TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NNL<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG<br />
NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM<br />
HIỆN NAY<br />
<br />
Giáo viên giảng dạy:<br />
<br />
Lớp: Cao học KTNN-K16<br />
<br />
TS. Lê Khương Ninh<br />
<br />
HVTH: Nguyễn Hoàng Trung<br />
MSHV: 130930<br />
<br />
Cần Thơ, Năm 2009<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT......................<br />
<br />
1<br />
<br />
1. Sản xuất là gì? ..................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm) .........................<br />
<br />
1<br />
<br />
1.2 Hàm sản xuất ..................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Năng suất biên và năng suất trung bình.............................................................<br />
<br />
2<br />
<br />
2.1 Năng suất biên (MP) .......................................................................................<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần ...................................................................<br />
<br />
3<br />
<br />
2.3 Năng suất trung bình (AP) ..............................................................................<br />
<br />
3<br />
<br />
2.4. Mối quan hệ giữa đường sản lượng, MP, AP..................................................<br />
<br />
4<br />
<br />
2.5 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng ...............................................<br />
<br />
5<br />
<br />
3. Đường đẳng lượng ............................................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
3.1 Đường đẳng lượng ..........................................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)...............................................................<br />
<br />
6<br />
<br />
3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP).<br />
<br />
6<br />
<br />
4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng....................<br />
<br />
7<br />
<br />
4.1 Hàm sản xuất tuyến tính..................................................................................<br />
<br />
7<br />
<br />
4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định ...........................................................<br />
<br />
8<br />
<br />
4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS...................................................................<br />
<br />
8<br />
<br />
5. Hiệu suất theo quy mô ......................................................................................<br />
<br />
9<br />
<br />
6. Đường đẳng phí ................................................................................................<br />
<br />
10<br />
<br />
7. Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí.................................<br />
<br />
11<br />
<br />
7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng .....................................................................<br />
<br />
11<br />
<br />
7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất ........................................................<br />
<br />
11<br />
<br />
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG<br />
THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................<br />
<br />
12<br />
<br />
1. Thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn hiện nay ...........................<br />
<br />
12<br />
<br />
1.1. Thực trạng chung ..........................................................................................<br />
<br />
12<br />
<br />
1.2. Công tác dạy nghề..........................................................................................<br />
<br />
14<br />
<br />
1.3. Thực trạng tuyển sinh ở bậc Đại học ngành nông nghiệp ...............................<br />
<br />
15<br />
<br />
1.4. Xu hướng rời bỏ ngành ..................................................................................<br />
<br />
16<br />
<br />
2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt nam<br />
hiện nay................................................................................................................<br />
<br />
17<br />
<br />
2.1. Công tác dạy nghề..........................................................................................<br />
<br />
17<br />
<br />
2.2. Chính sách đào tạo ở các Trường Đại học ......................................................<br />
<br />
18<br />
<br />
2.3. Y tế................................................................................................................<br />
<br />
19<br />
<br />
KẾT LUẬN .........................................................................................................<br />
<br />
20<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong<br />
suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp,<br />
nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để<br />
đất nước vươn lên.<br />
Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá<br />
trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa<br />
dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế<br />
biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm<br />
bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có<br />
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao<br />
su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, công<br />
bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc<br />
theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ<br />
chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển.<br />
Song, cũng như các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá<br />
trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế-xã hội; và<br />
nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy sinh. Nông<br />
nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế.<br />
Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử<br />
dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông<br />
nghiệp. Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng<br />
cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt<br />
khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng<br />
thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói không đáng kể. Người dân nông<br />
thôn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ cơ<br />
bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục... cũng chưa được cung cấp đầy đủ. Hệ<br />
thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng,...<br />
Xuất phát từ những thực tiễn đó mà tôi muốn đi sâu nghiên cứu một nhân tố rất<br />
quan trọng ảnh hưởng đến những thực trạng trên, bên cạnh nhiều nhân tố tác động<br />
khác nhưng do sự hạn chế là chỉ ở quy mô của một tiểu luận nên tôi chỉ nghiên cứu<br />
về “Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt nam hiện nay”.<br />
<br />
CHƯƠNG 1:<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT<br />
1. Sản xuất là gì?<br />
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp<br />
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hoá<br />
giữa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay sản phẩm). Thực tế cho thấy<br />
rằng cách thức đối với các loại sản phẩm khác nhau là không giống nhau. Tuy nhiên,<br />
đối với các loại hàng hoá để sản xuất ra một sản lượng nhất định thì cần phải có một<br />
yếu tố ban đầu nào đó.<br />
1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm)<br />
Yếu tố đầu vào (hay còn gọi là yếu tố sản xuất) là các loại hàng hoá - dịch vụ<br />
được dùng để sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động,<br />
máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng....hàng hoá và dịch vụ là<br />
những yếu tố đầu ra (hay sản phẩm) của quá trình sản xuất. Yếu tố đầu ra được đo<br />
lường bởi sản lượng.<br />
Mỗi yếu tố sản xuất cụ thể sẽ cần những yếu tố đầu vào riêng. Vì vậy, để nghiên<br />
cứu một quá trình sản xuất tổng quát, các nhà kinh tế chia các yếu tố đầu vào theo<br />
tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất thành lao động và vốn.<br />
1.2 Hàm sản xuất<br />
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm (sản<br />
lượng) của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của<br />
một loại sản phẩm nào đó cho biết sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có<br />
thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau giữa vốn (K) và lao<br />
động (L) ứng với một trình độ công nghệ nhất định trong một khoảng thời gian nào<br />
đó.<br />
Hàm sản xuất thông thường được viết như sau:<br />
q f K , L <br />
<br />
Trong đó: q là sản lượng tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công<br />
nghệ nhất định với số lượng lao động là L và số lượng vốn là K. Sản lượng q thay<br />
<br />
1<br />
<br />