intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Cạnh tranh thương mại Mỹ- Trung

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

1.399
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng đầu trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai. Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO (2001), và mới đây trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Cạnh tranh thương mại Mỹ- Trung

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MĨ - TRUNG TIỂU LUẬN Nhóm 10: Nguyễn Thanh An – E35 CTQT (nhóm trưởng) Hoàng Thu Hà – E35 CTQT Phan Thu Giang – E35 CTQT Lại Thùy Giang – E35 CTQT Đỗ Thị Thanh Huyền – E35 CTQT Phạm Thế Huy – E35 CTQT Nguyễn Thị Mai Phương – F35 CTQT Touyang Xaydoua – K35 - CTQT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng đầu trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai. Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO (2001), và mới đây trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất, các nhà sản xuất Trung Quốc đã dần trở thành sự thách thức lớn đối với các nhà sản xuát nội địa của Mỹ, nhất là ngành dệt may và chế tạo. Bên cạnh việc tích cực tăng cường và đa dạng hóa hợp tác song phương về kinh tế thì những bất đồng, căng thẳng cũng ngày một nhiều hơn. Nhất là giai đoạn từ năm 2005 cho đến gần đây, giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới luôn xuất hiện những mâu thuẫn thương mại. Người ta lo sợ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai quốc gia này có thể xảy ra, khi quốc gia này sử dụng các biện pháp để hạn chế nước kia thì bị trả đũa và ngược lại. Nếu thật sự có một cuộc chiến thương mại xảy ra thì không những Mỹ và Trung Quốc bị tổn hại mà kinh tế toàn cầu chắc chắn cũng bị ảnh hưởng. Với đề tài được giao là “cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung”, chúng tôi muốn cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc: từ thực trạng hiện nay, những vấn đề đặt ra, nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh tới tác động và giải pháp…..Chúng tôi cũng xin đưa ra nhận định của mình về việc cạnh tranh thương mại có thể trở thành một cuộc chiến hay không. Ngoài ra, Việt Nam là một nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về thể chế chính trị và kinh tế. Chúng tôi cũng muốn qua đề tài này có thể có một số gợi ý những bài học kinh nghiệm bước đầu cho Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO (2007), đặc biệt nước ta cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đặt ra trong bài viết. Do hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài cũng như tài liệu có hạn, chắc chắn tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi khiếm khuyết, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cũng như phản biện lại những luận điểm của chúng tôi cho đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Đặng Hoàng Linh – giảng viên khoa Kinh tế quốc tế, thầy Nguyễn Văn Lịch – trưởng khoa Kinh tế quốc tế Học viện Ngoại giao, người phụ trách bộ môn Thương mại quốc tế và các thầy cô khác của khoa Kinh tế. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 2
  3. MỤC LỤC I. LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC.... 4 II. CẠNH TRANH TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG TỪ 1979 TỚI NAY ........................................................... 6 1. Tổng quan thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Trung ....................... 6 2. Cạnh tranh về các mặt hàng giữa Mỹ và Trung Quốc trên các thị trường trong những năm gần đây ..................................................................... 7 2.1. Thị trường nội địa Mỹ - Trung ................................................................... 7 2.1.a. Thị trường Trung Quốc .......................................................................... 7 2.1.b. Thị trường Mỹ ......................................................................................... 8 2.1.1.1 Hàng hoá ............................................................................................... 10 2.1.1.2 Khoa học công nghệ ............................................................................ 12 2.1.1.3 Dịch vụ ................................................................................................. 13 2.2. Thị trường thứ ba ........................................................................................ 15 2.2.1 Cuộc chiến tài nguyên ở Châu Phi .......................................................... 15 2.2.2 Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở thị trường Brazil .......................... 15 3. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung .......................................................15 4. Các vấn đề đặt ra .....................................................................................20 4.1.Vấn đề việc làm. .......................................................................................... 20 4.2. Vấn đề về luật pháp. ................................................................................... 21 4.3. Tính cạnh tranh của nền kinh tế................................................................. 22 III. NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 23 1. Nguyên nhân kinh tế ................................................................................23 2. Nguyên nhân chính trị .............................................................................25 IV. TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 26 1. Tác động đến nền kinh tế Mỹ ......................................................................... 26 2. Tác động đến nền kinh tế Trung Quốc ......................................................... 27 3. Tác động đến các quốc gia khác .................................................................... 28 V. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT ................................................................ 29 1. Về phía Trung Quốc ........................................................................................ 29 2. Về phía Mỹ ........................................................................................................ 29 3. Giải pháp chung ............................................................................................... 29 4. Tổ chức, cơ quan quốc tế. ................................................................................. 29 VI. DỰ BÁO CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG .............. 31 1. Tranh chấp thương mại sẽ vẫn tiếp tục diễn ra ......................................31 2. Khó có thể biến thành chiến tranh thương mại ............................................ 32 VII. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ............................................................ 32 1, Tác động đến Việt Nam ...........................................................................32 2, Bài học cho Việt Nam ...............................................................................33 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 3
  4. CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG I. LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC Tháng 10/1949, Mao Trạch Đông lật đổ chính phủ theo đường lối dân tộc của Tưởng Giới Thạch ( thân Mỹ) và thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Quan hệ Mỹ Trung cũng bị cắt đứt trong suốt 22 năm sau kể từ khi đảng cộng sản lãnh đạo. Tới năm 1971, quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung chính thức được khai thông bởi nền ngoại giao bóng bàn giữa hai nước. Cũng năm đó vào ngày 14/4, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 20 năm chống Trung Quốc và bắt đầu thực hiện quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm lịch sử của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tới Mỹ đầu năm 1979 là dấu mốc quan trọng đưa quan hệ giữa hai nước sang một trang sử mới. Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng nhờ đó mà bắt đầu được tái thiết lập. Dưới đây là một số mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của quan hệ thương mại Mỹ Trung. - Từ ngày 06 đến 16/5/1979, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Kreps thăm Trung Quốc. Chính phủ hai nước Trung – Mỹ đã ký tắt Hiệp định thương mại, ký chính thức thỏa thuận giải quyết vấn đề yêu cầu về tài sản còn tồn đọng lại từ 30 năm trước và thỏa thuận cùng nhau tổ chức triển lãm thương mại tại hai nước. - Ngày 07/7/1979 tại Bắc Kinh, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định thương mại Trung – Mỹ với thời hạn 3 năm, quy định dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc. Hiệp định này có hiệu lực vào tháng 2/1980. - Tháng 5/1983 tại Bắc Kinh, lần đầu tiên diễn ra Hội nghị của Ủy ban liên hợp thương mại Trung – Mỹ. - Năm 1990, một số nghị sĩ của Quốc hội Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết lấy cớ về vấn đề nhân quyền để yêu cầu hủy bỏ chế độ ưu đãi tối huệ quốc hoặc kéo dài các điều kiện kèm theo đối với Trung Quốc. - Ngày 26/5/1994, Tổng thống Mỹ B.Clinton tuyên bố kéo dài chế độ ưu đãi tối huệ quốc thêm 2 năm (từ năm 1994 – 1995) đối với Trung Quốc, và quyết định không gắn vấn đề ưu đãi tối huệ quốc với vấn đề nhân quyền. - Ngày 15/11/1999 tại Bắc Kinh, Trung – Mỹ đã ký kết Hiệp định song phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO, kể từ thời điểm này rào cản lớn nhất đối với việc Trung Quốc gia nhập WTO đã được gỡ bỏ. - Ngày 10/10/2000, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã ký pháp lệnh về thiết lập quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn đối với Trung Quốc, pháp lệnh này sau khi được THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 4
  5. Thượng nghị viện, Hạ nghị viện Mỹ thông qua đã trở thành luật chính thức của Mỹ. Căn cứ vào pháp lệnh này, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ sẽ chấm dứt việc căn cứ vào điều khoản có liên quan trong “Luật Thương mại năm 1974” để tiến hành xem xét hàng năm về việc dành cho Trung Quốc chế độ “Ưu đãi tối huệ quốc”, thiết lập quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn với Trung Quốc. - Ngày 27/12/2001, Tổng thống Mỹ Bush ký sắc lệnh, chính thức dành cho Trung Quốc quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn. Sắc lệnh này có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01/01/2002. - Từ ngày 07 đến 10/12/2003, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo tiến hành thăm chính thức Mỹ. Trong thời gian làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đưa ra 5 nguyên tắc để bảo đảm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phát triển lành mạnh, Tổng thống J.Bush tỏ ý tán thành. Hai bên thỏa thuận nâng cấp cho Ủy ban liên hợp thương mại Trung – Mỹ - Từ ngày 14 đến ngày 15/12/2006 tại Bắc Kinh, lần đầu tiên diễn ra Đối thoại kinh tế chiến lược Trung – Mỹ với chủ đề là “Con đường phát triển của Trung Quốc và chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc”. Hai bên đã xác định các lĩnh vực như ngành dịch vụ, chữa bệnh, đầu tư, tăng cường độ minh bạch, năng lượng và bảo vệ môi trường là công tác trọng điểm trong 6 tháng tiếp theo. - Từ ngày 15 đến ngày 18/11/2009, Tổng thống Mỹ B.Obama đã thăm làm việc với Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tiến hành hội đàm với Tổng thống B.Obama. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung”. Tuyên bố chung nhấn mạnh, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực chính sách kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện các biện pháp hiện hữu nhằm bảo đảm cho tốc độ hồi phục kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu lớn mạnh và tiếp tục phát triển. Đồng thời cùng nhau nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, với thái độ xây dựng, hợp tác và cùng có lợi tích cực giải quyết những tranh chấp trong thương mại và đầu tư của hai bên. Đồng thời, đẩy nhanh đàm phán “Hiệp định đầu tư song phương”. Những mốc lịch sử thương mại Mỹ - Trung trên đây đã cho thấy tốc độ phát triển thương mại vô cùng nhanh chóng giữa hai nước. Đã ba mưới năm kể từ thời điểm Trung Quốc bắt đầu cải cách, mở cửa ( từ năm 1978) và giờ đây, Trung Quốc lần lượt vượt qua một loạt các cường quốc kinh tế khác, kể cả Nhật Bản, để vươn lên thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới và luôn phấn đấu giành được sự bình đẳng trong quan hệ thương mại với Mỹ. Tính tới nay, có thể thấy Mỹ và Trung Quốc đều là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của nhau. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 5
  6. II. CẠNH TRANH TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG TỪ 1979 TỚI NAY 1. Tổng quan thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Trung Năm 1979 là mốc khai thông quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước chưa phát triển và kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước chỉ đạt 2,45 tỷ 1. Lí giải con số khiêm tốn này, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau chủ yếu đến từ cơ chế quản lý và thúc đẩy nền kinh tế chưa hiệu quả và thị trường mới mẻ: thứ nhất, thời gian đầu, các nhà kinh doanh giữa hai nước chưa có nhiều hiểu biết sâu sắc vè cách tiếp cận và phương thức hoạt động tại thị trường; thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc vẫn bị hạn chế bởi vẫn ảnh hưởng khá nhiều từ quản lý của các cơ quan trung ương (ví dụ như các công ty xuất nhập khẩu do Bộ Ngoại thương Trung Quốc quản lý, hay Ngân hàng Trung ương là ngân hàng duy nhất bảo đảm chức năng chuyển đổi ngoại hối); thứ ba, người tiêu dùng còn xa lạ với hàng ngoại dẫn đến sức mua trong thị trường Trung Quốc còn yếu. Tới năm 1988, thương mại hai nước đã có những bước tiến đáng kể với tổng hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 5,1 tỷ USD và nhập khẩu tăng 4,5 lần so với năm 1981 là 8,5 tỷ USD, tạo ra mức thâm hụt thương mại 3,1 tỷ USD cho Mỹ và đã biến Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc sau Hồng Kông và Nhật Bản. Năm 1999, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ đã đạt tới 61,48 tỷ USD. Và từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Xu thế đối thoại và sử dụng những nguyên tắc quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa hai bên ngày càng trở thành chủ đạo. Thương mại song phương giữa hai nước tăng liên tục như sau: từ 121,5 tỷ USD năm 2001 tới 2003 đạt 126,33 tỷ USD và 211,63 tỷ USD năm 2005. Tới năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên đột phá mốc 300 tỷ USD, đạt 302,08 tỷ USD.2 Năm 2005, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn thứ bốn của Mỹ. Các mặt hàng chủ lực Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm thiết bị máy móc điện tử, thiết bị sản xuất năng lượng, máy bay và các thiết bị liên quan, thiết bị y tế, dầu, các hoa quả chứa dầu, và đậu nành. Còn đối với Trung Quốc, giá trị thương mại với Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Mỹ trở 1 http://www.thuongmai.vn/xuat-nhap-khau/kim-ngach-xuat-nhap-khau/37487-kim-ngach-hai-chieu-giua-trung- quoc-my.html bài Kim ngạch hai chiều giữa Trung Quốc- Mỹ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 6
  7. thành đối tác thương mại số một và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Năm mặt hàng xuất khẩu đứng đầu của Trung Quốc sang Mỹ gồm các thiết bị điện tử, các thiết bị sinh năng lượng, đồ chơi, đồ nội thất, và hàng dệt may. Trong đó, các nhóm hàng máy móc, thiết bị điện và điện tử ngày càng gia tăng tỷ trọng, năm 2005 chiếm tới hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ. 3 Tới năm 2009, Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khi đó, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ sau Canada và Mexico. Và tính đến cuối năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ Trung đã đạt tới con số 459 tỉ USD4, gấp hàng trăm lần con số 2,45 tỉ USD đạt được năm 1979. Nhìn qua sự tăng lên vùn vụt của nhưng con số kim ngạch, thấy rằng, quan hệ thương mại Mỹ Trung được thúc đẩy rất tích cực nhằm phát huy tối đa lợi thế và tăng cường sức mạnh kinh tế của mỗi bên. 2. Cạnh tranh về các mặt hàng giữa Mỹ và Trung Quốc trên các thị trường trong những năm gần đây 2.1. Thị trường nội địa Mỹ - Trung 2.1.1 Thị trường Trung Quốc Bảng dưới đây sẽ thống kê cho thấy mười mặt hàng Mỹ xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc. Top hàng hoá xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc 2009 ( tỷ USD) *Tính toán bởi USCBC Nguồn: Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ M 2 % thay Tên gọi ã 009 đổi với 2008 8 9 Máy móc và thiết bị điện -16.8 5 .5 1 9 Dầu và hạt, quả chứa dầu 26.5 2 .3 8 Thiết bị điện 8 -13.8 3 The U.S Business Council 4 http://www.fas.org/sgp/crs/row/RL33536.pdf THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 7
  8. Top hàng hoá xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc 2009 ( tỷ USD) 4 .4 8 5 Máy bay và tàu vũ trụ 4.5 8 .3 3 Nhựa plastic và các sản 4 14.1 9 phẩm từ nhựa .4 9 4 Quang học và thiết bị y tế 6.0 0 .0 7 * Sắt thép *6.9 2, 73 3.5 4 2 Bột giấy cáctông 9.4 7 .5 2 2 Các chất hữu cơ 15.1 9 .4 8 Phương tiện giao thông ( 1 2.3 7 không bao gồm đường sắt) .9 2.1.2 Thị trường Mỹ Nói đến cạnh tranh giữa hàng hoá Mỹ và Trung Quốc là chủ yếu đề cập tới sự cạnh tranh ở thị trường Mỹ hơn cả. Bởi lẽ thị trường kinh tế Mỹ là thị trường mở cửa trước khoảng thời gian dài so với Trung Quốc. Từ sau chiến tranh lạnh, nền kinh tế nước này vẫn giữ ở vị thế số một thế giới. Là thị trường mở cửa, sôi động, với mặt hàng chất lượng đa dạng, với các thương hiệu nổi tiếng, các nhà điều hành kinh tế có nhiều kinh nghiệm...Thế nhưng, từ một thập kỷ trở lại đây, với sức bật mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mỹ và đang là mối đe doạ của các nhà kinh doanh Mỹ nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung. Chính vì thế, nhóm thực hiện sẽ đề cập nhiều hơn tới sự cạnh tranh của các mặt hàng Trung Quốc với mặt hàng cùng loại của thị trường nội địa Mỹ. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 8
  9. Top hàng hoá nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc 2009 ($ tỷ USD)5 *Tính toán bởi USCBC Nguồn: Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ 200 Mã Tên gọi % thay đổi so với 2008 9 72. 85 Máy móc thiết bị điện -9.2 9 62. 84 Thiết bị điện -4.2 4 61, *24 Trang phục *1.5 62 .3 23. 95 Đồ chơi -14.6 2 16. 94 Nội thất -17.4 0 72, *8. Sắt thép *45.9 73 0 13. 64 Giày dép -7.9 3 39 Nhựa plastic và các sản phẩm từ nhựa 8.0 -10.1 42 Hàng hoá da và du lịch 6.0 -18.9 90 Quang học và thiết bị y tế 5.6 -9.4 5 http://www.uschina.org/statistics/tradetable.html THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 9
  10. Trên đây là bảng thống kê 10 loại hàng hoá mà Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhiều nhất. Nhóm chúng tôi sẽ tập trung vào một số mặt hàng cụ thể để làm rõ sự cạnh tranh của mặt hàng này tại thị trường Mỹ. 2.1.1.1 Hàng hoá a. Khoáng sản - Thép Hiện tại Trung Quốc vẫn là nước cung ứng nguồn khoáng sản hàng đầu cho Mỹ trong đó có thép. Tình hình cạnh tranh mặt hàng thép do Trung Quốc xuất khẩu tại thị trường nội địa Mỹ trở nên vô cùng gay gắt. Nhập khẩu thép ống từ Trung Quốc vào Mỹ tăng trong những năm gần đây. Điển hình là Trung Quốc đã xuất 5 triệu tấn thép ống mà thị trường Mỹ cần năm 2008, so với 900.000 tấn năm 2007 và 750.000 tấn năm 2006. Mỗi năm Mỹ nhập khẩu một lượng ống thép Trung Quốc trị giá khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ để dùng trong lĩnh vực dầu khí. Thống kê cho thấy, tới năm 2009, tổng kim ngạch thép ống mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD, còn quy mô nhập khẩu của năm 2008 là 2,8 tỷ USD. Như vậy với lợi thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc, sản lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng. - Đất hiếm Đất hiếm liên quan đến rất nhiều công nghệ năng lượng xanh, từ bóng đèn tiết kiệm năng lượng cho đến sản xuất xe điện, tuabin gió lớn, đều cần sử dụng đất hiếm. Trung Quốc nắm 99,8% của 5 loại đất hiếm lớn. Ngành chế tạo của Mỹ, đặc biệt là công nghiệp năng lượng xanh, luôn cần đến các loại đất hiếm, nhưng họ lại đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, ít nhất là 5 năm tới.Theo bản báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cuối tháng 12/2010, đây là mặt hàng mà nước này đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung của Trung Quốc. Điều này làm cho nền kinh tế Mỹ dễ bị tổn thương trong ngắn hạn bởi loại khoáng sản này. Theo dự kiến, Mỹ có thể mất 15 năm mới có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc. Nhận thức được điều này, Trung Quốc đã dựa vào lợi thế gần như độc quyền về đất hiếm để thoả sức đưa ra những chính sách có lợi cho nền kinh tế của mình và tạo uy đối với nền kinh tế Mỹ. Điển hình, Trung Quốc đã thông qua công tác quản lý, kiểm soát để hạn chế xuất khẩu sản lượng đất hiếm, tạo điều kiện cho ngành chế tạo của họ. Kể từ năm 2006 trở đi, Trung Quốc đánh thuế suất 15% đối với các loại đất hiếm nhẹ như La, Ce, và 25% đối với các loại đất hiếm nặng như Dy, Tb. Hạn chế xuất khẩu của Trung THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 10
  11. Quốc, cộng với lao động giá rẻ, trợ cấp lớn của chính phủ, làm cho Trung Quốc ngày càng có khả năng chi phối trong ngành năng lượng xanh cần đất hiếm, chẳng hạn như sản xuất tuabin gió. b. Hàng dệt may giày dép - Dệt may Sau khi Thoả thuận về hàng dệt may (ATC) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hết hiệu lực từ đầu năm 2005, hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ tăng vọt, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ngày càng đổ dồn tới các nhà sản xuất Trung Quốc. Các mặt hàng như áo sơ mi, jacket, quần âu của các nhà sản xuất Trung Quốc đã chiếm từ 70-80% thị trường Mỹ. Sự thâm nhập quá mạnh mẽ của hàng dệt may Trung Quốc ở thị trường Mỹ đã khiến cho hàng trăm ngàn nhân công của các công ty dệt may ở Mỹ thất nghiệp, cho dù họ đã được trợ cấp nhiều từ chính phủ. Trong năm 2007, Trung Quốc đứng đầu các quốc gia xuất khẩu may mặc vào Mỹ với 31 tỷ USD, chiếm 31% thị phần nhập khẩu dệt may của nước này (100 tỷ USD). Báo cáo của Hội đồng các tổ chức ngành dệt may Mỹ (NCTO), kể từ khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, Trung Quốc đã kiểm soát khoảng một nửa thị trường quần áo tại Mỹ, đánh bại hàng hoá của các nước đang phát triển tính đến tháng 11 năm 2008. Báo cáo trên căn cứ vào số liệu của chính phủ Mỹ cho biết trong vòng 4 năm qua, Trung Quốc thu lợi nhuận khoảng 8 tỷ USD. 6 - Giày dép Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu giày lớn nhất của Mỹ. Theo số liệu do ông Peter T. Mangione, giám đốc Công ty tư vấn chiến lược tiếp thị Global Footwear Partnerships LLC của Mỹ cung cấp, thị phần giày Trung Quốc tại Mỹ luôn giữ ở mức 87%. c. Lương thực thực phẩm Mỹ, thị trường lớn của ngành thuỷ sản Trung Quốc : Mỹ là thị trường lớn của ngành thuỷ sản Trung Quốc, chiếm 15-20% tổng xuất khẩu thuỷ sản mỗi năm của nước này. Tuy nhiên, các vụ bê bối đối với sản phẩm thuỷ sản của Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu nước này. Đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD, 6 http://www.thuongmai.vn/thu-tu-h-i-j-k/hang-det-may-viet-nam/30142-hang-det-may-sang-my-trung-quoc-giam- co-hoi-cho-viet-nam.html Bài Hàng dệt may sang Mỹ: Trung Quốc giảm, cơ hội cho Việt Nam (2/12/2010) THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 11
  12. khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và giá đầu vào các sản phẩm thuỷ sản tăng vọt cũng góp phần làm vấn đề thêm trầm trọng. Ngược lại, năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất của Mỹ, với kim ngạch nhập khẩu đạt 17,5 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹ. Tân Hoa xã đưa tin theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đồng thời cho biết thêm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là đậu tương, cây bông, dầu thực vật và thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, hiện nay Trung Quốc có thể tự cấp 100% đối với 3 mặt hàng nông sản chủ yếu là lúa gạo, lúa mì và ngô, tuy nhiên, cung ứng đậu tương còn thiếu.7 2.1.1.2 Khoa học công nghệ Vào năm 1996, Mỹ công bố 292.513 nghiên cứu khoa học, nhiều hơn 10 lần so với con số 25.474 của Trung Quốc. Nhưng đến năm 2008, tổng số các nghiên cứu của Mỹ chỉ tăng nhẹ lên con số 316.317 trong khi Trung Quốc tăng hơn 7 lần lên 184.080 nghiên cứu. Trung Quốc trở thành nước có nhiều nghiên cứu thứ 2 thế giới. Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Trên phương diện công nghệ không gian, xe hơi của người Trung Quốc lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, CPU trong máy tính của người Trung Quốc bắt buộc phải có con chíp Intel hay AMD do Mỹ sản xuất, hoặc hệ điều hành, phần mềm văn phòng do hãng Microsoft của Mỹ thiết kế. Mạng Internet là do Mỹ phát minh và Mỹ kiểm soát 9 trong số 11 máy nguồn trên toàn cầu. Cuộc cạnh tranh hiện nay với Mỹ, Trung Quốc đang trong thế bị động vì Mỹ nắm trong tay các công nghệ then chốt. 2.1.1.3 Dịch vụ a. Ngân hàng( Cạnh tranh của ngân hàng Trung Quốc ở thị trường M ỹ) Sự cạnh tranh của các ngân hàng Trung Quốc với Mỹ ngày càng gay gắt nhằm đạt mục tiêu trở thành những người khổng lồ toàn cầu. Vào năm 1999, trong số 10 định chế tài chính hàng đầu thế giới, Mỹ có tới 6 ngân hàng và vị trí số 1 và số 2 thuộc là Citigroup và Bank of America. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng Mỹ chỉ còn nắm giữ 3 vị trí trong top 10 này, đồng thời, ba vị trí cao nhất thuộc về các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc. 7 http://chinaru.vn/xuat-nhap-khau/tin-trung-quoc/29284-trung-quoc-nhap-khau-nong-san-my-nhieu-nhat- the-gioi, truy cập lúc 11pm42 ngày 07.04.2011 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 12
  13. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước này đã tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng. Trung Quốc hiện đang tiến tới mục tiêu thiết lập những đế chế toàn cầu vượt xa khỏi lĩnh vực ngân hàng truyền thống. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã mua 80% cổ phần trong chi nhánh của Ngân hàng Đông Á (BEA) ở Mỹ. Trong khi đó, có thêm 4 ngân hàng Mỹ phải tuyên bố phá sản và chưa hết tháng 1/2011, tổng số ngân hàng Mỹ phải đóng cửa đã lên con số 7. Trong năm 2010, 157 ngân hàng Mỹ đã phá sản lớn hơn con số 140 ngân hàng của năm 2009. Việc ký các hợp đồng mới trị giá 45 tỷ USD cùng sự thôn tính ngân hàng Mỹ cho thấy sự lớn mạnh cũng như mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. b. Máy bay tàng hình Mỹ đã mất sự độc quyền trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng chủ chốt. Sự quan tâm của Mỹ đối với các dự án quốc phòng lớn giảm mạnh liên quan đến việc cắt giảm tài chính đối với các lực lượng vũ trang và sự chú trọng vào các mối đe doạ phi đối xứng. Đối với hải quân, các chiến hạm có lượng choán nước lớn được thay bằng các chiến hạm đa năng cỡ nhỏ. Cụ thể, hải quân Mỹ cắt giảm chương trình đóng tàu khu trục loại Zumwalt từ 32 tàu xuống còn 3 tàu và dự định chế tạo 10 tàu bảo vệ ven bờ cỡ nhỏ. Trong khi đó, Trung Quốc dự định tăng hoặc đóng các chiến hạm trên cơ sở tàu sân bay và các tàu cỡ lớn khác. Vai trò chiến lược của tàu đổ bộ và việc phát triển khả năng của tên lửa đối hạm ngày càng tăng liên quan đến chương trình đóng tàu ngầm của Trung Quốc và dự định đưa tàu sân bay vào trang bị cho hải quân của nước này. Việc Trung Quốc chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ mới J-20 cũng chứng tỏ khoảng cách về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ được rút ngắn. Việc xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm quân sự của các công ty quốc phòng Mỹ trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, tuy nhiên các công ty này sẽ gặp phải sự cạnh tranh vô cùng ác liệt trên thị trường vũ khí cơ sở với các nhà sản xuất như Trung Quốc. c. Cạnh tranh khốc liệt giữa thương hiệu đồ thể thao của Mỹ tại Trung Quốc Cuộc cạnh tranh giữa về giá cả giữa các thương hiệu quốc tế về đồ thể thao như Nike của Mỹ và Li Ning và Anta của Trung Quốc đang ngày càng trở nên dữ dội tại Trung Quốc. Nike bắt đầu sản xuất những sản phẩm phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng sống tại các thành phố và thị trấn nhỏ cũng như mở rộng mức độ xâm nhập vào thị trường vùng nông thôn. Nhiều những mặt hàng giá rẻ đã tiếp cận với những thành phố cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 của Trung Quốc nhằm hấp dẫn nhiều người tiêu dùng hơn. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 13
  14. Trước đây, công ty đa quốc gia này chỉ tập trung vào trung tâm các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu. Việc tung ra những sản phẩm giá rẻ của Nike đã khẳng định Nike sẽ nhảy vào cuộc chiến với các thương hiệu địa phương tại các phân khúc thị trường thấp hơn. Li Ning, nhà sản xuất Trung Quốc lớn nhất trong lĩnh vực này cũng đã thực hiện một chiến dịch tái định vị thương hiệu đầu năm 2010 nhằm tăng doanh số từ những khách hàng. Li Ning đã vươn lên vị trí thứ 2 sau Nike về doanh số bán hàng. Để đuổi kịp những đối thủ của mình, Li Ning đã gia tăng sức mạnh tại các thành phố cấp 2, cấp 3 và đồng thời thay đổi chính sách cũng như mở rộng thị phần tại các thành phố lớn. d. Cuộc chiến khốc liệt giữa Yahoo! và eBay trên thị trường Trung Quốc Alibaba.com của Trung Quốc được coi là cổng đấu giá B2B dành cho doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Trang web này chủ yếu để giao dịch thương mại nội địa và một phần cho các giao dịch với đối tác nước ngoài. Trang web Alibaba.com thống trị trên thị trường Trung Quốc đến năm 2003, khi công ty Mỹ eBay mua lại EachNet. Sự kiện này đã khởi đầu “cuộc chiến của những người khổng lồ”. Ebay hiện đang đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đấu giá trên mạng. Tuy nhiên Ebay sẽ chưa đạt được vị trí thống trị nếu chưa chiếm lĩnh được thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Công ty của Mỹ này đã phải chi khá nhiều để mở đường vào Trung Quốc. Alibaba và Taobao đều có mục đích "đánh đuổi" Ebay và mở rộng thị trờng ra ngoài biên giới Trung Quốc. Mặc dù bắt đầu hoạt động 1 năm sau khi Ebay vào Trung Quốc, nhưng Taobao đã nhanh chóng chiếm 41% thị phấn đấu giá trên mạng trong khi Ebay chiếm 53%. Để đối phó với sự xâm chiếm của Ebay, Taobao đã sử dụng nhân lực địa phương và chú trọng vào những nét đặc trưng của văn hoá Trung Quốc. Alibaba.com cho phép người mua và người bán liên hệ trực tiếp với nhau nhưng lại hoàn toàn miễn phí cho họ. Lợi nhuận Alibaba có được chỉ từ việc thu phí từ khoản tiền bảo hiểm dựa trên lượng giao dịch và từ dịch vụ thu phí đảm bảo giống như dịch vụ Paypal. 2.2. Thị trường thứ ba 2.2.1 Cuộc chiến tài nguyên ở Châu Phi Trung Quốc được xem là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Phi trong bối cảnh Mỹ đang giành giật ảnh hưởng quyết liệt ở những khu vực xung quanh Trung Quốc. Sự tăng trưởng vũ bão của nền kinh tế Trung Quốc mở ra một thời kỳ mới. Châu Phi không còn chỉ là một mục tiêu địa chính trị mà là một kho tài nguyên khổng lồ cho cơn khát nguyên liệu và năng lượng của Trung Quốc. Châu Phi cung cấp 30% lượng dầu hỏa THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 14
  15. nhập vào Trung Quốc. Trung Quốc đã tổ chức trọng thể “Diễn đàn hợp tác Trung - Phi”. Nhiều nước châu Phi đặt kỳ vọng vào Trung Quốc, coi Trung Quốc là mô hình phát triển lý tưởng và thích hợp với họ. Trong khi Mỹ lựa chọn quân sự để vào châu Phi, Trung Quốc lại sở dụng “con bài” kinh tế để thâm nhập vào châu Phi như một công cụ mũi nhọn với phương châm đầu tư mạnh mẽ và chiếm lĩnh các thị trường. Năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi. Chiến lược mới của Mỹ đối với châu Phi là nhằm hạn chế những ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. Lượng dầu các nước tây Phi cung cấp cho Mỹ tương đương lượng dầu Ả-rập Xê-út cung cấp cho Mỹ và sẽ chiếm khoảng 25% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ vào năm 2015. Trước đối sách của Trung Quốc, Mỹ đã cam kết nhiều hơn đối với các chương trình hợp tác hỗ trợ, chẳng hạn dự án ống dẫn khí Tây Phi dài 421 dặm (677,5 km), tài trợ 40% là hệ thống dẫn khí ga tự nhiên đầu tiên của khu vực châu Phi, đồng thời tăng cường sử dụng các lực lượng quân sự lôi kéo các chính phủ ở châu Phi ủng hộ các công ty dầu mỏ Mỹ cũng như giành được tình cảm thân thiện của công chúng ở các nước đó đồng thời Mỹ tăng cường cung cấp vũ khí và các dịch vụ quân sự trực tiếp cho châu Phi. 2.2.2 Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở thị trường Brazil Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại Brazil-quan trọng nhất, phá vỡ một mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước Latin trải dài trở lại những năm 1930. Kim ngạch thương mại Trung Quốc – Brazil năm 2010 là $ 2,8 tỉ nhập khẩu Trung Quốc vượt qua Mỹ chính thức xác lập vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Brazil. Nhu cầu về quặng sắt, cellulose và nhiên liệu, hạt đậu nành đậu phụ Trung Quốc, quặng sắt, khí đốt….khiến Brazilia có xu hướng sát gần Bắc Kinh hơn là Washington. Mặt khác, lợi nhuận trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình sang Trung Quốc lớn hơn nhiều so với sang Mỹ khiến cho đất nước Mỹ Latinh này đặt Trung Quốc thành đối tác lớn nhất của mình. Brazil đã chi số tiền 2,6 tỷ USD để xây dựng một cảng biển siêu lớn ở phía Bắc Rio de Janeiro nhằm phục vụ những tàu chở dầu khổng lồ có đích đến là Trung Quốc. Nhiều năm qua, Brazil đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ bằng cách đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp địa phương và thị trường khu vực. Khoảng 90% hàng Trung Quốc xuất sang Brazil là hàng công nghiệp chế tạo, nhiều mặt hàng. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 15
  16. 3. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải vấn đề nan giải: thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Theo bảng thống kê dưới đây, Trung Quốc dẫn đầu trong các nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới với 9, 8% năm 2010 trong khi đó Mỹ chỉ dừng lại ở vị trí số 3 trong các nước xuất khẩu nhiều nhất với 8,2%. Tuy nhiên, số lượng của sản phẩm không phải là yếu tố quyết định tất cả mà người ta cần phải tính cả giá trị của sản phẩm. Giá trị mặt hàng sản xuất tại Hoa Kỳ và xuất khẩu cho khách hàng ở các nước khác bao gồm máy công cụ, thiết bị y tế, phần mềm máy tính, dược phẩm, máy bay thương mại, sản phẩm quốc phòng, và các vệ tinh trong số nhiều sản phẩm khác. Trong khi đó, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm như nông sản và dệt may…Bảng thống kê tỉ lệ các quốc gia sản xuất nhiều nhất thể hiện như sau: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 16
  17. Từ năm 2004 đến năm 2008, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ tăng 141.1 trong khi đó con số xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ tăng nhẹ ở mức 36.8. Mỹ luôn là nước chịu mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc cao nhất trong các năm gần đây. Nhìn vào bảng thống kê các đối tác thương mại của Mỹ dưới đây chúng ta có thể thấy rõ điều này: Bảng thống kê các đối tác thương mại của Mỹ các năm gần đây (Trung Quốc là cột màu cam thứ 2 tính từ trái sang)8 8 Trích từ http://www.aircargoinsights.com/market/brazilian-oil-fuels-new-opportunity/, lấy từ trang world city, truy cập ngày 06.04.2011. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 17
  18. Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng 36%. Theo thống kê ngày 10/3 của Mỹ, trong tháng 1, Mỹ nhập khẩu của Trung Quốc là 31,349.6 trong khi đó con số xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dừng lại ở mức 8,078.1. Chỉ trong riêng tháng đầu năm, nước này chịu mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc là -23,271.5, lớn hơn bất kỳ quốc gia nào. Tính riêng trong tháng 1 với mức tỷ giá hiện tại, kim ngạch xuất khẩu ra thị trường toàn cầu của Trung Quốc lớn hơn 35% so với Mỹ, trong khi tổng nhập khẩu của Trung Quốc lại nhỏ hơn của Mỹ 14%. Báng số liệu dưới đây đã thể hiện rõ điều đó: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 18
  19. BẢNG: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc (đơn vị tỷ USD) China's Trade with the United States ($ billion) 9 Notes: US exports reported on FOB basis; imports on a general customs value, CIF basis Source: US International Trade Commission 2 2 2 2 2 2 2 2 000 001 002 003 004 005 006 007 008 009 uS 2 2 3 4 5 6 7 6 exports 6.3 9.2 2.1 8.4 4.7 1.8 5.2 5.2 1.5 9.6 % 1 2 2 2 3 1 9 - change 4.4 8.3 5.1 8.5 2.2 0.6 2.1 8.1 .5 2.6 US 1 1 1 2 2 3 3 2 imports 00.0 02.3 25.2 52.4 96.7 43.5 87.8 21.5 37.8 96.4 % 2 2 2 2 1 1 5 - change 2.3 .2 2.4 1.7 9.1 3.8 8.2 1.7 .1 12.3 Tot 1 1 2 2 3 3 4 3 al 16.3 21.5 47.3 80.8 31.4 85.3 43 86.7 09.2 66.0 % 2 2 2 2 2 1 5 - change 2.6 1.4 1.2 2.8 8 3.3 0.2 2.7 .8 10.6 US - - - - - - - - balance 83.7 83.0 103.1 124.0 162.0 201.6 232.5 256.3 266.3 226.8 9 http://www.uschina.org/statistics/tradetable.html THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 19
  20. 4. Các vấn đề đặt ra. 4.1.Vấn đề việc làm. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ và đe dọa nền kinh tế nước này, chúng được coi là nguyên nhân gây ra tình trạng mất việc làm cho người Mỹ. Số liệu thống kê đã cho thấy rằng Mỹ đã mất 3 triệu công ăn việc làm trong các ngành sản xuất kể từ giữa năm 2000 đến nay. Theo hiệp hội các nhà sản xuất của Mỹ (National Association of manufactuers) khi quy định về quota của Trung Quốc chấm dứt vào tháng 1/2005 thì nhập khẩu Trung Quốc sẽ chiếm 75% thị trường mỹ và ngành dệt may của Mỹ có khả năng mất 630000 việc làm và 1300 nhà máy dệt may nội địa sẽ bị đóng cửa (dự báo 2004)10. Sức cạnh tranh không chỉ riêng trong ngành may mặc mà trong cả các lĩnh vực cơ khí, lắp ráp tivi, sản xuất phần mềm máy tính…. Người Mỹ cho rằng nền kinh tế Mỹ đang phải đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc. Các chính trị gia Mỹ liên tục đổ tội cho Trung Quốc vì hàng nhập khẩu ồ ạt của Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến tình trạng mất việc làm của công dân Mỹ. Giải pháp của các chính quyền tổng thống gần đây hầu hết là áp đặt hạn ngạch lên hàng dệt may hoặc đánh thuế nặng vào máy thu hình cho tới ra các đạo luật chống phá giá và đòi Trung Quốc điều chỉnh giá đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, nhận định này là không đúng. Thứ nhất, nó bắt nguồn từ chính tình hình kinh tế Mỹ. Việc áp dụng rất nhiều công nghệ cao và khoa học kĩ thuật vào sản xuất vận chuyển là nguyên nhân chính khiến số người không có việc làm tăng. Ngoài ra, nhiều loại việc làm bị mất do doanh thu bán hàng giảm chứ không phải do nhập khẩu. Thêm vào đó, đa số phần tăng trong nhập khẩu của Mỹ là các loại mặt hàng cần nhiều lao động, nếu không sản xuất tại Trung Quốc thì cũng sản xuất tại nước khác, nên thực tế Trung Quốc không làm ảnh hưởng tới sản xuất nội địa của Mỹ mà cạnh tranh và giành mất thị trường của những nước đang phát triển khác như Mexico và Indonesia. Cũng cần phải nói thêm rằng, việc quy kết Trung Quốc ghìm giá đồng Nhân dân tệ làm thất nghiệp tăng là vô căn cứ. Một đồng nhân dân tệ mạnh hơn sẽ không làm chuyển đổi sản xuất từ Trung Quốc sang Mỹ mà chỉ có lợi cho các nước khác như Việt Nam và Mexico. Mặt khác, theo lý luận truyền thống về ngoại thương, khi thặng dư thương mại của một nước càng lớn thì thu nhập quốc dân của đối với việc giải quyết vấn đề thất nghiệp và vấn đề khủng hoảng càng lớn; ngược lại, khi thâm hụt thương mại lớn thì kinh tế thường suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp và vấn đề khủng hoảng càng lớn. Trong một thời gian 10 Thạc sĩ Lê Chí Dũng, Vụ Châu Mỹ “Chính sách thương mại của Mỹ: Tự do hay bảo hộ?” Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 5/2004 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2