Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TIÊU CHUẨN HÓA CAO CHIẾT VÀ VIÊN NANG BỔ DƯƠNG HOÀN<br />
NGŨ THANG<br />
Trương Hữu Nhàn*, Trần Thị Bạch Tuyết*, Phan Quan Chí Hiếu**, Nguyễn Phương Dung**,<br />
Bùi Mỹ Linh**, Phạm Thị Mỹ Nhung***, Trần Phúc Vinh***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) được sử dụng trong<br />
điều trị phục hồi liệt vận động sau đột quị dưới dạng thuốc sắc. Để việc sử dụng thuốc được tiện lợi hơn, bệnh<br />
viện Y học cổ truyền tỉnh Bình phước đã bào chế dưới dạng viên nang. Đề tài này được tiến hành để khảo sát các<br />
thông số lý hóa, xác định sự hiện diện của các dược liệu, định lượng saponin, protein toàn phần trong cao chiết<br />
và thành phẩm để làm cơ sở cho các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng tiếp theo.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Cao chiết và viên nang BDHNT được cung cấp bởi Bệnh viện Y<br />
học cổ truyền tỉnh Bình phước. Áp dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng để xác định sự hiện diện của các nguyên<br />
liệu trong chế phẩm. Áp dụng phương pháp cân để định lượng saponin, protein toàn phần trong cao chiết và chế<br />
phẩm.<br />
Kết quả: Cao chiết và viên nang BDHNT đạt các yêu cầu về độ ẩm, độ tro, pH, giới hạn kim loại nặng, giới<br />
hạn nhiễm khuẩn, độ rã, độ đồng đều khối lượng quy định trong Dược điển Việt Nam IV. Trên hình ảnh sắc ký<br />
đồ của chế phẩm cho thấy có sự hiện diện của 6 loại dược liệu. Hàm lượng saponin toàn phần trong cao chiết và<br />
viên nang BDHNT lần lượt là 80mg/1 g và 40 mg/viên. Hàm lượng protein toàn phần trong cao chiết và viên<br />
nang BDHNT lần lượt là 180mg/1 g và 90 mg/viên.<br />
Kết luận: Đã áp dụng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng và phương pháp cân trong tiêu chuẩn hóa và kiểm<br />
nghiệm chất lượng viên nang BDHNT.<br />
Từ khóa: Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang, phương pháp sắc ký lớp mỏng, saponin toàn phần, phương<br />
pháp cân.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STANDARDIZATION OF BO DUONG HOAN NGU THANG EXTRACT AND CAPSULE<br />
Truong Huu Nhan, Tran Thi Bach Tuyet, Phan Quan Chi Hieu, Nguyen Phuong Dung, Bui My Linh,<br />
Pham Thi My Nhung, Tran Phuc Vinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012 : 207 –212<br />
Background – Objectives: Bo Duong Hoan Ngu Thang (BDHNT) is a traditional remedy that have<br />
been used in the rehabilitation of motor deficit after stroke. To increase user-friendly, Traditional Medicine<br />
Hospital in Binh Phuoc province have changed this remedy into capsule. This study was conducted for<br />
determining technical standards and analysing main chemical components from Bo Duong Hoan Ngu Thang<br />
extract and capsule.<br />
Materials & Methods: BDHNT extract and capsules were supplied by Traditional Medicine Hospital in Binh<br />
Phuoc provice. Thin layer chromatography method was used to dertermine the presence of herbal medicines in<br />
BDHNT extract and capsules.<br />
Results: BDHNT extract and capsules are fit to standards of humidity, ashes, pH, heavy metal residues,<br />
* Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Bình Phước<br />
** Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
*** Công ty Cổ phần Dược phẩm Khang Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Trương Hữu Nhàn,<br />
ĐT: 0913109196<br />
Email: truonghuunhan63@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
207<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
bacterial contamination… mentioned in VietNam Pharmacopea IV. All 6 medicinal herbals in BDHNT remedy<br />
were shown on thin layer chromatography plaques. The total saponins of extract and capsules were 80 mg/1 g and<br />
40 mg/capsule. The total protein of extract and capsule were 180 mg/1 g and 90 mg/capsule.<br />
Conclusion: Used thin layer chromatography and balanced methods to standardise and evaluate quality of<br />
BDHNT extract and capsule.<br />
Keywords: Bo Duong Hoan Ngu Thang, thin layer chromatography method, balanced method, total<br />
saponin.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đột quị là một nhóm bệnh gây tử vong cao<br />
và tàn tật nặng nề khá phổ biến. Ngày nay, với<br />
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật có<br />
thể làm giảm tỉ lệ tử vong trên số BN đột quị,<br />
song song đó thì sự sống sót tàn phế tăng(7).<br />
Bệnh nhân sau đột quị thuộc loại đa tàn tật. Tùy<br />
theo tình trạng khiếm khuyết thần kinh, những<br />
nội dung phục hồi chức năng sau đột quị<br />
thường là phục hồi nhận thức, phục hồi trí nhớ,<br />
phục hồi vận động. Nội dung phục hồi chức<br />
năng vận động thường phổ biến và được quan<br />
tâm nhiều vì có liên quan chặt chẽ đến hoạt<br />
động sống và lao động hàng ngày của các bệnh<br />
nhân(6).<br />
Bài thuốc BDHNT (gồm các dược liệu<br />
Hoàng kỳ, Đương quy vĩ, Xích thược, Đào nhân,<br />
Xuyên khung, Hồng hoa, Địa long) có xuất xứ<br />
từ bộ sách Y lâm cải thác, chuyên chữa chứng<br />
bệnh bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà, trở ngại<br />
ngôn ngữ,... sau trúng phong của YHCT (di<br />
chứng liệt nửa người, miệng méo, mắt xếch, nói<br />
ngọng... do đột quị – theo quan niệm tây y)(10),...<br />
Tại Việt Nam, một số tài liệu khoa học có đưa ra<br />
việc sử dụng bài thuốc BDHNT để phối hợp với<br />
các phương pháp khác nhằm điều trị phục hồi<br />
liệt vận động trên bệnh nhân sau đột quị(2,6,9,5,8).<br />
Dạng bào chế cổ truyền của bài thuốc BDHNT là<br />
thuốc sắc nên có một số bất lợi, như: mùi, vị<br />
thuốc khó uống; bảo quản, dự trữ các dược liệu<br />
thường khó khăn, dễ bị ẩm mốc; mất nhiều thời<br />
gian và ngày càng không phù hợp với nhịp<br />
sống công nghiệp. Một chế phẩm sử dụng an<br />
toàn, có hiệu quả, tiện lợi trong phục hồi chức<br />
năng vận động trên bệnh nhân sau đột quị là<br />
cần thiết. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình<br />
Phước đã chuyển dạng bài thuốc này thành viên<br />
<br />
208<br />
<br />
nang. Nghiên cứu này được thực hiện để tiêu<br />
chuẩn hóa chất lượng cao chiết và viên nang<br />
BDHNT, là một tiền đề cần thiết cho những thử<br />
nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng tiếp theo.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên vật liệu<br />
Các dược liệu (Hoàng kỳ, Đương quy vĩ,<br />
Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Địa long,<br />
Hồng hoa) đạt các tiêu chuẩn theo DĐVN IV(3),<br />
riêng chỉ tiêu soi bột dược liệu Hoàng kỳ đạt<br />
yêu cầu theo Dược điển Trung Quốc (2005)(4).<br />
Cao khô BDHNT dưới dạng cao khô: bột<br />
mịn, đồng nhất, màu nâu, mùi thơm dược liệu.<br />
Mỗi 1 g bán thành phẩm chứa: Hoàng kỳ 3463<br />
mg, Đương quy vĩ 577 mg, Xuyên khung 288<br />
mg, Xích thược (rễ) 433mg, Đào (hạt) 288 mg,<br />
Hồng hoa 288 mg, Địa long (Giun đất) 288 mg,<br />
magnesi stearat vừa đủ.<br />
Viên nang BDHNT (lô sản xuất 020211NC,<br />
ngày sản xuất 15/02/2011). Thành phần dược<br />
liệu cho 1 viên nang số 0 gồm: Hoàng kỳ 2000<br />
mg, Đương quy vĩ 333mg, Xuyên khung 166,6<br />
mg, Xích thược (rễ) 250 mg, Đào (hạt) 166,6 mg,<br />
Hồng hoa 166,6 mg, Địa long (Giun đất) 166,6<br />
mg, magnesi stearat vừa đủ.<br />
<br />
Trang thiết bị, dụng cụ<br />
Tủ sấy Memmert, lò nung Carbolite CSF<br />
1200 (Anh) FLF 11/14, bếp cách thuỷ Memmert<br />
ULM-500, kính hiển vi Olympus CH-20, cân<br />
phân tích Statorius, máy đo độ ẩm Shimadzu EB<br />
340 MOC (Nhật), máy quang phổ UV – 1700<br />
Shimadzu, cân Mettler AE 200, đèn tử ngoại<br />
Camag, lò nung Heraeus, tủ sấy JSON 20, máy<br />
chụp hình Panasonic, bộ dụng cụ sắc ký lớp<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
mỏng, bản mỏng silica gel GF254, bộ dụng cụ<br />
phá mẫu và chưng cất đạm.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Xác định độ mất khối lượng do làm khô<br />
(DĐVN IV, Phụ lục 9.6): dùng 2 g chế phẩm đi<br />
thử nghiệm, nhiệt độ 105oC trong 30 phút.<br />
Xác định cắn không tan trong nước: thực<br />
hiện với 1 g chế phẩm, pha và lọc trong bình<br />
nón 200 ml, rửa cắn trên giấy lọc cho đến khi<br />
giấy lọc không màu. Làm khô giấy lọc ở nhiệt<br />
độ 105oC trong 4 giờ.<br />
Xác định độ tro toàn phần, tro không tan<br />
trong acid, tro sulfat, tro tan trong nước (DĐVN<br />
IV, phụ lục 9.8, 9.7, 9.9, 9.10): dùng 1g chế phẩm.<br />
Xác định độ pH (DĐVN IV, phụ lục 6.2):<br />
dùng dung dịch 10% chế phẩm.<br />
Xác định kim loại nặng (DĐVN IV, phương<br />
pháp 3, phụ lục 9.4.8).<br />
Xác định giới hạn nhiễm khuẩn (DĐVN IV,<br />
phụ lục 13.6, trang PL-258): phương pháp đĩa<br />
thạch(3).<br />
Xác định độ rã (DĐVN IV, phụ lục 11.6):<br />
thực hiện phép thử độ rã của viên nén và viên<br />
nang.<br />
Xác định độ đồng đều về khối lượng<br />
(DĐVN IV, phụ lục 9.6): phương pháp 2.<br />
Định tính bằng phương pháp SKLM (DĐVN<br />
IV, Phụ lục 5.4): xác định sự hiện diện của<br />
Hoàng kỳ, Xích thược, Đương quy vĩ, Xuyên<br />
khung, Hồng hoa, Địa long.<br />
<br />
Định lượng<br />
Định lượng saponin toàn phần (1)<br />
Cân chính xác khoảng 5g chế phẩm cho vào<br />
bình nón nút mài 250 ml, thêm 50 ml methanol<br />
(TT), đun sôi hồi lưu cách thủy 30 phút. Để<br />
nguội, lọc lấy dịch methanol. Chiết tiếp bã 2 lần<br />
nữa, mỗi lần với 30 ml methanol trong 15 phút.<br />
Gộp các dịch chiết methanol đem bốc hơi cách<br />
thủy đến cắn. Hòa tan cắn với 20 ml nước cho<br />
vào bình chiết, tráng cốc với 10 ml nước. Lắc kỹ<br />
bình chiết với n - butanol đã bão hòa nước 3 lần,<br />
mỗi lần 20 ml. Gộp các dịch n-butanol cho vào 1<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cốc đã cân bì, đem bốc hơi cách thủy đến cắn.<br />
Sấy cắn ở 100 – 105 oC trong 4 giờ. Lấy ra để<br />
nguội trong bình hút ẩm và cân nhanh. Tính tỷ<br />
lệ cắn (hàm lượng saponin toàn phần) trong 1<br />
gam theo công thức:<br />
<br />
X ( mg / g ) <br />
<br />
a<br />
m<br />
<br />
Trong đó: X : Hàm lượng saponin toàn phần trong 1 g; a :<br />
Khối lượng cắn thu được sau khi sấy (mg); m : Khối lượng<br />
mẫu đem chiết đã trừ độ ẩm (mg).<br />
Định lượng protein (tiến hành theo phương<br />
pháp 1, phụ lục 10.9, DĐVN IV):<br />
Cân chính xác khoảng 0,5 g chế phẩm cho<br />
vào bình Kjeldahl, tiến hành vô cơ hóa và chưng<br />
cất.<br />
Dùng dung dịch acid sulfuric 0,1N (CĐ) và<br />
dung dịch natri hydroxyd 0,1N (CĐ).<br />
Công thức tính: X (mg/g) = (b-a) x 1,4 x<br />
6,25/P<br />
Trong đó: a, b : Thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1N<br />
(CĐ) đã dùng cho mẫu thử và mẫu trắng (ml); P : Khối<br />
lượng bột đem đi thử nghiệm đã trừ độ ẩm (mg).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu lý hóa của cao<br />
chiết và viên nang BDHNT<br />
Bảng 1. Độ ẩm của cao và viên nang BDHNT<br />
Số lần lặp lại thí Độ ẩm trung<br />
nghiệm<br />
bình (%)<br />
Cao BDHNT<br />
2<br />
4,3<br />
Viên nang<br />
2<br />
4,2<br />
BDHNT<br />
Chế phẩm<br />
<br />
Tiêu<br />
chuẩn<br />
≤5<br />
≤5<br />
<br />
Độ ẩm của cao và viên nang BDHNT đạt<br />
yêu cầu quy định trong Dược điển Việt Nam<br />
dành cho cao khô và viên nang.<br />
Bảng 2. Độ tro, cắn không tan trong nước, pH, giới<br />
hạn kim loại nặng của cao BDHNT<br />
Chỉ tiêu<br />
Cao BDHNT Tiêu chuẩn<br />
Tro toàn phần (%)<br />
8,55<br />
≤ 10<br />
Tro không tan trong acid (%)<br />
5,0<br />
≤6<br />
Tro sulfat (%)<br />
4,8<br />
≤6<br />
Tro tan trong nước (%)<br />
1,9<br />
≤4<br />
Cắn không tan trong nước (%)<br />
24,85<br />
≤ 26<br />
pH của dung dịch 10%<br />
4,35<br />
4,0 – 5,5<br />
Giới hạn kim loại nặng (ppm)<br />
< 20<br />
≤ 20<br />
<br />
209<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Độ tro, cắn không tan trong nước, pH của<br />
dung dịch 10%, giới hạn kim loại nặng của cao<br />
<br />
BDHNT đạt yêu cầu Dược điển Việt Nam.<br />
<br />
Bảng 3. Độ rã, độ đồng đều khối lượng của viên nang BDHNT<br />
Chỉ tiêu<br />
Thời gian rã (phút)<br />
Khối lượng bột thuốc trong nang (g)<br />
% so với khối lượng trung bình<br />
<br />
Số lần lặp lại thí nghiệm<br />
6<br />
20<br />
20<br />
<br />
Trung bình<br />
19,67 ± 0,52<br />
0,5773 ± 0,0179<br />
99,62 ± 3,09<br />
<br />
Tiêu chuẩn<br />
≤ 30<br />
±7,5%<br />
<br />
Thời gian rã và độ đồng đều khối lượng của<br />
viên nang BDHNT đạt yêu cầu Dược điển Việt<br />
Nam IV.<br />
<br />
Định tính cao và chế phẩm bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng<br />
Bảng 4. Sắc ký đồ của cao và viên nang BDHNT so với nguyên liệu đối chiếu<br />
Nguyên liệu<br />
<br />
Hệ dung môi khai triển<br />
<br />
Hoàng kỳ<br />
<br />
CH3Cl-MeOH-H2O<br />
(65:35:10 lớp dưới)<br />
<br />
Địa long<br />
<br />
n-BuOH-CH3COOHH2O (40:10:10)<br />
<br />
Xuyên khung<br />
<br />
CH3Cl -MeOH-NH4OH<br />
(9:1:1 giọt)<br />
<br />
Số<br />
Số vết của<br />
vết của<br />
nguyên liệu<br />
cao và viên<br />
đối chiếu<br />
nang<br />
<br />
Phát hiện<br />
<br />
Số vết trùng<br />
giữa nguyên<br />
liệu với cao<br />
và viên nang<br />
<br />
0<br />
<br />
n-BuOH-CH3COOHH2O (4:1:5)<br />
Toluen-EtOAc (9:1)<br />
CH3Cl-EtOAc-MeOHHCOOH (40:5:10:0,2)<br />
<br />
Hồng hoa<br />
Đương quy<br />
Xích thược<br />
<br />
Phun acid sulfuric 10%, sấy 100 C.<br />
Quan sát ở ánh sáng thường và<br />
đèn UV =366nm<br />
Phun ninhydric 0,1% / 90%,<br />
0<br />
sấy105 C<br />
Phun dung dịch Dragendorff, phun<br />
tiếp acid sulfuric hoặc soi UV<br />
=366nm<br />
<br />
6<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Ánh sáng thường<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
soi UV =366nm<br />
Dung dịch vanillin 1%/acid sulfuric<br />
10%<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
Trên sắc ký đồ của chế phẩm cho thấy sự<br />
hiện diện của Hoàng kỳ, Đương quy, Xích<br />
thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Địa long trong<br />
cao và viên nang BDHNT. Chứng tỏ phương<br />
pháp chiết xuất và bào chế mới giữ được các<br />
thành phần chủ yếu của công thức cổ truyền.<br />
<br />
Định lượng saponin và protein toàn phần<br />
trong cao và viên nang BDHNT<br />
Bảng 5. Hàm lượng saponin toàn phần, protein toàn<br />
phần trong cao và viên nang BDHNT<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Saponin<br />
toàn phần<br />
Protein toàn<br />
phần<br />
<br />
Cao<br />
BDHNT<br />
(mg/1g)<br />
126,1<br />
190,5<br />
<br />
Tiêu<br />
Viên nang Tiêu chuẩn<br />
chuẩn<br />
BDHNT<br />
(mg/viên)<br />
(mg/1g) (mg/viên)<br />
≤ 80<br />
62,0<br />
≤ 40<br />
≤ 180<br />
<br />
98,8<br />
<br />
≤ 90<br />
<br />
Mỗi gam cao khô chứa ít nhất 80 mg<br />
saponin và 180 mg protein toàn phần.<br />
<br />
210<br />
<br />
Mỗi viên nang chứa ít nhất 40 mg saponin<br />
và 90 mg protein toàn phần.<br />
<br />
Giới hạn nhiễm khuẩn của cao và viên<br />
nang BDHNT<br />
Bảng 6. Giới hạn nhiễm khuẩn của cao và viên nang<br />
BDHNT<br />
Cao Viên nang<br />
BDHNT BDHNT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tổng số vi khuẩn hiếu<br />
khí sống lại được<br />
(CFU/g)<br />
Tổng số nấm mốc, nấm<br />
men sống lại được<br />
(CFU/g)<br />
Tổng số Enterobacteria<br />
Salmonella, Escherichia<br />
coli, Staphylococcus<br />
aureus,<br />
Pseudomonas<br />
aeruginosa<br />
<br />
4<br />
<br />
So với tiêu<br />
chuẩn<br />
DĐVN IV<br />
<br />
≤ 10<br />
<br />
≤ 10<br />
<br />
4<br />
<br />
Đạt<br />
<br />
≤ 102<br />
<br />
≤ 102<br />
<br />
Đạt<br />
<br />
≤ 500<br />
<br />
≤ 500<br />
<br />
Đạt<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Đạt<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Giới hạn nhiễm khuẩn của cao và viên nang<br />
BDHNT đạt mức 4 theo quy định của Dược điển<br />
Việt Nam.<br />
<br />
Giới hạn nhiễm khuẩn<br />
<br />
Từ những kết quả thu được từ thực nghiệm,<br />
<br />
Chế phẩm BDHNT đạt các tiêu chuẩn cần<br />
thiết của dạng bào chế viên nang theo các quy<br />
định hiện hành, là một trong những tiền đề cơ<br />
bản để tiến hành các thử nghiệm tiền lâm sàng<br />
và lâm sàng trong đánh giá tính an toàn và hiệu<br />
quả của thuốc một cách chính xác và khách<br />
quan. Dựa vào cơ sở liều dùng của thuốc sắc<br />
BDHNT của tác giả Hoàng Bảo Châu(6), có thể<br />
dự kiến liều dùng cho mỗi bệnh nhân là 18<br />
viên/ngày (người cân nặng trung bình 50 kg).<br />
Liều này tương đương với thang thuốc 58,5 g,<br />
gồm có: Hoàng kỳ 36 g, Đương quy vĩ 6 g,<br />
Xuyên khung 3 g, Xích thược 4,5 g, Đào (hạt) 3<br />
g, Hồng hoa 3 g, Địa long 3 g. Như vậy, so với<br />
dạng cổ truyền, dạng bào chế mới tiện dụng<br />
hơn, giảm được 117 lần khối lượng thuốc sử<br />
dụng hàng ngày cho người bệnh.Từ những kết<br />
quả thực nghiệm trên, chúng tôi đề nghị một số<br />
tiêu chuẩn chất lượng cho viên nang Bổ Dương<br />
Hoàn Ngũ Thang (bảng 7) như sau:<br />
Bảng 7. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng viên nang Bổ<br />
dương hoàn ngũ thang<br />
<br />
Độ rã<br />
Độ đồng đều khối<br />
lượng<br />
Mất khối lượng do làm<br />
khô<br />
Định tính<br />
<br />
Định lượng<br />
saponin toàn phần<br />
protein<br />
<br />
Phải đạt yêu cầu qui định theo<br />
DĐVN IV<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tính chất<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Yêu cầu chất lượng<br />
Viên nang số 0, bột thuốc trong<br />
nang màu nâu,<br />
mùi thơm dược liệu<br />
Không được quá 30 phút<br />
± 7,5% KLTB bột thuốc có trong<br />
nang<br />
Không được quá 9,0% (kl/kl)<br />
Hoàng kỳ<br />
Địa long<br />
Xuyên khung<br />
Hồng hoa<br />
Đương qui vĩ<br />
Xích thược<br />
Mỗi viên không được ít hơn:<br />
40,0 mg<br />
90,0 mg<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
chúng tôi có một số kết luận sau:- Cao chiết Bổ<br />
Dương Hoàn Ngũ Thang đạt các yêu cầu cao<br />
khô về độ ẩm, độ tro, độ pH, giới hạn kim loại<br />
nặng, giới hạn nhiễm khuẩn theo các yêu cầu<br />
quy định trong Dược điển Việt Nam IV.- Viên<br />
nang Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang đạt các yêu<br />
cầu về độ ẩm, độ rã, độ đồng đều khối lượn,<br />
giới hạn nhiễm khuẩn theo quy định của Dược<br />
điển Việt Nam IV.- Trong cao chiết và viên nang<br />
Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang có sự hiện diện của<br />
6 dược liệu Hoàng kỳ, Hồng hoa, Đương qui,<br />
Địa long, Xích thược, Xuyên khung. - Hàm<br />
lượng saponin toàn phần không được ít hơn 80<br />
mg/1g cao khô và không được ít hơn 40 mg/1<br />
viên BDHNT.- Hàm lượng protein toàn phần<br />
không được ít hơn 180 mg/1g cao khô và không<br />
được ít hơn 90 mg/1 viên BDHNT.Những kết<br />
quả này là một trong minh chứng cho thấy viên<br />
nang Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang sau chuyển<br />
dạng vẫn giữ được các thành phần tương tự như<br />
dạng bào chế cổ truyền.Những kết quả thu được<br />
từ nghiên cứu này góp phần cho việc tiêu chuẩn<br />
hóa và kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng viên<br />
nang Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang, phục vụ cho<br />
các nghiên cứu triển khai tiếp theo và có triển<br />
vọng đóng góp với cộng đồng một lựa chọn<br />
mới trong điều trị phục hồi vận động sau đột<br />
quị.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Bộ môn<br />
Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng dược<br />
liệu, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Dược Hà Nội,<br />
tr.141.<br />
Bộ Y tế (2007), Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp đông – tây y),<br />
Nxb Y học Hà Nội, tr. 411.<br />
Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam (lần xuất bản thứ 4), Nxb Y<br />
học Hà Nội, tr. 182-183, 756, 762-763, 767-768, 782-783, 788, 933-<br />
<br />
211<br />
<br />