Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Phần 1)
lượt xem 31
download
Nguyên nhân của tiêu chảy cấp là gì ? Nhiễm virus của dạ dày và ruột là nguyên nhân rất thường gặp trong tiêu chảy, quặn bụng, ói, và thỉnh thoảng có sốt và đau toàn thân. Viêm đường tiêu hóa do virus thường tự khỏi sau một vài ngày đến 1 tuần và không cần dùng kháng sinh. Nếu tiêu chảy nặng thì việc quan trọng là ngăn ngừa mất nước và rối loạn điện giải, nhất là trẻ nhỏ và người già. Ngộ độc thức ăn là bịnh do độc tố của vi trùng. Với một số vi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Phần 1)
- Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Phần 1) Nguyên nhân của tiêu chảy cấp là gì ? Nhiễm virus của dạ dày và ruột là nguyên nhân rất thường gặp trong tiêu chảy, quặn bụng, ói, và thỉnh thoảng có sốt và đau toàn thân. Viêm đường tiêu hóa do virus thường tự khỏi sau một vài ngày đến 1 tuần và không cần dùng kháng sinh. Nếu tiêu chảy nặng thì việc quan trọng là ngăn ngừa mất nước và rối loạn điện giải, nhất là trẻ nhỏ và người già.
- Ngộ độc thức ăn là bịnh do độc tố của vi trùng. Với một số vi trùng, những độc tố được tạo ra trong thức ăn trước khi ăn nhưng cũng có một số vi trùng khác thì độc tố xảy ra sau khi thức ăn được ăn vào. Những trường hợp độc tố được tạo ra trước khi ăn thì triệu chứng xuất hiện trong vòng vài giờ. Trong khi thời gian ngộ độc dài hơn so với những trường hợp độc tố được tạo trong ruột. Trong những trường hợp trễ thì sau ăn 7-15 giờ mới xuất hiện triệu chứng. Khi ăn thức ăn chứa độc tố hoặc những vi khuẩn tạo nên độc tố thì thường có đau bụng, tiêu chảy, ói. Những triệu chứng do độc tố trong thức ăn thì thường kéo dài ít hơn 24 giờ. Kháng sinh không hiệu quả đối với ngộ độc thức ăn. Ðiều chỉnh và ngăn ngừa mất nước là yếu tố quan trọng nhất. Tiêu chảy ở những người du lịch là tiêu chảy cấp, gây ra bởi nhiễm trùng đường tiêu hóa do E.coli. Những du khách đến những nước thuộc vùng nhiệt đới và vệ sinh kém có thể mắc bịnh tiêu chảy này. Vi trùng E.coli gây ra tiêu chảy thường được thấy trong thức ăn như trái cây, rau cải, đồ biển, thịt sống, nước và nước đá. Những độc tố được tạo ra bởi vi khuẩn khởi phát bệnh tiêu chảy đột ngột, đau quặn bụng, buồn nôn, và đôi khi gây ói. Những triệu chứng này thường xảy ra 3-7 ngày sau khi tới vùng đó và thường tự hết sau vài ngày đến một tuần. Pepto- Bismol và kháng sinh Cipro, Septra có thể giúp giảm mức độ và thời gian tiêu chảy. Ðiều chỉnh và ngăn ngừa mất nước là điều quan trọng. Ðôi khi vi trùng hoặc ký sinh trùng khác có thể gây ra bịnh tiêu chảy này (như shigella, giardia, campylobacter, và những nguyên khác). Viêm ruột do vi trùng, là có sự xâm nhập trực tiếp của vi trùng vào lớp trong của vách ruột non, đại tràng và gây ra viêm. Vi trùng này bao gồm : campylobacter hỗng tràng, chủng E.coli xâm nhập (như EPEC), shigella, và salmonella. Những bịnh này thường mắc phải do uống nước ô nhiễm, ăn thức ăn lây nhiễm như rau cải, thịt gia cầm và những sản phẩm làm từ bơ. Những triệu
- chứng và dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, đau quặn bụng, mắc rặn đi cầu, căng bụng khi đi tiêu và phân có thể có đàm máu. Viêm ruột do vi trùng thường hết trong vài ngày đến 2 tuần dù có kháng sinh hay không. Kháng sinh có thể làm ngắn thời gian bịnh chỉ còn 1-2 ngày nhưng thường dùng khi bịnh nặng (sốt cao hoặc đau bụng, mất nước và tiêu máu), kéo dài (hơn 2 tuần) hoặc những người yếu (trẻ quá nhỏ hoặc người quá già). C.Difficile là vi trùng ảnh hưởng đến đại tràng. Thay vì xâm nhập vào đại tràng, nó tạo ra độc tố gây viêm đại tràng tạo nên những triệu chứng như sốt, đau bụng, và tiêu chảy. Kiểu nhiễm trùng này thường xảy ra nhất trong những bịnh nhân đang dùng kháng sinh hoặc vừa dùng xong một đợt kháng sinh. Những kháng sinh chuyên biệt như metronidazole (flagyl) và vancomycin (vancocin) được dùng để điều trị loại vi trùng này. Giardiasis là bịnh tiêu chảy do ký sinh trùng Giardia lamblia. Thường nhất là nhiễm trùng ruột non ở trẻ em, khách du lịch và những người thường sống không cố định, dùng nước ô nhiễm hoặc ao hồ. Nó là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ không được huấn luyện vệ sinh ở những nhà trẻ, Giardia gây ra tiêu chảy với đau bụng, quặn bụng và đầy hơi. Nó cũng có thể gây ra tiêu chảy mãn tính với phân hôi, phù và giảm cân. Thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Thuốc thường gây ra tiêu chảy là antacid, thuốc bổ chứa magie. Những loại thuốc khác gây ra tiêu chảy là thuốc kháng viêm non- steroid (NSAIDs), hóa trị liệu, kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp, và thuốc trị cao huyết áp. Một số thuốc thường gây tiêu chảy là misoprostol (Cytotec), quinidine, olsalazine, colchicine, metoclopramide (Reglan) và cisapride (Propulsid).
- Carbohydrate được hấp thu kém là nguyên nhân tiêu chảy. Khi nó không được hấp thụ ở ruột, nó tích tụ dịch trong đại tràng và vi trùng sử dụng nó sinh ra khí. Như thế một lượng carbohydrate quá nhiều trong ruột có thể sinh hơi, quặn, và tiêu chảy. Lactose là một carbohydrate được tìm thấy trong sữa và trong những sản phẩm của bơ. Những người không dung nạp lactose vì trong ruột non có men lactase thấp, men này cần thiết cho sự hấp thu lactose. Một carbohydrate được hấp thu kém khác là sorbitol, thường có trong kẹo cao su, kẹo bạc hà không đường hoặc thức ăn. Fructose thường thấy trong trái cây và rượu nhẹ là loại carbohydrate kém hấp thu. Nguyên nhân tiêu chảy mãn là gì ? Nhiều loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Chẳng hạn hội chứng đại tràng kích thích, sự tăng sinh vi trùng quá mức, bịnh Crohn, viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng, polyp đại tràng (villous adenoma), Celiac Sprue, bệnh cường giáp, bịnh Addison, giardiasis và những ký sinh trùng khác, những ảnh hưởng phụ của thuốc nhuận tràng, và không dung nạp lactose. Tiêu chảy cấp được điều trị như thế nào? Những điểm chính trong điều trị tiêu chảy cấp là : 1.1 Biết khi nào cần gọi bác sĩ. 1.2 Ngăn ngừa và điều chỉnh mất nước. 1.3 Dùng thuốc để giảm tần số, độ lỏng của phân và giảm đau quặn bụng. 1.4 Trị nhiễm trùng với kháng sinh (khi có chỉ định). Khi nào cần đến bác sĩ trong điều trị bịnh tiêu chảy?
- Ðối với trẻ bị tiêu chảy cấp cần tham vấn bác sĩ khoa nhi để tránh rối loạn điện giải. Bù nước đường uống là cách thay thế dịch bị mất do tiêu chảy, ói gây ra. Dùng dung dịch bù nước quá nhanh có thể dẫn đến tăng natri trong máu và tăng nguy cơ biến chứng thần kinh (như chóng mặt ). Dùng nước hoặc dịch mà không chứa điện giải có thể gây ra nguy hiểm tương đương với hạ natri trong máu. Tiêu chảy cấp ở phụ nữ có thai. Tiêu chảy cấp trên những bịnh nhân có sẵn bịnh ruột mãn tính như viêm loét đại tràng hoặc bịnh Crohn. Tiêu chảy trên những bịnh nhân này có thể làm xấu hơn bịnh gốc đã có và đòi hỏi phải dùng thuốc. Hơn nữa những thuốc chống tiêu chảy có thể làm nặng thêm từ nhẹ thành nặng của bịnh viêm loét đại tràng. Tiêu chảy ở những người bị bịnh như tiểu đường, bịnh tim, AIDS. Tiêu máu có thể do vi trùng xâm nhập hoặc có bịnh viêm loét đại tràng và bịnh Crohn. Sốt cao (hơn 101 độ F hay 380 C). Căng và đau bụng từ trung bình đến nặng. Mất nước trung bình và nặng. Ói kéo dài có thể làm trở ngại việc bù nước đường uống. Tiêu chảy trong và sau khi dùng kháng sinh có thể do C.difficile và cần dùng kháng sinh chuyên biệt. Tiêu chảy sau khi đi du lịch đến các nước đang phát triển hoặc do cấm trại trên núi thường do Giardiasis và cần dùng thuốc chuyên biệt. Người lớn tiêu chảy cấp và nặng mà không giảm sau 48 giờ. Trẻ em và người lớn bị tiêu chảy cấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xử lý tiêu chảy cấp ở trẻ em
3 p | 157 | 27
-
Tiêu chảy cấp và thuốc trị
5 p | 148 | 23
-
Điều trị bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả
5 p | 192 | 15
-
Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đến đâu?
6 p | 180 | 14
-
4 Khuyến Cáo Phòng Chống Bệnh Tiêu Chảy Cấp Nguy Hiểm
4 p | 744 | 10
-
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả: Vạ từ miệng
5 p | 152 | 8
-
Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy cấp do Rotavirut ở trẻ em điều trị tại khoa nhi, Bệnh viện 103
6 p | 102 | 8
-
Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị bệnh tiêu chảy cấp điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
8 p | 16 | 5
-
Định hướng tác nhân vi sinh vật gây tiêu chảy cấp trẻ em: Vai trò của bạch cầu máu và C-reactive protein
7 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân vi sinh gây tiêu chảy cấp có mất nước ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
7 p | 10 | 4
-
Bài giảng Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn và quy trình điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
7 p | 54 | 4
-
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm các chủng Escherichia coli và gen độc tố ở trẻ tiêu chảy cấp tại Cần Thơ bằng kỹ thuật Real-time PCR
8 p | 7 | 3
-
Ondansetron làm giảm truyền dịch trong bệnh tiêu chảy cấp trẻ em: Một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên
9 p | 18 | 2
-
Đặc ðiểm lâm sàng và độ nặng tiêu chảy cấp do rotavirus tại khoa Nhi Bệnh viện An Giang
10 p | 32 | 2
-
Tiêu chảy cấp nặng nghĩ do Clostridium difficile đáp ứng vancomycine uống: Báo cáo một trường hợp
6 p | 49 | 2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhân tiêu chảy cấp người lớn
6 p | 56 | 2
-
Đánh giá kết quả can thiệp bằng sữa lactose-free ở trẻ dưới 24 tháng tuổi mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus
7 p | 4 | 2
-
Nhận xét kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Tiêu hóa - Máu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020
4 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn