tác động nặng nề đối với đời sống<br />
cư dân. Chẳng hạn, tiếng ồn, sự tràn ngập của thông tin nhiều chiều, nhiều nguồn không đủ khả năng xử lý, phải<br />
đương đầu thường xuyên với sự quá tải tâm lý của người dân đô thị v.v... Tất cả những có đó là nét phổ biến của<br />
đời sống đô thị không riêng gì ở Việt Nam. Phát huy tối đa những nhân tố tích cực và giảm thiểu đến mức thấp<br />
nhất những nhân tố tiêu cực của lối sống đô thị, điều ấy tùy thuộc vào vai trò của quản lý đô thị. Ấy vậy mà, đây<br />
lại là vấn đề nan giải, vì quản lý đô thị đang là một yếu kém của chúng ta. Chúng ta vừa thiếu kinh nghiệm vừa<br />
thiếu kiến thức trong quản lý đô thị, vì rằng, vấn đề này mới thực sự được đặt ra trong mươi năm trở lại đây.<br />
<br />
Khi đất nước bước ra khỏi thời kỳ chiến tranh ngót nửa thế kỷ tính từ 1975, tổ chức các bộ máy hành chính<br />
các đô thị cồng kềnh, nhiều tầng nấc, công việc chồng chất và nhiều khi cản trở lẫn nhau, hiệu lực và hiệu quả<br />
thấp. Nạn quan liêu, lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn yếu.<br />
Đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ, một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất...<br />
Sự yếu kém của bộ máy hành chính thể hiện rõ rệt nhất trong việc quản lý đất dai, quản lý xây dựng và quản lý<br />
trật tự giao thông. Sự buông lỏng quản lý trên các mặt này đã dẫn đến tình trạng bất chấp pháp luật lấn chiếm<br />
đất công, xây dựng trái phép và không phép tắc, ùn tắc và tai nạn giao thông xảy ra phố biến khắp nơi. Tình<br />
hình xâm phạm và phá hỏng các công trình công cộng và các hành lang bảo vệ như cầu đường, đê điều, điện<br />
nước v.v... chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Việc xả rác, phóng uế bừa bãi không bị lên án. Tóm lại, sự yếu<br />
kém của quản lý, sự buông lỏng trật tự kỷ cương đã không giúp tạo ra nếp sống đô thị với những chuẩn tắc trở<br />
thành thói quen của người dân 9 . Chính đây là vấn đề đặt ra với Xã hội học, đây là vấn đề mà Xã hội học phải có<br />
sự nhận diện, miêu tả, phân tích, dự báo và đề xuất những kiến nghị. Và cũng chính xuất phát từ đây mà ý tưởng<br />
về tự quản đô thị cần được hoàn thiện.<br />
<br />
Tự quản đô thị không phải là một ý tưởng mới mẻ. Nó đã được đặt ra cùng với quá trình đô thị hóa bắt đầu ở<br />
phương Tây với các nước công nghiệp phát triển. Song, đối với Việt Nam, một nước đang ở trình độ của sản<br />
xuất nông nghiệp là phổ biến, hoặc nói theo cách diễn đạt của Alvin Tofler, đang ở làn sóng thứ nhất của nền<br />
văn minh nông nghiệp, bước dần vào làn sóng thứ hai của nền văn minh công nghiệp trong lúc làn sóng thứ ba<br />
của nền văn minh tin học đang lôi cuốn nhịp phát triển của thế gia bước vào thế kỷ XXI, thì vấn đề nói trên lại<br />
có những mầu sắc riêng, ý nghĩa riêng.<br />
<br />
Để đi sâu phân tích những màu sắc riêng, ý nghĩa riêng đó, cần chú ý đến một nhận xét về quản lý đô thị ở<br />
các nước đang phát triển: "nếu ở các nước đã phát triển ở phương Tây, về mặt quản lý, sự lớn lên của đô thị đi<br />
theo sự phát triển kinh tế theo nhịp lớn lên của các xí nghiệp tư nhân và phần lớn của khu vực phi chính phủ dẫn<br />
đầu thì ở các nước đang phát triển, sự lớn mạnh của các đô thị thường do chính phủ trung ương quản lý. Ở đấy,<br />
người ta tìm cách gia tăng hiệu quả kinh tế trong quản lý đô thị trong khi vẫn cố gắng duy trì cơ cấu xã hội<br />
truyền thống” 10 [Tôi nhấn mạnh-TL].<br />
<br />
Hậu quả của chiến tranh kéo dài để lại những ảnh hưởng nặng nề trong đời sống đô thị, trong quá trình đô<br />
thị hóa. Trong chiến tranh, các đô thị ở Miền Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa cưỡng bức mà hệ lụy của nó<br />
vẫn kéo dài cho đến tận hôm nay. Ở miền Bắc, lại diễn ra cuộc "giải đô thị hoá” tạm thời để chống lại sự huỷ<br />
diệt của các cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ. Sau 1975, rất nhiều việc cần phải làm để cân bằng trở lại nhịp sống<br />
<br />
<br />
9<br />
Báo cáo của Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc tại Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ hai (7-1995). Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số<br />
3/1995. Trang 9.<br />
10<br />
TRỊNH DUY LUÂN: “Tổng quan về môn Xã hội học Đô thị” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - 1996. Trang 9.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tương Lai 7<br />
<br />
<br />
đô thị. Từ sau khi công cuộc Đổi Mới được phát động, cùng với tính năng động xã hội được đẩy tới trong mọi<br />
lĩnh vực của đời sống đất nước, nhịp sống đô thị đã chuyển sang một giai đoạn mới của kinh tế thị trường, đẩy<br />
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù vậy, dấu ấn của một thời đã qua vẫn in đậm trên cuộc sống đô thị<br />
hôm nay. Sự đan xen của những mô hình văn hóa trong lối sống đô thị là sự phản ánh khá tập trung những vấn<br />
đề về cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống quản lý.<br />
Chúng ta nói nhiều đến công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa trên cái nền của một xã hội mà cư dân<br />
nông thôn, nông nghiệp chiếm đến 80%. Vậy thì mô hình văn hóa và cấu trúc xã hội tạo ra đặc trưng đô thị làm<br />
cho nó khác biệt với mô hình văn hóa nông thôn, ý tưởng của L.Wirth đã nhắc ở trên cần được luận giải như thế<br />
nào? Phải chăng là đặc trưng đô thị Việt Nam là ở chỗ chưa cắt đứt hoàn toàn với mô hình văn hóa nông thôn,<br />
nông nghiệp. Thậm chí, đã có lúc, có nơi người ta than phiền về vấn đề nông thôn hóa đô thị. Có người đã phân<br />
tích về dáng dấp "phố huyện" trong nhiều đường nét của kiến trúc, tập quán, lối sống thậm chí phong cách quản<br />
lý trong nhiều thành phố lớn, kể cả Thủ đô!<br />
Giáo sư Trần Đinh Hượu trong công trình nghiên cứu “Đến hiện đại từ truyền thống” đã phê phán sự thiển<br />
cận không phân biệt được sự trùng hợp, sự giống nhau giữa mô hình cũ và mới, tạo điều kiện cho cái cũ nhập<br />
thân vào tổ chức mới, đã nhất thể nông thôn hoá, nông thôn hoá cả đô thị, nông thôn hoá cả trường học, cơ<br />
quan. Con người gặp những quan hệ cũ nên sống theo lối cũ. 11<br />
Ấy vậy mà, theo Viện Quy hoạch nông thôn và đô thị "dòng di dân và di chuyển lao động từ nông thôn tới<br />
các đô thị lớn và các trung tâm công nghiệp - dịch vụ với quy mô ngày càng lớn và da dạng…Mức tăng dân số<br />
tự nhiên ở đô thị hiện nay là l,7% đến l,8% thì mức tăng dân số do di dân có thể tới 2% đến 2,5%. Cũng theo<br />
nguồn trên, số liệu thống kê của Cục cảnh sát Nhân dân cho biết tìm hiểu 723 người từ các tỉnh khác về sống<br />
lang thang ở Hà Nội hiện nay thì trước đó làm ruộng 315 người (44%), 267 người không nghề (37%) Còn theo<br />
điều tra của CPS (Trung tâm Dân số và nguồn lao động) 70% lao động từ nông thôn chuyển ra đô thị được<br />
phỏng vấn thì 70% làm nghề thuần nông, 6% là làm ruộng và kiêm nghề phụ. 12<br />
Ấy vậy mà, theo dự báo của PTS Đỗ Trọng Hùng, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học về "Một số nhiệm<br />
vụ và giải pháp có tính chiến lược về lao động xã hội đến năm 2000” thì "dòng di chuyển lao động từ nông thôn<br />
ra thành phố ngày càng tăng. Những năm gần đây, tốc độ tăng lao động ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn<br />
(thành thị 4,3%; nông thôn 3,23%). Dự báo đến năm 2000 trên thi trường lao động, cũng lên tới 43,99 triệu lao<br />
động. Các năm 1996) – 2000 tổng số người vào tuổi lao động là 8,571 triệu người và tổng số ra tuổi lao động là<br />
1,779 triệu người 13 .<br />
Theo PTS Bùi Ngọc Thanh, Chủ nhiệrn Đề tài KX - 08-04, “Chính sách xã hội nông thôn”, trong số 16.340<br />
người từ nông thôn vào Hà Nội kiếm sống năm 1993 thì có 2.517 đạp Xích lô, 1.872 người làm thợ mộc, 932<br />
người làm thợ xây dựng, 1.044 người bới rác, “đồng nát”, 285 người làm cơ khí sửa chữa và 4.032 người làm<br />
các công việc khác... Trong số gái mại dâm vào thành phố hành nghề, 70% xuất cư từ nông thôn 14 .<br />
Vậy là, cùng với quá trình đô thi hóa được đẩy mạnh số lượng người nông thôn vào thành phố ngày càng<br />
đông, ảnh hưởng của nó sẽ ra sao?<br />
<br />
11<br />
TRẦN ĐÌNH HƯỢU: Đến hiện đại từ truyền thống. Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX-07. Xuất<br />
bản 1994. Trang 188.<br />
12<br />
Xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị. Nhà xuất bản xây dựng. Hà Nội -1994. Trang 49, 53<br />
13<br />
Đề tài “Một số nhiệm vụ và giải pháp có tính chiến lược về lao động xã hội đến năm 2000”. Tư liệu Viện Khoa học Lao<br />
động và các vấn đề xã hội. Trang 17, 18.<br />
14<br />
Đề tài KX – 08-04: “Chính sách xã hội nông thôn”. Báo cáo tổng quan. Trang 87, 88.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
8 Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị<br />
<br />
<br />
Chính vì thế, đặt vấn đề tự quản đô thị, không thể không xuất phát từ thực trạng của đời sống đô thị Việt<br />
Nam hôm nay. Cần nhắc lại ở đây một khuyến cáo của giáo sư Brahm Wesman, Giáo sư Trường Đại học British<br />
Columbia trong một tọa đàm với Viện Xa hội học về đô thị hóa ở Việt Nam cách đây 5 năm “Vấn đề quan trọng<br />
nhất đối với các bạn trong lĩnh vực đô thị ư? Đó là sự thỏa thuận hay là cam kết có tính thiết chế trong quản lý<br />
đô thị 15 .<br />
Đây là một khuyến cáo có ý nghĩa.<br />
Đô thị theo mong muốn của chúng ta, là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Bản sắc<br />
văn hóa truyền thống dân tộc, một trong những đường nét đặc trưng của đô thị Việt Nam, đương nhiên cần được<br />
thể hiện một cách sâu sắc trong các thành tố tạo nên cuộc sống đô thị. Tinh thần cộng đồng, lòng nhân ái, quý<br />
trọng đạo lý trong ứng xử giữa người và người là những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được khai thác và<br />
phát huy trong tự quản đô thị. Cùng với điều ấy, phải thay cho hết, cho sâu những nhược điểm của lối sống tiểu<br />
nông cùng với những tập quán và thói quen lạc hậu mà có nét tác động xấu đến lối sống đô thị là tinh thần luật<br />
pháp rất thấp. Đưa cái tập quán chỉ ứng xử theo lệ chứ không theo luật, theo tinh thần “phép vua thua lệ làng”<br />
vào đời sống đô thị hôm nay sẽ là một tai họa dối với trật tự kỷ cương đô thị. Do vậy, cộng đồng đô thị mà<br />
chúng ta nói đến phải là cộng đồng được hình thành vì lợi ích chung trên căn bản luật pháp. Nói cách khác, phát<br />
huy sức mạnh của cộng đồng đô thị trong quản lý đô thị phải được xây dựng trên ý thức công dân, đó là ý thức<br />
của mỗi con người đang tự khẳng định mình như một cá nhân công dân tồn tại trong một xã hội dân sự. Xã hội<br />
dân sự ấy gắn bó với nhà nước pháp quyền như bóng với hình. Tính cộng đồng được phát huy trong cộng đồng<br />
đô thị không còn giữ nguyên vẹn như cộng đồng làng xã trước đây mà ở đó, ý thức về cá nhân bị lấn át, bị hòa<br />
tan vào trong cộng đồng<br />
Để làm rõ ý này, chúng tôi dẫn ra đây ý kiến của Giáo sư Fukutake Tadashi ở trường đại học Tokyo về "Cơ<br />
cấu xã hội Nhật Bản khi ông phân tích về cộng đồng đô thị Nhật Bản hiện nay và cộng đồng nông thôn trước<br />
kia: "Sự cưỡng chế có tính chất cộng đồng, sự câu thúc phi dân chủ đã mất di, chủ nghĩa cá nhân của từng người<br />
dân trở nên mạnh mẽ, nên tính hợp tác đoàn kết bị yếu đi. Vì thế sự hình thành cộng đồng 15 năm trở lại đây<br />
được lý giải là: sau khi sự liên kết của cộng đồng phi dân chủ giải thể, người ta lại cố gắng tập hợp một cách dân<br />
chủ những cư dân phân tán và tạo lập sự hợp tác đoàn kết có tính chất thị dân mới... Chính việc mạnh mẽ kêu<br />
gọi tạo lập cộng đồng này chứng tỏ khuynh hướng tan rã tính chất cộng đồng của thôn xã" 16 .<br />
Ý kiến của nhà xã hội học Nhật Bản gợi cho chúng ta suy nghĩ về những vấn đề của quá trình đi đến hiện<br />
đại từ truyền thống.<br />
Tính cộng đồng trong tự quản đô thị mà chúng ta mong muốn vừa có sự kế thừa và phát huy của truyền<br />
thống cộng đồng làng xã, vừa có sự phủ định, tước bỏ những hạn chế của nó. Bởi lẽ "hệ thống cũ hay hệ thống<br />
mới cũng đều có những sở trường, sở đoản, cái làm được và cái không làm được. Xã hội phương Đông với Nho<br />
giáo làm công cụ ý thức cũng đã tổ chức được trong nhiều thế kỷ một xã hội trật tự, ổn định. Trật tự ổn định<br />
tương đối so với xã hội phong kiến châu Âu. Trật tự đó dựa trên tinh thần nhân nhượng, sống bằng tình nghĩa<br />
đoàn kết tương trợ trong cộng đồng. Mọi người tuân theo cấp trên, hy sinh vì nghĩa mà làm việc chung. Đó là<br />
những mặt mạnh của xã hội phương Đông, ngày nay nhiều nước Đông Á đang lợi dụng, phát huy<br />
<br />
<br />
15<br />
BRAHM WESMAN: “Hà Nội qua con mắt một người phương Tây”.<br />
16<br />
FUKUTAKE TADASHI: “Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Xuất bản 1994. Trang<br />
100 & 101.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tương Lai 9<br />
<br />
<br />
để ổn định xã hội, tăng tốc phát triển kinh tế. Nhưng với truyền thống đó, giữa người trên nhân từ và khoan huệ<br />
với người dưới phục tùng và biết ơn, sự nhân nhượng hy sinh chỉ có từ một phía. Đó là quan hệ trên dưới kiểu<br />
gia trưởng, duy trì đoàn kết, ổn định bằng tâm địa tốt chứ không bằng sự công bằng. Nó giành dân tâm nhưng kị<br />
dân chủ. Cho nên không thể mở rộng dân chủ trên truyền thống đó” 17 .<br />
Vậy thì, xây dựng ý thức tự quản đô thị thực chất là phát huy tinh thần dân chủ trên căn bản luật pháp để<br />
huy động sức mạnh cộng đồng trong hoạt động đô thị. Sự hiểu biết của các tầng lớp cư dân về dân chủ và luật<br />
pháp để điều chỉnh lợi ích và hành động của mình theo đúng luật pháp, ý thức kiểm tra việc thực hành dân chủ<br />
và thi hành luật pháp, đấy chính là nền tảng của tự quản đô thị. Vậy thì, quyết định sự thành bại của tự quản đô<br />
thị phải là sự nỗ lực xây dựng xã hội dân sự, xây dựng nhà nước pháp quyền. Tự quản đô thị chỉ có thể phát huy<br />
tác dụng trên cơ sở nâng cao ý thức công dân về quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Những bài học kinh nghiệm<br />
trong việc thực hiện Chỉ thị 86/CP về lập lại trật tự và kỷ cương đô thị trong hai năm qua càng cho chúng ta thấy<br />
vấn đề tự quản đô thị ở Việt Nam hôm nay chỉ có thể thực hiện được trên căn bản của một sự quản lý mạnh mẽ<br />
kiên quyết và có hiệu lực của Nhà nước và sự hiểu biết đầy đủ về dân chủ và luật pháp của mỗi công dân. Phát<br />
động sức mạnh của cộng đồng không trên căn bản của một trình độ dân trí được nâng cao, mỗi công dân ý thức<br />
được ý nghĩa hành động của mình thì hệ quả của nó chưa phải là điều có thể an tâm. Tổ chức cộng đồng đô thị<br />
mà chúng ta mong muốn chính là tổ chức tự nguyện "được cam kết có tính thiết chế” từ nghĩa vụ và quyền hạn<br />
của mỗi công dân. Luật pháp là điểm tựa trong hoạt động tự quản. Lòng tốt, sự biết ơn không thể thay thế cho<br />
luật pháp. Tinh thần tự nguyện và trật tự kỷ cương trong nhịp sống đô thị chỉ có thể được hình thành vững chắc<br />
gắn liền với sự quản lý có hiệu lực của bộ máy nhà nước. Tự quản đô thị chỉ có thể phát huy sức mạnh trên nền<br />
tảng của một xã hội biết sống theo pháp luật. Tinh thần pháp luật của xã hội dân sự được xây dựng vững chắc là<br />
nền tảng của các hoạt động tự quản đô thị. Ở dây, một lần nữa, chúng ta lại thấy: phát huy sức mạnh cộng đồng<br />
trong tự quản đô thị gắn liền với sự quản lý chặt chẽ và có hiệu lực của nhà nước như bóng với hình chẳng khác<br />
nào sự gắn kết như bóng với hình của xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền trong đời sống của một đất nước<br />
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa để xây dựng xã hội hiện đại.<br />
Nếu cộng đồng là một trong những khái niệm cực kỳ quan trọng trong thao tác tư duy của xã hội học thì khi<br />
nghiên cứu về tự quản đô thị xã hội học cần tập trung làm sáng tỏ nét dáng đặc thù của tổ chức xã hội, trong đó<br />
thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa cư dân trên những địa bàn họ cư trú tại đô thị. Nét dáng đặc thù ấy cần được<br />
phân tích trên nhiều chiều cạnh khác nhau mà chiều cạnh văn hóa và lối sống có ý nghĩa đặc biệt. Bởi lẽ, cộng<br />
đồng chúng ta nói ở đây trước hết là cộng đồng hình thành trên địa bàn lãnh thổ cư trú. Hoạt động của các thành<br />
viên trong công đồng ấy lại không lệ thuộc hoặc bị quy định bởi địa bàn cư trú, do vậy mà luôn tồn tại một nét<br />
đặc trưng: các thành viên của cộng đồng này tuy ở trong cộng đồng nhưng không hoàn toàn thuộc về cộng đồng.<br />
Một vấn đề phải được đặt ra là sự nhất thể hóa theo hướng dọc của những quan hệ cơ cấu và chức năng của các<br />
đơn vị xã hội trong cộng đồng với các thiết chế xã hội rộng lớn hơn, chuyên biệt hơn. Do vậy, sự chú trọng phân<br />
tích các chiều cạnh văn hóa và lối sống sẽ có triển vọng hơn trong việc tổ chức và phát huy sức mạnh cộng đồng<br />
trong quản lý đô thị. Đấy là lý do vì sao, bàn về tự quản đô thị, chúng tôi lại cho tập trung vào những vấn đề nói<br />
trên.<br />
Tự quản đô thị đang là một chủ đề hàm chứa trong đó nhiều nghịch lý, nhiều kiến giải từ nhiều hướng tiếp<br />
cận khác nhau đòi hỏi những tìm tòi nghiên cứu và là<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
TRẦN ĐÌNH HƯỢU. Sách đã dẫn. Trang 192.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
10 Tiếp cận xã hội học về từ quán đô thị<br />
<br />
<br />
tranh luận thú vị của nhiều bộ môn khoa học. Phát biểu vấn đề này, chúng tôi muốn đề xuất một hướng nghiên<br />
cứu để mong qua đó mà có thể có những đóng góp thiết thực từ hướng tiếp cận Xã hội học về quản lý đô thị<br />
trong thời kỳ mới của tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa mà Đại hội lần thứ VIII của Đảng sẽ vạch ra.<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
1 Tạp chí Xã hội học, từ năm 1990 đến năm 1995.<br />
2. Tạp chí Kiến trúc, từ số 1 năm 1994 đến số 1 năm 1996.<br />
3. Tìm hiểu môn Xã hội học Đô thị. Trịnh Duy Luân chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1996.<br />
4. Khảo sát Xã hội học về Phân tầng xã hội của tương lai. Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1995.<br />
5. Những nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và chính sách xã hội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội -<br />
1994.<br />
6. Sociology - Sixth Edition của David Popenoe Prentice. Hall, Englewoods Clitfs. New Jersey 07632. 1986.<br />
7. Method and Theory in Comparatice urban S'udies của David A. Smith trong 1nternational Journal of<br />
Comparative Sociology, Volume XXXII, Number 1-2. January, April 1991 .<br />
8. Urbanisme as a way of life. L Wirth, 1938.<br />
9. Sociology của Jon M. Schepart. Newyork. West piblishing Company 1987.<br />
10. Cơ cấu xã hội Nhật Bản của Fukutake Tadashi. Bản dịch của Hồ Hoàng Hoa do Viện Nghiên cứu Chủ<br />
nghĩa Mác Lê nin và Tư tưởng Hồ Chi Minh xuất bản. 1994.<br />
11. Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đinh Hượu. Xuất bản năm 1994.<br />
12. C.Mác & Angghen toàn tập. Tập 23. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 1993<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />