intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I– Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

172
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại sở giao dịch i– ngân hàng phát triển việt nam: thực trạng và giải pháp', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I– Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

  1. TIỂU LUẬN: Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I– Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
  2. Lời mở đầu Trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách mà Đảng và nhà nước đã đề ra, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc: Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, giờ đây nền kinh tế Việt Nam đã phát triển khá vững chắc, bước đầu thoát khỏi những khó khăn do thời kỳ trước để lại. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra: Đến năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một nước Công nghiệp hoá- Hiện đai hoá thì đòi hỏi cả nước cần phải nỗ lực hơn nữa. Trong giai đoạn này, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất... đổi mới kỹ thuật công nghệ. Điều này trên thực tế vấp phải một trở ngại rất lớn đó là thiếu hụt vốn từ các thành phần kinh tế trong nước. Hơn nữa, các dự án đầu tư như vậy đòi hỏi số vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu mà không phải bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể đáp ứng. Do vậy, sự trợ giúp từ phía hệ thống ngân hàng là điêù kiện quan trọng để dự án đầu tư thành công. Ngân hàng là tổ chức hoạt động mang tính chất lợi nhuận. Mọi hoạt động của ngân hàng đều huớng tới hiệu quả kinh tế, tìm cách phân tán và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, trước mỗi dự án đầu tư, ngân hàng đều phải thẩm định xem dự án có khả thi không, doanh nghiệp có khả năng hoàn vốn, thu lợi nhuận không, và nhất là có khả năng trả nợ, lãi cho ngân hàng không. Thẩm định dự án đầu tư là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo rằng khoản cho vay đạt được ba tiêu chí cơ bản: lợi nhuận- an toàn- lành mạnh. Qua thời gian thực tập tại SGD I- NHPT Việt Nam, từ thực tế của hoạt động thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại SGD I em đã chọn đề tài nghiên cứu về Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD I- NHPT Việt Nam, chuyên đề mong muốn đưa ra một cái nhìn có hệ thống lý luận và thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD I-NHPT Việt Nam , qua đó nêu lên những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong quá trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở. Chuyên đề cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và giải pháp mong muốn phần nào có thể góp phần giải quyết những khó khăn và tồn tại đó.
  3. Chuyên đề: Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I– Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
  4. Chương I : Thực trạng công tácthẩm định Dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Phát tiển Việt Nam trong thời gian qua (2007-2009) 1.1.Tổng quan hoạt động chung SGD I –NHPTVN 1.1.1. Tổng quan về NHPTVN: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank – VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 19/05/2006. Hoạt động của Ngân hành phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần tr ăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà n ước theo quy định của pháp luật. So với các NHTM khác, NHPT có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Trong năm 2007, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi xuất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các NHTM khác. Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm). Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển cho biết, điều kiện cho vay của Ngân hàng đơn giản hơn so với vay của các NHTM khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức t ương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay. Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Giao dịch I:
  5. Theo Quyết định số 04/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc Ngân hang Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch I được thành lập trên cơ sở tổ chức lại chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ Hỗ trợ Phát triển để thực hiện các nhiệm vụ:huy động, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Tổng Giám Đốc giao kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động 01/07/2006, Sở Giao dich I quyết tâm thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đã nhanh chóng ổn định tổ chức, triển khai ngay các công việc kế thừa và nhận bàn giao từ chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà nội vá Sở giao dịch Quỹ hỗ trợ phát triển đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của 2 đơn vị kế thừa. Tập thể cán bộ viên chức của Sở giao dich I gồm 107 người, đã nỗ lực cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao.
  6. 1.1.3. Cơ c ấu tổ chức tại SGD I: Ban lãnh đạo Giám đốc Các phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kế thẩm tín dụng tín dụng quản lý bảo tài hành giao kiểm tra Tin học ho ạch xuất vốn lãnh hỗ chính kế chính dịch Hà định 1 , 2, 3 nguồn nước trợ sau quản lý khẩu toán Đông vốn ngoài đầu tư nhân sự
  7. Các phòng nghiệp vụ: + Phòng Kế hoạch nguồn vốn: thực hiện công tác kế hạch, tổng hợp, công tác huy động vốn, công tác cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn + Phòng Thẩm định: thực hiện công tác Thẩm định các dự án sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro + Phòng Tín dụng 1,2,3: Thực hiên nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bao gốm : cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư + Phòng tín dụng xuất khẩu: Thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, bao gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lanh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng xuất khẩu. + Phòng Quản lý vốn nước ngoài: Thực hiện Quản lý vốn nước ngoài do NHPT Việt Nam giao + Phòng Bảo lãnh hỗ trợ sau đầu tư: Thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp co s nhu cầu bảo lãnh vay vốn tại NHTM để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, hỗ trợ sau đầu tư + Phòng tài chính Kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán, hoạt động thu- chi tài chính, tổ chức thanh toán cho khách hàng + Phòng Hành chính quản lý nhân sự: Thực hiện tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo và lao động tiền lương + Phòng Kiểm tra: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế + Phòng Giao dich Hà Đông: Thực hiện nghiệp vụ tín dụng đầu tư và phát triển, tín dụng xuất khẩu trên địa bàn Hà Tây + Phòng Tin học : Thực hiện các công tác về Tin hoc. 1.1.4. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng Phát triển V iệt Nam 1.1.4.1. Huy động vốn
  8. Bảng 1. Doanh số huy động vốn theo kỳ hạn: 2007,2008,2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Doanh số huy động vốn 2.215 4.595 5.120 Trong đó Kỳ hạn 1 năm trở lên 876 4.190 3.663 Kỳ hạn dưới 1 năm 1.339 405 1.457 (Nguồn: Báo cáo cuối năm SGD I). Bảng 2. Số dư huy động vốn theo kỳ hạn: 2007,2008,2009 Đơn vị : tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số dư huy động vốn 810 998 1.086 Trong đó: Kỳ hạn từ 1 năm trở lên 590 715 986 Kỳ hạn dưới 1 năm 220 283 100 ( Nguồn: báo cáo cuối năm của SGD I) 1.1.4.2. Tín dụng:
  9. Bảng 3: Kết quả hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại Sở giao dịch I : 2007,2008,2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Tổng số dự án quản lý 91 262 259 Tổng số vốn giải ngân 622 1.959 1.154 trong năm Số thu nợ 747 1221 1349 Trong đó: Gốc 573 876 960 Lãi 174 345 389 Dư nợ cho vay 3.822 6.141 6.133 ( Nguồn: báo cáo cuối năm của SGD I) Biểu đồ tín dụng đầu tư tại Sở Giao Dịch I: 2008,2009 Năm 2008 21% Khối tín dụng TW Khối tín dụng địa phương 79%
  10. Năm 2009 23% Khối tín dụng TW Khối tín dụng địa phương 77% (Nguồn: Báo cáo cuối năm 2008. Báo cáo tổng năm 2009 Sở Giao Dịch I) Bảng 4: Chất lượng dư nợ tín dụng đầu tư tại Sở Giao Dịch I Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ 3.813 6.141 8.069 Dư nợ quá hạn 217 289 1.053 Dư nợ xấu 138 252 365 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,69% 4,7% 13,04% Tỷ lệ nợ xấu 3,6% 4,1% 4,5% ( Nguồn: báo cáo cuối năm của SGD I) Bảng 5: Kết quả hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao Dịch I Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu cho vay 1.708 4.491 2.895 Thu nợ gốc 325 968 2.370 Thu lãi 15 70 174
  11. Dư nợ tín dụng XK 1.844 5.378 5.643 (Nguồn: Báo cáo cuối năm của SGD I). 1.1.4.3. Công tác cho vay lại vốn ODA Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 năm 2008 Năm 2009 Doanh thu cho vay 1.975 1.803 2.912 Thu nợ gốc 677 1.074 1.048 Thu lãi và phí 464 587 599 Nợ quá hạn 49 79 171 Lãi treo 12,463 13,789 13,674 ( Nguồn: báo cáo cuối năm của SGD I) 1.2. Thực trạng công tácthẩm định Dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Phát tiển Việt Nam trong thời gian qua (2007-2009) 1.2.1. Căn cứ thẩm định: - Nghị định 106/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngay 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước - Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. - Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) ban hành quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; - Các quy định về quản lý đầu tư xây dựng: Luật Đầu tư, Luật xây dựng, Luật Doanh nghiệp 1.2.2. Quy trình Thẩm định: Hội sở chính gồm: - Ban Thẩm Định
  12. - Các ban Tín dụng - Ban Pháp chế - Ban kế hoạch tổng hợp, ban Nguồn vốn. Các đơn vị tham gia thẩm định thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Lập báo cáo tại các đơn vị tham gia thẩm định Trình lãnh đạo chi nhánh NHPT hoặc Hội Sở Chính “ Báo cáo thẩm định cho vay” Thông báo kết quả thẩm định Đối với dự án được chấp thuận cho vay hoặc cho vay có điều kiện kèm theo, chi nhánh NHPT hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ vay vốn và kiểm tra hồ sơ vay vốn phục vụ các công việc tiếp theo. 1.2.3. Nội dung thẩm định: Thời gian thẩm định dự án đầu tư vay vốn: Tính từ ngày NHPT nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn hợp pháp, hợp lệ đến có văn bản thông báo kết quả thẩm định: - Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định, tham gia ý kiến thực hiện theo thời gian yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định( không quá 60 ngày làm việc). - Đối với dự án nhóm A: không quá 40 ngày làm việc
  13. - Đối với dự án nhóm B: không quá 30 ngày làm việc - Đối với dự án nhóm V: không quá 20 ngày làm việc Tại chi nhánh: - Đối với dự án phân cấp: thực hiện như trên. - Đối với dự án không phân cấp: thời gian giám đốc chi nhánh tổ chức thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với Tổng giám đốc NHPT: dự án nhóm A không quá 20 ngày, nhóm B không quá 15 ngày, nhóm C không quá 10 ngày. - Thời gian thẩm định đối với các đơn vị tham gia thẩm định tại chi nhánh do giám đốc chi nhánh quyết định. Tại Hội Sở Chính - Đối với dự án do Hội Sở Chính tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định, thời gian như trên. Dự án quan trọng quốc gia Dự án nhóm A Ban Thẩm định Lớn nhất là 40 ngày Lớn nhất là 27 ngày Ban Tín Dụng Lớn nhất là 20 ngày Lớn nhất là 13 ngày Tổng Lớn nhất là 60 ngày Lớn nhất là 40 ngày - Đối với dự án không thuộc diện phân cấp, đã được chi nhánh NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với tổng giám đốc NHPT về chấp thuận hay từ chối, thời gian thẩm định các ban: Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm C Ban Thẩm Định Lớn nhất 14 ngày Lớn nhất 6 ngày Lớn nhất 4 ngày Ban Tín Dụng Lớn nhất 6 ngày Lớn nhất 9 ngày Lớn nhất 6 ngày Tổng Lớn nhất 20 ngày Lớn nhất 15 ngày Lớn nhất 10 ngày Ngoài các nội dung trên, yêu cầu thẩm định tiếp: Hồ sơ thẩm định dự án: a) Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kĩ thuật hoặc Báo cáo Nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo quy định hiện hành b) Giấy chứng nhận đầu tư
  14. c) Quyết định đầu tư d) Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng e) Các văn bản do chủ dầu tư gửi kèm liên quan đến việc đầu tư dự án Hồ sơ chủ dầu tư: a) Hồ sơ pháp lý: - Quyêt định thành lập của cơ quan có thẩm quyền và Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh đối với chủ đầu tư được thanh lập theo Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Giấy phép Đầu tư - Điều lệ hoạt động - Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm.. b) Hồ sơ tài chính - Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm gần nhất và báo cáo nhanh tình hình tài chính đến quý gần nhất Trường hợp chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm cỏng ty. - Hồ sơ liên quan đến việc góp vốn điều lệ bảo đảm tính khả thi c) Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của nguời đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất. d) Hồ sơ bảo đảm tiền vay: theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT - Bộ phân tiếp nhận hồ sơ và trợ giúp khách hàng của NHPT là đầu mối tiếp nhận gồ sơ của chủ đầu tư gửi đến và thực hiện kiểm tra danh mục hồ sơ dự án
  15. - Bộ phận tiếp nhận hò sơ phải kiểm tra và lập phiếu gia nhận hồ sơ có chữ ký bên giao, bên nhận. Các bước sau kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau: - Đối chiếu tính đầy đủ và phù hợp của danh mục văn bản giấy tờ, tài liệu với quy định của NHPT theo quy chế này. - Đối chiếu sự phù hợp vâ đầy đủ giũa danh mục văn bản giấy tờ, tài liệu với thực trạng của văn bản giấy tờ, tài liệu. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định của NHPT, bộ phận tiếp nhận hồ sơ vào sổ, đóng dấu công văn đến và sao thêm 01 bộ hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hồ sơ, tài liệu có thông tin không đảm bảo tính trung thực thì người kiểm tra báo cáo ngay với lãnh đạo cấp trên để xem xét, xử lý. - Trình tự tiếp chuyển hò sơ dự án:  Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, hồ sơ đã đầy đủ theo danh mục quy định, bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận chủ trì thẩm định.  Bộ phận chủ trì thẩm định giữ 01 bộ hồ sơ dự án và gửi 01 bộ đến đơn vị tham gia thẩm định theo quy định, 1.2.4. Phương pháp thẩm định : a)Thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư - Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, nhất quán về nội dung - Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định. b)Thẩm định chủ đầu tư - Về năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư:  Nhận xét, đánh giá kinh nghiệm, thời gian hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư dự án hoạt động của người đại diện theo pháp luật.  Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức, số lượng và trình độ tay nghề của đội ngũ lao động và cán bộ quản lý đơn vị.
  16. - Về năng lực tài chính của chủ đàu tư:  Đối với đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh: Phân tích, đánh giá năng lực tài chính của đơn vị theo các nhóm chỉ tiêu o về khả năng thanh khoản, hệ số nợ và khả năng tự tài trợ, phân tích về kết quả hoạt động và khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Phân tích, đánh giá vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và khả năng sử o dụng vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án  Đối với đơn vị mới thành lập, chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh:  Nhận xét, đánh giá khả năng đủ gớp vốn điều lệ và bằng tài sản của các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn theo tiến độ sử dụng vốn tự có của Doanh nghiệp chủ đầu tư - Về uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hợp đông tín dụng mà doanh nghiệp chủ đầu tư đã ký với NHPTVN và các tổ chức cho vay c) Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất Khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra cảu dự án Phân tích các, đánh giá các điều kiện tinh toán kinh tế tài chính của dự án: - Về tổng mức đầu tư - Về tính khả thi các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án - Về thu chi tài chính của dự án Xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư: - Tính toán các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án ( NPV, IRR, B/C, thời gian hoàn vốn có chiết khấu) - Khả năng thu hồi vốn - Khả năng và phương án trả nợ vốn vay - Nhận xét và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án d) Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
  17. Thực hiện theo hướng dẫn riêng về quy Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT. e)Thẩm định lại dự án Ngoài các nội dung thẩm định theo hướng dẫn tại mục nội dung thẩm định, cần thẩm định tiếp: - Nhận xét, đánh giá cơ sở điều chỉnh dự án, tính hợp lý của các nội dung điều chỉnh. - Thẩm định, đánh giá các yếu tố thay đổi, biến động có ảnh hưởng đến các phương án Tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án. - Đối với những nội dung trong dự án điều chỉnh không thay đổi so với dự án ban đầu thì sử dụng kết quả đã thẩm định lần đầu đối với dự án 1.2.5.Ví dụ về công tác thẩm định dự án đầu tư : Dự án: Đầu tư xây dựng Trường Trung học cơ sở tư thục Việt-úc Chủ đầu tư: Trường Trung học cơ sở tư thục Việt-úc, Hà Nội. Địa điểm xây dựng: tại khu Đô thị mới Mỹ Đình I - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội. Thời gian xây dựng: 2008-2010. Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng công trình. Quy mô/Công suất: 50 lớp (1000 học sinh/ năm) Tổng mức vốn đầu tư: 164.501,624 triệu đồng Vốn tự có: 30.000.000 triệu đồng Vốn cần vay: - Vốn vay Tín dụng đầu tư:: 82.250,812 triệu đồng - Vốn vay thương mại: 52.250,812 triệu đồng A. Thẩm định hồ sơ vay vốn: - Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, đánh giá tính nhất quán về nội dung, số liệu theo quy định:
  18.  Theo công văn số 2221/KH&ĐT-ĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tthành phố Hà Nội ngày 14/9/2007 về việc giải quyết đề nghị cấp GCNĐT dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở Việt-úc, Hà Nội: dự án không thuộc diện phải thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.  Hồ sơ pháp lý, hồ sơ chủ đầu t đầy đủ, hợp lệ theo quy định hiện hành. - Đánh giá tính hợp lệ về trình tự ban hành các văn bản, thẩm quyền ký duyệt liên quan đến dự án: Trình tự ban hành, thẩm quyền ký duyệt các văn bản, hồ sơ hợp lý, hợp lệ B. Thẩm định chủ đầu tư: - Về năng lực kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của Chủ đầu tư  Về doanh nghiệp đầu tư dự án:Trường THCS tư thục Việt-úc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2261/QĐ-UB ngày 05/09/2006 của UBND Huyện Từ Liêm về việc thành lập Trường Trung học cơ sở tư thục Lê Quý Đôn; quyết định số 402/QĐ-UB ngày 01/03/2007 của UBND Huyện Từ Liêm về việc đổi tên Trường THCS tư thục Lê Quý Đôn thành Trường THCS tư thục Việt-úc Hà Nội với vốn điều lệ (vốn góp của các cổ đông) là 30.000.000.000 đồng. Việc đầu tư xây dựng mới trường Việt-úc Hà Nội dựa trên cơ sở cân đốí giữa nhu cầu về trường lớp cấp trung học cơ sở và trên thực tế số lượng tuyển sinh tại một số trường công lập, tư thục cũng như các yếu tố phát triển kinh tế xã hội trong Huyện Từ Liêm và các khu vực lân cận ở Hà Nội nhằm mục tiêu nâng cao chất l- ượng giáo dục, chuẩn hoá, đa dạng hoá, xã hội hoá các hoạt động giáo dục phù hợp với sự phát triển đa dạng của đời sống kinh tế-xã hội. Khi đầu tư xong dự án sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo học sinh không những cho khu Đô thị mới Mỹ Đình mà còn cho các khu vực lân cận; là bước triển khai cụ thể chủ trơng của Nhà nước về xã hội hoá giáo dục. Trong năm học đầu tiên 2007-2008, nhà trường đã tuyển đợc 8 lớp với 156 học sinh. Đến năm học 2008-2009 trường đã tuyển sinh được 17 lớp với 340 học sinh 9 số học sinh này được học tại cơ sở do nhà trừơng thuê địa điểm tại trường tiểu học Lê Quý Đôn - sát địa điểm trường Việt-úc đang xây dựng.
  19.  Về mô hình tổ chức, bộ máy điều hành chủ đầu tư và người đứng đầu nhà trường: Trường Việt-úc tổ chức quản lý và hoạt động theo quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập. Theo đó, nhà trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để giao dịch. Hội đồng quản trị của nhà trư- ờng được công nhận theo quyết định số 4585/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của UBND Huyện Từ Liêm về việc công nhận Hội đồng quản trị Trường THCS tư thục Việt-úc. Chủ tịch HĐQT Trường THCS tư thục Việt-úc là bà Đồng Thị Lan, o sinh năm 1960; trình độ chuyên môn: cử nhân kinh tế, cử nhân sư phạm, cử nhân luật; thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung là 25 năm. Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường là bà Nguyễn Thị Thái được bổ o nhiệm theo quyết đinh số 3103/QĐ-UBND ngày 20/9/2007 của UBND Huyện Từ Liêm, sinh năm 1952; trình độ chuyên môn: cử nhân sư phạm (khoa toán); thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động là 35 năm, đã từng là Phó hiệu tr- ưởng phụ trách trường THCS Thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Kế toán trưởng là bà Hoàng Thị Kim Tuyến, sinh năm 1976, là cử nhân o kinh tế, thời gian công tác 10 năm từ 1999 đến nay. Đội ngũ giáo viên giảng dạy của nhà trường hiện nay có 42 người, trong o đó có 01 tiến sỹ, 12 thạc sỹ, 27 cử nhân và 04 cao đẳng, có 01 giáo viên là nhà giáo ưu tú; tổ trưởng các bộ môn chính đều nguyên là tổ trưởng của các trường chuyên chuyển về. Các giáo viên phần lớn đã từng giảng dạy cở các trường chuyên ở Hà Nội. - Về năng lực tài chính của chủ đầu tư:  Chủ đầu tư áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 12/2001/QĐ- BTC ngày 13/03/2001 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
  20. Theo đó công việc kế toán đơn vị ngoài công lập có các nội dung sau: kế toán vốn bằng tiền; kế toán vật t, tài sản; kế toán thanh toán; kế toán nguồn vốn, quỹ; kế toán thu; kế toán chi; kế toán kết quả và phân phối kết quả tài chính ( phản ánh số chênh lệch thu - chi thực hiện trong năm và việc phân phối kết quả đó)  Về niên độ kế toán Chủ đầu t áp dụng: niên độ kế toán theo năm học Về số liệu kế toán: trường Việt-úc đợc thành lập năm 2006, tuy nhiên nhà trường bắt đầu tuyển sinh khoá học đầu tiên năm học 2007-2008. Do vậy số liệu kế toán đ- ợc lấy theo báo cáo tài chính của chủ đầu t của năm học 2007-2008  Về khả năng thanh toán: Năm học 2007- TT Chỉ tiêu 2008 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1 2,92 (Tổng tài sản/ Nợ phải trả) Hệ số thanh toán ngắn hạn 2 0,83 (Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Vốn bằng tiền, các khoản tơng đơng 3 0,43 tiền và các khoản đầu t ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) Năm 2006 do nhà trường mới thành lập nên trong bảng phân tích không thể hiện các chỉ tiêu về công nợ và khả năng thanh toán. Sang năm học 2007-2008, chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng trường cần một lượng vốn lớn để đầu tư cho dự án nhng chủ yếu sử dụng vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp, không vay vốn ngân hàng. Trên bảng phân tích cho thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thấp, điều đó thể hiện chủ đầu tư đã sử dụng vốn ngắn hạn để bù đắp cho các khoản đầu t ư dài hạn (đầu tư xây dựng nhà trường và mua sắm tài sản cố định cho hoạt động nhà tr- ường). Tuy nhiên, các khoản vốn ngắn hạn chủ yếu là tiền phí giữ chỗ của học sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1