Tiểu luận cuối khóa: Xử lý tình huống vi phạm về An toàn vệ sinh lao động và trợ cấp chế độ tai nạn lao động trong công ty TNHH Việt Nhật tại thị xã Hương Trà
lượt xem 21
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tình huống cụ thể về việc giải quyết vấn đề bất cập trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, giải quyết chế độ tai nạn lao động, phân tích những nguyên nhân, hậu quả tác động của tình huống. Đồng thời, đánh giá thực trạng giải quyết vụ việc trên, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng trong công tác an toàn vệ sinh lao động, giải quyết chế độ tai nạn lao động trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận cuối khóa: Xử lý tình huống vi phạm về An toàn vệ sinh lao động và trợ cấp chế độ tai nạn lao động trong công ty TNHH Việt Nhật tại thị xã Hương Trà
- MỤC LỤC
- PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở bất kỳ chế độ, xã hội nào lao động cũng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay với khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của nguồn lực lao động, nó vẫn là nhân tố cơ bản quyết định phát triển kinh tế. Lao động là tiềm năng đặc biệt của mỗi quốc gia, là chủ thể sản xuất và là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội. Lao động là nhân tố có thể khai thác, sử dụng, tái tạo và phát triển các nguồn lực khác có hiệu quả. Để tăng trưởng kinh tế người ta sử dụng nhiều nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ. Nhưng lao động vẫn là nhân tố cơ bản vì nếu không có lao động thì các điều kiện khác không có ý nghĩa. Đất nước ta đang trên đường thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì thế việc cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngủ lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là điều cần thiết trong điều kiện hiện nay. Công tác an toàn vệ sinh lao động gắn liền với hoạt động của người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao. An toàn vệ sinh lao động là một phạm trù của sản xuất, gắn với sản xuật nhằm bảo vệ yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất đó là gười lao động. An toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều chính sách chế độ an toàn vệ sinh lao động được ban hành trên cơ sở Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người lao động là vốn quý, là lực lượng cần được bảo vệ, họ chính là lực lượng hằng ngày, hằng giờ tạo ra các sản phẩm cho xã hội. Thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động là một nội dung quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, hoàn thiện các hợp đồng kinh tế, tăng doanh thu, tạo uy tín cho mình trong điều kiện khó khăn hiện nay. Hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra bình thường, không để xảy ra các sự 2
- cố hay tai nạn lao động thì sản phẩm tạo ra liên tục là điều kiện tốt để doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng kinh tế và phát triển sản xuất tạo thêm nhiều việc làm hơn cho người lao động trên địa bàn. Khi làm việc trong điều kiện lao động được đảm bảo về an toàn vệ sinh lao động, không tồn tại và xuất hiện các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp thì người lao động luôn có đủ sức khỏe để tham gia sản xuất liên tục. Trong những năm qua trên địa bàn thị xã Hương Trà, công tác giải quyết tranh chấp lao động, khiếu nại trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động mà nhất là tai nạn lao động có chuyển biến tích cực góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh chính trị xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực đẫ đạt được, quá trình thực hiện pháp luật về lao động phần lớn các doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật về giải quyết tai nạn lao động, an toàn vệ sinh lao động vẫn còn diễn biến phức tạp. Xuất phát từ tình hình nêu trên tôi xin trình bày tiểu luận cuối khóa với đề tài “Xử lý tình huống vi phạm về An toàn vệ sinh lao động và trợ cấp chế độ tai nạn lao động trong công ty TNHH Việt Nhật tại thị xã Hương Trà” Với nhận thức mới được bổ sung qua khóa học bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính. Trong tiểu luận này, tôi xin đề cập một cách khái quát các thông tin, dữ liệu trong một vụ việc nhỏ về vấn đề tai nạn lạo động, an toàn vệ sinh lao động và trợ cấp chế độ tai nạn lao động trong một doanh nghiệp. Hy vọng đề tài này góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình an ninh – trật tự tại địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tình huống cụ thể về việc giải quyết vấn đề bất cập trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, giải quyết chế độ tai nạn lao động, phân tích những nguyên nhân, hậu quả tác động của tình huống. Đồng thời, đánh giá thực trạng giải quyết vụ việc trên, từ đó đưa ra những 3
- giải pháp để nâng cao chất lượng trong công tác an toàn vệ sinh lao động, giải quyết chế độ tai nạn lao động trên địa bàn. 3. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu ̉ ́ ề tài tiểu luận cuối khóa nay, ban thân đa s Đê viêt đ ̀ ̉ ̃ ử dung ph ̣ ương phap ́ ̣ ̀ ̣ ̉ thu thâp tai liêu, phân tich, so sanh, tông h ́ ́ ợp. Đông th ̀ ơi ban thân cung s ̀ ̉ ̃ ử dung ph ̣ ương phap luân cua chu nghia Mac – ́ ̣ ̉ ̉ ̃ ́ Lênin, như phương phap duy vât, biên ch ́ ̣ ̣ ứng, phương phap lô gic – lich s ́ ̣ ử... Thực hiện đề tài này trong phạm vi địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; giới hạn trong thời gian nghiên cứu sự việc từ năm 2017 đến năm 2018; phương pháp nghiên cứu, sử dụng phương pháp luận phân tích tổng hợp, điều tra, so sánh kết hợp với một số phương pháp khác. Với thời gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót nhất định. Rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô giáo. Tôi xin chân thành cám ơn sự đóng góp tận tình đó, tạo điều kiện cho tôi nhận thức được đầy đủ hơn và hoàn thành tốt tiểu luận này. 4
- PHẦN B: NỘI DUNG I. NỘI DUNG TÌNH HUỒNG 1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống Tháng 5 năm 2018, Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Trà có nhận được đơn khiếu nại của ông Lê Văn An 40 tuổi thường trú tại thôn Hải Cát 1, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị can thiệp giúp đỡ cho ông về chế độ tai nạn lao động và tổ công nhân lao động vận hành máy nghiền đá hộc thường xuyên tiếp xúc công việc với điều kiện nguy hiểm không đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động. Nội dung trình bày trong đơn của ông Lê Văn An là Công ty TNHH Việt Nhật khai thác, sản xuất đá xây dựng có trụ sở và cơ sở sản xuất đóng tại thôn Hải Cát 1, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Nguyễn Trung làm giám đốc. Công ty thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho công nhân trong một thời gian dài, nhiều lần ông và tổ nghiền đá đề nghị công ty hỗ trợ bảo hộ lao động và yêu cầu có biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nhưng không được giải quyết dẫn đến ông bị tai nạn lao động. Năm 2010, công ty mở rộng sản xuất kinh doanh tổ chức bộ phận xay nghiền đá, từ đó ông được điều chuyển đến vận hành tại tổ nghiền đá. Cùng với tổ nghiền đá với ông có ông Trần Hùng làm tổ trưởng và các ông Nguyễn Công Thuận, Hoàng Hữu Hòa là công nhân. Công việc chính cuả tổ nghiền đá là vận hành các thiết bị đưa đá hộc vào máy nghiền để xay thành đá, sỏi xây dựng các loại cung ứng nguyên liệu đầu vào cho các công trình xây dựng cơ bản trên thị trường, và đây là một công đoạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người lao động trực tiếp. Công việc của ông Lê Văn An là công nhân vận hành máy nghiền đá thể hiện qua Hợp đồng lao động (theo mẫu ban hành của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), một số chi tiết quan trọng được ghi trong hợp đồng lao động như: Được trang bị bảo hộ lao động gồm, áo quần lao động, giày, 5
- găng tay, khẩu trang 02 lần/năm; nón cứng, mặt nạ 01 cái/ năm; tiền lương chính 3.400.000 đồng/ tháng gắn với khoán khối lượng sản phẩm và được nhận lương vào ngày cuối tháng; chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, chế độ tai nạn lao động chế độ đào tạo theo quy định của nhà nước. Ông An tham gia đóng bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động được 6 năm. Tuy nhiên, theo ông việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện an toàn lao động công ty chưa thực sự quan tâm và thực hiện đầy đủ theo Hợp đồng đã ký kết. Ngày 15/12/2017 có một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại nơi làm việc của ông Lê Văn An làm cho ông bị đá bắn vào mặt gây tổn thương ở mắt phải. 2. Mô tả tình huống Vào lúc 07giờ 15 phút ngày 15 tháng 12 năm 2017, sau khi khởi động máy nghiền và hoạt động được một lúc khoảng chừng 30 phút thì tấm thép để che chắn đá đưa xuống miệng trục lăn của máy nghiền bị thủng một lỗ làm đá vụn thỉnh thoảng bắn về phía người vận hành. Ông Lê Văn An nhận thấy không đảm bảo an toàn để tiếp tục sản xuất đã báo cáo ông Trần Hùng là tổ trưởng và yêu cầu cho phép sửa chữa, khắc phục để đảm bảo an toàn và tiếp tục sản xuất. Được sự đồng ý của ông Trần Hùng, ông Lê Văn An đã cho ngừng máy để kiểm tra, đề xuất sửa chữa. Ông Trần Hùng đã đến báo cáo với Ban giám đốc công ty và được ông Lê Thành Trung phó giám đốc phụ trách kỹ thuật đến kiểm tra tại hiện trường nhìn thấy lỗ thủng của một tấm thép chắn khoảng 10 x 15 cm và đá vụn thỉnh thoảng mới văng ra. Về nguyên tắc an toàn lao động trong điều kiện này người công nhân không được tiếp tục vận hành máy. Nhưng do áp lực hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho khách hàng vào dịp cuối năm, ông Lê Thành Trung thấy rằng việc lỗ thủng khung thép bảo vệ tuy có “thiếu một chút về an toàn” nhưng nếu người vận hành chú ý tránh những lúc mãnh đá 6
- vụn văng ra chắc không vấn đề gì. Ông Trung đã quyết định cho tổ vận hành khởi động máy và tiếp tục hoạt động. Sau hơn 2 giờ làm việc, bổng nhiên những mãnh đá vụn bắn ra rất nhiều do lỗ thủng tấm lưới thép mỗi lúc mỗi rộng hơn. Ông Lê Văn An chưa kịp ngừng máy thì bị một mãnh đá vụn bắn vào mắt phải gây ra tai nạn lao động. Thấy vậy, ông Trần Hùng nhanh chóng cho máy ngừng hoạt động. Các anh trong tổ vận hành kịp thời đưa ông Lê Văn An đến văn phòng công ty để sơ cấp cứu. Trước tai nạn nghiêm trọng đó, lãnh đạo công ty chuyển ông Lê Văn An đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục điều trị. Ngày 25/02/2018 ông Lê Văn An được xuất viện chi phí quá trình điều trị với tổng số tiền là 60 triệu đồng, ông An ở nhà nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe hơn 1 tháng. Trong lúc gặp khó khăn như vậy, ông đề nghị công ty hỗ trợ chế độ tai nạn lao động để giải quyết một phần khó khăn, vì theo ông lỗi là do lãnh đạo công ty chỉ đạo tiếp tục vận hành máy nghiền và không trang cấp mặt nạ bảo hộ lao động nên xảy ra tai nạn, và trả tiền lương theo hợp đồng trong thời gian điều trị nhưng công ty không đồng ý. Theo giấy ra viện của Bệnh viện Trung ương Huế cấp ngày 25/02/2018 nội dung giấy ra viện có ghi ông Lê Văn An bị tai nạn làm hỏng con mắt phải (tổn thương đồng tử mắt phải) tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 20%. Yêu cầu của bệnh viện ông phải trở lại tái khám, kiểm tra lại tình hình thương tật vào ngày 25/3/2018. Sau hơn một tháng nghỉ ngơi, đến ngày 01/4/2018, khi sức khỏe được hồi phục ông Lê Văn An trở lại làm việc với tổ vận hành của công ty và ông tiếp tục yêu cầu công ty giải quyết chế độ nói trên, thực hiện đầy đủ việc trang cấp các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo quy định. Trên đây là mô tả tóm tắt nguyên nhân dẫn đến ông Lê Văn An đã gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Trà nhờ can thiệp giải quyết. 7
- II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu phân tích tình huống Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu từ kiểm tra thực tế và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động chúng ta thấy: Bản thân ông Lê Văn An là người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, theo quy định ông được trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, được công ty tổ chức huấn luyện các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, được khám sức khỏe định kỳ theo tiêu chuẩn chế độ quy định. Từ chối làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình. Bởi vậy, ông Lê Văn An khiếu nại nhiều lần lên lãnh đạo công ty, nhưng công ty chỉ hứa, chưa giải quyết thấu đáo cho người lao động. Trong quá trình kiểm tra, công ty TNHH Việt Nhật hằng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện lao động. Nhưng chủ yếu là để đối phó với các cơ quan chức năng; phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên chưa được chặt chẽ và thường xuyên. Khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động chưa được thực hiện. Vì vậy, mục tiêu của việc xử lý là cần điều tra xem xét, giải quyết dứt điểm việc vi phạm biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động, tại nạn lao động tại công ty. Trên cơ sở pháp luật lao động, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, đồng thời phân tích cho các bên hiểu đó là phương án giải quyết hợp lý nhất, vừa có lý, vừa có tình. Từ đó, nhằm xử lý, giải quyết thỏa đáng, đúng quy định của pháp luật và các vấn đề thuộc về an toàn lao động, các vụ tai nạn lao động góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, của người sử dụng lao động, ổn định tình hình an ninh 8
- trật tự xã hội, tạo sự gắn bó của người sử dụng lao động và người lao động để họ cùng an tâm sản xuất kinh doanh. 2. Cơ sở lý luận Bộ Luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Luật An toàn vệ sinh lao độngquy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Nhận thấy được ý nghĩa to lớn của hoạt động quản lý nhà nước về lao động, pháp luật về lao động, trong thời gian qua chúng ta đã không ngừng sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các nội dung quản lý nhà nước về lao động cho phù hợp với yêu cầu mới của nền kinh tế xã hội. Để xử lý tình huống trên thì cần căn cứ vào các văn bản như sau: Bộ Luật Lao động năm 2012 thông qua ngày 18/6/2012; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thông qua ngày 25/6/2015; Nghị định số 37/2016/NĐCP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; Nghị định số 39/2016/NĐCP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động; Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; 9
- Nghị định số 95/2013/NĐCP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 88/2015/NĐCP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐCP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư số 07/2016/TTBLĐTBXH ngày 15/5/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; Thông tư số 19/2017/TTBLĐTBXH ngày 03/7/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; Thông tư số 26/2017/TTBLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; Thông tư số 13/2016/TTBLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Một số văn bản quy phạm pháp luật khác… 3. Phân tích diễn biến tình huống Quá trình diễn biến cụ thể cho thấy tính chất phức tạp của vụ việc vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động nói trên, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, diễn biến kéo dài nhiều năm, qua nhiều lần kiến nghị của người lao động, song người sử dụng lao động xử lý, giải quyết chưa thấu đáo, thậm chí còn nhiều sai phạm trong thực hiện pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động gây dư luận không tốt trong nhân dân. 10
- Việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Khoản 2 điều 137 Bộ luật lao động “Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng”, và tuân thủ theo khoản 2, khoản 3 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động “ Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”, “Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”. Trên cơ sở điều tra thu thập hồ sơ, nghiên cứu xác minh tài liệu có liên quan đến vụ việc, đối chiếu với các quy định của Bộ Luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động các văn bản pháp quy đã được ban hành và phân tích điều kiện thực tế của Công ty TNHH Việt Nhật và cá nhân ông Lê Văn An, tôi có nhận xét sau: Năm 2009, Công ty TNHH Việt Nhật được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên khai thác đá và kinh doanh đá xây dựng các loại, đến nay công ty đã thu hút hơn 100 công nhân lao động. Năm 2010, công ty mở rộng sản xuất kinh doanh tổ chức bộ phận xay nghiền đá, từ đó ông Lê Văn An được điều chuyển đến vận hành tại tổ nghiền đá, và đây là một công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người lao động trực tiếp. Công ty không tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân. 11
- Ngày 15/01/2017, tổ vận hành máy nghiền đá đã gởi đơn yêu cầu lãnh đạo công ty cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, được huấn luyện an toàn lao động, trang bị hệ thống phun nước giảm thiểu bụi ảnh hưởng người lao động trực tiếp và cả môi trường xung quanh. Theo phản ảnh của công nhân, hiện tại công ty đang sử dụng nhiều người lao động với nhiều công đoạn khai thác, chế biến đá xây dựng có nhiều bộ phận làm việc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động. Từ ngày được áp dụng các văn bản mới, nhưng công ty không áp dụng. Theo nhiều công nhân, công ty thiếu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động. Theo đó, công đoàn cơ sở công ty yêu cầu công ty trang bị phương tiện bảo vệ cho người lao động, lắp hệ thống phun nước giảm thiểu bụi bột đá, bố trí tủ thuốc sơ cấp cứu thuận tiện nơi làm việc theo biên bản họp công đoàn có lãnh đạo công ty tham dự ghi ngày 08/11/2017. Sau khi đề nghị của công đoàn, vào buổi sáng ngày 10/11/2017, lãnh đạo công ty đã phối hợp với ban chấp hành công đoàn để giải quyết các yêu cầu của công nhân, tuy nhiên sáng ngày 10/11/2017 hai bên vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung. Được biết, trước đó khoảng một tháng, ông Lê Văn An và các ông Nguyễn Công Thuận, Hoàng Hữu Hòa là công nhân tổ vận hành máy nghiền đã rục rịch đòi nghỉ việc. Công ty đã gặp các ông hứa sẽ tiếp tục giải quyết, nhưng từ đó đến đã mấy tháng vẫn chưa có tiến triển gì. Vào lúc 09 giờ 15 phút ngày 15 tháng 12 năm 2017, tai nạn lao động xảy ra tại tổ vận hành máy nghiền đá, ông Lê Văn An bị đá văng ra từ một lỗ thủng tấm thép chắn đá đưa xuống miệng trục lăn. Theo tổ vận hành cho biết, tại hiện trường nơi làm việc của tổ không có ai có mặt nạ đeo do không được trang cấp, trong lúc đó bụi mù mịt, tấm thép che chắn cũng đã bị thủng từ trước đó 2 giờ. 12
- Ông Lê Văn An được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế đến ngày 25/02/2018 ông được xuất viện với chi phí quá trình điều trị tổng số tiền là 60 triệu đồng và bệnh viện hẹn tái khám vào 25/3/2018 giám định y khoa kết luật ông An bị suy giảm khả năng lao động 20%. Ngày 01/4/2018, sau khi điều trị và nghỉ ngơi, khi sức khỏe được hồi phục, ông Lê Văn An trở lại làm việc với tổ vận hành của công ty và ông tiếp tục yêu cầu công ty giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động nói trên và thực hiện đầy đủ việc trang cấp các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo quy định nhưng công ty không giải quyết với lý do là lỗi của người lao động không chú ý trong lúc làm việc để xảy ra tai nạn. Trong lúc gặp khó khăn như vậy, ông gửi đơn khiếu nại công ty giải quyết chế độ tai nạn lao động với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 20%, vì theo ông lỗi là do lãnh đạo công ty chỉ đạo tiếp tục vận hành máy nghiền và không trang cấp mặt nạ bảo hộ lao động nên xảy ra tai nạn. Đồng thời, công ty phải trả tiền lương theo hợp đồng trong thời gian điều trị. Ngày 15/4/2018, công ty có cuộc làm việc với ông Lê Văn An để giải quyết vướng mắc về chế độ tai nạn lao động và yêu cầu khác bảo hộ lao động nhưng bất thành. Cũng trong hôm đó công ty tổ chức họp rút kinh nghiệm về việc để tai nạn xảy ra, hướng giải quyết của các bên, song anh em tổ vận hành máy nghiền thấy rằng như vậy là chưa thỏa đáng. Quá trình sử dụng lao động tại công ty thường xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhất là vấn đề về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Những vấn đề này gắn liền giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Vì thế nó tác động xấu đến quá trình sản xuât kinh doanh của công ty và trật tự an ninh của toàn xã hội. 4. Nguyên nhân xảy ra tình huống 4.1. Đối với người sử dụng lao động 13
- Công ty đã vi phạm hành chính về quản lý lao động: không đăng ký nội quy lao động với ngành lao động, vi phạm quy định về việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, không treo các bản chỉ dẫn về an toàn lao động; không tổ chức huấn luyện an toàn lao động. Công ty đã có cải thiện một số phương tiện bảo vệ người lao động, nhưng chưa đúng theo quy định, nhiều người lao động vẫn thiếu các phương tiện bảo hộ cần thiết . Khi tai nạn lao động xảy ra, người sử dụng lao động đã không kịp thời khai báo với cơ quan chức năng về tai nạn lao động, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường vật chất đối với người lao động. Điều cốt lỏi là, mặc dầu công ty đã biết yêu cầu của người lao động là chính đáng, nhưng lãnh đạo công ty vẫn cố tình lờ đi, lãng tránh trách nhiệm. 4.2. Đối với người lao động Phần lớn công nhân là những lao động trong nông nghiệp từ các địa bàn gần công ty, do có nhu cầu về việc làm và thu nhập nên được nhận vào làm việc, họ lại là người có trình độ văn hóa thấp, nhận thức về pháp luật lao động chưa đầy đủ, không có chuyên môn, kỹ thuật. Công ty lại đóng tại vùng đồi núi, nên họ thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về pháp luật. Vì kế sinh nhai của họ và gia đình nên họ không có cách nào khác phải lao động trong tình trạng nguy hiểm thường xuyên rình rập. Một vấn đề nữa là ông Lê Văn An còn chủ quan khi xem thường các quy trình, quy phạm cũng như mối nguy hiểm khi vận hành, sử dụng máy móc thiết bị.Ông không đủ hiểu biết và bản lĩnh từ chối khi phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động. 4.3. Công tác quản lý nhà nước về lao động Hạn chế của các cơ quan quản ký nhà nước về lao động trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật va hướng dẫn thi hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, cụ thể là thực hiện Bộ Luật 14
- lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động như: vi phạm chế độ hợp đồng lao động, chế độ an toàn vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ tai nạn lao động, Luật Công đoàn và một số quyền và lợi ích khác. Không kịp thời trong việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về quyền lợi của người lao động. Chậm trể trong việc điều tra, xác minh, kết luận, nhằm hướng dẫn, yêu cầu, thậm chí thực hiện các biện pháp c ưỡng chế theo luật định nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 4.4. Về tổ chức công đoàn Công đoàn công ty thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động vẫn còn hạn chế. Cán bộ công đoàn công ty chưa phát huy được trách nhiệm để gặp người sử dụng lao động đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động. Liên đoàn Lao động thị xã chưa kịp thời tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hoạt động cho công đoàn cấp dưới, đoàn viên, người lao động nắm bắt được những nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. 5. Hậu quả của tình huống Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động, nhất là an toàn lao động, vệ sinh lao động, các vụ tai nạn lao động diễn ra ngày càng phức tạp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ít quan tâm xem xét những kiến nghị thích đáng đảm bảo an toàn trong sản xuất của người lao động, thiếu hiểu biết pháp luật về lao động. Do đó, có những sai sót trong việc xử lý, giải quyết gây ra khiếu nại, khiếu kiện kéo dài và ngày càng phức tạp gây nên dư luận không tốt trong nhân dân. 15
- Những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động không được quan tâm xử lý triệt để. Tai nạn lao động xảy ra, nó luôn mang đến bất lợi cho người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người lao động trong hầu hết các trường hợp là người chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế, gặp khó khăn về đời sống, có khi còn phải mang thương tật, thậm chí phải chịu tàn phế suốt đời hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Về phía người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra sẽ có ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, phải chịu các phí tổn bồi thường, có trường hợp phải chịu trách nhiệm pháp lý, thậm chí có trường hợp phải thua lỗ, phá sản. Xuất phát từ việc thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến vi phạm pháp luật kéo dài không được phát hiện, ngăn chặn đã làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và đời sống của người lao động. Tổ chức công đoàn cấp trên chưa kịp thời tuyên truyền, vận động tổ chức công đoàn cơ sở, thông qua đó tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để người lao động hiểu biết và thực hiện tốt, đồng thời có thể tự đấu tranh để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì trình trạng chậm chạp, xử lý chưa đến nơi đến chốn của cơ quan chức năng đối với các bên liên quan khi tai nạn lao động xảy ra cũng sẽ tạo ra sự giảm sút niềm tin vào pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hậu quả sâu xa nhất là vấn đề pháp luật chưa được tôn trọng triệt để, pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật nhà nước chưa được thực thi nghiêm chỉnh làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động, đến sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh, 16
- một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang đặt ra hết sức gay gắt. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu cần giải quyết Trên cơ sở phân tích hồ sơ tài liệu, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động trong phạm vị tình huống cụ thể này, tôi xác định mục tiêu cần giải quyết, đó là: Khắc phục tình trạng vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động kéo dài nhiều năm gây hậu quả nghiêm trọng tại công ty trách niệm hữu hạn Việt Nhật. Ông Lê Văn An phải được chủ doanh nghiệp lập hồ sơ và giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động, trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động. Trách nhiệm pháp lý của mỗi bên theo quy định của pháp luật, trước mắt là công ty kịp thời giải quyết vấn đề trang cấp phương tiện bảo vệ người lao động để đảm bảo an toàn trong sản xuất. Công ty tạo điều kiện để ông Lê Văn An tiếp tục làm việc tại công ty để giải quyết việc làm sau khi ông bị tai nạn lao động. 2. Phương án giải quyết tình huống Để giải quyết nội dung đơn khiếu nại của ông Lê Văn An cần chú ý rằng ở đây có hai nội dung là trường hợp vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, và trường hợp tai nạn lao động nặng, có hậu quả khá nghiêm trọng và có thể kéo dài. Qua kết quả điều tra, phân tích như đã nêu ở phần trên thì nguyên nhân chính thuộc về lỗi của người sử dụng lao động là công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nhật đã vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Tôi xin đưa ra một số phương án giải quyết đồng thời phân tích tìm phương án tối ưu nhất. 2.1. Phương án thứ nhất 17
- Qua đơn của ông Lê Văn An, Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Trà quyết định thành lập đoàn kiểm tra gồm các ngành chức năng tham gia giải quyết như sau: Đại diện Phòng Lao động Thương binh và Xã hội; Phòng Tư pháp; Thanh Tra thị xã; Công an thị xã; Phòng Tài nguyên Môi trường; Liên đoàn Lao động thị xã; Phòng Y tế thị xã Hương Trà. Đoàn kiểm tra trực tiếp đến địa điểm sản xuất của công ty TNHH Việt Nhật để xác định việc vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh lao động, diễn biến tai nạn lao động và tiến hành các bước điều tra theo đơn khiếu nại và theo các quy định của pháp luật. Nếu vụ việc giải quyết không thỏa mãn được nguyện vọng của các bên thì cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, sau đó sẽ quay về thực hiện các bước phương án thứ 2. Ưu điểm của phương án: Thời gian thực hiện nhanh, ít làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty. Nhược điểm của phương án: Nếu đoàn điều tra cấp thị xã không đủ sức giải quyết thì có thể dẫn đến những quyết định không công bằng gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sản xuất kinh doanh, tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Đoàn kiểm tra cấp thị xã có thể không đủ sức giải quyết vụ việc. Khi đó tiến hành thành lập đoàn kiểm tra cấp tỉnh. Do đó, sẽ kéo dài thời gian giải quyết, tạo tâm lý căng thẳng cho hai bên. 2.2. Phương án thứ hai Xác định việc vi phạm an toàn vệ sinh lao động để xảy ra tai nạn lao động trên đây là vi phạm pháp luật lao động nghiêm trọng cần nhanh chóng thành lập đoàn kiểm tra về an toàn – vệ sinh lao động, tai nạn lao động cấp tỉnh. 18
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cấp tỉnh gồm các thành phần: Đại diện Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Đại diện Sở Y tế, Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh. Đoàn kiểm tra cũng tiến hành làm việc với lãnh đạo công ty và người bị tai nạn lao động, nghe hai bên trình bày ý kiến về từng vụ việc cụ thể, có giải trình chi tiết theo trình tự thời gian diễn biến của sự việc. Đoàn kiểm tra tổng hợp các ý kiến và kết luận về mức độ sai phạm của từng bên, từng sự việc cụ thể. Từ đó đưa ra được nguyên nhân để từng bên nhận ra và cam kết có biện pháp khắc phục hậu quả sửa chữa khuyết điểm và thực hiện đúng chế độ, chính sách đúng với các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu mức độ sai phạm của chủ doanh nghiệp đúng theo đơn khiếu nại của ông Lê Văn An thì đoàn điều tra sẽ đề nghị xử phạt theo Nghị định Nghị định số 95/2013/NĐCP ngày 22/8/2013 và Nghị định số 88/2015/NĐCP ngày 07/10/2015 của Chính phủ quy định về việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Ưu điểm của phương án: Thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn, sớm giải tỏa được mâu thuẩn và tâm lý căng thẳng giữa hai bên, sớm ổn định sản xuất kinh doanh. Người lao động và chủ doanh nghiệp sẽ tốn ít thời gian cho việc hội họp, đón tiếp đoàn điều tra tập trung cho việc sản xuất kinh doanh. Nhược điểm của phương án. Do sự việc mỗi bên đưa ra chưa có đủ cơ sở vững chắc, các cứ liệu chưa chính xác, không có thời gian hội ý, tham khảo ý kiến của mỗi bên để đưa ra những phân tích xác đáng mà chỉ lắng nghe ý kiến của mỗi bên, vừa phân tích vừa tổng hợp để chỉ rõ chỗ đúng chỗ sai, nên việc hòa giải sẽ gặp khó khăn hơn. Trong những trường hợp phức tạp, phương án này có thể làm cho đoàn điều tra không thể hiện đạt các yêu cầu đề ra khi giải quyết vụ tai nạn lao động. 2.3. Phương án thứ ba 19
- Thành lập đoàn điều tra như phương án hai, đoàn kiểm tra cũng tiến hành làm việc với lãnh đạo công ty và người bị tai nạn lao động, nghe hai bên trình bày ý kiến về từng vụ việc cụ thể, có giải trình chi tiết theo trình tự thời gian diễn biến của sự việc. Bước 1: Đoàn điều tra tiến hành tiếp xúc với ông Lê Văn An tìm hiểu về quá trình chữa trị vết thương, việc chăm sóc, chi trả các khoản chi phí về các quyền lợi khác của người sử dụng lao động. Bước 2: Đoàn điều tra làm việc trực tiếp với lãnh đạo công ty để xác minh nội dung đơn, đồng thời yêu cầu cung cấp hồ sơ về quản lý lao động, hồ sơ BHXH, BHTN, TNLĐ tại doanh nghiệp, xác định hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động, việc thực hiện các kiến nghị về an toàn vệ sinh lao động của các đoàn kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động trước đây, tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Việc bồi thường tai nạn lao động trước đây (nếu có) và bồi thường cho trường hợp ông Lê Văn An Bước 3: Đoàn kiểm tra làm việc với các đoàn kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động trước đây để vừa kiểm tra vừa thu nhập thêm thông tin làm cơ sở so sánh đối chiếu thông tin giữa 3 bước. Bước 4: Tổng hợp nội dung, kết quả làm việc của từng bước và kết quả của từng nội dung, mức độ phạm lỗi do mỗi bên gây ra để từ đó hướng dẫn các biện pháp, giải pháp khắc phục hậu quả, tổ chức cuộc họp để nghe ý kiến phản ánh trực tiếp của hai bên. Trên cơ sở đó, căn cứ vào quy định của pháp luật giải quyết sự việc thấu tình đạt lý. Ưu điểm của phương án: Thông qua các cuộc gặp gỡ, đoàn điều tra có thời gian và điều kiện để thẩm tra thông tin do hai bên cung cấp, có thời gian để thu thập thêm chứng cứ, số liệu, từ đó có thể đưa ra những kết luận, những giải pháp biện pháp, hình thức xử lý chính xác, khách quan thấu tình, đạt lý, có tính thuyết phục cao. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận cuối khóa: Giải quyết việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đối với cán bộ, công chức tại UBND huyện T, tỉnh V
18 p | 2859 | 266
-
Tiểu luận: Tìm hiểu động cơ làm việc của người lao động và các phương pháp kích thích, động viên thích hợp trên cơ sở: thuyết hy vọng của Victor Room
8 p | 538 | 159
-
Luận văn : Phát triển hệ thống hỗ trợ tìm đường trên các thiết bị di động có GPS
58 p | 184 | 61
-
Luận văn: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN VỚI DOANH NGHIỆP
99 p | 200 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Hoạt động quản lý nợ có vấn đề tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu
84 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn