TIỂU LUẬN: Giới thiệu về Viện Khoa học Lao động và Xã hội, và Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược
lượt xem 15
download
Ngày nay, Việt Nam đang trên đường bước vào một giai đoạn phát triển với đầy những thử thách và cơ hội. Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng nền nông nghiệp vẫn làm chủ đạo, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì chậm chạp. Quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây và trong những năm tiếp theo đang dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những nhân tố quan trọng như:...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Giới thiệu về Viện Khoa học Lao động và Xã hội, và Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược
- TIỂU LUẬN: Giới thiệu về Viện Khoa học Lao động và Xã hội, và Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược
- LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, Việt Nam đang trên đường bước vào một giai đoạn phát triển với đầy những thử thách và cơ hội. Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng nền nông nghiệp vẫn làm chủ đạo, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì chậm chạp. Quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây và trong những năm tiếp theo đang dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những nhân tố quan trọng như: mức tiết kiệm và đầu tư cao, khát vọng mạnh mẽ làm giàu của dân chúng một nền giáo dục phổ cập rộng rãi và một đội ngũ tri thức tương đối đông đảo, sự quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho sự thay đổi kinh tế, tăng cường xuất khẩu, tăng cường các cơ hội kinh doanh của cộng đồng dân cư… Tất cả những điều đó đang thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tiền lương là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Tiền lương có vai trò rất lớn không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với hoạt động của đơn vị sử dụng lao động. Tiền lương kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy các khả năng vốn có để tạo ra năng suất lao động cao nhất... Với sự giúp đỡ của các thầy cô, em đã tới thực tập tại Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược của Viện KHLĐ&XH. Sau 2 tuần tìm hiểu em đã có các thông tin tổng quan về Trung tâm, về Viện. Báo cáo thực tập tổng hợp của em được chia thành 2 phần chính sau: I. Giới thiệu về Viện Khoa học Lao động và Xã hội, và Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược. II. Giới thiệu về đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- I. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI, VÀ TRUNG TÂM THÔNG TIN, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC 1. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI 1.1. Thành lập: Viện Khoa học Lao động được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại Quyết định số 79/CP của Hội đồng Chính phủ. Đến tháng 3 năm 1987, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội (VKHLĐ&CVĐXH). Theo Quyết định 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ, Viện KHLĐ&CVĐXH được xác định là viện đầu ngành trực thuộc Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội. Đến ngày 18 tháng 11 năm 2002, trên cơ sở quán triệt kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VII, phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo khoa học và công nghệ đến năm 2005 và năm 2010, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTB&XH đổi tên Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã hội thành Viện Khoa học Lao động Thương binh và Xã hội. Kể từ khi thành lập đến nay, Viện đã không ngừng phát triển, trưởng thành và đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các Viện nghiên cứu khoa học xã hội ở nước ta. 1.1.1. Vị trí của Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong Bộ LĐTB & XH
- LÃNH ĐẠO BỘ Khối Quản lý Nhà Khối sự nghiệp nước Viện Khoa học lao Cục Việc làm động và XH Vụ Lao động - Tiền Viện CH - PHCN công Cục Bảo vệ, chăm sóc Trung tâm Thông tin trẻ em Trường Đào tạo, BD Vụ Bảo hiểm xã hội CB, CC LĐXH. Báo Lao động và Xã Cục Bảo trợ hội Tạp chí lao động và Vụ Pháp chế Xã hội
- Quỹ Bảo trợ trẻ e m Vụ Hợp tác quốc tế Việt Nam Vụ Kế hoạch - Tài chính Vụ Tổ chức cán bộ Cục Quản lý lao động ngoài nước Cục An toàn lao động Cục Người có công Cục PC TN Xã hội Tổng cục dạy nghề Thanh tra Bộ Văn Phòng Bộ
- 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện Viện Khoa học Lao động và Xã hội là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực: việc làm, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội là: Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm: - Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội; - Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động; - Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác động của toàn cầu hoá…; - Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định mức lao động; năng suất lao động xã hôi; - Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường và điều kiện lao động; - Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao động đặc thù; - Ưu đãi người co công; xoá đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội; tệ nạn xã hội; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học chuyên ngành Kinh tế lao động (thạc sỹ, tiến sỹ) theo quy định của pháp luật;
- Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu hập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu; Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý; Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo quy định của pháp luật, của Bộ; Quản lý, tổ chức cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội Viện khoa học Lao động và Xã hội có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng giúp việc. Các phòng chức năng gồm: - Phòng Tổ chức – Hành chính; - Phòng Nghiên cứu quan hệ lao động; - Phòng Nghiên cứu chính sách An sinh xã hội; - Trung tâm Nghiên cứu dân số, lao động, việc làm; - Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới; - Trung tâm Nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động; - Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược; - Phòng Kế toán – Tài vụ. Viện có Hội đồng Khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu khoa học. 1.3. Nghiên cứu Khoa học 1.3.1. Các đề tài đã thực hiện:
- Danh mục Phụ trách/chỉ đạo/chủ nhiệm 1. Các đề tài năm 2007-2008 1. Luận cứ khoa học và thực tiễn Ths. Đặng Kim Chung phát triển các hoạt động trợ giúp xã hội ( theo Quyết định số 341/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/3/2007). Ts. Nguyễn Lan Hương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế vận hành và mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHXH ( theo Quyết định số Ts. Nguyễn Hữu Dũng 341/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/3/2007). 3. Xây dựng cơ chế, chính sách và Ts. Nguyễn Lan Hương giải pháp tổ chức phát triển thị trường lao động. Mối quan hệ đầu tư, tăng trưởng với việc làm, năng suất lao động và thu nhập.
- 2. Các đề tài năm 2008 1. Ứng dụng phân tích thị trường Ths. Lưu Quang Tuấn lao động Việt Nam theo bộ chỉ tiêu (KILM) của tổ chức lao Nguyễn Đức Hùng/Ngô Vân Hoài động quốc tế. 2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tự giám sát, đánh giá môi trường, an toàn sức khoẻ, nghề nghiệp Ts. Nguyễn Lan Hương trong các doanh nghiệp. 3. Dự báo các tác động của tăng Ths. Bùi Xuân Dự trưởng kinh tế và hội nhập giai đoạn 2011-2020 tới lao động - việc làm và các vấn đề xã hội. 4. Xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo. 3. Đề tài năm 2008-2009 1. Luận chứng khoa học xây dựng Ths. Đặng Kim Chung chiến lược ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội ( theo Quyết định số 357/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/3/2008 về việc phê duyệt danh mục, dự toán kinh phí nghiên cứu, hoạt động khoa học – công nghệ cấp bộ năm 2009.
- 1.3.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học do Viện chủ trì phối hợp Bên cạnh việc tập trung hoàn thành các nhiệm vụ Bộ giao theo chương trình công tác, Viện đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác, phối hợp nhằm tăng cường nguồn lực cho nghiên cứu, đào tạo và nâng cao trình độ cho nghiên cứu viên, chuẩn bị các tư liệu, dữ liệu, căn cứ khoa học và thực tiễn cho các lĩnh vực của ngành. Cụ thể, trong năm 2007 đã tiến hành hợp tác, phối hợp triển khai các công việc sau đây: Tổ chức tiếp nhận và triển khai thực hiện 01 dự án ODA “Nâng cao năng lực phân tích chính sách tiền lương và BHXH”, do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Thời hạn thực hiện 3 năm, từ 2007 đến 2009. Viện đã tổ chức Hội thảo khởi động và đang xây dựng kế hoạch triển khai theo tiến độ của dự án. Triển khai 9 dự án/hợp đồng NCKH với các tổ chức quốc tế về các lĩnh vực của ngành, bao gồm: + Dự án “Nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình” trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp do tổ chức DANIDA-SIDA tài trợ. Viện đã tổ chức “Khảo sát 2900 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi 10 tỉnh, thành phố”. + Dự án “Phân tích cơ chế phân cấp, trao quyền thông qua áp dụng hệ thống quản lý và lập kế hoạch phát triển địa phương, quĩ phát triển địa phương, tác động của nó đến nâng cao năng lực và trao quyền cho cộng đồng và khả năng nhân rộng tại các địa bàn khác nhau nhằm giảm nghèo bền vững” thuộc Chương trình “Xóa đói giảm nghèo Việt nam-Thụy điển - Chia Sẻ”. Giai đoạn 1 đã hoàn thành hai báo cáo gồm (i) “Khung lý thuyết về phân cấp, trao quyền trong giảm nghèo” và (ii) “Tổng quan về các dự án, các hoạt động phân cấp trao quyền hướng tới giảm nghèo ở Việt Nam”. Viện đang triển khai tiếp giai đoạn 2 nhằm đánh giá tác động của Chia sẻ đến nâng cao năng lực đối với cả hệ thống quản lý và cộng đồng cũng như khả năng nhân rộng mô hình Chia sẻ nhằm giảm nghèo bền vững. + Dự án Xây dựng bản đồ nghèo đói do WB hỗ trợ giai đoạn 2 (2006-2007). Trong năm 2007 đã hoàn thành phương pháp luận xây dựng bản đồ nghèo ở Việt Nam trên cơ sở phương pháp ước lượng quy mô nhỏ (SAE – Small Area Estimate), triển khai thu thập thông tin tại 6 tỉnh (Cao Bằng, Nghệ An, Quảng
- Ngãi, Đắk Nông, An Giang và Hậu Giang) và xây dựng bản đồ nghèo đói thí điểm tại các tỉnh trên. Hoàn thành các hoạt động của dự án giai đoạn 2. + Dự án “Thực trạng tuyển dụng lao động và việc làm của lao động nữ di cư tới các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” hợp tác với ILO. Nghiên cứu này nhằm làm rõ thực trạng tuyển dụng lao động nữ di cư đến các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khó khăn và rủi ro lao động nữ đã và có thể gặp phải, đề xuất các khuyến nghị nhàm hỗ trọ và bảo vệ lao động nữ trước các rủi ro trong quá trình di chuyển và tìm việc làm. + Dự án “Dự báo tác động của việc Việt Nam tham gia tổ chức WTO đến thị trường lao động Việt Nam” hợp tác với Viện FES. Đây là một hợp tác nhỏ, có tài chính khởi động nhằm thảo luận về phương pháp dự báo và đánh giá tác động và chuẩn bị cho một hợp tác có tài chính dài hạn hơn. + Dự án “Nghiên cứu nguyện vọng và khả năng chuyển đổi Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang Bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghệ An” do WB và AECI tài trợ. Viện đã phối hợp với Sở Lao động Nghệ An và Vụ Bảo hiểm xã hội tổ chức khảo sát nguyện vọng và khả năng chuyển đổi bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An, tổ chức Hội thảo với các cơ quan chính phủ, cán bộ và người dân tham gia bảo hiểm, các tổ chức quốc tế. Hiện Viện phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và xã hội Nghệ An xây dựng báo cáo và đề xuất phương án chuyển đổi. + Dự án “Phát triển việc làm nhân văn trong hệ thống sản xuất toàn cầu ở Châu Á và Thái Bình Dương – Trường hợp khu vực dệt may của Việt Nam” do ILO Bangkok tài trợ. Dự án này nằm trong một nghiên cứu chung của các nước trong khu vực. Báo cáo của Viện đã hoàn thành và trình bày tại Hội thảo khu vực. + Dự án “Nghiên cứu lương hưu và trợ cấp đối với người cao tuổi” hợp tác với UNFPA. Đây là một nghiên cứu chung với quy mô nhỏ của khu vực. Viện đã tổ cức khảo sát tại hai tỉnh Bắc Giang và Bến Tre, đã hoàn thiện báo cáo. + Dự án “Dự báo quy mô đối tượng trợ giúp xã hội đến 2020” hợp tác với GTZ. Nghiên cứu này giúp cho việc xác định quy mô và nhu cầu trợ giúp của các nhóm đối tượng xã hội, có thể phục vụ cho việc xây dựng đề án Phát triển hệ thống an sinh xã hội đến năm 2020.
- Nhóm đề tài nghiên cứu hợp tác với các tổ chức quốc tế cơ bản được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của đối tác/nhà tài trợ. Một số đề tài đã có biên bản đánh giá/nghiệm thu. Triển khai 9 đề tài hợp tác với các cơ quan trong nước, các địa phương, bao gồm + Đề tài “Xây dựng định biên lao động cho Cục Tần số Vô tuyến điện” đã hoàn thành, nghiệm tu, thanh lý hợp đồng. + Đề tài nghiên cứu “Xây dựng định mức, qui chế trả lương cho Công ty Xi măng Hải phòng”, đã hoàn thành báo cáo tổng hợp, chờ nghiệm thu. + Đề tài nghiên cứu “Xây dựng định mức, quy chế trả lương cho Công Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao”, đang xử lý số liệu để viết báo cáo tổng hợp. + Đề tài “Nghiên cứu khảo sát thực trạng người cao tuổi và công tác người cao tuổi ở Việt nam”, phối hợp với Ủy ban Quốc gia người cao tuổi đã hoàn thành các công việc theo đúng kế hoạch. + Tập hợp số liệu thống kê “Lao động nữ Việt nam 2000-2005 - Hiện trạng và xu hướng” + Đề tài “Đánh giá hệ thống nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm của ngành thủy sản”. Hiện nhóm nghiên cứu của Viện đang tiến hành khảo sát tại các doanh nghiệp và sẽ hoàn thành trong quý I năm 2008. + Đề án “Xây dựng đề án quy hoạch tổng thể ngành LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2005-2015, tầm nhìn đến 2020”. Đề án này đã bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu của tỉnh; đã hoàn chỉnh tài liệu chuyển cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thái Nguyên để trình phê duyệt. + Nghiên cứu “Quy hoạch phát triển hệ thống dạy nghề tỉnh Hưng Yên 2006- 2015” đã bảo vệ trước Hội đồng nghiệm thu của tỉnh (tháng 10/2007) và hoàn thiện báo cáo cuối cùng theo đúng kế hoạch. + Nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng môi trường và ô nhiễm môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai ghiện ma túy” đang triển khai kháo sát thực địa, sẽ kết thúc trng quý II/2008.
- Nhìn chung, các Phòng, Trung tâm đã chủ động trong việc khai thác và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu thuộc nhóm này. Tuy nhiên, việc quản lý, đánh giá chất lượng các đề tài nghiên cứu thuộc nhóm đề tài này của Viện chưa chặt chẽ. 1.3.3. Các hoạt động khoa học khác: Bản tin Hoạt động Nghiên cứu Khoa học: Bản tin Hoạt động nghiên cứu khoa học được phát hành đúng theo kế hoạch. Nội dung Bản tin ngày càng phong phú và trình bày đẹp hơn. Tuy nhiên, cần tổ cức đánh giá phản hồi của độc giả về mức độ hữu ích và chất lượng bài viết của bản tin này. 1.4. Một số đề tài nghiên cứu của Viện trong giai đoạn tới 1.4.1 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Danh mục Phụ trách/chỉ đạo/chủ nhiệm 1. Chương trình nghiên cứu cấp Bộ Ts. Nguyễn Lan Hương năm 2009-2010: Cơ cấu lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Gồm 4 nhánh: 1. Cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu Ths. Lê Hồng Thạo lao động trong quá trình phát triển nông nghiệp hiện đại và công nghiệp hoá kinh tế nông thôn. 2. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm nông Ths. Nguyễn Thị Lan nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. 3. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh dịch chuyển có hiệu quả lao Ths. Thái Phúc Thành động nông nghiệp nông thôn trong
- quá trình phát triển nông nghiệp hiện đại và công nghiệp hoá kinh tế nông thôn. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao vốn nhân lực và an ninh việc làm cho Ts. Nguyễn Bá Ngọc lao động nông thôn nước ta. 2. Đề tài cấp bộ năm 2009 1. Vấn đề biến đổi chi phí giá cả tác Ts. Nguyễn Quang Huề động đến tiền lương và thu nhập. 3. Đề tài cấp Bộ năm 2009-2010 1. Đánh giá và dự báo những tác Ths. Đặng Kim Chung động của biến đổi khí hậu đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội. 2. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về dạy nghề trong thời kỳ hội Ts. Nguyễn Hữu Dũng nhập và phát triển. 1.4.2 Nhóm đề tài nghiên cứu hợp tác quốc tế Danh mục Phụ trách/chỉ đạo/chủ nhiệm
- 1. Nghiên cứu hợp tác với Ngân hàng Thế giới 1. Dự án ODA: Tăng cường năng Ts. Nguyễn Lan Hương lực phân tích chính sách tiền lương và BHXH. 2. Xây dựng Bản đồ nghèo đói 3. Hội thảo truyền thông tuổi nghỉ Ts. Nguyễn Lan Hương hưu Ts. Nguyễn Lan Hương 2. Nghiên cứu hợp tác với ILO 1. Flexicurity Ts. Nguyễn Lan Hương 2. Xu hướng lao động – xã hội của Ts. Nguyễn Lan Hương Việt Nam Xoá bỏ tình trạng trẻ em “tồi tệ” 3. Nghiên cứu hợp tác với FHI Phân tích thị trường lao động làm cơ Ths. Đặng Kim Chung sở định hướng dạy nghề cho đối tượng hồi gia sau cai nghiện. 4. Nghiên cứu hợp tác với GTZ 1. Xây dựng Chiến lược an sinh xã Ths. Đặng Kim Chung hội. 5. Dự án DANIDA Dự án ODA: Điều tra doanh nghiệp Ts. Nguyễn Lan Hương vừa và nhỏ.
- 6. Nghiên cứu hợp tác với AECI (Tây Ban Nha) Dự án ODA: Đánh giá thực trạng dịch Ts. Nguyễn Lan Hương vụ xã hội đối với người lao động và nhóm yếu thế trong khung chính sách về an sinh xã hội. 7. Nghiên cứu hợp tác với FES Dự báo đánh giá tác động của việc Ths. Đặng Kim Chung Việt Nam tham gia WTO tới thị trường lao động. 8. Nghiên cứu hợp tác với UNICEF 1. Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng Ts. Nguyễn Lan Hương chiến lược về trẻ em 9. Chương trình STAR Ts. Nguyễn Lan Hương 10. UNIFEM 11. FORD FOUDATION 12. WORLD VISION 2. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC 2.1. Giới thiệu Như chúng ta đã biết, ngay từ lúc nước nhà được độc lập, các vấn đề về người lao động, chăm sóc gia đình có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ.... đã luôn được Đảng và Nhà
- nước ta ưu tiên quan tâm rất nhiều. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu thì các vấn đề lĩnh vực lao động lại càng được ưu tiên xem xét, đồng thời các chính sách về chăm sóc giúp đỡ với các đối tượng chính sách, gia đình có công và xã hội luôn được sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng và phát triển kinh tế xã hội. Do đó, với chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội là cơ quan đầu ngành trong việc đưa ra những dự án luật, pháp lệnh,...về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, đồng thời, với các chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn như các đề án về bảo hiểm xã hội, các dự thảo luật về lao động, người lao động, phát triển nguồn nhân lực... đã đóng góp một phần không nhỏ tạo ra sự công bằng xã hội, nâng cao chất lượng làm việc và chất lượng lao động, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Để việc đưa ra các chính sách, chiến lược được phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả cao nhất thì các cơ quan của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đóng vai trò không nhỏ, trong đó Viện Khoa học Lao động và Xã hội là một bộ phận trực tiếp nghiên cứu, phân tích số liệu và đưa ra các tư vấn cho Bộ trong việc ra chính sách và các chiến lược. Có thể nói với chức năng và nhiệm vụ của mình trong 30 năm hình thành và phát triển Viện Khoa học Lao động và Xã hội, những kết quả đã đạt được từ các nghiên cứu của Viện đã đóng góp rất lớn cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong tất cả các lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. 2.1.1. Chức năng của Trung tâm Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo Chiến lược (tên tiếng Anh: Centre for Information, Strategic Anlysis and Forecasting - CISAF) là đơn vị thuộc Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Trung tâm có chức năng thu thập, quản trị, xử lý, phân tích, đánh giá, dự báo và phổ biế́n thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình mục tiêu và kế hoạch về̀ lao động. 2.1.2. Nhiệm vụ của Trung tâm Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo Chiến lược có nhiệm vụ:
- Xây dựng, quản trị và phát triển thư viện điện tử, website và mạng nội bộ (LAN) của Viện. Tổ chức thu thập, xử lý; xây dựng cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu; lưu trữ, quản trị dữ liệu từ các cuộc điều tra cơ bản, điều tra chọn mẫu và các tư liệu, số liệu thứ cấp; cung cấp và phổ biến thông tin khoa học thường xuyên và định kỳ về lao động và xã hội dưới dạng các ấn phẩm điện tử, các bản tin, chuyên san, chuyên khảo và ấn phẩm sách. Khai thác, phân tích và đánh giá định kỳ hoặc đột xuất các vấn đề về lao động và xã hội. Thực hiện các dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về lao động và xã hội. Nghiên cứu, cập nhật, chuyển giao và đào tạo về phương pháp và công nghệ phân tích, đánh giá, dự báo về lao động và xã hội. Thẩm định các đề tài; dự án; chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực lao động và xã hội. Thực hiện các nhiệm vụ khác của Viện. 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giám đốc Trung tâm: Lưu Quang Tuấn Phó Giám đốc Trung tâm: Nguyễn Thị Lan 2.3. Các lĩnh vực thực hiện đề tài Với đặc thù của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, các công trình hợp tác nghiên cứu phục vụ cho việc hoàn thiện các chính sách của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, được xét trên 4 lĩnh vực. Đó là các lĩnh vực sau: Lĩnh vực: Nguồn nhân lực - Lao động - Việc làm Lĩnh vực: Môi trường và điều kiện lao động Lĩnh vực: Quan hệ lao động Lĩnh vực: Các vấn đề xã hội
- 2.4. Nghiên cứu Khoa học do Trung tâm thực hiện Đã thực hiện: - Ứng dụng phân tích thị trường lao động Việt Nam theo bộ chỉ tiêu (KILM) của tổ chức lao động quốc tế (ThS. Lưu Quang Tuấn) Đang nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay (ThS. Nguyễn Thị Lan)
- II. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tiền lương Việt Nam Nguồn số liệu: các số liệu được sử dụng trong chuyên đề từ năm 2004 – 2006. Trong đó: Biến phụ thuộc: Tiền lương (đơn vị: nghìn đồng), nguồn: theo Tổng cục Thống kê Biến độc lập gồm: - Số năm đi học (schooling) - Kinh nghiệm (exp) - Giới tính (gender) - Khu vực (urban) - Thành phần kinh tế (economic sector) Chuyên đề thực tập gồm các chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tiền lương Chương 2: Thực trạng tiền lương ở Việt Nam Chương 3: Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương Chính sách khuyến nghị và kết luận KẾT LUẬN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Giới thiệu về vận tải đường biển_Vận đơn đường biển
33 p | 1448 | 390
-
Tiểu luận: Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Trung Nguyên và phân tích SBU
14 p | 1587 | 365
-
Tiểu luận Thuốc bảo vệ thực vật - ĐH Đà Nẵng
23 p | 1424 | 294
-
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM.
37 p | 1946 | 160
-
Tiểu luận: Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương mại, giải pháp gia tăng huy động vốn của ngân hàng thương mại
18 p | 465 | 120
-
Tiểu luận: Sơ lược về WTO, IMF và sự ảnh hưởng tới thương mại quốc tế
21 p | 583 | 70
-
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 p | 253 | 60
-
Thuyết trình: Giới thiệu về Incoterms - Incoterms 2010
46 p | 596 | 56
-
Tiểu luận: Giới thiệu về Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM
14 p | 508 | 52
-
Tiểu luận Chiến lược kinh doanh sản phẩm Trà thảo mộc Dr Thanh
24 p | 344 | 24
-
Tiểu luận môn Công nghệ phần mềm: Tìm hiểu công nghệ nhận diện giọng nói
27 p | 160 | 23
-
Tiểu luận môn Vật lý đại cương A1: Lực hấp dẫn định luật vạn vật hấp dẫn
16 p | 173 | 19
-
Tiểu luận Kinh tế đối ngoại: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu lẻ container bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận Đại Giang Sơn
47 p | 109 | 18
-
Tiểu luận: Sự mở rộng toàn cầu của Walmart
15 p | 161 | 17
-
Tiểu luận: Giới thiệu về quỹ đầu tư chỉ số
29 p | 140 | 15
-
Tiểu luận: Giới thiệu chi tiết về điều kiện, thủ tục, quy trình của một sản phẩm cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
19 p | 82 | 11
-
Tiểu luân: Giới thiêu về Incoterm 2000
44 p | 111 | 10
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường galactose và các ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống
22 p | 25 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn