Tiểu luận: Cơ chế giám sát ngân hàng và các quy định trọng yếu của Basel II, Basel III
lượt xem 64
download
Nội dung Cơ chế giám sát ngân hàng và các quy định trọng yếu của Basel II, Basel III nêu cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng, mục tiêu của giám sát ngân hàng. nên xây dựng cơ quan giám sát như thế nào? nhtw độc lập giám sát hay nhtw không hoặc không phải cơ quan duy nhất? các quy định trọng yếu của hiệp ước vốn basel ii, basel iii. bảng so sánh các quy định trọng yếu của basel ii và basel iii.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Cơ chế giám sát ngân hàng và các quy định trọng yếu của Basel II, Basel III
- KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Môn: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Đề tài 4: CƠ CHẾ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU CỦA BASEL II, BASEL III Tên: Nguyễn Thị Kim Ngọc MSSV: K09404.0574 Lớp: K09404A Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2011
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 1 Phần 1: CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ........................................................ 2 1.3. Mục tiêu của giám sát ngân hàng ................................................................................3 1.4. Nên xây dựng cơ quan giám sát như thế nào? NHTW độc lập giám sát hay NHTWkhông hoặc không phải cơ quan duy nhất? ................................................................3 Phần 2: CÁC QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU CỦA HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II, BASEL III ........... 6 2.1. Giới thiệu về Ủy ban Basel ...........................................................................................6 2.2. Quá trình ra đời của các hiệp ước Basel: ....................................................................6 2.3. Các quy định trọng yếu của Basel II, Basel III ............................................................6 2.3.1. Basel I: ..............................................................................................................7 2.3.2. Basel II: .............................................................................................................8 2.3.2.1. Mục tiêu của Basel II: ...................................................................................8 2.3.2.2. Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:.......................................................8 2.3.2.3. Ưu điểm của Basel II so với Basel I: ........................................................... 10 2.3.3. Basel III: ......................................................................................................... 11 Bảng so sánh các quy định trọng yếu của Basel II và Basel III: ................................ 13
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B LỜI NÓI ĐẦU Xã hội loài người luôn phát triển theo vòng xoắn ốc đi lên, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng. Nhưng bên cạnh bề nổi đó, nhiều nước trên thế giới đã phải trải qua nhiều bất ổn tài chính và các cuộc khủng hoảng tài chính, với phạm vi, mức độ tác động ngày càng lớn và tần suất ngày càng tăng, ví dụ như khủng hoảng tài chính châu Á 1997, khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra từ cuối năm 2007 ở Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu… đã để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất ổn và khủng hoảng tài chính chính là sự giám sát tài chính yếu kém, thường không theo kịp sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các định chế tài chính và các công cụ tài chính. Giám sát tài chính được hiểu là việc giám sát của Chính phủ đối với hoạt động của các định chế tài chính. Mục tiêu giám sát tài chính là phát hiện, ngăn ngừa và xử lý việc vi phạm các quy định hiện hành đối với khu vực tài chính và cuối cùng là duy trì ổn định trên thị trường tài chính. Ở đề tài này chúng ta tập trung nghiên cứu một mảng nhỏ của giám sát tài chính, đó là giám sát hệ thống ngân hàng. Đề tài 4 1
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B Phần 1: CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm: Cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng là phương thức tổ chức và phương thức vận hành của các cơ quan, tổ chức để đảm bảo sự ổn định trong hoạt động ngânhàng và bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là của những người gửi tiền, trong quan hệ với ngân hàng. Theo Khoản 12, Điều 6, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.2. Các mô hình giám sát ngân hàng Căn cứ vào tính chất trực thuộc của cơ quan giám sát, gồm có 4 loại mô hình: Trực thuộc NHTW. Ví dụ: Anh, Ý, New Zealand… Trực thuộc Bộ Tài Chính. Ví dụ: Áo, Na Uy… Cơ quan độc lập. Ví dụ: Canada, Thụy Sĩ, Ba Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… Hỗn hợp giữa các phương thức trên. Ví dụ: Cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ, Nhật.. Đề tài 4 2
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B Số liệu sau đây của IMF cho thấy tính đa dạng của các mô hình giám sát ngân hàng của các nước thành viên IMF: Thuộc Bộ Tài Ngoài NHTW Do NHTW đảm chính hoặc phải Khu vực Tổng số nước hoặc trực thuộc nhận báo cáo lên Bộ Quốc hội Tài chính Châu Âu 44 36 1 7 Tây bán cầu 34 17 3 14 Châu Phi 42 41 0 1 Châu Á 30 25 3 2 Trung Đông 17 16 0 1 1.3. Mục tiêu của giám sát ngân hàng Bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng. Hạn chế hoặc mở rộng cho vay, đầu tư. Quy định về vốn và việc mở rộng hoạt động ngân hàng . Kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống quản lý rủi ro Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường tài chính. Đảm bảo sự ổn định hệ thống tài chính. Đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các thể chế tài chính. Đảm bảo thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, minh bạch 1.4. Nên xây dựng cơ quan giám sát như thế nào? NHTW độc lập giám sát hay NHTWkhông hoặc không phải cơ quan duy nhất? Việc lựa chọn mô hình giám sát cũng có những đặc trưng riêng và đa dạng phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử và kinh tế, xã hội khác nhau. Đề tài 4 3
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B Đã có một thời gian khá dài, việc giám sát ngân hàng thường đặt dưới sự chỉ đạo của NHTW của mỗi quốc gia. Lý lẽ của giải pháp này là: chức năng giám sát ngân hàng là bảo đảm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh và nhằm ngăn chặn sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng, NHTW với tư cách là người quản lý chính sách tiền tệ và vận hành trôi chảy hệ thống tiền tệ của một quốc gia, là người cho vay cuối cùng, sẽ là nơi thích hợp để thực hiện việc giám sát ngân hàng. Và, nếu tập trung ở NHTW thì chắc chắn sẽ được thực hiện ở mức độ suy xét thận trọng hơn là giao cho một cơ quan giám sát độc lập và hoạt động trong những giới hạn của luật pháp nước đó quy định. Mặt khác tính tương đồng về mục tiêu và các yêu cầu định chế về giám sát ngân hàng và chính sách tiền tệ; tính thuận lợi và tính kinh tế về khả năng sẵn có trong việc thu thập và xử lý dữ liệu, thông tin. Một khía cạnh khác là tính quốc tế hóa trong giám sát ngân hàng. Các thị trường tài chính-tiền tệ đang phát triển nhanh chóng trong xu thế toàn cầu hóa và trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Các NHTW của các quốc gia đã có bề dày lịch sử và quan hệ chặt chẽ với nhau… các thông tin về giám sát ngân hàng dễ dàng được NHTW các nước chia sẻ cho nhau nhanh chóng, tin cậy và an toàn. Một xu hướng và quan điểm khác lại cho rằng: nếu việc giám sát ngân hàng được tách rời khỏi những ảnh hưởng hành chính nhà nước, nếu những thông tin nhận được trong quá trình giám sát được cùng chia sẻ với những nhà quản lý chính sách tiền tệ và nếu được đặc trách giám sát ngân hàng thì họ sẽ chú trọng nhiều hơn tới việc hoàn thành vai trò và trách nhiệm của mình, hơn là một cơ quan (NHTW) đồng thời nắm giữ hai vai trò: điều hành chính sách tiền tệ và giám sát ngân hàng. Những người theo trường phái này còn chỉ ra rằng: không có một minh chứng, bằng chứng nào cho rằng hoạt động từ bên trong NHTW sẽ tạo ra một lợi thế rõ ràng trong việc giám sát ngân hàng so với việc tạo nên một cơ quan giám sát có tính độc lập cao không nằm trong NHTW. Khi NHTW tham gia vào việc điều tiết, các nhà kinh tế lo ngại vấn đề xung đột lợi ích có thể xảy ra.NHTW với vai trò ngăn chặn rủi ro hệ thống có thể sẽ nới lỏng CSTT Đề tài 4 4
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B trong những thời điểm khó khăn. Chẳng hạn, trong tình thế cần sử dụng đến phương sách cho vay cứu cánh cuối cùng đối với những ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản, NHTW có thể bơm quá mức vốn khả dụng vào hệ thống, điều này sẽ đe doạ đến sự ổn định tiền tệ. Sự xung đột về mục tiêu có thể xảy ra trong lĩnh vực chính sách lãi suất. Hạ lãi suất là mong muốn để giảm chi phí nguồn lực cho hệ thống ngân hàng trong giai đoạn khó khăn tạm thời, nhưng những giải pháp về kiềm chế lạm phát, xét trong tổng thể nền kinh tế, sẽ đòi hỏi mức lãi suất cần được giữ cao hơn. Cuối cùng, yêu cầu cần ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền sẽ gây nên một kiểu xung đột khác nữa.Lãi suất duy trì ở mức cao có thể được sử dụng để bảo vệ đồng tiền quốc gia, nhưng điều đó lại có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Sẽ có những xung đột cố hữu xảy ra giữa hai vai trò điều hành CSTT và giám sát ngân hàng nếu cùng giao trách nhiệm này cho NHTW. Tuy nhiên các chuyên gia nghiên cứu cũng phải nhìn nhận một thực tế là: ở những nước mà có NHTW mạnh thì dường như là sẽ không phù hợp khi làm suy giảm thẩm quyền của NHTW bằng việc phân chia trách nhiệm giám sát ngân hàng cho các tổ chức khác. Tóm lại, cả hai mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó việc lựa chọn cơ quan giám sát là NHTW độc lập giám sát hay NHTW không hoặc không phải cơ quan duy nhất là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi Quốc gia và phải đặt trong từng thời kì, từng hoàn cảnh với những điều kiện lịch sử và kinh tế, xã hội nhất định. Đề tài 4 5
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B Phần 2: CÁC QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU CỦA HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II, BASEL III 2.1. Giới thiệu về Ủy ban Basel Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ. Mục tiêu chính của Ủy ban Basel là xem xét các vấn đề luật pháp liên quan tới hoạt động ngân hàng quốc tế tại các quốc gia thành viên. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. 2.2. Quá trình ra đời của các hiệp ước Basel: (1) Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. (2) Năm 1996, Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). (3) Tháng 6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1). (4) Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). (5) Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). (6)Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. (7)Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. (8) Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi.Tháng 9/2010, Basel III ra đời. 2.3. Các quy định trọng yếu của Basel II, Basel III Đề tài 4 6
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B (Do Basel II ra đời trên cơ sở khắc phục những hạn chế của Basel I nên trước tiên chúng ta đề cập đến Basel I) 2.3.1. Basel I: 2.3.1.1. Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. 2.3.1.2. Tiêu chuẩn của Basel I: (1)Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro- ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng. Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA) Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. (2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn (3) Vốn tính theo rủi ro gia quyền: Đề tài 4 7
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%… Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này. 2.3.1.3. Những thiếu sót của Basel I: Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường. Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành). Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa… 2.3.2. Basel II: 2.3.2.1. Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế. Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế. Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. 2.3.2.2. Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”: Đề tài 4 8
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B (1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng. (2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk). Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. (3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến Đề tài 4 9
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro. 2.3.2.3. Ưu điểm của Basel II so với Basel I: Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường. Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặc điểm rủi ro cụ thể của nó. Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả các ngân hàng. Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa. Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro. Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation and Development). Basel II quy định từ 0 – 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài. Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo. Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting). Đề tài 4 10
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B 2.3.3. Basel III: Basel III có những điểm mới hết sức cơ bản sau: Thứ nhất, nâng cao chất lượng vốn. Trước hết, Basel III sẽ giúp nâng cao chất lượng vốn của các ngân hàng một cách đáng kể. Đây là đặc điểm chính của Basel III. Theo BIS, nội dung của định nghĩa về vốn rất quan trọng và cần phải được định nghĩa đầy đủ trước khi xác định mức vốn phù hợp. Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với việc khả năng bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, điều này giúp cho ngân hàng “khỏe” hơn, do đó có khả năng chống đỡ tốt hơn trong thời kì khó khăn. Theo quy định này, vốn cổ phần thông thường được quy định chặt chẽ hơn. Theo quy định hiện tại, những tài sản có chất lượng kém sẽ phải khấu trừ vào vốn (vốn cấp 1 + vốn cấp 2). Theo Basel III, việc khấu trừ sẽ nghiêm ngặt hơn,khấu trừ thẳng vào vốn cổ phần thông thường. Hơn nữa, định nghĩa vốn cấp 1 cũng quy định chặt chẽ hơn bao gồm vốn thường và các công cụ tài chính có chất lượng theo những tiêu chuẩn chặt chẽ. Thứ hai, yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn. Theo quan điểm của Basel, chất lượng vốn tốt hơn vẫn chưa đủ. Rút kinh nghiệm từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính, Ủy ban Basel cho rằng khu vực ngân hàng cần nhiều vốn hơn nữa. Do đó, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo quy định này, các ngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp trên mức vốn tối thiểu tùy vào mức độ rủi ro, mô hình kinh doanh, điều kiện kinh tế. Khả năng đưa ra các quy định chặt chẽ về vốn của cơ quan giám sát quốc gia sẽ là yếu tố quan trọng trong các nguyên tắc của Basel III. Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%, nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel III, đồng thời tỷ lệ Vốn của cổ đông thường (common equity) cũng được tăng từ 2% lên 4,5%. Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng vốn có vấn đề cũng sẽ được loại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính. Đặc biệt, Basel yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với Đề tài 4 11
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy. Thứ ba, giới thiệu phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngân hàng áp dụng. Yếu tố quan trọng thứ 3 của quy định mới về vốn là phương pháp giám sát an toàn vĩ mô đề cập tới rủi ro hệ thống. Theo BIS, có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả. Thứ nhất là giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Đó là xu hướng hệ thống tài chính có thể làm khuyếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thực. Việc thứ hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống. Như vậy, Basel III là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tài chính. Lần đầu tiên trong các quy định tài chính đề cập tới các thước đo giám sát an toàn vĩ mô được sử dụng để bổ sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng tổ chức tín dụng. Ủy ban Basel đang nghiên cứu các thước đo đối với những tổ chức có tầm quan trọng đối với hệ thống. Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng. Basel III đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản. Đây là điều đặc biệt quan trọngchưa có tiêu chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này. Tỷ lệ thanh khoản sẽ được ban hành vào 1/1/2015, giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những căng thẳng thanh khoản. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn. Thực tế, việc quản lý rủi ro thanh khoản rất khác nhau tại từng quốc gia. Ủy ban Basel sẽ sử dụng nhiều quy trình báo cáo để theo dõi các tỷ lệ trong quá trình chuyển đổi để đảm bảo các tiêu chuẩn được tính toán như dự kiến. Đề tài 4 12
- Nguyễn Thị Kim Ngọc – K094040574 – Cải thiện K10404B Bảng so sánh các quy định trọng yếu của Basel II và Basel III: BASEL II BASEL III CAR >= 8% CAR >= 8% nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể là: -Tỷ lệ vốn cấp 1: 4% - Tỷ lệ vốn cấp 1: tối thiểu 6% từ 1/1/2015 - Tỷ lệ vốn cốt lõi trong vốn cấp - Tỷ lệ vốn cốt lõi trong vốn cấp 1 (Vốn cổ phần thường) 1 = 2% = 4,5% Tỷ lệ vốn cốt lõi trong vốn cấp 1 (vốn cổ phần chung sau khi khấu trừ những tài sản có chất lượng kém) trước năm 2013 = 2%; từ 01/01/2013 = 3,5% từ 01/01/2014 = 4%; từ 01/01/2015 = 4,5% -Không quy định tỷ lệ đảm bảo -Đưa ra tiêu chuẩn tỷ lệ đảm bảo thanh khoản LCR thanh khoản -Không yêu cầu áp dụng tỷ lệ -Tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3% (là tỷ lệ của đòn bẩy. vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại bảng). Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy. Vốn bảo tồn vùng đệm: không Vốn bảo tồn vùng đệm = 2,5% có bộ đệm. Bảo tồn vốn đệm trước năm 2016 = 0% 01/01/2016 = 0,625% 01/01/2017 = 1,25% 01/01/2018 = 1,875% 01/01/2019 = 2,5% Mục đích của bộ đệm bảo tồn vốn là để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì một bộ đệm vốn để hấp thụ các thiệt hại trong giai đoạn căng thẳng tài chính và kinh tế toàn cầu Vốn đệm ngược chu kỳ: không Vốn đệm ngược chu kỳ = 2,5% có. vốn đệm ngược chu kỳ trước năm 2016 = 0% 01/01/2016 = 0,625% 01/01/2017 = 1,25% 01/01/2018 = 1,875% 01/01/2019 = 2,5%. Mục đích của bộ đệm vốn ngược chu kỳ là để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì một bộ đệm vốn để có đủ khả năng tài chính đối đầu với các sự kiện ngược chu kỳ kinh tế Vốn cho các ngân hàng quan Vốn cho các ngân hàng quan trọng trong hệ thống: có trọng trong hệ thống: không có Tổng Tỷ lệ điều tiết vốn = [Tỷ lệ vốn cấp 1] + [Bảo tồn vốn đệm] + [Vốn đệm ngược chu kỳ] + [Vốn cho các ngân hàng quan trọng trong hệ thống] Đề tài 4 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Giám sát độ rung và nhiệt độ
37 p | 141 | 45
-
Tiểu luận: Dự án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam – VAMC
37 p | 163 | 41
-
Tiểu luận: Cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng các quy định trọng yếu về Basel II – Basel III
20 p | 182 | 39
-
Tiểu luận: Khảo sát quy trình chế biến cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) fillet đông lạnh, tính định mức và hệ thống thiết bị tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ Caseamex
79 p | 321 | 26
-
Báo cáo giám sát chất lượng môi trường công ty chế biến thực phẩm
22 p | 107 | 19
-
Tiểu luận: CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN NÓI CHUNG VÀ CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN KHU VỰC
50 p | 106 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
136 p | 52 | 15
-
Tiểu luận:CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC
41 p | 103 | 14
-
Tiểu luận: Chế giám sát thực hiện quyền con người dựa trên Hiến chương
17 p | 98 | 14
-
Tiểu luận: Điều tiết giám sát hệ thống tài chính
13 p | 150 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới: nghiên cứu trường hợp tại huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 44 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động thanh tra, giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
99 p | 33 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hoạt động giám sát của uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
98 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Hệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đình
41 p | 38 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình
26 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp: Giám sát việc thực hiện xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Vĩnh Long
19 p | 30 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
50 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn