Tiểu luận: Bán phá giá và chống bán phá giá cá Ba sa - Vụ kiện cá ba sa ở Việt Nam
lượt xem 150
download
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên tắc của thương mại quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập Khối Hợp Tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), ngành công nghiệp sản xuất cá tra, cá basa của đất nước đã phát triển nhanh chóng, tạo công ăn việc làm cho hơn 500000 lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Bán phá giá và chống bán phá giá cá Ba sa - Vụ kiện cá ba sa ở Việt Nam
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA --------------- --------------- Tiểu Luận Bán phá giá và chống bán phá giá cá Ba sa - Vụ kiện cá ba sa ở Việt Nam SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 1
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA Mục Lục CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA .........................................................................................2 I. Phần mở đầu ...........................................................................................................................................................2 II. Luận điểm của các bên...........................................................................................................................................4 1.Phía các trại nuôi cá catfish và các doanh nghiệp chế biến catfish Mỹ .................................................................4 2.Phía các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam .......................................................................................................6 2.1 Về khía cạnh thứ nhất – ngành sản xuất nội địa và thiệt hại vật chất:..................................................................6 2.2 Về khía cạnh thứ hai- bán phá giá: .......................................................................................................................6 III. Kết quả điều tra sơ khởi của ITC về khả năng gây thiệt hại đối với sản xuất catfish nội địa ............7 IV. Bài học rút ra ......................................................................................................................................................10 V. KẾT LUẬN .........................................................................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................................12 CHƯƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA I. Phần mở đầu Kể từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới và chấp nhận những nguyên tắc của thƣơng mại quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập Khối Hợp Tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng (APEC), ngành công nghiệp sản xuất cá tra, cá basa của đất nƣớc đã phát triển nhanh chóng, tạo công ăn việc làm cho hơn 500000 lao động. Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa(phía Mỹ gọi là cá da trơn- catfish) sang Mỹ từ năm 1996, và đến năm 2002 số lƣợng xuất khẩu cá tra basa vào thị trƣờng Hoa Kỳ đã lên đến gần 20000 tấn sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam và ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng vào tháng 12 năm 2001.Việc gia tăng nhanh chóng này ngoài lý do là hàng rào thuế quan đối với sản phẩm thuỷ sản gần nhƣ đƣợc bãi bỏ, còn có lý do khác là nguồn cung cấp cá tra basa tăng nhóng sau khi Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo trên cả hai đối tƣợng cá tra, cá basa. SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 2
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA Tại Mỹ, trƣớc năm 1970, cá da trơn hay catfish vẫn chỉ là một thứ đặc sản của một số vùng ở Mỹ và nhu cầu đối với sản phẩm này rất hạn chế khi ngƣời dân Hoa Kỳ vẫn quen với những sản phẩm thuỷ sản đƣợc khai thác ngoài tự nhiên. để sản phẩm cá da trơn nuôi ao đƣợc ngƣời dân Hoa Kỳ chấp nhận và sử dụng rộng rãi, các nhà sản xuất chế biến cá da trơn tại Hoa Kỳ cùng Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mỹ ( Catfish Farmers of America – CFA) đã tiến hành nhiều chiến dịch marketing khác nhau với thƣơng hiệu “Farm raised catfish” trong một thời gian kéo dài hơn 10năm. Thông điệp tiếp thị của họ nhấn mạnh đến các giá trị của cá da trơn nuôi ao nhƣ thịt trắng, ít mỡ, ít cholesterol, ít calori, nhƣng giàu protein, giàu vitamin và chất khoáng; cá da trơn nuôi hầu nhƣ không có mùi tanh, ít xƣơng và có thể chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau. Kết quả là nhu cầu các sản phẩm chế biến từ cá da trơn tăng lên đáng kể. Cá da trơn giờ đây thành một món ăn chính ở rất nhiều nhà hàng thủy sản và xuất hiện ở hầu hết các siêu thị. Mức tiêu dùng cá da trơn bình quân theo đầu ngƣời ở Mỹ tăng từ 0,41 pao vào năm 1985 lên 1 pao vào năm 2001.Nếu nhƣ năm 1970, các nhà nuôi cá Mỹ chỉ sản xuất 2580 tấn, thì vào năm 2001 con số này là 271000 tấn với doanh số trên dƣới nửa tỷ đô la. Các trại nuôi cá catfish đƣợc tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Mississippi(ĐBSMI) tại các bang Mississippi, Alabama, Arkansas và Louisiana. Khác với ĐBSCL nơi cá đƣợc nuôi chủ yếu bằng cách thả bè trên sông, cá catfish ở ĐBSMI đƣợc nuôi trong ao.Tổng diện tích ao hồ nuôi cá catfish ở các bang miền Nam nƣớc Mỹ hiện là 76000 hecta, trong đó chỉ riêng bang Mississippi đã chiếm tới 58% diện tích. Cá catfish đã trở thành sản phẩm quan trọng thứ tƣ trong số các sản phẩm nông lâm nghiệp tại bang Mississippi. Với tính chất và mùi vị thịt cá tƣơng tự nhƣ cá da trơn đƣợc nuôi tại Hoa Kỳ nhƣng với giá thấp hơn rất nhiều, cá tra, basa đã trở thành một mối đe dọa đối với ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá da trơn của Hoa Kỳ khi 90% lƣợng cá da trơn nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2000 là từ Việt Nam. Để bảo vệ ngành nuôi cá da trơn của mình, CFA nhận thấy rằng mình cần phải hành động. Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn kiện lên Department of commerce (DOC) yêu cầu mở điều tra chống bán phá giá cá da trơn từ việt nam với lý do là các mặt hàng này đƣợc nhập vào Mỹ dƣới giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 3
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trƣờng của Mỹ.Phía nguyên đơn trong vụ kiện là 500 trại nuôi cá da trơn thuộc CFA và 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Mỹ.Bên bị đơn là 53 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2002,Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC – department of Commerce) tuyên bố tiến hành điều tra về cáo buộc của CFA rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã bán phá giá các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh vào thị trƣờng Mỹ, gây thiệt hại nặng cho các nhà nuôi cá catfish trong nƣớc, và do vậy DOC cần áp dụng thuế chống phá giá đối với các doanh nghiệp này của Việt Nam nhƣ sau: Nếu Việt Nam đƣợc xác định là nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng, thì mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là:144%, còn nếu Việt Nam đƣợc xác định không phải là một nƣớc theo nền kinh tế thị trƣờng , thì mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 190%. II. Luận điểm của các bên 1.Phía các trại nuôi cá catfish và các doanh nghiệp chế biến catfish Mỹ 1.1 Về khía cạnh thứ nhất- ngành sản xuất nội địa và thiệt hại vật chất: Bên nguyên đơn ( bao gồm 500 trại nuôi và 8 doanh nghiệp chế biến catfish) lập luận cho rằng sản phẩm của họ chiếm khoảng 86% sản lƣợng sản xuất nội địa. Hơn thế nữa, các trại nuôi cá bán hầu hết sản phẩm của mình cho các đơn vị chế biến và đơn vị chế biến phụ thuộc toàn bộ vào cá nguyên liệu của nông dân nuôi cá. Quyền lợi của ngƣời nuôi và ngƣời chế biến còn trùng nhau ở chỗ có sở hữu chéo giữa hai bên. Do vậy, cá trại nuôi lẫn cơ sở chế biến cộng lại có thể đại diện cho phía sản xuất trong ngành để kiện phía Việt Nam. Mặc dù ở Mỹ không hề có sản phẩm đồng nhất với cá tra và basa của Việt Nam, nhƣng cá catfish, tra và basa đều là cá nƣớc ngọt có thịt trắng và trong nhiều món ăn chế biến các loại cá philê đông lạnh là sản phẩm ở Mỹ có những đặc điểm giống nhất với cá tra và basa philê đông lạnh. Hàng nhập khẩu của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng từ năm 1999 và chiếm tới 20% thị phần vào năm 2001. Để tăng them sức mạnh cho nhận định này, phía CFA đƣa ra các con số trong đó tăng sản lƣợng hang Việt Nam nhập khẩu và giảm sản lƣợng sản xuất nội địa. Thứ nhất, sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam không chỉ nằm trong hạng mục “ cá catfish philê đông lạnh” mà còn ở cả ba hạng mục khác ( cá nƣớc ngọt philê đông lạnh khác, cá bơn phi lê đông lạnh và cá philê đông lạnh chƣa phân vào đâu), vì một số loại cá tra và basa đông lạnh đƣợc SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 4
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA nhập vào dƣới các hạng mục này. Với lập luận nhƣ vậy thì sản lƣợng nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2001 lên tới 13500 tấn. Thứ hai, sản phẩm bị cạnh tranh trong nƣớc chỉ bao gồm catfish philê, chứ không bao gồm các sản phẩm cá thịt trắng khác. Tổng lƣợng tiêu dùng catfish phi lê ở trong năm 2001 của Mỹ là thấp hơn 70000 tấn. Các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh nhập khẩu luôn có giá thấp hơn các sản phẩm catfish nội địa ( với mức chênh lệch vào khoảng 0,8 -1 USD/ pao) trong tất cả các quý mà hai bên có sản lƣợng bán ra, mặc dù nhu cầu và mức tiêu dung rõ ràng là tăng lên. Giá catfish giảm liên tục trong thời gian qua mà nguyên nhân chính là do sản phẩm của Việt Nam nhập vào với số lƣợng ngày càng tăng và đƣợc bán phá giá trên thị trƣờng Mỹ. Hành động này đã gây ra thiệt hại lớn cho ngành catfish Mỹ. 1.2 Về khía cạnh thứ hai- bán phá giá: Trong đơn kiện nhằm khởi xƣớng điều tra bán phá giá, CFA cung cấp các tính toán về mức độ bán phá giá trên cả cơ sở kinh tế thị trƣờng và phi thị trƣờng. Trong trƣờng hợp kinh tế thị trƣờng, CFA cho rằng thị trƣờng cá tra và basa philê đông lạnh ở Việt Nam quá nhỏ nên không thể căn cứ vào giá trị nội địa ở Việt Nam để tính giá trị hợp lý. Do CFA cũng không tìm thấy đƣợc số liệu về giá xuất khẩu của sản phẩm Việt Nam ở một nƣớc thứ ba, nên trong tính toán của mình, CFA tự xây dựng chi phí sản xuất. Giá cả nguyên liệu, lao động, điện, nƣớc của Việt Nam đƣợc sử dụng. Đối với nhữg số liệu về giá của Việt Nam khác mà CFA không có đƣợc, thì CFA dùng chi phí sản xuất của một cơ sở chế biến của Mỹ. Bằng cách so sánh giá trị hợp lý tự xây dựng và giá xuất khẩu, CFA đi đến mức độ bán phá giá là 143,7%. Trong trƣờng hợp kinh tế phi thị trƣờng, CFA chọn Ấn Độ làm nƣớc “có khả năng so sánh” vì Ấn Độ là nền kinh tế thị trƣờng, có cùng mức độ phát triển kinh tế nhƣ Việt Nam và có sản xuất đáng kể cá trê trắng ( torpedo-shaped catfish) giống cá tra và basa. Giá nguyên liệu chế biến cá philê đông lạnh ở Ấn Độ đƣợc sử dụng để tính giá trị hợp lý. Đối với số lƣợng các nhân tố sản xuất, CFA trình bày rằng không thu nhập đƣợc thong tin tin cậy của Việt Nam. Với lập luận rằng quy trình chế biến cá philê đông lạnh gần nhƣ giống nhau ở mọi nơi trên thế giới, CFA dựa vào số liệu về lƣợng nhân tố sản xuất của một cơ sở chế biến của Mỹ, sau khi đã hiệu chỉnh cho những khác biệt đƣợc biết đến ở Việt Nam, để tính toán. SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 5
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA Theo tính toán của CFA, giá trị hợp lý của cá tra và basa philê đông lạnh là 4.19 USD/pao, trong khi giá xuất khẩu là 1.44 USD/pao. Do vậy, mức độ bán phá giá là 190,2%. 2.Phía các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phản đối đơn kiện của CFA trên cả hai bình diện: (i) thiệt hại vật chất đối với ngành chế biến catfish Mỹ và (ii) cá tra và basa philê đông lạnh của Việt Nam đƣợc bán phá giá trên thị trƣờng Mỹ. 2.1 Về khía cạnh thứ nhất – ngành sản xuất nội địa và thiệt hại vật chất: Việc quy định về tên gọi vừa qua chứng tỏ rằng không có một sản phẩm nào ở Mỹ là đồng nhất với cá tra hay basa của Việt Nam. Do vậy, vụ kiện phải dựa vào sản phẩm sản xuất ở Mỹ giống nhất với cá tra hay basa philê đông lạnh. Theo quan điểm của phía Việt Nam, các sản phẩm giống nhất không chỉ bao gồm cá catfish philê đông lạnh mà cả sản phẩm philê đông lạnh từ các cá thịt trắng khác. Hơn nữa, sản phẩm bị cạnh tranh bao gổm cá philê cùng với các sản phẩm lăn bột và tẩm xốt.Nhƣ vậy, thị phần của sản phẩm Việt Nam chỉ là 2% chứ không phải là 20% nhƣ phía CFA cáo buộc. Và với thị phần nhỏ nhƣ vậy, thì sản phẩm Việt Nam không thể gây thiệt hại vật chất cho ngành chế biến catfish đông lạnh của Mỹ. Ngành kinh tế đƣợc xem xét là chế biến cá philê đông lạnh và do vậy các chủ trại nuôi cá catfish không đủ tƣ cách để đại diện cho các nhà sản xuất sản phẩm chế biến. Ngành chế biến catfish philê đông lạnh của Mỹ không bị thiệt hại vật chất do cả sản lƣợng nội địa lẫn nhập khẩu đều tăng và không có cạnh tranh trực tiếp về giá giữa hai loại. Hoàn toàn cũng không có nguy cơ về thiệt hại trong tƣơng lai do các nhà sản xuất Việt Nam còn xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng khác nhƣ EU và các nƣớc Châu Á. Trong thời gian qua, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trƣờng này cũng tăng mạnh. Các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam không chỉ chế biến cá tra và basa, mà còn chế biến nhiều loại thuỷ sản khác. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam còn có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất khác thay vì chỉ tăng sản lƣợng xuất khẩu cá tra và basa đông lạnh sang Mỹ. 2.2 Về khía cạnh thứ hai- bán phá giá: Việt Nam lập luận mạnh mẽ cho tƣ cách kinh tế thị trƣờng.Tài liệu của Chính phủ Việt Nam gửi cho DOC tấn công tất cả các luận điểm mà CFA đƣa ra. Báo cáo viết: “ Việt Nam đã từ bỏ hệ thống kế SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 6
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA hoạch hoá tập trung và đã đạt nhiều kết quả trong việc tự do hóa kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế và do vậy phải đƣợc coi là một nền kinh tế thị trƣờng theo luật thƣơng mại Hoa Kỳ”. Mặc dù thừa nhận rằng còn nhiều yếu tố gây biến dạng thị trƣờng trong nền kinh tế, nhƣng chính phủ Việt Nam đã đƣa ra bằng chứng cho thấy tất cả những biến dạng này đều tồn tại ở nhiều nền kinh tế thị trƣờng. Các doanh nghiệp của Mỹ và các nƣớc khác hoạt động ở Việt Nam cũng gửi văn bản cho DOC ủng hộ Việt Nam có kinh tế thị trƣờng nhƣ Citibank, New York Life International, Vedan, Cargill, American Standard, và Chinfon. Với tƣ cách kinh tế thị trƣờng, giá cá philê trong thị trƣờng nội địa của Việt Nam có thể đƣợc dùng để tính giá trị hợp lý.Mức giá cạnh tranh của cá tra và basa philê đông lạnh chủ yếu là do chi phí cho cá nguyên liệu thấp.Vì nông dân nuôi cá chịu chi phí theo giá thị trƣờng trong tất cả các khâu giống, thức ăn, điện, xăng dầu. Đối với vốn đầu tƣ đóng bè và vốn lƣu động, một số hộ vay đƣợc vốn ƣu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhƣng nhiều hộ khác phải vay theo lãi suất thị trƣờng từ doanh nghiệp chế biến hoặc từ tƣ nhân. Lãi suất bình quân 1%/tháng là hoàn toàn không có yếu tố trợ giá và thậm chí còn cao hơn lãi suất của các khoản cho vay doanh nghiệp sản xuất ở TP.HCM. Nếu vẫn coi Việt Nam là chƣa có kinh tế thị trƣờng thì đề xuất chọn Ấn Độ là nƣớc thứ ba để so sánh giá thành cá tra, basa Việt Nam xuất sang thị trƣờng Mỹ vẫn là vô lý.Thứ nhất, cá trê trắng Ấn Độ, mặc dù cũng thuộc họ catfish, nhƣng khác với cá tra basa Việt Nam. Thứ hai, kỹ thuật nuôi cá, quy trình chế biến philê và chi phí sản xuất của ngành cá hai nƣớc cũng hoàn toàn khác biệt. Quy trình chế biến cá là quy trình “khép kín” từ nuôi cá đến chế biến philê đông lạnh. Các doanh nghiệp chế biến đều trực tiếp đầu tƣ vào các bè cá.Trong một số trƣờng hợp, bè đƣợc trực tiếp doanh nghiệp quản lý, còn trong một số trƣờng hợp khác, bè đƣợc giao cho nông dân.Nếu chỉ tính công đoạn chế biến, thì sản phẩm đầu vào là cá tƣơi.Còn đối với trƣờng hợp quy trình khép kín, thì phải tính tới cả công đoạn nuôi cá lẫn chế biến cá và sản phẩm đầu vào là cá giống con. Nhƣ vậy, ngay cả trong trƣờng hợp Việt Nam bị coi là có kinh tế phi thị trƣờng và sử dụng giá đầu vào ở nƣớc thứ ba thì cũng không hề có bán phá giá. III. Kết quả điều tra sơ khởi của ITC về khả năng gây thiệt hại đối với sản xuất catfish nội địa Đúng theo lịch trình, ITC đƣa ra kết quả điểu tra vào tháng 8 năn 2002. Về sản phẩm bị kiện, tất cả các mặt hàng philê đông lạnh chế biến từ cá tra hay basa.Về sản phẩm sản xuất tại Mỹ bị cạnh tranh, sản SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 7
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA phẩm giống với cá tra hay basa philê đông lạnh là cá catfish philê đông lạnh (kể cả sản phẩm đã lăn bột và tẩm xốt), nhƣng không bao gồm các loại cá thịt trắng khác nhƣ phía Việt Nam lập luận. Thị phần sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam tại thị trƣờng Mỹ nguồn: ủy ban thƣơng mại quốc tế Hoa Kỳ “một số sản phẩm cá phi lê đông lạnh từ Việt Nam, Điều tra số 731- TA-1012(sơ khởi), Washington DC-8/2002. 1999 2000 2001 Sản lƣợng tiêu dùng cà da trơn philê đông 63.969 67.056 71.278 lạnh(tấn) Sản lƣợng cá tra, basa philê đông lạnh NK từ 21.79 53.57 11.078 Việt Nam(tấn) 3,4 Thị phần của sản phẩm Việt Nam(%) 8,0 15,5 Về vấn đề đại diện cho ngành sản xuất nội địa, Luật thƣơng mại và Cạnh tranh Omnibus 1988 của Hoa Kỳ có điề khoản quy định nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp thô đƣợc coi là ngƣời sản xuất trong ngành chế biến từ sả phẩm nông nghiệp nếu: i. Sản phẩm nông nghiệp chế biến đƣợc sản xuất từ sản phẩm nông nghiệp thô qua một dây chuyền sản xuất liên tục với định nghĩa về dây chuyền sản xuất nhƣ sau: sản phẩm nông nghiệp thô đƣợc sử dụng chủ yếu hay toàn bộ cho chế biến. sản phẩm nông nghiệp chế biến đƣợc sản xuất chủ yếu hay toàn bộ từ sản phẩm nông nghiệp thô. ii. Nông dân và đơn vị chế biến có cùng quyền lợi về kinh tế. Đối với điều kiện thứ nhất, kết quả điều tra của ITC cho thấy khoảng 54% lƣợng cá catfish tƣơi đƣợc chế biến thàn catfish philê đông lạnh. Số liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cũng cho thấy catfish philê đông lạnh chiếm khoản 44% trọng lƣợng của tất cả các loại catfish do các cơ sở sản xuất trong nƣớc bán ra. Những con số này không thỏ mãn điều kiện “sản phẩm nông nghiệp thô đƣợc sử dụng chủ yếu hay toàn bộ cho chế biến”. Đối với điều kiện thứ hai, ITC nhận thấy có sở hữu chéo giữa các trại nuôi và doanh nghiệp chế biến. Do vậy, các trại nuôi và doanh nghiệp chế biến catfish “có cùng quyền lợi về kinh tế”. Nhƣng do điều SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 8
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA kiện thứ nhất không đƣợc thoả mãn nên ITC kết luận rằng ngành sản xuất nội địa ở Mỹ chịu cạnh tranh của cá tra và basa philê đông lạnh nhập khẩu chỉ bao gồm các doanh nghiệp chế biến catfish philê đông lạnh, chứ không bao gồm các chủ trại nuôi cá catfish. Do vậy, điểu kiện và tình hình kinh doanh của nông dân nuôi cá catfish ở Mỹ không đƣợc xem xét trong quá trình phân tích sơ khởi về thiệt hại vật chất. Xét về tình hình sản xuất của ngành chế biến catfish philê đông lạnh của Mỹ, ITC thấy một số chỉ số thống kê chứng tỏ trạng thái đi xuống của ngành, nhƣng cũng có những chỉ số lại cho thấy điều kiện tài chính đƣợc cải thiện. Ví dụ: mặc dù thị phần giảm, nhƣng sản lƣợng của ngành chế biến catfish của Mỹ lại tăng trong năm 2000, sau đó giảm vào năm 2001 và tăng lại trong những tháng đầu năm 2002, tổng doanh số giảm nhƣng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng trong năm 2001 so với năm 2000, số lƣợng lao động và số giờ làm việc giảm, nhƣng năng suất, lƣơng lại đƣợc cải thiện trong giai đoạn 1999- 2001. Từ các kết quả ở trên, ITC tuyên bố không có thiệt hại vật chất hiện tại đối với ngành sản xuất nội địa của Mỹ. Tuy nhiên, dựa trên xu hƣớng gia tăng thị phần nhanh chóng này, mức giá thấp cũng nhƣ công suất gia tăng của các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam, ITC nhận định rằng “có khả năng gia tăng tiếp tục hàng nhập khẩu của sản phẩm đang điều tra vào thị trƣờng Mỹ”. Kết luận chung của ITC là “có bằng chứng hợp lý cho thấy ngành sản xuất cá catfish philê đông lạnh trong nƣớc bị đe dọa chịu thiệt hại vật chất gây ra bởi hang nhập khẩu từ Việt Nam hiện đang bị cáo buộc bán thấp hơn giá trị hợp lý ở Hoa Kỳ”. Vụ kiện, do vậy, đƣợc chuyển sang Bộ Thƣơng Mại Hoa Kỳ để tiến hành điều tra, xem xét việc các doanh nghiệp Việt Nam có thực sự bán phá giá cá tra, basa tại thị trƣờng Mỹ hay không. Xác định nền kinh tế thị trường hay phi thị trường Các tiêu chí đƣợc DOC xem xét để đƣa ra quyết định bao gồm: i. Đồng tiền có khả năng chuyển đổi ở tài khoản vãng lai và tài khoản vốn hay không; ii. Mức lƣơng có đƣợc xác định trên cơ sở thoả thuận tự do ngƣời lao động và giám đốc quản lý doanh nghiệp hay không; iii. Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có bị hạn chế hay không; iv. Chính phủ có duy trì sở hữu và kiểm soát các phƣơng thức sản xuất ở trong nƣớc hay không; SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 9
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA v. Chính phủ có kiểm soát việc phân bố nguồn lực và các quyết định về giá và sản lƣợng của doanh nghiệp hay không; vi. Các yếu tố khác. Ngày 8 tháng 11 năm 2002, DOC thông báo quyết định coi Việt Nam là nƣớc có nền kinh tế phi thị trƣờng (NME). Sau khi phản đối không thành quyết định bất lợi này, tháng 12 năm 2002, VASEP chính thức đề nghị DOC sử dụng Bangladesh là nƣớc thứ ba để tính các chi phí sản xuất trong 5 nƣớc đƣợc DOC đề xuất là Bangladesh, Ấn Độ, Guinea, Kenya và Pakistan. Sở dĩ VASEP chọn Bangladesh là vì quốc gia này gắn với Việt Nam về một số yếu tố nhƣ mức thu nhập quốc dân tính theo đầu ngƣời (380 USD/ngƣời), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc nuôi cá nƣớc ngọt tƣơng tự nhƣ catfish. Ngày 27 tháng 1 năm 2003, DOC đƣa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt Nam có hành vi bán phá giá cá tra tại Mỹ và ấn định mức thuế chống phá giá từ 37,94% đến 61,88% cho các công ty này, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt Nam. Ngay sau đó, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót, bất hợp lý trong quyết định này. Tháng 3 năm 2003, DOC quyết định sửa lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các công ty tham gia vụ kiện ( chẳng hạn nhƣ từ 61,88% xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88% cho các công ty không tham gia. Ngày 24 tháng 7 năm 2003, ITC đƣa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, do đó ấn định mức thuế chống bán phá từ 36,84 đến 63,88%. IV. Bài học rút ra Sự thất bại này, Việt Nam rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, các doanh nghiệp nên coi các nƣớc nhập khẩu đang áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa của mình chỉ là một hình thức rủi ro trong thƣơng mại. Trong kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp cần đƣa nội dung này vào quản lý nhƣ các rủi ro thƣờng gặp khác trong quá trình phát triển thị trƣờng. Thứ hai, khi hàng hóa của mình bị khởi kiện, các doanh nghiệp nên tích cực, chủ động trong quá trình điều tra để hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất do vụ kiện gây ra, bởi các nƣớc khi lạm dụng áp dụng các biện pháp phòng vệ sẽ không thể áp một cách quá đáng nếu không sẽ bị SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 10
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA khởi kiện ra WTO.Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp cũng cần có biện pháp phòng chống từ xa, thƣờng xuyên chủ động theo dõi thị trƣờng xem hàng hóa của mình vào thị trƣờng đó có nguy cơ bị bán phá giá hay không, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp hay có những chuẩn bị khi đối phó với các vụ kiện. Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải trả 469 USD/ giờ cho một văn phòng luật sƣ tại Washington để bảo vệ quyền lợi cho mình, trong khi thu nhập của một ngƣời dân nuôi cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long chƣa tới 35 USD/ tháng. Kinh phí chi cho vụ kiện tổng cộng là 600000 USD. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phàn nàn về sự bất công trong vụ kiện. Một điều rõ ràng là phán quyết về vụ cá catfish là không công bằng, chỉ đem lại lợi ích cho một số công ty Mỹ và gây thiệt hại cho những ngƣời nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua đây, điều quan trọng nhất mà Việt Nam rút ra đƣợc, đó là chuẩn bị cho mình một cách có hệ thống các biện pháp đối phó với các vụ kiện trong tƣơng lai, cũng nhƣ hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc trở thành thành viên WTO, bởi WTO đƣa ra một bộ quy tắc mà các nƣớc nhập khẩu phải tuân thủ khi tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá – cơ chế minh bạch để chống lại các phán quyết về chống bán phá giá đƣợc đƣa ra không phù hợp với các quy tắc nêu trên. Trong vụ kiện cá catfish, Việt Nam không đƣợc áp dụng bộ quy tắc này vì chƣa là thành vịên WTO. Nói cách khác, mặc dù cho rằng phán quyết cuối cùng về chống bán phá giá của Mỹ đã vi phạm các nguyên tắc của WTO, nhƣng Việt Nam cũng không thể khiếu nại phán quyết đó tại một hội đồng xét xử của WTO. V. KẾT LUẬN Bán phá giá và chống bán phá giá là một trong những vấn để luôn đƣợc quan tâm trong thƣơng mại quốc tế hiện đại. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị cuốn vào làn sóng chung của những hoạt động liên quan đến vấn đề bán phá giá trên thế giới. Khi mà chúng ta đang ngày càng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, với đặc điểm là nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, các doanh nghiệp Việt nam đồng thời phải đối mặt với hai yếu tố của bán phá giá: - Thứ nhất là tình trạng bị các quốc gia nhập khẩu khiếu kiện bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá khiến hàng hoá giảm sức cạnh tranh do giá thành cao. SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 11
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA - Thứ hai là tình trạng nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài thực hiện những hành vi bán phá giá ngay tại Việt Nam, khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh nổi về mặt giá cả, dẫn đến thị trƣờng cứ ngày một thu hẹp dần. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bán phá giá nói riêng, trên cơ sở kết hợp hài hòa với các quy định và thực tiễn của thƣơng mại quốc tế. Việt Nam đã gia nhập WTO tức là đang bƣớc vào sân chơi rộng lớn. Để không bị tác động tiêu cực từ vấn đề phá giá và chống bán phá giá, các doanh nghiệp nên sớm tìm hiểu và làm quen với các thủ tục và tiến trình khiếu kiện trong vấn đề bán phá giá, để có thể tham gia cuộc chơi một cách sòng phẳng, đồng thời có đủ kiến thức và kỹ năng bảo vệ tối đa quyền lợi của mình trƣớc làn sóng hàng ngoại tràn vào. Các doanh nghiệp cần chủ động hợp tác và đoàn kết với nhau, đặc biệt vai trò của các hiệp hội ngành nghề là rất lớn. Khi gia nhập WTO, nhà nƣớc không thể đứng ra can thiệp để bảo vệ cho doanh nghiệp trƣớc những vụ kiện, mà hiệp hội sẽ là tổ chức đứng ra tập hợp doanh nghiệp, hƣớng dẫn và tìm các nguồn tài chính để theo kiện. Ngoài ra, hiệp hội cũng đại diện cho doanh nghiệp đứng ra khởi kiện, trong trƣờng hợp hàng hoà nƣớc ngoài bán phá giá tại thị trƣờng trong nƣớc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tạp chí thƣơng mại thủy sản số 108.28/11/2002 [2] Nguyễn Xuân Thành. “Catfish fight”.8/4/2003 [3] Báo điện tử VnExpress. [4] Vũ Kim Dũng, Bán phá giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 94, 2005. SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 12
- CHƢƠNG I: BẢN BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN CÁ BASA SV thực hiện: Nguyễn Quốc Nam Page 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá Tra và cá Basa Việt Nam vào thị trường Mỹ”
106 p | 2640 | 893
-
Đề án “Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
23 p | 1080 | 368
-
Đề án "Bán phá giá hàng hóa ở VN"
51 p | 754 | 329
-
Tiểu luận "Phân tích hiệu ứng của phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán"
20 p | 835 | 318
-
Đề án "Vụ kiện phá giá Việt Nam tại Mỹ"
21 p | 657 | 281
-
Chuyên đề "Bán phá giá da giày Việt Nam vào thị trường EU"
18 p | 263 | 112
-
Luận văn: Phân tích nội dung cơ bản của luật cạnh tranh và so sánh hành vi bán phá gía và gièm pha
58 p | 371 | 103
-
Luận văn: Bán phá giá trong thương mại quốc tế
41 p | 575 | 99
-
Tiểu luận - HOA KỲ KIỆN VIỆT NAM VỂ VIỆC BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA, CÁ BASA
9 p | 402 | 95
-
Tiểu luận: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam hiện nay
33 p | 269 | 41
-
LUẬN VĂN: Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
19 p | 131 | 27
-
Tiểu luận: Phương pháp Correspondence Analysis (CA)
23 p | 266 | 23
-
LUẬN VĂN: Thực trạng bán phá giá hàng hoá ở Việt Nam
45 p | 133 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam
27 p | 65 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
170 p | 53 | 10
-
Chương 1 : Tổng quan về bán phá giá hàng hoá
39 p | 70 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật WTO về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
36 p | 17 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn