JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 88-93<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0014<br />
<br />
TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ<br />
Nguyễn Thúy Nga<br />
<br />
Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi có sự tương tác giữa những người sử dụng ngôn<br />
ngữ khác nhau. Sau một thời gian, quá trình tiếp xúc ngôn ngữ sẽ có những tác động đến<br />
những ngôn ngữ liên quan trong quá trình này. Có thể nói rằng không có ngôn ngữ nào<br />
đang được sử dụng mà không có bất kì sự tiếp xúc nào với ngôn ngữ khác hoặc vay mượn<br />
từ vựng để bổ sung, diễn đạt những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới. Lịch sử ngôn<br />
ngữ Việt Nam đã chứng kiến nhiều giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ từ tiếng Hán, tiếng Pháp,<br />
tiếng Nga v.v. và hiện tại là tiếng Anh, mỗi giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ lại gắn với một giai<br />
đoạn phát triển xã hội khác nhau.<br />
Từ khóa: Tiếp xúc ngôn ngữ, Việt Nam, từ vay mượn, tiếng Việt.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tiếp xúc ngôn ngữ đã trở thành điều tất<br />
yếu chứ không phải điểm bất thường đối với bất kì quốc gia nào và việc vay mượn ngôn ngữ là<br />
sản phẩm không thể thiếu của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ này. Một số công trình [1-11] đã đề cập<br />
đến sự tiếp xúc, vay mượn của tiếng Việt đối với một số ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp. Trên<br />
cơ sở tiếp thu cùng với việc sưu tầm, tập hợp tư liệu, chúng tôi cố gắng làm rõ quá trình tiếp xúc<br />
ngôn ngữ nhằm mang lại hướng nhìn tổng thể và bao quát những mốc vay mượn trong lịch sử hình<br />
thành và phát triển của tiếng Việt.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ<br />
<br />
Tiếp xúc ngôn ngữ xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa những người có vốn ngôn ngữ khác<br />
nhau. Weinreich cho rằng ‘hai hoặc nhiều ngôn ngữ được xem là có tiếp xúc nếu chúng được sử<br />
dụng luân phiên bởi một số người’ [12;1]. Từ định nghĩa này có thể hiểu rằng tiếp xúc ngôn ngữ<br />
cần có môi trường song ngữ và những người có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ. Có nghĩa là<br />
những người giao tiếp phải có khả năng sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ để có thể sử dụng<br />
những ngôn ngữ này luân phiên. Thêm vào đó, họ phải tham gia vào cuộc giao tiếp để tạo ra sự<br />
tiếp xúc ngôn ngữ. Khi Weinreich đưa ra định nghĩa này, ông nhấn mạnh tới một khía cạnh của<br />
tiếp xúc ngôn ngữ đó là tiếp xúc ngôn ngữ ở dạng ngôn ngữ nói với sự hiện diện của người tham<br />
Ngày nhận bài: 15/10/2015. Ngày nhận đăng: 20/2/2016<br />
Liên hệ: Nguyễn Thúy Nga e-mail: thuynga.nguyen@hnue.edu.vn<br />
<br />
88<br />
<br />
Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì<br />
<br />
gia giao tiếp sử dụng cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, định nghĩa chưa đề cập đến sự tiếp xúc thông<br />
qua hình thức ngôn ngữ viết ví dụ như thông qua sách báo, tạp chí hoặc thông qua phương tiện đại<br />
chúng (đài, báo, phim ảnh).<br />
Năm mươi năm sau định nghĩa của Weinreich, Thomason đã đưa ra một định nghĩa về tiếp<br />
xúc ngôn ngữ có phần linh hoạt hơn. Theo Thomason tiếp xúc ngôn ngữ là việc sử dụng hơn một<br />
ngôn ngữ trong cùng một thời gian và địa điểm [12;1]. Có thể hiểu thông qua định nghĩa này là<br />
khả năng song ngữ trôi chảy không phải là điều thiết yếu nhưng việc giao tiếp giữa các ngôn ngữ<br />
khác nhau là cần thiết. Thêm vào đó, tiếp xúc có thể được thực hiện mà không cần có sự xuất hiện<br />
của những người có ngôn ngữ khác nhau trong cùng một thời gian và địa điểm, ví dụ như tiếp xúc<br />
thông qua âm nhạc, phim ảnh, internet, sách báo, tạp chí v.v. Định nghĩa của Thomason đã bao<br />
quát được các khác khía cạnh rộng của tiếp xúc ngôn gữ bao gồm nói và viết.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam<br />
<br />
“Lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam phản ánh lịch sử chính trị” [14;61].<br />
Đã có khá nhiều tranh luận về việc có phải người Việt cổ (proto-Vietnamese) có chữ viết<br />
trước khi người Trung Quốc đến vào năm 111 Trước công nguyên hay không. Một số học giả cho<br />
rằng hệ thống ngữ âm Việt cổ của chữ viết đã tồn tại nhưng đã bị xóa sổ bởi quân Hán [15;7-8].<br />
Tuy nhiên, luận điểm này đã bị bác bỏ bởi các học giả khác như Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn<br />
Tài Cẩn. Hai ông cho rằng trong giai đoạn này có hai ngôn ngữ cùng được sử dụng là tiếng Hán<br />
và tiếng Việt cổ, nhưng chỉ có ngôn ngữ Hán là ngôn ngữ viết chứ không có hệ thống chữ viết của<br />
tiếng Việt cổ trước khi bị xâm lược. Dưới sự kiểm soát trong thời nhà Hán, tiếng Việt đã phải chịu<br />
sự lấn át của một dòng ngôn ngữ tiếng Hán, tuy nhiên, những từ này không được mượn bởi những<br />
người có khả năng song ngữ mà được mượn thông qua việc tiếp xúc với những người Việt song<br />
ngữ (là người Việt có thể đọc và nói tiếng Trung Quốc) - họ là người mang ngôn ngữ viết thành<br />
ngôn ngữ chính thức của Việt Nam [9;3]. Các văn bản chữ viết được lựa chọn để đại diện cho ý<br />
tưởng (ví dụ: chữ viết ghi ý) hoặc đại diện cho các từ (ví dụ: hệ thống các kí hiệu) [4;10]. Mặc dù<br />
tiếng Hán được sử dụng trong suốt thời kì Bắc thuộc (từ 111 trước Công nguyên đến 939 sau Công<br />
nguyên), chỉ có một vài từ tiếng Việt được tạo thành từ các văn bản tiếng Trung, và các văn bản<br />
của tiếng Trung thời kì này đã không đến được với các cư sĩ Việt [4;12]. Tiếp xúc ngôn ngữ trong<br />
thời gian này được tập trung theo một “hướng duy nhất” [16], trong đó tiếng Hán là ngôn ngữ bậc<br />
cao, còn tiếng Việt là ngôn ngữ bậc thất. Ngôn ngữ trong thời kì này bao gồm song ngữ giữa ngôn<br />
ngữ nói và ngôn ngữ viết tiếng Hán (substrata) với ngôn ngữ nói Hán - Việt (substrata), giữa các<br />
nhóm người Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền nhà Hàn, và giữa nhóm người Việt<br />
đơn ngữ nói tiếng Việt và quan xâm lược người Hán đơn ngữ đến từ Trung Quốc. Do đó, sự vay<br />
mượn tiếng Hán vào Việt Nam nếu có thì cũng sẽ rất ít [9;69].<br />
Sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của người Hán và nổi lên như một quốc gia độc lập vào<br />
năm 939 sau Công nguyên, Việt Nam kí kết các hiệp định với Trung Quốc để đảm bảo rằng chế<br />
độ quân chủ Việt Nam sẽ hình thành mối quan hệ chư hầu với Trung Quốc. Cứ ba năm một lần<br />
Việt Nam sẽ phải cống nạp sang Trung Quốc [4;13]. Chế độ quân chủ độc lập kéo dài trong 712<br />
năm (939 – 1651); ngôn ngữ được sử dụng trong suốt thời kì này là tiếng Hán và tiếng Việt. Sự<br />
tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt lúc này không còn là giữa kẻ xâm chiếm và kẻ bị<br />
xâm chiếm nữa, người sử dụng ngôn ngữ Việt có nhiều sự lựa chọn trong việc vay mượn ngôn ngữ.<br />
Khi tiếp xúc ngôn ngữ không bị ràng buộc bởi nền chính trị và mối quan hệ xâm chiếm thì việc<br />
mượn từ lại đi sau vào ngôn ngữ bởi đây là quá trình vay mượn tích cực của người dân Việt Nam<br />
chứ không phải do bắt buộc [17;20]. Khi người Việt vay mượn từ tiếng Hán, họ sẽ phát âm và đọc<br />
89<br />
<br />
Nguyễn Thúy Nga<br />
<br />
theo thói quen ngôn ngữ của họ [4;8]. Một trong những cách vay mượn từ tiếng Hán mới đã được<br />
hình thành theo cách thức từ tiếng Hán được phát âm theo cách của người Việt và giữ trật tự từ<br />
theo tiếng hoặc thích ứng với thứ tự từ của ngôn ngữ Việt, điều này đã làm cho việc mượn từ ngữ<br />
từ tiếng Hán trở nên phổ biến [9;70].<br />
Không giống như ngôn ngữ nói của người Việt chỉ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày,<br />
chữ Hán được sử dụng là ngôn ngữ trong văn học, thi cử và quan quyền. Việc nền văn minh Trung<br />
Hoa được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam trong cả hai hình thức ngôn ngữ nói và viết đã giúp cho<br />
số lượng từ mượn tiếng Hán ngày càng nhiều.<br />
Chữ Nôm – được sử dụng trong thế kỉ XIII và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong suốt<br />
thời kì cai trị của Hồ Quý Ly (1400 – 1407). Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, Hồ Quý Ly<br />
đã đề xuất một cuộc cải cách chữ viết để thay thế chữ Hán bằng chữ Nôm trong thi cử và xây dựng<br />
được một chương trình dịch chữ Hán sang chữ Nôm. Mặc dù cuộc cải cách chỉ diễn ra trong một<br />
thời gian ngắn nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của chữ Nôm trong các triều đại sau<br />
này của nhà Lê (1428-1786) với nhiều tác phẩm văn học được người Việt viết bằng chính ngôn<br />
ngữ của họ. Từ giữa thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, chữ Hán - Việt và chữ Nôm đều được sử dụng<br />
như những hệ thống chữ viết riêng biệt, chữ Hán - Việt đã được sử dụng trong hầu hết các văn bản<br />
và chữ Nôm được dùng trong thi ca, đây là một bước tiến lớn của chữ Nôm.<br />
Trong suốt thế kỉ XVII, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha đến để truyền đạo Kitô giáo ở Việt<br />
Nam và khu vực Viễn Đông. Họ cho rằng cần tìm một loại chữ viết khác như là một phương tiện<br />
cho việc tiếp cận với dân chúng và kết quả là một loại chữ Việt Latinh, sau này được gọi là chữ<br />
quốc ngữ - chữ viết của quốc gia, đã được hình thành. Cuốn từ điển đầu tiên hiện còn sử dụng chữ<br />
quốc ngữ là Từ điển Việt-Bồ-La (từ điển tam ngôn Việt-Bồ Đào Nha-Latin) được xuất bản ở Rôma<br />
năm 1651. Alexander de Rhodes đã biên soạn cuốn từ điển này dựa vào cuốn từ điển tiếng Bồ<br />
Đào Nha trước đó. Chữ Nôm dần dần được thay thế bởi chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ<br />
đã không được công nhận rộng rãi cho đến thế kỉ XIX, khi được chính quyền thực dân Pháp thông<br />
qua nhằm tượng trưng cho sự phá vỡ sự kìm kẹp của văn hóa Trung Hoa và bồi dưỡng tư tưởng<br />
phương Tây. Năm 1869, thống đốc người Pháp ra sắc lệnh chọn chữ quốc ngữ để thay thế các chữ<br />
viết tiếng Hán tại các trường học, tiếng Pháp và tiếng Việt là hai ngôn ngữ được dạy trong các<br />
trường học. Tuy nhiên, dưới thời cai trị của thực dân Pháp, ngôn ngữ Pháp có vai trò quan trọng<br />
trong chính phủ và trường học. Tiếng Pháp được coi là "ngôn ngữ của tầng lớp trí thức” [18;13],<br />
trong khi tiếng Việt được coi là ngôn ngữ ở bậc thấp hơn. Sự lây lan của tiếng Pháp tại các trường<br />
học và những người có học đã tạo ra một môi trường song ngữ và tiếng Pháp được sử dụng như<br />
ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày của nhiều người Việt Nam trong thời gian đó. Bắt đầu từ năm<br />
học tiểu học, "sách và các văn bản được sử dụng là tiếng Pháp [11;1968]; hệ thống giáo dục, trong<br />
đó tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức được giảng dạy cho các thế hệ học sinh song ngữ và mở<br />
đường cho quá trình vay mượn tiếng Pháp sang tiếng Việt, vốn từ vựng tiếng Việt đã trở nên giàu<br />
có hơn bằng cách vay mượn từ vựng. Tuy nhiên, một số từ được sử dụng trong cuộc sống hàng<br />
ngày, và một số từ khác bị thu hẹp và chỉ được sử dụng trong mục đích học tập [3;140]. Những từ<br />
mượn đầu tiên đã được sử dụng để chỉ các đối tượng và chức năng mới và xa lạ với người Việt,<br />
như xà phòng "soap" (tiếng Pháp: savon), và búp bê “doll” (tiếng Pháp: poupye). Sau đó, các thuật<br />
ngữ kĩ thuật và khoa học được thêm vào và Việt hóa trong âm vị học và ngữ pháp. Ví dụ, ê-li-om<br />
“helium” (tiếng Pháp: helium), cồn “alcohol” (tiếng Pháp: alcool / Colle), và băng ca “stretcher”<br />
(tiếng Pháp: brancard).<br />
Trong Thế chiến II, người Nhật chiếm đóng ở khu vực Đông Dương. Họ đã lợi dụng chiến<br />
tranh để chia sẻ quyền lực với người Pháp ở Việt Nam. Sự chiếm đóng của Nhật Bản và đế quốc<br />
Pháp đã vấp phải sự phản đối của quân Việt Minh (thành lập vào năm 1941 dưới sự lãnh đạo của<br />
90<br />
<br />
Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì<br />
<br />
Hồ Chí Minh). Sau năm năm chiến tranh, Nhật Bản đầu hàng vào tháng Tám năm 1945 và trao<br />
quyền kiểm soát cho quân Việt Minh. Ngày 2/9/1945, Việt Nam tuyên bố giành độc lập và khai<br />
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau khi quân Việt Minh nắm quyền, Chủ tịch Hồ<br />
Chí Minh đã phát động chiến dịch quảng bá chữ quốc ngữ và chiến dịch chống nạn mù chữ vào<br />
ngày 8/9/1945. Dưới sự cai trị của Pháp, 95% người Việt Nam đã không được đến trường, và hầu<br />
hết trong số họ không biết chữ. Để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, người Việt<br />
Nam nên biết cách đọc và viết chữ quốc ngữ. Nghị định đã nhấn mạnh rằng việc học chữ quốc ngữ<br />
là bắt buộc và miễn phí; mỗi người Việt trên tám tuổi phải có khả năng đọc và viết chữ quốc ngữ<br />
trong vòng một năm kể từ thời điểm này. Đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc,<br />
tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức, và chữ quốc ngữ trở thành chữ viết được sử dụng trên<br />
toàn quốc. Quá trình thay thế tiếng Pháp bằng tiếng Việt ở miền Bắc diễn ra nhanh chóng, trong<br />
khi ở miền Nam quá trình này diễn ra chậm hơn thông qua việc dạy tiếng Việt ở các cấp trung học,<br />
nhưng trong các trường đại học việc sử dụng tiếng Pháp và tiếng Anh như một phương tiện giảng<br />
dạy trong các lĩnh vực khoa học vẫn phổ biến.<br />
Trong cuộc chiến tranh (1954-1975), ngoài ngôn ngữ chính thức (tiếng Việt), miền Bắc và<br />
miền Nam đẩy mạnh các chính sách ngoại ngữ khác nhau phù hợp với mô hình chính trị khác nhau<br />
của họ. Ở miền Bắc, bốn ngoại ngữ được dạy là tiếng Trung, Nga, Pháp và tiếng Anh, nhưng chỉ<br />
có hai trong số này là tiếng Nga và Trung được chú ý hơn cả. Một số ít người theo học tiếng Pháp<br />
và tiếng Anh. Trong khi đó, tiếng Anh đã được sử dụng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954, có thể<br />
nói đây là một sản phẩm của sự can thiệp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền miền Nam<br />
coi tiếng Anh và tiếng Pháp là 2 môn học bắt buộc ở giáo dục bậc trung học và đại học. Trong<br />
thời kì này, ngoài một số ít từ tiếng Anh được mượn trực tiếp như oẳn tù tì (one two tree), các từ<br />
vay mượn tiếng Anh khác được vay mượn qua tiếng Trung, nghĩa là, mượn từ một ngôn ngữ này<br />
để thay thế cho từ mượn ở các ngôn ngữ khác. Ví dụ: United States of America được sử dụng trong<br />
tiếng Trung như Meilijian Hezhongguo, được rút gọn còn Meiguo và vay mượn sang tiếng Việt là<br />
Mỹ quốc, và club được vay mượn là Ju lè bù trong tiếng Trung và mượn vào Việt thành câu lạc bộ.<br />
Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam (1975), Bộ Giáo dục đã ra quyết định để tiếng Nga<br />
trở thành ngoại ngữ chính được giảng dạy trên toàn quốc. Văn hóa của Liên Xô, cho dù có ảnh<br />
hưởng hay không, cũng rất phổ biến. Các hiệu sách ở các thành phố ngập tràn các tác phẩm tiếng<br />
Nga [19;216]. Các kết quả đáng chú ý nhất của việc tiếp xúc với ngôn ngữ Nga là việc tồn tại dấu<br />
ấn của Nga trong ngôn ngữ Việt Nam, mặc dù không có nhiều từ vay mượn của Nga trong ngôn<br />
ngữ tiếng Việt [5;332]. Một số từ vay mượn của Nga đã được giới thiệu vào Việt Nam trong thời<br />
gian này như Bôn sê vích (tiếng Nga: Bolshevik), và ốp ’kí túc xá’ (tiếng Nga: obshchezhitiye).<br />
Vào tháng 12 năm 1986, Việt Nam bắt đầu chính sách mở cửa và khuyến khích liên lạc<br />
với các nước khác về các lĩnh vực thương mại, công nghệ và giao lưu văn hóa. Việt Nam đã bình<br />
thường hóa mối quan hệ chính trị với Trung Quốc vào tháng 9 năm 1991 và với Hoa Kỳ vào tháng<br />
7 năm 1995. Việt Nam cũng chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)<br />
vào tháng 7năm 1995, Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 12<br />
năm 1998, và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Do việc hợp tác với các nước<br />
và các công ti nước ngoài đã tăng lên, việc tiếp cận và học tiếng Anh đã trở nên rất quan trọng<br />
đối với người Việt. Việc tiếp xúc với tiếng Anh đã trở nên phổ biến, hoặc thông qua các kênh trực<br />
tiếp, chẳng hạn như sự trở lại của người Việt ở nước ngoài (Việt kiều) và sự hợp tác kinh doanh với<br />
nước ngoài, hoặc bằng các phương tiện như phương tiện truyền thông đại chúng. Các trung tâm<br />
đào tạo tiếng Anh, các lớp học tiếng Anh mọc lên như nấm ở các thành phố lớn; trong các trường<br />
học, tiếng Anh đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên trong các ngôn ngữ nước ngoài. Theo báo cáo của<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), trong năm 1993, trong một số ngôn ngữ nước ngoài tùy chọn<br />
91<br />
<br />
Nguyễn Thúy Nga<br />
<br />
như tiếng Pháp, Trung Quốc, Nga, và tiếng Anh, hơn 85% học viên chọn học tiếng Anh. Việc tiếp<br />
xúc với tiếng Anh đã tạo ra môi trường song ngữ giữa các nhóm nhất định (ví dụ, sinh viên học<br />
tiếng Anh tại các trường học, nhân viên người Việt sử dụng tiếng Anh trong công việc v.v). Vì<br />
tiếng Anh đã trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, tần suất của các từ mượn tiếng Anh cũng tăng<br />
lên, đặc biệt là các từ liên quan đến công nghệ và truyền thông, văn hóa, nhạc Pop, vui chơi giải trí<br />
và chính trị. Những từ mới đã được sử dụng để biểu đạt các khái niệm mới như internet, website<br />
và CD, hoặc để thay thế một phần hoặc hoàn toàn cho các từ tiếng Việt tương đương như trong ví<br />
dụ của OK, bye, album, và festival.<br />
Tóm lại, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, ngôn ngữ khác nhau đã được phát huy<br />
và tình trạng của các ngôn ngữ chính thức thay đổi theo chế độ chính trị. Trong thời kì dưới ách<br />
thống trị của người Hán, tiếng Hán là ngôn ngữ chính thức, trong cuộc xâm lược của Pháp, tiếng<br />
Pháp là ngôn ngữ chính, và tiếng Việt được chọn là ngôn ngữ chính thức khi Việt Nam giành được<br />
độc lập vào năm 1945. Trong suốt lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ, các ngôn ngữ đã và đang được sử<br />
dụng ở Việt Nam, như tiếng Trung, Pháp, Nga, và tiếng Anh, đã góp phần mở rộng lượng từ vựng<br />
của ngôn ngữ Việt. Theo thống kế, hơn 65% lượng từ vựng tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Hán<br />
(ở các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, đời sống hàng ngày v.v.) và hơn 3.000 từ vay mượn từ<br />
tiếng Pháp để chỉ khái niệm mới về văn hóa Pháp và văn minh phương Tây ví dụ như trong lĩnh<br />
vực khoa học và công nghệ. Sự tiếp xúc với tiếng Anh có thể sẽ dẫn đến một lượng lớn các từ vay<br />
mượn tiếng Anh trong công nghệ, giải trí với dưới hình thức là thuật ngữ và khái niệm mới hoặc<br />
thay thế cho các từ tiếng Việt mang nghĩa tương đương.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Qua các giai tiếp xúc ngôn ngữ có thể nhận thấy chính trị, xã hội, thể chế đã tác động rất<br />
lớn đến chính sách ngôn ngữ mỗi thời kì, từ đó lượng từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác cũng thay<br />
đổi theo những chính sách này. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, tiếng Việt đã du nhập một lượng lớn<br />
từ tiếng Hán, tiếng Pháp và hiện tại là tiếng Anh. Việc vay mượn từ vựng là tất yếu khi ngôn ngữ<br />
đó thiếu các khái niệm, thuật ngữ hoặc do sự tác động về xã hội như tính tiện dụng, dễ hiểu hay<br />
đơn giản là thể hiện đẳng cấp. Tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn từ vựng có thể được xem là một<br />
phần quan trọng trong việc phát triển vốn từ giúp cho tiếng Việt thêm giàu đẹp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Nguyễn Kiên Trường, 2005. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội<br />
[2] Alves Mark, 2007. Sino-Vietnamese grammatical borrowing: An overview. In Y. Matras & J.<br />
Sakel (Eds.), Grammatical Borrowing in Cross-Linguistic Perspective (Vol. 38, pt. 343). Berlin;<br />
New York: De Gruyter.<br />
[3] Barker Milton, 1969. The Phonological Adaptation of French Loanwords in Vietnamese.<br />
Mon-Khmer Studies, 3, 138-147.<br />
[4] De Francis John, 1977. Colonialism and language policy in Viet Nam. The Hague ; New York:<br />
Mouton De Gruyter.<br />
[5] Ha Quang Năng, 2009. Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỉ XX. Hanoi: Nxb<br />
Khoa Học Xã Hội.<br />
[6] Nguyen Khắc Viện, 1993. Vietnam a long story. Hanoi: The Gioi.<br />
[7] Nguyen Văn Liên, 1934. La langue annamite dans ses tendences actuelles. Bullentin de la<br />
Société des Etudes Indochinoises 93, 63-73.<br />
[8] Nguyễn Văn Huyên, 1944. La civilisation annamite. Hanoi.<br />
92<br />
<br />