intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Đầu tư quốc tế: Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài - Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Nguyen Triu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

429
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Đầu tư quốc tế với đề tài "Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài - Cơ hội và thách thức" có nội dung đưa ra một cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam; đồng thời, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho mọi doanh nghiệp đang theo đuổi công cuộc “mở cõi” hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Đầu tư quốc tế: Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài - Cơ hội và thách thức

  1. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức LỜI NÓI ĐẦU Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hòa mình với nhịp chảy của thế giới trên mọi lĩnh vực, đất nước ta đã có những bước tiến dài rộng trên con đường phát triển và vươn mình “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Không chỉ đón nhận luồng vốn đầu tư dồi dào từ các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam còn đề ra những dự định, chiến lược trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Đặc biệt, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), rất nhiều doanh nghiệp đã cùng nhau ra “biến lớn”, liên tiếp đầu tư vào các mạng viễn thông trên mọi châu lục để mở rộng thị trường. Nên hay không “đem chuông đi đánh xứ người” với tốc độ phát triển hiện nay của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam? Việc đầu tư ra nước ngoài mang lại những cơ hội cũng như thách thức như thế nào?Giải pháp nào khắc phục và cải thiện để duy trì sự phát triển bền vững trong chiến lược đầu tư này? Có thể nói, những câu hỏi trên luôn là nỗi trăn trở thường trực của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp, đồng thời thu hút sự quan tâm sâu sắc của mọi người dân. Nhận thức được sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề này, nhóm đã lựa chọn đề tài “Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức”.Đề tài được triển khai từ những lý luận cơ bản rồi tập trung đi vào phân tích, đánh giá tình hình thực tế. Qua việc phân tích, đánh giá các vấn đề trên, đề tài sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam; đồng thời, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho mọi doanh nghiệp đang theo đuổi công cuộc “mở cõi” hiện nay. Tuy nhiên, với một vấn đề vĩ mô và còn nhiều bất cập, chắc chắn tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, nhóm rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo để có thể hoàn thiện đề tài của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
  2. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức I - CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận: Mọi hoạt động đầu tư trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng suy cho cùng là để thu lợi nhuận, vì vậy các nhà đầu tư luôn tìm kiếm những môi trường đầu tư hấp dẫn với các hoạt dộng đầu tư có hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dòng: (1) Thu hút FDI từ nước ngoài vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngoài. Thực tế đã cho thấy, FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Một số nước đang phát triển dường như chỉ chú trọng thu hút FDI để phát triển nền kinh tế trong nước. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, khi một quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng nhiều,quốc gia đó sẽ càng mở rộng cơ hội vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường, tạo thêm việc làm, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước. Các nhà đầu tư trên toàn thế giới sau khi đã có chỗ đứng nhất định ở thị trường trong nước sẽ luôn có tham vọng tìm kiếm những thị trường ngoài nước rộng lớn và có nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường hoạt động.Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp Viễn thông, điều này cũng không phải là ngoại lệ.Môi trường đầu tư trong nước tarất rộng lớn nhưng vô cùng cạnh tranh, đòi hỏi sự bứt phá liên tục để duy trì sự phát triển và trường tồn của doanh nghiệp.Các nhà đầu tư viễn thông đều đồng quan điểm rằng, nếu chỉ tập trung phát triển trong nước thì doanh nghiệp sẽ không thể lớn mạnh được. Bởi vậy, chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là một bước đi đúng đắn, tất yếu, khi các nhà đầu tư đã nghiên cứu kĩ càng môi trường đầu tư tại từng quốc gia và có một chiến lược cụ thể, rõ ràng cho từng bước đi của mình. Việc nghiên cứu tình hình đầu tư của những doanh nghiệp này giúp ta hiểu rõ
  3. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức hơn về chiến lược hoạt động, những thuận lợi và khó khăn cũng như dự đoán những xu thế mới của mảng đầu tư đang phát triển mạnh mẽ này. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đầy, làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ.Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình khi đầu tư ở cac nước lang giêng hay đối tác quen thuôc như Lao, ́ ́ ̀ ̣ ̀ Campuchia hay Nga.Theo Bộ Công Thương, điều đáng mừng là giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã vươn ra những khu vực xa hơn như cac nước khu vực châu Phi, Châu ́ My, thâm chí cả những nước kinh tế phat triên như Australia, My, Singapore, Nhât Ban… ̃ ̣ ́ ̉ ̃ ̣ ̉ với tông số là 59 quôc gia và vung lanh thô. ̉ ́ ̀ ̃ ̉ Đặc biệt, trong ngành viễn thông Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.Xu hướng này thể hiện quanhững bước tiến dài của các tập đoàn nổi tiếng FPT, VNPT, Viettel; đồng thời cũng thể hiện qua kế hoạch đầu tư đầy tham vọng trong thời gian tới MobiFone.Việc hiện thực hóa giấc mơ “ra biển lớn” của các doanh nghiệp Việt Nam đã không còn là chuyện xa vời mà trở thành một chiến lược phát triển quan trọng của tất cả các doanh nghiệp lớn.Ví dụ điển hình nhất là FPT trong 3 năm qua đã đạt mục tiêu đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, và sau 15 năm đi ra quốc tế, tập đoàn này đã hiện diện ở 17 quốc gia trên toàn cầu. Còn với Viettel, con số này là 6 quốc gia ở 3 châu lục.MobiFone thì cho biết, mạng di động này có tham vọng vươn ra thị trường nước ngoài để trở thành 1 trong 10 mạng di động hàng đầu châu Á. MobiFone dự kiến đầu tư ra nước ngoài và phục vụ cho thị trường khoảng 200 triệu dân. Những dự định của các nhà đầu tư Việt Nam ở thị trường quốc tế hẳn sẽ không chỉ dừng lại ở những con số này mà sẽ còn vươn xa hơn nữa.
  4. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức II - TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VIỆT NAM: 1. Những thành tựu và cơ hội Theo số liệu báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, đã có 719 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đ ạt 12,87 t ỷ USD tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2012, có 84 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,41 tỷ USD tại 25 quốc gia và vũng lãnh thổ, vốn thực hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2011. Cũng theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, trong năm 2012, một số dự án ở lĩnh vực dầu khí, viễn thông và cao su của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở các n ước đã bước đầu gặt hái kết quả và mức lợi nhuận chuyển về nước lên tới 430 triệu USD. Trong đó, các dự án thuộc nhóm ngành viễn thông đóng góp lớn vào số lãi trên như: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đạt tổng doanh thu từ đầu tư nước ngoài là 734 triệu USD, tăng trưởng 41% so với năm 2011 và lợi nhuận chuyển về Việt Nam đạt 77 triệu USD, gấp 4 lần so với năm 2011; doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT trong năm 2012 đạt trên 90 triệu USD, tăng trưởng 30% so với năm 2011. Chúng ta có thể quan sát bảng số liệu sau để thấy rõ hơn vai trò của đầu t ư tr ực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong những năm qua. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO NGÀNH
  5. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 20/3/20131 Đại diện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông c ủa Vi ệt Nam hiện nay có 2 tập đoàn lớn: FPT và Viettel. Dưới đây là 1 số thành tựu cụ thể của 2 tập đoàn này thu được trong những năm qua từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tập đoàn FPT Hiện FPT đã có mặt tại 13 quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Lào, Singapore. Trong giai đoạn 2014-2016, tập đoàn FPT đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 400 triệu USD tại thị trường toàn cầu, hướng tới doanh thu 1 tỷ USD trong thời gian tiếp theo. Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Phương- Phó Tổng giám đốc FPT: “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của FPT đã đạt được kết quả khả quan. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của FPT năm 2012 đạt 90 triệu USD, tăng trưởng trên 30% so với năm 2011”. 1 Số liệu cập nhật nhất ngày 19/02/2014 từ trang tin chính thức của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  6. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức Nhằm xúc tiến đầu tư vào châu Phi, tập đoàn FPT và Công ty 21st Century của Nigeria đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược trong lĩnh vực viễn thông, giáo dục và sản xuất thiết bị. Tại Campuchia, FPT đã xây dựng kết nối mạng đường trục đến đường biên giới, từ đó cung cấp dung lượng cho các nhà khai thác tại Campuchia và hiện cung cấp gần 50% băng thông quốc tế đến thị trường này. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Năm 2012, Viettel trở thành 1 trong 30 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất toàn cầu và có thị trường quốc tế hơn 110 triệu dân (gồm Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Haiti và Peru), kinh doanh có lãi ở 4 nước với gần 10 triệu thuê bao. Tại Lào, Viettel là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất trong lĩnh vực viễn thông. Chỉ sau chưa đầy 2 năm đầu tư vào mạng di động Unitel (liên doanh của Viettel và Lao Asia Telecom), nhà mạng này đã trở thành công ty số 1 của Lào cả về thị phần thuê bao cũng như hạ tầng mạng. Nước láng giềng Campuchia cũng là một địa chỉ đầu tư rất thành công của Viettel. Cũng rót vốn vào đây vào lúc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang thời kỳ khốc liệt nhất, Metfone (thương hiệu của Viettel) đã trở thành nhà cung cấp có hạ tầng mạng lớn nhất và chỉ 2 năm sau đã chiếm vị trí số 1 về thị phần thuê bao. Bên cạnh đó, bất chấp trận động đất làm hơn 300.000 người chết ở Haiti, Viettel đã khai trương mạng di động chỉ trong vòng hơn 1 năm xây dựng. Vào ngày khai trương 7/9, Natcom (liên doanh mà Viettel chiếm 60% vốn) đã trở thành hãng di động có hạ tầng mạng lớn nhất, với số trạm thu phát sóng lên tới gần 1.000 trạm - nhiều hơn 30% so với nhà cung cấp lớn nhất trước đó là Digicel thực hiện trong 6 năm. Đặc biệt, một trong những thị trường thành công nhất của Viettel tại nước ngoài là Mozambique với thương hiệu Movitel.Viettel xúc tiến đầu tư vào Mozabique từ năm 2008, đến tháng 11/2012 được cấp giấy phép và đi vào hoạt động từ tháng 5/2012. Sau nửa năm, vào tháng 11/2012, Movitel đã được trao giải “ Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông cho khu vực nông thôn châu Phi ”. Chỉ sau một năm, vào tháng 5/2013
  7. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức doanh thu của Movitel đạt 113,5 triệu USD với 2 triệu thuê bao. Movitel được đánh giá là dự án đầu tư hiệu quả nhất của Việt Nam vào châu Phi. Viettel đang đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có thị trường quy mô 300 - 500 triệu dân. Nếu đạt được con số này, Viettel sẽ đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 - 5 lần thị trường trong nước và trở thành một trong 10 doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Hiện Viettel đã đầu tư tại 6 nước thuộc 3 châu lục: Châu Á (Việt Nam, Campuchia, Lào), Châu Mỹ (Haiti, Peru) và Châu Phi (Mozambique) với doanh thu năm 2011 gần 6 tỉ USD và 60 triệu thuê bao đang hoạt động. Tại những nước đã kinh doanh, Viettel là doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng lớn nhất ngay tại thời điểm khai trương. 2. Những khó khăn và hạn chế a. Khó khăn chung Tuy nhiên, một thực tế là dù tất cả các nhà đầu tư đều có tham vọng nhưng không phải ai cũng có thể khai thác tốt và thu được lợi nhuận từ những thị trường ngoài nước. Nguyên nhân là do việc đầu tưra nước ngoài không hề đơn giản nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kĩ lưỡng môi trường đầu tư và những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi quyết định dốc vốn vào đầu tư. Một doanh nghiệp khi quyết định đầu tư ra nước ngoài phải xem xét, nghiên cứu không chỉ các vấn đề liên quan tới vốn, tình hình cung - cầu và giá cả thị trường mà sự khác biệt về tự nhiên, văn hóa, xã hôi, thủ tục pháp lí, rào cản ngôn ngữ, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, thói quen làm việc…cũng là những khó khăn mà mọi nhà đầu tư phải vượt qua khi quyết định đầu tư vào một thị trường quốc tế. Đối với các nhà đầu tư Viễn thông của Việt Nam, khi hiện thực hóa giấc mơ mang tên tuổi của mình đến với thế giới, họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cụ thể là: i. Đối với trong nước: * Về luật pháp, chính sách: - Thủ tục hành chính phức tạp,không rõ ràng: Thể chế chính sách đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa thực sự hoàn chỉnh, thường đi chậm so với thực tế, do đó chưa có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động đ ầu t ư tr ực
  8. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức tiếp ra nước ngoài. Quản lý hoạt động này còn nhiều bất cập, từ khâu quản lý tiền đầu tư đến khâu hậu kiểm. Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư được cố gắng cấp phép trong vòng 30-45 ngày, còn doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài thường gặp các thủ tục rườm rà, kéo dài đôi khi làm lỡ cơ hội đầu tư. - Các cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài như Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, cơ quan Thương vụ chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . Một số cơ quan đại diện ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại. - Bất hợp lý trong việc quy định mức vốn đầu tư: Nghị định 22/CP quy định doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp chỉ được phép đầu tư ra nước ngoài dưới 1 triệu USD bao gồm cả máy móc, nhà xưởng, thiết bị công nghệ, còn DNNN nếu đầu tư ra nước ngoài từ trên 1 triệu USD phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ là không hợp lý, vì thực tế năng lực tài chính, công nghệ ... của một số doanh nghiệp Việt Nam đã lớn hơn thế rất nhiều. Hiện có nhiều nước nghèo hơn Việt Nam đang cần vốn, cần công nghệ của các nước giàu và có những chính sách ưu tiên, ưu đãi rất hấp dẫn đ ối với đầu tư nước ngoài nhưng các nước giàu lại không chú ý đến họ. * Về quản lý nhà nước - Hạn chế trong nhận thức: Việt Nam cũng như các nước mới hội nhập thường chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài hơn là đầu tư ra nước ngoài. Hiện còn nhiều ý kiến cho rằng khi trong nước còn thiếu vốn thì đầu tư ra nước ngoài s ẽ làm gi ảm sút vốn đầu tư trong nước, từ đó Nhà nước chưa có chính sách, biện pháp cụ thể khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài; - Khó khăn về vay vốn, chuyển tiền, chuyển lợi nhuận: Hiện rất hiếm ngân hàng thương mại chấp nhận cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài vay vốn, vì
  9. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức thứ nhất, họ không có cơ chế quản lý nguồn tiền vay khi không có văn phòng đ ại di ện ở quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư; thứ hai, cơ chế quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước hiện chưa quy định về quản lý đồng tiền đầu tư ra nước ngoài. Theo quy đ ịnh, các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài chỉ được huy động vốn tự có để đầu tư, chỉ được sử dụng vốn vay đầu tư ra nước ngoài nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về hiện cũng là những vấn đề bức xúc của nhiều doanh nghiệp. - Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước. - Ở một số dự án thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc. * Về doanh nghiệp nước ta: - So với các tập đoàn quốc tế khác thì các nhà đầu tư của Việt Nam đã muộn hơn từ 10- 20 năm, và còn rất non trẻ về cả tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm; khó khăn về rào cản về ngôn ngữ, văn hoá; khó khăn trong việc xin được giấy phép viễn thông, cạnh tranh mạnh tại thị trường đầu tư, xu hướng doanh thu đang giảm nhanh... - Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế. - Các doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.
  10. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức - Nhiều doanh nghiệp không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài. ii. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: - Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đ ổi, không thống nh ất, thi ếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp d ụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách c ủa nhà nước (Ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào đ ược áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập). - Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức t ạp (Ví dụ tại LB Nga, Lào). - Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (Ví dụ tại Lào). - Sự khác biệt về văn hóa và thói quen sinh hoạt, cách thức làm việc tại các quốc gia khác cũng là một thách thức mà các nhà đầu tư gặp phải. Đ ối với các công ty viễn thông, ngoài sự khác biệt về ngôn ngữ, việc làm cho các nhân viên nước ngoài thích ứng với văn hóa làm việc của công ty cũng không phải chuyện dễ dàng và cũng th ường mất nhiều thời gian. (Ví dụ : Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên
  11. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ). b. Khó khăn riêng Đầu tư vào viễn thông, về cơ bản là sự đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Bên cạnh những khó khăn chung mà mọi công ty hay tập đoàn đều gặp phải khi "đem chuông đi đánh xứ người" thì các tập đoàn và công ty viễn thông Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn đặc thù. Đây là rào cản không hề nhỏ, ảnh hưởng tới quá trình phát triển và tăng trưởng bền vững của đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực Viễn thông. Khi nhìn vào dòng chảy chính của ngành viễn thông hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp nhập. Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số. Do vậy sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần biến mất vì không còn thị phần, không còn thuê bao. Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến nhà đầu tư Việt Nam, vì nếu không đầu tư nước ngoài, không mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục thành công như ở thị trường trong nước. Nếu không lớn mạnh, không có một lượng thuê bao lớn thì sẽ nằm trong số 600 nhà mạng đó. Khi nhìn ra các nước xung quanh, các thị trường mà nhà đầu tư Việt Nam định đầu tư thì cước gọi của các đối thủ cao nhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút.Để có thể cạnh tranh với nhà mạng khác thì viễn thông Việt Nam sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 1-2 cent/phút.Trong khi hiện ở Việt Nam, giá cước viễn thông trung bình đang bán trên thị trường vào khoảng 8 cent/phút. Do vậy, nếu không đạt được một lượng khách hàng đủ lớn thì chắc chắn đầu tư sẽ bị lỗ. Các thị trường viễn thông trên thế giới có thể được chia thành ba loại: Thị trường bão hoà, thị trường đang tăng trưởng và thị trường còn non trẻ. Có thể thấy là thị trường non trẻ là nơi tiềm năng nhất, nhưng chỉ còn không nhiều nước trên thế giới như Myanmar, Bắc Triều Tiên và Cuba. Thị trường đang tăng trưởng thì có khoảng 60 nước với 2 tỷ dân. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam hiện đang tập trung xúc tiến, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại những quốc gia này, với việc tham gia đăng ký thầu giấy phép hoặc mua lại
  12. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức những công ty nhỏ đã có giấy phép. Mozambique là một thương vụ gần đây, với việc Viettel thắng thầu trị giá 28,2 triệu USD, vượt qua các đối thủ còn lại nhờ công nghệ và cam kết đầu tư phát triển xã hội dù giá bỏ thầu thấp hơn họ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu viễn thông nổi tiếng của thế giới như VodaFone, Orange… ở Campuchia với doanh thu cao gấp cả chục lần…thậm chí chính các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với nhau. Bên cạnh đó kinh nghiệm kinh doanh trong môi trường toàn cầu của một số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam (ví dụ: VNPT) khi vươn ra thị trường nước ngoài vẫn còn thiếu. Về nhân sự, các doanh nghiệp phải đưa ra những lựa chọn rất cân nhắc, hiệu quả để giữ thế cạnh tranh. Không những cạnh tranh về nhân sự với các DN trong nước, mà các công ty viễn thông Việt còn phải cạnh tranh nhân sự với các DN nước ngoài tại các nước đầu tư. III - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VÀ DUY TRÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀICỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VIỆT NAM 1. Về phía Nhà nước Trước khi đề xuất các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần thống nhất một số quan điểm chủ đạo sau đây: (ĐTTTRNN: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) Thứ nhất, coi ĐTTTRNN là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam về mặt lý luận cũng như thực tiễn, hoạt động ĐTTTRNN mang lại nguồn tài nguyên, hàng hóa, ngoại tệ cho nền kinh tế trong nước, và thông qua hoạt động ĐTTTRNN, nền kinh tế
  13. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức trong nước sẽ thâm nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy, Chính phủ cần thống nhất quan điểm coi ĐTTTRNN là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Từ đó, Chính phủ cần phải xây dựng chiến lược phát triển ĐTTTRNN, hoàn thiện hệ thống quản lý với các chính sách hỗ trợ có hiệu quả để chủ động kịp thời nắm bắt tình hình đầu tư và giúp các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng như tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi hoạt động ở nước ngoài. Thứ hai, hoạt động ĐTTTRNN cần được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác trong khi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, với việc chú trọng xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì hoạt động ĐTTTRNN còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy, Nhà nước cần quan tâm hơn đến loại hình đầu tư này, có thể coi hoạt động ĐTTTRNN như một hình thức xuất khẩu đặc biệt và tăng cường phân bổ ngân sách cho hoạt động xúc tiến ĐTTTRNN, hỗ trợ vốn, giảm thuế cho hoạt động này. Thứ ba, coi mỗi nhà đầu tư là một sứ giả đại diện cho hoạt động kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài dựa trên quan điểm này, Nhà nước cần xây dựng cơ chế buộc các cơ quan đại diện ngoại giao, tham tán kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài phải nắm được tình hình hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam tại nước mình phụ trách để kịp thời hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư. Đồng thời, Nhà nước cũng phải xây dựng các biện pháp chế tài buộc các nhà đầu tư có nghĩa vụ thông báo định kỳ tình hình triển khai dự án với đại sứ quán hoặc đại diện kinh tế của Việt Nam tại nước đầu tư. Trên cơ sở thống nhất các quan điểm chủ đạo trên, Chính phủ cần tổ chức triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây: Một là, khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ loại hình đầu tư này. Nó thể hiện tầm nhìn và định hướng của chính phủ đối với hoạt động ĐTTTRNN, và qua đó các cơ quan quản lý đầu tư, các bộ ngành có thể căn cứ vào chiến lược chung để xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể và thiết thực cho các nhà đầu
  14. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức tư. Chính phủ cần giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chiến lược chung của quốc gia, với những nội dung cơ bản của chiến lược bao gồm: mục tiêu và định hướng phát triển ĐTRNN của Việt Nam theo kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa từng năm; ngành, lĩnh vực khuyến khích hoặc hạn chế ĐTTTRNN; các thị trường đầu tư trọng điểm; những chính sách khuyến khích của Nhà nước trong hỗ trợ ĐTTTRNN. Đồng thời, mỗi ngành kinh tế khi xây dựng kế hoạch phát triển của ngành phải có nội dung về chiến lược phát triển ĐTTTRNN và các biện pháp hỗ trợ khuyến khích của ngành đối với hoạt động đầu tư này. Hai là, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ĐTTTRNN khi đã có chiến lược ĐTTTRNN, Chính phủ cần cụ thể hóa cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích hoạt động đầu tư này, chẳng hạn: miễn, giảm các loại thuế, kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động; lập quỹ hỗ trợ ĐTTTRNN để cho vay vốn thực hiện những dự án có tầm ảnh hưởng lớn đối với nước tiếp nhận vốn, những dự án có tính khả thi cao, những dự án khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước; tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước, để đảm bảo các nhà ĐTRNN không bị nộp thuế trùng; tôn vinh, khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam thành đạt ở nước ngoài. Ba là, tăng cường ngân sách để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ĐTTTRNN hiện tại, nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho công tác xúc tiến đầu tư chủ yếu được sử dụng cho hoạt động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam và chưa có sự phân bổ rõ ràng cho hoạt động xúc tiến đầu tư ra. Thực tế, hoạt động xúc tiến đầu tư ra thường được lồng ghép như một chương trình phụ trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào. Do vậy, Chính phủ cần tăng cường ngân sách và phân bổ riêng rẽ, đồng đều nguồn vốn ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư ra. Bốn là, nghiên cứu, xem xét việc thiết lập một cơ quan chuyên trách về xúc tiến ĐTTTRNN trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư một số quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc có hoạt động ĐTTTRNN phát triển mạnh mẽ đều có các tổ chức chuyên trách việc xúc tiến đầu tư ra, như Jetro của Nhật Bản, Kotra của Hàn Quốc. Những cơ quan chuyên trách này thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin, chính sách, cơ hội đầu tư ở nước ngoài, sau đó chuyển tải những thông tin này về nước và chủ động tổ chức các cuộc tiếp
  15. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức xúc cho doanh nghiệp trong nước với các thị trường tiềm năng. Đây là mô hình xúc tiến ĐTTTRNN rất hiệu quả, nó được phản ánh qua số lượng, quy mô các dự án ĐTTTRNN của Nhật Bản vào các nước nói chung, cũng như Việt Nam nói riêng. Năm là, cần tăng cường hoạt động ngoại giao hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNNmặc dù Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước và cử đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tham tán thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, các cơ quan đại diện này chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án ĐTTTRNN. Một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Có thể nói, đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại. Do vậy, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cần chú trọng tăng cường hoạt động ngoại giao để hỗ trợ có hiệu quả cho các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài. Sáu là, hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý hoạt động ĐTTTRNN nhằm giảm thiểu sự gây trở ngại về thủ tục hành chính từ trong nước cho các nhà đầu tư ra nước ngoài. Cần tiếp tục rà soát và chỉnh sửa bổ sung Nghị định 78/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về hoạt động ĐTTTRNN, Quyết định 1175/2006/QĐ-BKH ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành mẫu các văn bản liên quan đối với hoạt động ĐTTTRNN theo hướng đơn giản hóa về thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiến hành hoạt động ĐTTTRNN. Bảy là, khuyến khích thành lập Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN chưa có sự liên kết với nhau. Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường liên kết, hỗ trợ, chia sẻ thông tin qua việc thành lập các hiệp hội doanh nhân, như Hiệp hội doanh nhân Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan… Trong khi đó các nhà đầu tư Việt Nam hoạt động mang tính riêng lẻ, manh mún, không những không liên kết, hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh không lành mạnh, chụp giựt, gây khó khăn cho nước sở tại. Chính bởi vậy, đã có giai đoạn chính phủ Lào đưa ra điều
  16. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức kiện đầu tư áp dụng riêng đối với nhà đầu tư Việt Nam là, muốn đầu tư vào nước họ, nhà đầu tư phải có Công thư giới thiệu của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích tránh việc chồng chéo dự án. Do vậy, Chính phủ cần đặc biệt khuyến khích thành lập các Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài, thông qua hiệp hội, tiếng nói của các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có trọng lượng hơn với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại khi phản ánh tâm tư nguyện vọng về cơ chế, chính sách có liên quan đến nhà đầu tư Viêt Nam. Hơn nữa, qua hiệp hội, các nhà đầu tư VN có thể chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước sở tại. 2. Về phía các doanh nghiệp Viễn thông Các doanh nghiệp có ý định mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh ra nước ngoài cần có sự chuẩn bị kĩ từ khâu nghiên cứu thị trường, chính sách pháp luật, tập quán, thói quen tiêu dùng, các tiêu chuẩn kỹ thuật; đặc biệt là tìm hiểu nghiên cứu kỹ chính sách thuế phí; các quy định xuất nhập khẩu ở nước sở tại để lựa chọn cơ hội đầu tư phù hợp với mình, tránh bị dây dưa, tranh chấp kiện tụng ở các thị trường nước ngoài. Nẵm vững những quy định, điều luật của quốc gia, tổ chức kinh tế thế giới để có biện pháp đối phó với những vụ kiện mà lúc nào cũng có thể xảy ra. Mặt khác, trong khâu chuẩn bị, lập dự án đầu tư cần có sự chuẩn bị, tính toán 1 cách cụ thể chi tiết; đáp ứng đầy đủ các thủ tục, yêu cầu theo quy định. Đồng thời đối với các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài, các doanh nghiệp cần thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ cho cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài; xem khâu nào vướng mắc, vướng mắc ở đâu để nhà nước xem xét có sự điều chỉnh các chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Như vậy Nhà nước mới có thể theo sát quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Với đặc thù ngành đầu tư là viễn thông, các công ty và tập đoàn có thể có những giải pháp hợp lý cụ thể như : Để có thể vượt qua được những đối thủ nặng ký đên từ Thái Lan, Malaysia, Bắc Âu... các công ty viễn thông Việt Nam cần có 1 cách làm khác biệt tại các thị trường này. Chẳng hạn như kinh nghiệm mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau, kinh nghiệm hướng
  17. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức đến người tiêu dung có thu nhập thấp… mà đã đúc kết thành triết lý 4Any (anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá). Chiến lược đầu tư theo hướng “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau” được xuất phát từ quan điểm kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ tầng. Sản phẩm của viễn thông chính là hạ tầng. Để đưa sản phẩm tới tay người dùng thì phải đầu tư lớn về hạ tầng. Chính vì vậy, trong khi các công ty nước ngoài khác muốn có lãi ngay nên tính toán đầu tư vào những nơi dễ có lợi, thì các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư lâu dài vào hạ tầng cơ sở, đi lắp đặt trạm tới tận vùng sâu vùng xa. Quan trọng hơn, trong kinh doanh viễn thông, khi thị trường có mật độ thâm nhập dưới 50% thì còn cơ hội để thành công. Do vậy, cần chiến lược đầu tư mạnh ồ ạt để trở thành nhà cung cấp lớn nhất trước khi thị trường bão hoà. Về vấn đề nhân lực mục tiêu tại các thị trường đang đầu tư là đem lại sự phát triển bền vững cho quốc gia đó. Điều này được thể hiện ở các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạng giáo dục điện tử... hay như các chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp đã nhận được sự ủng hộ của mọi thành phần, từ chính phủ đến người dân. Các công ty, tập đoàn viễn thông nên chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức. Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi chính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh.Điều này khác với những nhà đầu tư khác, tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc, thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho chính đất nước đó.Cách làm này đã được người dân đánh giá cao, vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà nhà đầu tư Việt Nam đang mang đến cho đất nước họ. Có được sự tin tưởng này thì sẽ nhận được sự yêu mến, tin tưởng và thu hút được nhiều người tài.
  18. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức KẾT LUẬN Với sự hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ hiện nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung được tạo điều kiện phát triển và có bệ phóng vô cùng vững chắc. Theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài việc đảm đảm bảo thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả, còn có quy định về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hơn 4,4 tỷ USD đã được các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong năm 2013. Và kế hoạch mở thị trường mới vẫn đang tiếp tục, khi nhiều nhà đầu tư Việt đã nối dài cánh tay ở thị trường ngoại. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đón nhận nhiều tín hiệu đáng mừng, vốn đầu tư dần đi tới những con số lớn. “Đây thực sự là những con số rất có ý nghĩa”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu nói.Ông cũng cho rằng, việc các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đã góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong khi đó, theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, thì điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã trở nên “ mạnh hơn”. Từ một quốc gia chỉ biết nhận
  19. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức đầu tư, thậm chí là nhận đầu tư bằng mọi giá, doanh nghiệp Việt Nam đã vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài không phải là “cuộc chơi” đơn giản để “theo kịp thời đại” hay bành trướng thanh thế, nó là câu chuyện của việc phát triển, duy trì s ự trường tồn của các doanh nghiệp, tổ chức cũng như của đất nước. Do đó, công cuộc đầu tư này luôn cần một chiến lược rõ ràng, cụ thể và khả thi với những “nước cờ” chắc chắn, chính xác. Sẽ là bổ ích nếu đề tài “ Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức” được tiếp tục nghiên cứu theo chiều sâu. Việc nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ những bất cập và chỉ ra những hướng đi đúng đ ắn cho ho ạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nước ta hiện nay, đồng thời tìm ra nh ững giải pháp thiết thực để lĩnh vực đầu tư quốc tế của nước ta phát triển vững chắc và mạnh mẽ hơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Đầu tư Quốc tế đại học Ngoại Thương - PGS.TS. Vũ Chí Lộc; 2. Trang tin Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư; (http://fia.mpi.gov.vn/) 3. Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương; (http://fia.mpi.gov.vn/) 4. Trang tin chính thức tập đoàn viễn thông quân đội Viettel; (http://www.viettel.com.vn/) 5. Trang tin chính thức tập đoàn FPT; (http://www.fpt.com.vn/vn/)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2