intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận đề tài: Phát triển kênh phân phối bancassurace của tổng công ty bảo hiểm BIDV ( bic) - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Hà | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

396
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV - BIC là 1 trong những công ty bảo hiểm triển khai kênh phân phối Bancassurance đầu tiên, vậy những lợi ích từ kênh phân phối này đã đóng góp gì cho doanh thu, lợi nhuận của BIC, đồng thời những khó khăn thử thách mà BIC gặp phải trong quá trình vận dụng mô hình sản phẩm bảo hiểm- ngân hàng là gì? Các câu hỏi này sẽ được giải quyết trong bài nghiên cứu của chúng tôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận đề tài: Phát triển kênh phân phối bancassurace của tổng công ty bảo hiểm BIDV ( bic) - thực trạng và giải pháp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ----------------- TIỂU LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH BẢO HIỂM ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI BANCASSURACE CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. GVHD: Thầy Trần Nguyên Đán Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Hà (Nhóm trưởng, SĐT: 01685713135) NH10K35 Phan Th ùy Uyên NH10K35 Hoàng Th ị Dung NH10K35 Phan Th ị Thanh Tâm NH10K35 Nguy ễn Th ị Mỹ H ằng NH10K35 Thành phố Hồ Chí Minh, 31/8/2012 MỤC LỤC Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc nhìn thấy được nhiều cơ hội phát triển thì cũng phải đương đầu với rất nhiều thách thức lớn. Các doanh nghiệp nước ngoài được phép mở rộng đầu tư vào Việt Nam đang và sẽ là một bài toán cạnh tranh nan giải đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ phải làm gì để tồn tại, các doanh nghiệp lớn phải có những phương cách nào để giữ vững thị phần và không bị nuốt chửng một cách bất ngờ. Mỗi cơ hội kinh doanh luôn luôn đi kèm và tồn tại những rủi ro, sự cố mà doanh nghiệp không lường trước được. Trong xã hội, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì mỗi cá nhân đã có những nhu cầu cao hơn tới s ức khỏe, tính mạng, tài sản… Vì vậy, ngoài những dòng sản phẩm bảo hiểm truyền thống thì các công ty
  2. bảo hiểm cần phải mở rộng thêm những dòng sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, và việc xuất hiện những dòng sản phẩm Bancassurance đã mang lại những lợi ích nhất định không chỉ cho các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đem đ ến nguồn lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng. Loại hình bảo hiểm Bancassurance mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam được vài năm trở lại đây, tài liệu về loại hình này vẫn còn rất ít và chưa được đi sâu nghiên cứu, khai thác ở hầu hết các công ty bảo hiểm cũng như các ngân hàng Việt Nam. Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài : “ PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI BANCASSURACE CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để làm rõ khái niệm về Bancassurance, lợi ích mang lại cho khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm, các ngân hàng từ mô hình liên kết này. Bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quát về Bancassurance và thực tế vận dụng tại thị trường bảo hiểm Việt Nam. Chương 2: Tình hình triển khai Bancassurance tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). Chương 3: Giải pháp để thúc đẩy phát triển Bancassurance tại thị trường Việt Nam nói chung và BIC nói riêng.
  3. 3 Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ BANCASSURABCE VÀ THỰC TẾ VẬN DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 1.1 Khái niệm kênh phân phối Bancassurance Có nhiều định nghĩa về bancassurance. Sau đây là một số ví dụ: Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó”1 Bancassurance là việc “ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng”. Bancassurance là việc “cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung và/hoặc cho cùng một cơ sở khách hàng” (Munich Re)2 Tóm lai, Bancassurance có thể hiểu một cách giản đơn nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức bancassurance. 1.2 Sự hình thành và phát triển Bancassurance tại Việt Nam Hoạt động Bancassurance tại Việt Nam bắt đầu manh nha từ giữa thập niên 90. Thực tế cho thấy, từ năm 2000 trở về trước các công ty bảo hiểm và các ngân hàng chưa có liên kết hoạt động Bancassurance. Chủ yếu chỉ dừng lại ở các công ty bảo hiểm mở tài khoản tại ngân hàng, vay vốn, gửi tiền tại các ngân hàng các khoản vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2001 tình hình của hoạt động này đã có sự khác biệt đáng kể. Các công ty bảo hiểm đã nhận ra việc phân phối sản phẩm qua ngân hàng là một hướng mới đầy triển vọng phát triển. Thế nhưng mãi đến năm 2005, ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm mới tung ra các sản phẩm liên kết hoặc ký các hợp đồng hợp tác ở mức đơn giản. Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai, hoạt động Bancassurance ở Việt Nam đã có những kết quả bước đầu, từng bước bắt nhịp với trình độ phát triển của thế giới. Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có một s ố doanh nghiệp triển khai khá thành công kênh phân phối này, tiêu biểu như: 1 Sigma, No.7/2002, Swiss Re. Bancassurance developments in Asia- Shifting into a higher gear. 2 Dr Vu Viet Ngoan, CEO, Vietcombank, Vietnam Insurance Outlook 2005 (30th March 2005). Bancassurance Developments from the Bank’s Pespertive.
  4. 4 Liên kết Bảo Việt nhân thọ-Techcombank: là một trong các liên kết ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam cho ra đời các sản phẩm Bancassurance đầu tiên. Vào ngày 01/08/2006 hai bên đã ký kết hợp tác cho ra đời hai sản phẩm là “Tài khoản tiết kiệm giáo dục” và “ Tín dụng cho nhà mới và ô tô xịn”. Đ ến năm 2011 có nhiều khó khăn với ngành tài chính, bảo hiểm, nhưng doanh thu qua kênh bancassurance của Bảo hiểm Bảo Việt vẫn tăng trưởng gần 60% so với năm 2010, ước đạt 4,5 triệu USD. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC): Là thành viên của một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất cả nước, BIC có nhiều lợi thế để phát triển Bancassurance. Năm 2010, tổng doanh thu phí bảo hiểm qua kênh phân phối Bancassurance đạt 62 tỷ đồng, tăng trưởng 66 % so với năm 2009. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC): Tỷ trọng doanh thu Bancassurance tại ABIC chiếm 27,5% năm 2008; 49% năm 2009; 56,6% năm 2010 và năm 2011 dự kiến 65% - tương đương với các công ty bảo hiểm ở những nước có Bancassurance phát triển. Tổng quát Bancassurance đã có bước chuyển mình quan trọng trong những năm qua Từ chỗ chỉ là các sản phẩm bán kèm, gắn kết với khoản vay, thì nay các sản phẩm này đã có một chỗ đứng nhất định, bên cạnh các sản phẩm ngân hàng. Khách hàng đã dành sự quan tâm và ưu ái nhiều hơn cho các sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng bởi mức phí hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt mà ngân hàng đem lại. Nhưng trên hết, hiệu quả về mặt chiến lược mới là điều đáng được ghi nhận hơn cả, khi ngày càng nhiều ngân hàng nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng c ủa bancassurance. Một số ngân hàng lớn như MaritimeBank đã đưa hoạt động bancassurance trở thành một trong những hoạt động trọng tâm, có lộ trình đầu tư để phát triển. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các hoạt động bancassuarnce tại Việt Nam. Doanh thu từ bancassurance do vậy dù còn rất khiêm tốn so với các kênh phân phối khác, nh ưng hứa hẹn khả năng bùng nổ trong những năm tới. 1.3 Các loại hình hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo 1.3.1 hiểm Đây là hình thức chủ yếu của hoạt động Bancassurance tại Việt Nam. Trong đó, ngân hàng sẽ đứng ra làm đại lý phân phối các sản phẩm của công ty bảo hiểm.
  5. 5 Ví dụ điển hình cho mô hình này là sự liên kết giữa Techcombank và BVNT : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank) liên kết với Bảo Việt cho ra sản phẩm “ Tích lũy Bảo giá”, “Tiết kiệm Giaó dục”, “Bảo hiểm Tín d ụng cho Nhà mới và Ô tô xịn”. Kể từ khi triển khai (8/2006) sản phẩm “Tiết kiệm giáo dục”, đã có gần 2000 khách hàng sử dụng với tổng số tiền huy động từ loại hình tiết kiệm này là hơn 38 tỷ đồng. Như vậy, với sự phối hợp giữa Techcombank và BVNT đã tạo ra các sản phẩm đem lại lợi ích cho Ngân hàng, Bảo hiểm và Khách hàng. Ngoài ra, sự kết hợp của Prudential và ACB, trong vòng 3 năm qua đã có trên 2800 hợp đồng bảo hiểm được bán ra với giá trị trên 20 tỷ đồng. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã tiến hành một thỏa thuận hợp tác với Công ty AIA và Prudential về cung cấp dịch vụ ngân hàngvà bảo hiểm.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo) cũng đã ký kết thoả thuận hợp tácvới Bảo Việt. 1.3.2 Ngân hàng đầu tư góp vốn thành lập công ty bảo hiểm mới để cùng kinh doanh Đây là mô hình mà ngân hàng góp vốn cùng với các tổ chức, công ty và các nhà đ ầu tư khác thành lập một công ty kinh doanh bảo hiểm độc lập. Điển hình như công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC), Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Châu Á- Ngân hàng Công Thương (IAI). 1.3.3 Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính Ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần công ty bảo hiểm hoặc thành lập một công ty bảo hiểm mới, trong tương lai hình thành tập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng: Ở cấp độ này, các hoạt động và hệ thống phân phối được kết hợp hoàn toàn, có khả năng cao trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng hiện có và cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng. Hiện nay, mô hình này có Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC). Chương 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KÊNH BANCASSURANCE TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV 2.1 Qúa trình hoạt động Bancassurance của BIC 2.1.1 Khái quát công ty BIC S ơ đ ồ : Qúa trình hình thành tổng công ty BIC BIC sử dụng hệ thống phân phối đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, bao gồm các kênh phân phối: trực tiếp, môi giới, đại lý, tr ực tuy ến và Bancassurance .
  6. 6 BIC tiên phong trong việc phát triển kênh phân phối Bancassurance - hợp tác giữa Ngân hàng và Bảo hiểm Kênh phân phối Bancassurance cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng Với mức tăng trưởng tốt trong năm 2010, BIC tiếp tục duy trì vị trí thứ 6/28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần bảo hiểm gốc. Năm 2011 tổng doanh thu tăng 22% so với năm 2010 ( từ 875.109 triệu VND tăng lên 1067710 triệu VND). 2.2.2 Sự phát triển kênh phân phối Bancasurrance của BIC. BIC là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên phát triển kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng và hiện đang dẫn đầu về thị phần và số lượng ngân hàng liên kết. Tỉ trọng doanh thu từ kênh phân phối này có sự gia tăng từ 2010 sang 2011. Biểu đồ: Thể hiện tỷ trọng doanh thu từ của các kênh phân phố hai năm 2010 và 2011 Kênh Bancassurance kênh phân phối Bancassurance đứng vị trí thứ 2 trong tổng doanh thu từ các kênh phân phối đem lại => Lợi ích cho công ty bảo hiểm và Ngân hàng Năm 2011, BIC tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong việc khai thác kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance). Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng kênh Bancassurance của BIC vẫn tăng trưởng khá ổn định. Kênh Bancassurance trực tuyến, ứng dụng phần mềm bán bảo hiểm trực tuyến tại các điểm giao dịch của Ngân hang BIDV cũng tiếp tục thu được những kết quả ấn tượng. Năm 2011, doanh thu qua kênh nay đạt 23,5 tỷ đồng, hoan thanh 146% kế hoạch năm 2011 va tăng trưởng 52% so với 2010. Tổng số lượng khách hang BIC đang phục vụ qua kênh đa vượt qua con số 85.000 lượt người, tăng trưởng 41% so với năm 2010. Bảng: Tăng trưởng doanh thu Bancassurance qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Doanh thu 1.2 4.5 17 23.5
  7. 7 trực tuyến Số khách 8.000 25.800 60.000 85.000 hàng đã phục vụ Năm 2011, BIC tiếp tục dẫn đầu về mạng lưới ngân hang lien kết khi thiết lập va đẩy mạnh quan hệ hợp tác với tren 30 ngân hang/chi nhánh ngân hang ngoai BIDV tren toan quốc. Một số Ngân hàng liên kết với BIC như: BIDV, Agribank, Maritime bank, SeA Bank, Vietinbank,Techcombank, ABBank, Bắc Á Bank,… Một dấu ấn lớn mà kênh Bancassurance của BIC tạo được trong năm 2011 là việc xây dựng và duy tri thanh công hoạt động hàng tháng của Câu lạc bộ Triệu phú Bancas với 890 thành viên la các cán bộ ngân hang, tham gia tích cực các cuộc thi trực tuyến về nghiệp vụ Bancassurance. Ben cạnh đó, việc không ngừng nâng cấp sản phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm bán chéo, sản phẩm tích hợp với ngân hang cung các chương trinh khuyến mại, chăm sóc khách hang hấp hẫn cũng la những yếu tố đóng góp không nhỏ cho thanh công của BIC đối với kenh Bancassurance trong năm 2011 vừa qua. Một số sản phẩm Bancassurance của BIC BIC – An tâm kiều hối : Khi tham gia tài khoản Tích lũy kiều hối tại ngân hàng BIDV, bạn sẽ được tặng ngay sản phẩm bảo hiểm BIC – An Tâm Kiều Hối của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). BIC - An Tâm Kiều Hối sẽ bảo vệ bạn trước những rủi ro không lường trước trong cuộc sống. BIC – Bình an: là một trong những sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm (Bancassurance) được BIDV và BIC phối hợp triển khai dành cho các khách hàng vay cá nhân tại BIDV. Khi tham gia bảo hiểm BIC- Bình An, khách hàng sẽ đ ược BIC bảo hiểm cho tính mạng và sức khỏe của mình 24/24 giờ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. BIC- An sinh Toàn diện: là sản phẩm bảo hiểm con người được tích hợp sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm của BIDV trong chương trình Tích lũy Bảo An (TLBA). Khi khách hàng tham gia gửi tiền tích lũy định kỳ tại BIDV sẽ được tặng bảo hiểm BIC- An sinh Toàn diện với những quyền lợi ưu việt cho phép khách hàng hoàn toàn yên tâm về số tiền mong ước trong tương lai. Khi khách hàng chẳng may gặp rủi ro tai nạn không lường trước được, BIC sẽ thay mặt chủ tài khoản tiếp t ục gửi ti ền theo cam kết trong suốt thời gian còn lại.
  8. 8 Như vậy khi khách hàng tham gia mua sản phẩm liên kết ngân hàng- bảo hiểm thì người gửi tiền được đảm bảo cao hơn cho khoản tiền của mình, tránh các rủi ro xảy ra: rủi ro phá sản của ngân hàng, tính mạng, sức khỏe của người gửi => lợi ích cho khách hàng 2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận dụng Bancassurance tại BIC: Thuận lợi 2.2.1 Tại Việt Nam, Bancassurance còn khá mới mẻ, nhưng nó lại hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển: Theo khảo sát của tập đoàn tài chính Bảo Vi ệt, doanh s ố bán bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng mới chỉ dừng kại ở con số 1.5% tổng doanh thu phí bảo hiểm trong khi đó các quốc gia tiên tiến chiếm hơn 80%. Số l ượng ngân hàng bán phẩm sản bảo hiểm trên thế giới đạt ở mức cao như ở Mỹ 50%, Châu Âu từ 70% đến 90%... Các ngân hàng thương mại VN có mạng lưới chi nhánh rất rộng, rất thuận lợi trong việc đưa sản phẩm bảo hiểm tới các khách hàng, cũng như hỗ tr ợ khách hàng dễ dàng trong việc đóng phí bảo hiểm, thực hiện bồi thường khi có sự cố xảy ra, hỗ trợ các công ty bảo hiểm phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước. Cụ thể, BIC là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường các nước Đông Dương. Với mô hình Tổng Công ty gồm hội sở, 21 công ty thành viên, 84 phòng kinh doanh với hơn 600 nhân viên trên toàn quốc , BIC có khả năng phục vụ nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu về bảo hiểm trên toàn quốc. Đây là thế mạnh của BIC khi triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ tài chính ngày càng có nhiều điểm giống như đối với việc mua hàng hoá thông thường. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng dẫn đến biến ngân hàng thành ‘‘siêu thị’’ cung cấp dịch vụ đa năng. Đây là nhu cầu của khách hàng, nhưng đây cũng là sức ép và cơ hội cho các ngân hàng trong việc triển khai phân phối sản phẩm Bancassurance. BIC có một lợi thế là tích hợp và chia sẻ tốt về cơ sở dữ liệu, khách hàng, đào t ạo với ngân hàng và cũng là công ty mẹ BIDV, BIC đang triển khai 8 sản phẩm qua kênh bancassurance tại 109 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc. Không những thế BIC còn có lợi thế khi là công ty dẫn đầu về mạng lứơi ngân hàng liên kết khi thiết lập và
  9. 9 đẩy mạnh quan hệ hợp tác với trên 30 ngân hàng / chi nhánh ngân hàng ngoài BIDV trên tòan quốc như Oceanbank, Vietinbank, Maritimebank, Techcombank,…. Ngân hàng đang có sẵn cơ sở khách hàng truyền thống, đây là những khách hàng vừa có khả năng tài chính, vừa có thông tin liên quan về khách hàng. Đây là một trong những điểm thuận lợi nhất cho việc triển khai Banca. Với phương châm lấy khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, BIC đã xây dựng được 1 nền tảng khách hàng đa dạng, gồm nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Việt Nam....như Vincom, Vinpear, MaiLinhgroup, Park Hyatt Hotel, Vilafico, Samjin, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Shinec, Bitexco, …. 2.2.2 Khó khăn Thực tế, dù đã được coi là một điển hình thành công trong phát triển Bancassurance, BIC cũng vẫn mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ của "miếng bánh" này. Trong hệ thống BIDV, BIC cũng mới chỉ tiếp cận được một số lượng nhỏ khách hàng cá nhân. Kênh Bancassurance cũng chỉ mang lại khoảng 10% tổng doanh thu phí bảo hiểm của BIC. Dù đã có sẵn hệ thống ngân hàng của BIDV, BIC vẫn chưa thể đ ẩy nhanh tốc đ ộ phát triển kênh Bancassurance vì hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm này không chỉ mới với các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn mới với cả các nhà quản lý và nhất là người tiêu dùng. Các khách hàng tiềm năng của Bancassurance chưa có nhận thức hoặc nếu đã biết, vẫn chưa có thói quen mua bảo hiểm qua kênh này. Khách hàng còn ít hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng. Đến nay, phần đông khách hàng chưa quen hoặc không biết việc sản phẩm bảo hiểm có thể được bán tại ngân hàng. Mặc dù số lượng khách hàng gửi tiết kiệm ở các ngân hàng Việt Nam rất lớn nhưng phần lớn dân chúng chưa có tài khoản ngân hàng; những người có tài khoản thì đa phần chưa thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng (như chuyển khoản). Bên cạnh đó, phần đông dân chúng vẫn chưa có tập quán bảo hiểm còn các công ty bảo hiểm chưa tạo lập được uy tín, hình ảnh mạnh mẽ trong dân chúng.Về khía cạnh pháp lý, cũng chưa có hành lang cho Bancassurance. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động bancassurance ở Việt Nam còn nhiều bất cập, làm cho các ngân hàng và các công ty bảo hiểm lúng túng trong áp dụng. Thực tế cho thấy, khi th ực hiện một chính sách, cách làm mới (ví dụ như bancassurance), các ngân hàng, công ty bảo hiểm không hiểu rõ được chính sách, cách làm của mình có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.
  10. 10 Thực tế, khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ tại các ngân hàng ở Việt Nam bởi sản phẩm đó nằm trong gói dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung c ấp và phần lớn các trường hợp mua bảo hiểm là điều kiện để giải ngân các khoản vay tại ngân hàng. Đó là, thiếu sự nhận thức về tầm quan trọng của việc thu phí bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng; các vấn đề về kinh tế vĩ mô, lạm phát, tỷ giá, lãi suất cao đã tạo giới hạn về vốn vay và việc phát triển và giữ nhân tài trong ngân hàng có chuyên môn về bảo hiểm còn chưa được chú trọng. khi đưa ra một dự án hợp tác thì vấn đề đầu tiên mà các ngân hàng ở Việt Nam quan tâm là được lợi gì trước mắt từ việc hợp tác này chứ chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển mối quan hệ này để có những lợi ích lâu dài. 2 yếu tố để ngân hàng chọn bảo hiểm làm đối tác là sự gặp nhau về lợi ích giữa hai bên và mức triết khấu dành cho ngân hàng. Một số sản phẩm bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có hình thức t ương tự v ới một số sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm đ ịnh kỳ…). Vì v ậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh giành khách hàng với các công ty bảo hiểm là đối tác của ngân hàng. Bancassurance sẽ gắn liền thương hiệu của ngân hàng với thương hiệu của các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu xảy ra những trường hợp như: Công ty bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả, gian dối, khách hàng không hài lòng, công ty bảo hiểm phải bồi hoàn tiền bảo hiểm trong một vụ tai nạn lớn; công ty bảo hiểm không có một kế hoạch hợp lý để tiếp xúc với khách hàng của ngân hàng hoặc đội ngũ nhân viên c ủa các công ty bảo hiểm không chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng vụng về… sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu của ngân hàng. Điều này có thể gây tâm lý e dè của một s ố ngân hàng trước khi hợp tác với các công ty bảo hiểm. Hiện nay, cơ sở vật chất của ngân hàng còn rất hạn chế, do vậy việc bố trí một v ị trí riêng, thích hợp tại ngân hàng để nhân viên bảo hiểm hoạt động thường trực đ ể tiếp xúc với những khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ rất khó khăn. Tập quán tham gia bảo hiểm mới bắt đầu hình thành ở VN, phần đông dân chúng chưa hiểu rõ về bảo hiểm, còn e ngại tham gia các hợp đồng bảo hiểm dài hạn, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn gây nhiều sai lệch về bảo hiểm … trong khi đó, cán bộ ngân hàng không có đủ thời gian và nghiệp vụ đ ể giải thích những tiện ích của sản phẩm cho người mua bảo hiểm.
  11. 11 Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI BANCASSURANCE CỦA BIC TRONG TƯƠNG LAI Để hoạ t đ ộ ng bancassurance thành công, cần có sự hợp tác chặt chẽ từ hai phía: ngân hàng và công ty bảo hiểm. Phải có sự cam kết mạnh mẽ từ phía ngân hàng và công ty bảo hiểm ở các cấp thực hiện, đặc biệt là cam kết của cấp lãnh đạo cao nhất. Đồng thời phải tổ chức tốt việc thực hiện thỏa thuận bancassurance trên thực tế và đầu tư thích hợp để thực hiện kênh phân phối này. Đặc biệt,phải đầu tư thích đáng vào công nghệ thông tin, để phục vụ xây dựng, lưu trữvà khai thác dữliệu khách hàng. Đồng thời mỗi bên phải đưa ra nhữngbiện pháp riêng nhằm phát triể n kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng. Một số giải pháp đề xuất phát triển kênh phân phối Bancasurance tại Việt Nam. 3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý Đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động với các ngân hàng liên kết trong chi ến lược kinh doanh của mình, giữ tính độc lập trong đánh giá điều khoản hợp đồng bảo hiểm đối với khách hàng, đặc biệt khi khách hàng là cổ đông của các ngân hàng liên kết đó nhằm tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo đ ương đầu đ ược bất kì sựa cố nào xảy ra. Hiện nay, Chính Phủ vẫn chưa cho phép toàn bô sản phẩm bảo hiểm được triển khai qua kênh phân phối này. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm phải đề xuất ý kiến để những sản phẩm này được thông qua. VD: Mô hình Bancassurance ở Việt Nam mới chủ yếu cung cấp các lợi ích gia tăng cho khách hàng của ngân hàng thông qua các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm dư nợ tín dụng, bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, bảo hiểm tử kỳ thông thường và bảo hiểm hỗn hợp. Các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (unit-linked product) chưa được phép triển khai qua kênh phân phối này. 3.2 Cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối: Hệ thống thông tin về dữ liệu, hệ thống máy tính, các thiết bị bị truyền dữ liệu cần được xây dựng, nâng cấp và mở rộng để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất trong điều kiện công nghệ thay đổi với tốc độ đến chóng mặt như hiện nay.
  12. 12 Bổ sung quy định về cách thức bán và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của kênh Bancassurance. Qui định này giúp phân định rõ cách thức bán và giới thiệu sản phẩm của từng kênh phân phối: đại lý, môi giới, Bancassurance, bán hàng tại điểm, bán hàng trực tiếp (direct marketing)... vì đặc điểm và trình độ lực lượng bán hàng của mỗi kênh phân phối là rất khác nhau. 3.3 Nâng cao, mở rộng các tiện ích cho các loại sản phẩm liên kết “ngân hàng- bảo hiểm” Tùy theo điều kiện, nguồn lực và trình độ phát triển của hai bên đ ể xác đ ịnh những mô hình phù hợp về sản phẩm và sản phẩm phải được lựa chọn kĩ càng, có sự đồng thuận của hai bên là công ty bảo hiểm và ngân hàng để hạn chế tối đa những mẫu thuẫn có thể xảy ra. Sản phẩm nên được phát triển từ dạng giản đơn như sản phẩm bảo hiểm gần với hoạt động chính của ngân hàng làm cho khách hàng và lực lượng bán hàng dễ dàng hiểu được sản phẩm, sau đó đa dạng hóa từng bước các sản phẩm.Tạo ra các sản phẩm chuyên biệt để bán qua ngân hàng để tạo sự liên kết lâu dài. Đồng thời, hạn chế các sản phẩm đối đầu với lợi ích của ngân hàng. VD: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ từ các sản phẩm tiết kiệm đã tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đ ối với ti ết kiệm ngân hàng, khiến các ngân hàng không mấy mặn mà với các sản phẩm bảo hiểm. 3.4 Lựa chọn đối tác phù hợp và liên kết cùng phát triển: Lựa chọn đối tác có uy tín, thương hiệu tốt. Hiểu rõ khả năng, điểm mạnh của từng ngân hàng đang và muốn hợp tác. Xác định rõ những yêu cầu trong văn hóa kinh doanh của hai bên. Các điều khoản về thời hạn hợp đồng Bancassurance, thời hạn thông báo tái tục hoặc hủy bỏ hợp đồng, hoa hồng, hoa hồng tái tục, phân chia l ợi nhuận, việc sử dụng dữ liệu khách hàng và thương hiệu cũng như việc phát triển các sản phẩm Bancassurance, tính độc quyền, quản lý tài sản cẩn được thể hiện rõ trong hợp đồng và có sự cam kết mạnh mẽ từ hai bên. 3.5 Nâng cao nguồn lực con người: Tổ chức các lớp đào tạo về kiến thức, nghiệp vụ bảo hiểm cho đội ngũ nhân viên ngân hàng. Định hướng cho nhân viên ngân hàng biết rõ sản phẩm bảo hiểm cũng là sản phẩm chính giống như các sản phẩm dịch vụ khác. Nâng cao hiểu biết về các nghiệp vụ và kéo gần khoảng cách, xóa dần sự khác biệt trong thái độ, hành vi phục vụ khách hàng giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty bảo hiểm
  13. 13 Sử dụng linh hoạt đội ngũ bán bảo hiểm.Ví dụ: Kết hợp nhân viên ngân hàng, các nhà tư vấn tài chính, các nhà môi giới, đại lý bảo hiểm; tùy thuộc theo mô hình h ợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, tính chất phức tạp của sản phẩm, thời gian hai bên thực hiện hợp tác… Đồng thời liên kết với các trường cao đẳng, đại học, tổ chức và tài trợ các khóa học, các lớp nghiệp vụ về Bancassurance cho những sinh viên đang theo học tại trường để tạo được nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. 3.6 Nâng cao nhận thức khách hàng về Bancassurance Chủ động cung cấp những kiến thức về Bancassurance và các sản phẩm Bancassurance dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có của ngân hàng thông qua việc gửi mail, gửi thư điện tử, catalo, fax,….Xây dựng chiến lược quảng cáo, cung cấp những thông tin về các sản phẩm Bancas trên các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài. Thiết lập bộ phận chuyên thu thập thông tin, lấy ý kiến, và giải đáp nhanh chóng, kịp thời những thắc mắc khi có sự phản hồi từ phía khách hàng chưa biết đến sản phẩm cũng như đang sử dụng sản phẩm. 3.7 Giải pháp riêng cho BIC 3.7.1 Mở rộng sản phẩm dòng Bancas sang khu vực chưa được khai thác như nông thôn: Kênh Banca của BIC cũng chủ yếu phân phối sản phẩm tại các thành phố lớn, nơi tập trung mạng lưới các NH dày đặc, chưa khai thác được hoặc khai thác chỉ một mức độ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi nơi chiếm tới 80% dân số, ngoài ra tập quán tham gia bảo hiểm mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam do vậy phần đông dân chúng chưa hiểu rõ, khách hàng còn ít hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, đặc biệt là vì vậy vẫn còn engại tham gia các hợp đồng bảo hiểm dài hạn, do đó . Vì vậy, BIC có thể triển khai, áp dụng các sản phẩm ngắn hạn t ại thị trường nông thôn, tránh tràn lan, phân tán tập trung chủ yếu vào một số sản phẩm nhất định. Sau một thời gian đánh giá hiệu quả, nếu tốt có thể đẩy mạnh chiến lược phát triển trung và dài hạn hoặc đầu tư sang sản phẩm khác . 3.7.2 Đẩy mạnh liên kết với nhiều đối tác, học tập kinh nghiệm của các công ty, triển khai các dòng sản phẩm đã được áp dụng thành công trên thế giới: Ngoài đối tác tiềm năng hiện tại Tập đoàn Bảo hiểm Australia (Insurance Australia Group - IAG), BIC có thể tìm kiếm và đưa ra các chiến lược hợp tác lâu dài với
  14. 14 những tập đoàn Bảo hiểm lớn trên thế giới, tiếp thu những kinh nghiệm cũng như triển khai các dòng sản phẩm trong điều kiện môi trường của mình, có thể được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản trị để triển khai những dòng sản phẩm mới. Như ở Mỹ có sản phẩm Bancas rất thành công như bảo hiểm niên kim (dành cho người già), bảo hiểm gắn với dư nợ tín dụng, bảo hiểm người gửi tiền, bảo hiểm nhà tư nhân,… có thể là một sản phẩm hoặc kết hợp nhiều sản phẩm để làm sao cho khách hàng ưu thế, tiến lợi, an toàn và hiệu quả. 3.7.3 Cơ cấu sản phẩm phù hợp: BIC cần chú trọng tới việc thiết kế lại cơ cấu sản phẩm đ ể phù hợp hơn với vi ệc phân đoạn thị trường theo hình thức hợp tác, cách thức bán hàng, đối tượng khách hàng hoặc theo sản phẩm. VD: Theo nghiên cứu của LIMRA (2003-2004) ( Life Insurance Mnagement Research Association - một tổ chức có uy tín cao trên thế giới về bảo hiểm nhân thọ của Mỹ), độ tuổi càng thấp thì khả năng mua bảo hiểm qua ngân hàng càng cao. Trong số những người nhận biết được việc ngân hàng bán b ảo hiểm, với độ tuổi từ 18-34 thì khả năng mua sản phẩm Bancassurance là 34%, với độ tuổi từ 65 trở lên thì khả năng này còn 17%. Và những đi điểm này đã được minh chứng qua kinh nghiệm của Prudential. Bởi vậy, có thể thiết kế riêng một mảng bao gồm những loại sản phẩm Bancassurance dành riêng cho khách hàng đang nằm trong độ tuổi 18-34,… KẾT LUẬN Mô hình Bancassurance đang được triển khai áp dụng tại thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm từ mô hình này còn chưa được phổ biến rộng rãi nhưng các công ty bảo hiểm và Ngân hàng ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ s ản phẩm, mở rộng sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tại BIC, sản phẩm từ kênh phân phối này đã đạt được những thành tựu ban đầu, đem lại l ợi ích cho Công ty và khách hàng. Tuy nhiên cũng còn tồn tại những khó khăn nhất định, với các giải pháp đã đề xuất là cơ sở để khai thác tối ưu lợi ích từ Bancassurance tại BIC nói riêng và Thị trường Bảo hiểm Việt Nam nói chung.
  15. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sigma, No.7/2002, Swiss Re. Bancassurance developments in Asia- Shifting into a higher gear. 2. Dr Vu Viet Ngoan, CEO, Vietcombank, Vietnam Insurance Outlook 2005 (30th March 2005). Bancassurance Developments from the Bank’s Pespertive 3. Báo cáo thường niên 2011 của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV, Kênh phân phối 4. Lương Xuân Trường (2012), Bancassurance - Cách thức kết hợp các dịch vụ tài chính “một cửa” hiệu quả ? tại http://webbaohiem.net/chuyen-de/75-ban- doc-viet/7134-bancassurance-cach-thuc-ket-hop-cac-dich-vu-tai-chinh-mot-cua- hieu-qua.html truy cập ngày 15/8/2012. 5. Kim Cúc (2011), Kênh phân phối Bancassurance tại Việt Nam thực trạng và giải pháp tại http://webbaohiem.net/chuyen-de/75-ban-doc-viet/6046-kenh- phan-phi-bancassurance-ti-vit-nam-thc-trng-va-gii-phap.html truy cập ngày 20/8/2011. 6. Các sản phẩm Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm BIDV tham khảo tại http://www.bic.vn/Desktop.aspx/Bancassurance/731/ truy cập ngày 22/8/2011.
  16. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1