TIỂU LUẬN: Lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất
lượt xem 39
download
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại công ty xe máy- xe đạp thống nhất', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất
- TIỂU LUẬN: Lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất
- Lời mở đầu Trong những năm qua thực hiên đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ,nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ .Tất cả các hạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về một khoản lợi nhuận cho mình Thu lợi nhuận tối đa là cái đích mà doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển,trong điều kiện mới hiện nay phải hướng tới .Lợi nhuận là chỉ tiêu chất l ượng tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Qua đó cho biết việc thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận có hiệu quả hay không và nó có phải là động lực kích thích vươn lên trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp hay không. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài:”Lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất”, để nghiên cứu, phân tích , tìm hiểu đồng thời bổ sung thêm kiến thức và sự hiểu biết về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp . Sau thời gian nghiên cứu và kiến tập tại Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo , công nhân viên trong công ty cùng với sự hướng dẫn của cô giáo em đã hoàn thành bản báo cáo này. Bản báo cáo được viết thành ba nội dung cơ bản sau. Phần I:Tổng quan về lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Phần II: Thực trạng thực hiện lợi nhuận và chế độ phân phối lợi nhuận tại Công ty xe máy -xe đạp Thống Nhất. Phần III: Một số đề xuất nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả của vệc phân phối lợi nhuận của Công ty xe máy xe đạp Thống Nhất .
- Phần I. Tổng quan về lợi nhuân và chế độ phân phối lợi nhuân của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay I/Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận 1.Lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1Khái niệm lợi nhuận Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ với nhiều hình thức sở hữu khác nhau : doanh nghiệp nhà nước , công ty cổ phần , công ty trách nhiêm hữu hạn … Và một đòi hỏi có tính tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải thu được lợi nhuận tức là đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi Nhìn từ góc độ doanh nghiệp cho thấy lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại Thật vậy, quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sau mỗi kỳ hạch toán có những khoản thu bằng tiền gọi chung là thu nhập của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Với khoản thu nhập đó để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo thì doanh nghiệp phải bỏ ra những phần nhất định để bù đắp chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh đã thực hiện . Những chi phí đó là những chi phí về vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm , chi phí để trả lương cho người lao động , chi phí để làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần thu nhập còn lại sau khi bù đắp các khoản chi phí chính là lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2Nội dung lợi nhụân Phù hợp với nội dung nêu trên , lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp bao gồm - Lợi nhuận thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm . Đây là phần cơ bản nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp . Thường nó chiếm tỉ trọng lớn do đó nó có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- - Lợi nhuận thực hiện từ các nghiệp vụ tài chính : đó là các khoản thu từ các khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng , tiền lãi cho vay , lợi nhuận từ các hoạt động liên doanh , liên kết. Ngoài ra còn có các khoản thu về tiền phạt bồi thường do đơn vị khác vi phạm hợp đồng kinh tế . Phần thu này hiện nay chiếm tỉ trọng khônh nhỏ trong lợi nhuận - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường : thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần dùng hoặc bán vật tư không sử dụng . Khoản thu này trên thực tế không đáng kể Sau khi thu được lợi nhuận doanh nghiệp phải nộp thuế lợi tức cho ngân sách nhà nước theo thuế suất đã định . Phần lợi nhuận sau thuế thuộc về doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền sử dụng . Phần này trước hết doanh nghiệp dùng để trang trải các khoản tiền phạt tiền lãi vay ngoài định mức , chi cho các cổ đông góp vốn liên doanh (nếu có ) liên kết . Số còn lại sau khi trừ các khoản trên được trích lập vào các quỹ của doanh nghiệp :quỹ đầu tư phát triển quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm , quỹ phúc lợi khen thưởng.. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên nhiều mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Từ việc cung cấp ,sản xuất , dự trữ , tiêu thụ cho đến tình hình thực hiện chế độ tài chính , việc quản lý lao động vật tư , tiền vốn có được tiết kiệm hay không đều được phản ánh ở kết quả cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp đó là lợi nhuận . Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để tiêt kiệm chi phí từ khâu cung ứng vật tư đến khâu chế biến thành phẩm và đem tiêu thụ sao cho giá thành càng thấp hơn giá bán thì doanh nghiệp càng thu dược nhiều lợi nhuận và ngược lại Tuy nhiên cần lưu ý không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và càng không thể dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiêp khác vì : Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng ,nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ,có những nhân tố thuộc về chủ quan ,có những nhân tố khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau .Do điều kiện sản xuất kinh doanh ,điều kiện vận chuyển ,thị trường tiêu thụ ,thời điểm tiêu thụ khác nhau thường làm cho số lợi nhuận giữa các doanh nghiệp cũng không giống nhau. Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi
- nhuận thu được sẽ khác nhau .ở những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được còn có thể lớn hơn những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng công tác quản lý lại tốt hơn .Vì thế để đánh giá ,so sánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp thì ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối là tỉ suất lợi nhuận hay còn gọi là mức doanh lợi 2.Tỷ suất lợi nhuận Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận ,mỗi cách có nội dung kinh tế khác nhau .Dưới đây là một số cách tính tỷ suất lợi nhuận 2.1.Tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn):Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn bình quân sử dụng trong kỳ (gồm có :vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn sở hữu ) P Công thức tính: Tsv = 100 VBQ Trong đó TSV : tỷ suất lợi nhuận vốn P : lợi nhuận trong kỳ VBQ : tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ ( vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu ). - Vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao - Vốn lưu động gồm có : Vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm. Việc sử dụng tỷ suất lợi nhuận nói lên trình độ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, thông qua đó kích thích việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp có thể tính doanh lợi vốn chủ sở hữu, doanh lợi vốn đi vay trên cơ sở xác định được lợi nhuận hay lợi nhuậnểòng do các khoản vốn đó mang lại để thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và phục vụ cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp. 2.2: Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
- P Công thức: TSG = Công thức : TSG = 100 Trong đó : TSG : tỷ suất lợi nhuận giá thành P : lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ ZT : giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Thông qua tỷ suất lợi nhuận giá thành có thể thấy rõ hiệu quả chi phí bỏ vào sản suất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. 2.3 / Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. P Công thức : TST = 100 T Trong đó : TST : Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng T : Donh thu bán hàng trong kỳ P : Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung của toàn ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hơn hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn các ngành khác. Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành sản xuất và phương hướng sản xuất kinh doanh của từng ngành. 3/ Kế hoạch hoá lợi nhuận của doanh nghiệp Kế hoạch lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp biết trước được quy mô số lãi mà doanh nghiệp sẽ tạo ra, từ đó giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sắp xếp nhiệm vụ hoạt động kinh doanh và tìm ra các giải pháp phấn đấu thực hiện. Kế hoạch lợi nhuận hàng năm là một bộ phận của kế hoạch tài chính doanh nghiệp, do đó nó cũng phải được lập đồng thời với các bộ phận kế hoạch khác.Việc
- dự tính trước được số lợi nhuận sẽ tạo ra sẽ giúp cho doanh nghiẹp chủ động sử dụng nó , chủ động phân phối, chủ động lập kế koạch đầu tư , đổi mới thiết bị.. Việc lập kế hoạch lợi nhuận , phải kết hợp vớiviệc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh , phân tích tài chính và phân tích điểm hoà vốn. Nội dung của lợi nhuận như đã phân tích ở trên bao gồm: lợi nhuận hoạt động kinh doanh , lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác . Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh , chủ yếu là lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm được xác định theo công thức sau: Lợi nhuận Doanh Trị giá chi phí Chi phí hoạt động = thu - vốn - bán - quản lý kinh doanh(a) thuần hàng bán hàng doanh nghiệp Doanh Tổng doanh Chiết khấu Khoản Trị giá Thuế gián thu = thu bán - bán hàng - giá bán - hàng bán bị - thu thuần hàng hàng trả lại Lợi nhuận của các hoạt động tài chính được xác định như sau: Lợi nhuận Doanh thu Chi phí Thuế gián hoạt động = hoạt động - hoạt động - thu tài chính(b) tài chính tai chính Đối với các hoạt động không thường xuyên khác thì lợi nhuận được xác định như sau : Lợi nhuận Doanh thu Chi phí bất thường(c) = bất thường - bất thường Sau khi đã xác định được lợi nhuận từ các hoạt động ,ta tiến hành tổng hợp lại được lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp như sau.
- Lợi nhuận trước Lợi nhuận từ Lợi nhuận Lợi nhuận thuế thu nhập = hoạt động + hoạt động + bất thường(c) doanh nghiệp kinh doanh (a) tài chính(b) Cách xác định lợi nhuận như trên là đơn giản ,dễ tính ,do đó nó được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp .Tuy vậy đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng thì khối lượng công viêc tính toán sẽ rất lớn 4 Vai trò của lợi nhuận. Lợi nhuận là thước đo , là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .Qua chỉ tiêu lợi nhuận cho phép đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu cung cấp , sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán , biểu hiện cụ thể là: trình độ tổ chức và quản lý lao động , trình độ tổ chức và quản lý vốn cố định và vốn lưu động. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp bổ sung vốn cố dịnh và vốn lưu động , tạo điêu kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh .Bởi vì có lợi nhuận thì mới có thể trích lập vào các quỹ của doanh nghiệp.Và cũng từ các quỹ của doanh nghiệp mà không ngừng nâng cao đờii sống cho cán bộ công nhân viên về mọi mặt, góp phần kích thích người lao động gắn bó với doanh nghiệp , tận tâm ,tận lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển .Vai trò đòn bẩy kinh tế còn được thể hiện thông qua quá trình hình thành , phân phối và sử dụng lợi nhuận . Quá trình đó góp phần giải quyết mối quan hệ giữa ba lợi ích: lợi ích của người lao động ,lợi ích của tập thể , lợi ích của nhà nước , do đó thúc đẩy mọi người quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp là mọt phần quan trọng của ngân sách nhà n ước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp . Nếu sản xuất hànghóa càng phát triển thì lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng nhiều kéo theo nguồn thu này của ngân sách nhà nước ngày càng tăng đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu chi tiêu của bộ máy quản lý nhà nướcđáp ứng nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế , văn hoá giáo dục và củng cố an ninh quốc phòng.
- Lợi nhuận đạt được cao hoặc thấp sẽ tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp . Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thu được lợi nhuận cao thi không nhưng có khả năng thanh toán mà còn nâng được uy tín của mình trên thương trường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc liên doanh liên kết hoặc cổ phần hoá và ngược lại . Tóm lại ,lợi nhuận đối với sự tồn tại vphát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng là rất quan trọng,nhất là trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay .Lợi nhuận được coi là đòn bẩy hữu hiệu không những đối với mỗi doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân . II/ Phân phối lợi nhuận 1.Nguyên tắc phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường .Nó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến phải đổi mới ,hợp lý hoá quy trình công nghệ ,sử dụng tốt các nguồn lực , phấn đấu hạ giá thành cá biệt . Doanh nghiệp thu được lợi nhuận tức là sản phẩm của doanh nghiệp dược thị trường chấp nhận (cả về chất lượng và giá cả) từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường .Tuy nhiên lợi nhuận có trở thành mục tiêu ,động lực của donah nghiệp hay không còn phụ thuộc vào chính sách phân phối thu nhập của nhà nước .Chính sách phân phối thu nhập là một chính sách tài chính quan trọng ,nó giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế của nhà nước ,chủ sở hữu và người lao động trong việc phân phối kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp .Chính vì vậy việc phân phối kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định chung trong chế độ phân phối thu nhập của nhà nước ban hành .Tuỳ theo từng thành phần kinh tế và tuỳ theo cơ chế tài chính từng thời kỳ ,mà kết quả tài chính của doanh nghiệp có thể được phân phối là khác nhau và tỉ lệ cho các phần là khác nhau. Nhưng nhìn chung lợi nhuận của doanh nghiệp đươc phân phối như sau - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp - Chia cho các chủ đầu tư
- - Trả các khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế Số còn lại được dùng để trích lập các quỹ của doanh nghiệp như : quỹ đầu tư phát triển ,quỹ dự phòng tài chính ,quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm... Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính toán và xác định vào cuối kỳ hach toán (tháng ,quý) ,nhưng chỉ đươc xác định chính xác khi quyết toán đươc duyệt .Do vậy để đảm bảo nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước và đảm bảo kịp thời sử dụng các nguồn thu cho mục đích trong năm ,khi quyết toán này được duyệt sẽ xác định chính xác số được phân bổ cho các mục đích .Nêú số tạm phân phối trong năm nhỏ hơn số chính thức được phân phối ,doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối thêm.Nếu số tạm phân phối trong năm lớn hơn số được chia chính thức ,doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh lại trên sổ kế toán . 2.Nội dung của việc thục hiện chế độ phân phối lơi nhuận ở doanh nghiệp. Theo thông tư số 64/1999/TT- BTC này 07/06/1999 hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi kết chuyển lỗ theo điều 22 của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế theo luật định ,lợi nhuận sau thuế được phân phối như sau: 2.1 Bù lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế 2.2 Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành . 2.3 Trả tiền phạt vi phạm pháp luật nhà nước như: vi phạm luật thuế ,luật giao thông ,luật môi trường ,luật thương mại và quy chế hành chính...Sau khiđã trừ tiền bồi thường tập thẻ hoặc cá nhân gây ra (nếu có). 2.4 Trừ các khoản chi phí thưc tế đã chi nhưng không tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế . 2.5 Chia lãi cho các bên đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có). 2.6 Phần lợi nhuân sau khi đã trừ các khoản nói trên được phân phối như sau; - Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính ,khi số dư của quỹ này bằng 25% của vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa. - Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển - Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ,khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa.
- - Đối với một số ngành đặc thù (ngân hàng ,thương mại ,bảo hiểm..) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp phải trích lập theo các quỹ đó - Chia lãi cổ phần trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. 2.7 Sau khi trích lập 5 quỹ trên ,số lợi nhuận còn lại trích lập quỹ khen thưởngvà quỹ phúc lợi .Mức trích tối da cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước (vốn nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn nhà nứoc tại thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm) như sau. - 3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp : +Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nói trên năm nay cao hơn hoặc bằng năm trước. + Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ ,đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn năm trước khi đầu tư. - 2 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước:Hội đồng quản trị hoặcgiám đốc(đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị ) sau khi lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp Hành Công Đoàn quyết định phân chia tỷ lệ số tiền vào mỗi quỹ. 2.8 Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng ,quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sung toàn bộ số lợi nhuận còn lại vào quỹ đầu tư phát triển. 2.9 Thủ tục và tục điểm trích lập các quỹ . - Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quý về số lợi nhuận thực hiện ,doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo luật định , lợi nhuận còn lại được tạm trích vào các quỹ nói trên nhưng số tạm trích vào các quỹ không được vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quỹ đó. -Sau khi công bố công khai bâ\áo cáo tài chính năm theo hưóng dẫn của Bộ Tài Chính ,doanh nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế của cả năm theo quy định của thông tư .
- Sơ đồ tóm tắt nội dung phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận Lợi nhuận hoạt Lợi Lợi nhuận nhụân hoạt hoạt Lợi nhuận hoạt Nộp Lợi thuế nhuận thu (lợi Nộp Tr ả Tr ừ Bù Trích tiền các các đắp lập thu sử kh oả khoả bảo các n lỗ dụng n toàn qu ỹ vốn vốn tiền doanh ngân bị nghiệ Chia liên doanh , cổ phần ,trái
- phần II .thực trạng lợi nhuận và tình hình thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận tại công ty xe máy -xe đạp thống nhất I/Giới thiệu khái quát về công ty xe máy xe đạp Thống Nhất . 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển. Công ty xe máy -xe đạp Thống Nhất (Thống Nhất motorcycle-bicycle company)có địa điểm đặt tại 198B-Tây Sơn-Đống Đa-Hà Nội(địa chỉ mới số2 Thái Hà-Hà Nội). Đây là một công ty chuyên sản xuất xe đạp với công nghệ sản xuất gần như khép kín từ việc chế tạo phụ tùng chi tiết đến lắp ráp thành xe đạp hoàn chỉnh .Bên cạnh đó cũng có một số chi tiết sản phẩm mua của các đơn vị thành viên trong Liên hiệp xe máy -xe đạp Hà Nội về để lắp ráp thành xe đạp hoàn chỉnh như : săm ,lốp, nan hoa ...Năm 2001 công ty sản xuất và tiêu thụ gần 60000 chiếc xe đạp với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau .Là một công ty có quy mô vừa ,trực thuộc Liên hiệp Xí nghiệp xe máy xe đạp Hà Nội (LIXEHA) gồm có 13 xí nghiệp thành viên. Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất trước đây có tên gọi là xí nghiệp xe đạp Thống Nhất được thành lập tháng 6 năm 1960 trực thuộc bộ Cơ Khí và Luyện kim. Tiền thân của xí nghiệp là hãng xe đạp Dân Sinh của tập đoàn sản xuất xe đạp Sài Gòn. Trong quá trình phát triển của mình, xe đạp Thống Nhất đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi, có thời kỳ xe đạp Thống Nhất là biểu tượng của chất lượng xe đạp Việt Nam nhưng cũng có thời kỳ nhãn hiệu xe đạp Thống Nhất bị lãng quên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sau 18 năm hoạt động ( 1960-2978) xí nghiệp xe đạp Thống Nhất tách khỏi bộ Cơ khí và Luyện kim về trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nôi, nằm trong liên hiệp xí nghiệp xe đạp. Xí nghiệp xe đạp Thống Nhất cùng với các xí nghiệp thành viên khác trong liên hiệp hạch toán nội bộ, không có tư cách pháp nhân. Năm 1981 UBND thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập liên hiệp các xí nghiệp xe đạp nhằm quản lý các xí nghiệp xe đạp và phụ tùng xe đạp độc lập trong đó có xí nghiệp xe đạp Thống Nhất. Lúc này xí nghiệp hạch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân, với nhiệm vụ sản xuất: khung, vành, ghi đông, pôtăng, nồi trục giữa xe đạp...
- Để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, tháng 11 năm 1993 UBND thành Phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 338/ QĐUB cho phép xe đạp Thống Nhất đổi tên là Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất. Công ty có nhiệm vụ chính là lắp ráp các loại xe đạp, xe máy nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khâu. Ngoài ra Công ty còn được phép kinh doanh xây dựng và cho thuê văn phòng đại diên, nhà ở, ki ốt bán hàng. Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, có quỳên và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng để giao dịch, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại theo quy định của nhà nước. Từ năm1993 Công ty đã thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ và cho tới nay lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng. Tổng nguồn vốn ( 31/12/2000 ): 14,946 tỷVNĐ Trong đó : Vốn cố định: 8,362 tỷ Vốn lưu động: 6,584 tỷ Ngày nay với cơ chế quản lý mới, hiệu quả sản xuất là yêu cầu hàng đầu bắt buộc Công ty phải tổ chức lại sản xuất, sắp sếp bố trí lao động, cải tién và hoàn thiện công tác quản lý. Đến năm2001, Công ty đã có 314 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 267 người và lao động gián tiếp là 47 người, đươc chia thành 5 phòng ban, 6 phân xưởng, 5 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và một tổ vận tải. Biểu số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm1999-2000 của công ty như sau Đơn vị: ngìn đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Mức Tỉ lệ % 1.Tổng doanh 25.416.242 28.151.851 2.735.609 111% thu 2. Tổng chi phí 27.760.338 31.753.570 3.993.232 114% + CPSX 25.102.900 28.093.700 2.990.800 112%
- +CPBH và 2.657.438 3.659.870 1.002.432 138% CPQLDN 3.Tổng lợi nhuận 504.134 150.175 - 353.959 30% 4.Nộp ngân sách 1217.344 553.511 - 663.833 45% nhà nước 5.Thu nhập bình 1.141 1.187 46 104% quân Tổng doanh thu năm 2000 tăng 11% so với tổng doanh thu năm 1999 ,điều đó chứng tỏ năm 2000công ty hoạt động có hiệu qua hơn. Tuy nhiên tổng lợi nhuận của công ty lại giảm sút mạnh so với năm 1999, nguyên nhân là do tổng chi phí của công ty năm 2000 tăng hơn so vưói năm 1999 khoảng 14%, đặc biệt là chi phí bấn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 38%, đây chính là một hạn chế của công ty. Bên cạnh đó đời sống của cán bộ cong nhân viên trong ty cũng đã được cải thiện ,thể hiện ở thu nhập bình quân của người lao động tăng. 2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý ở Công ty xe máy - xe đạp Thống Nhất. 2.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất. Công ty xe máy -xe dạp Thống Nhất là một đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng.Tổ chức sản xuất gồm có 6 phân xưởng sản xuất, trong đó có 5 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ. Mỗi phân xưởng có chức năng , nhiệm vụ khác nhau, phối hợp với nhau trong việc tạo xe đạp thành phẩm. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau: - Phân xưởng linh kiện: từ các loại nguyên vật liệu đầu vào như: thép tấm , thép tròn... đưa vào dây chuyền để gia công, chế tạo các loại linh kiên phục vụ cho việc sản xuất khung ,vành , lắp ráp xe đạp như: rắc co , tuýp lam khung , ống cổ , cấu... - Phân xưởng mạ: dựa trên nguyên vật liêu mua vào và một số chi tiết dạng mộc ở phân xưởng linh kiẹn , sản xuất các loại bán sản phẩm như: vành ,ghi đông , pốt tăng, đèo hàng ở dạng mộc. Sau khi được bộ phận KCS ( thuộc phòng công nghệ ) kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận mạ để thực hiện công nghệ mạ( mạ niken ,mạ crôm) để tạo ra các bán sản phẩm hoàn chỉnh.
- - Phân xưởng khung : trên cơ sở các loại linh kiện như:ống thép các loại , ổ giữ ,rắc co , cầu các loai...từ phân xưởng linh kiện chuyển tới lẳp ráp thành khung xe đạp ,khung ráp sơ bộ được tiến hành hàn với công nghẹ hiện đại. Sau khi hàn xong được chuyển sang bộ phận dũa , tẩy thả lỏng để làm sạch bề mặt khung xe đạp rồi chuyển đén phân xưởng sơn. -Phan xưởng son: với công nghệ sơn hiện đại , toàn bộ khung và một số loại khung xe đạp sẽ được sơn và sấy để nhập kho.Sau đó một phần chuyển tới phân xưởng lắp ráp , một phần nhỏ sẽ được cung cấp cho thị trường -Phân xưởng lắp ráp: Trên cơ sở nhận các bán thành phẩm từ phân xưởng mạ, phân xưởng sơn và kho phụ tùng ,phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp xe đạp hoàn chỉnh ,sau khi lắp ráp xong cũng sẽ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng ,nếu đạt yeu cầu sẽ được nhập kho thành phẩm để bán và phục vụ một số công việc khác như; triển lãm ... - Phân xưởng cơ dụng (phân xưởng phụ ): có nhiệm vụ chế tạo toàn bộ khuôn giá phục vụ quy trình chế tao ,chịu trách nhiệm sửa chữa toàn bộ hệ thống may móc ,thiết bị trong công ty khi có sự cố hỏng hóc, thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ ,ngoài ra còn chịu trách nhiệm toàn bộ khâu lắp đặt ,bảo dưỡng hệ thống an toàn điện của công ty.
- Sơ đồ :Quy trình công nghệ của công ty Phân xưởng mạ Phân xưởng linh kiện Phân xưởng Nguyê n vật Phân xưởng sơn Phân Kho xưởng thành Phân xưởng cơ 2.2.Đặc điểm bộ máy quản lý: Sau quá trình nghiên cứu và cải tiến bộ máy quản lý, đến nay công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm 5 phòng và 1 ban. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau: - Phòng tài vụ :Làm nhiệm vụ kế toán ,có chức năng thu thập ,xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý ,kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ,lao động ,tài sản cố định ,tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. -Phòng tổ chức lao động và tiiền lương :Có nhiệm vụ tổ chức ,quản lý lao động, giải quyết chế độ lao động như: điều lệ ,tuyển dụng lao động ,hưư trí ,bảo vệ lao động ,tiền lương; tham mưu cho ban giấm đốc công ty trong việc xây dựng phương án thanh toán tiền lương,xây dựng dịnh mức lao động ... -Phòng hành chính -bảo vệ :Có trách nhiệm điều hành các công việc hành chính như: công văn ,đón khách ,bảo vệ... -Phòng công nghệ :Nghiên cứu các quá trình công nghệ ,chế tạo sản phẩm mới ,phụ trấch công tác an toàn lao động ,kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
- -Phòng kinh doanh :Làm nhiệm vụ cung ứng vật tư ,thanh toán, quyết toán vật tư ,giao dịch tiêu thụ sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. -Ban thiết kế cơ bản: Theo dõi ,lập dự toán các công trình mới và sửa chữa. Trong đó ,ban lãnh đạo công ty gồm : + Đứng đầu là giám đốc công ty phụ trách mọi mặt của công ty và chịu thách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc. + Một phó giám đốc kỹ thuật : Thay mặt giám đốc quản lý bộ phận sản xuất ,sáng kiến cải tiến kỹ thuật ,an toàn lao động. +Một phó giám đốc kinh doanh ;Thay mặt giám đốc quả lý kinh doanh ,mua ban vật tư ,hàng hoá ,lên ké hoạch sản xuất... Quản lý và chịu trách nhiệm với giám đốc ở các phòng ban là các trưởng phòng ,trưởng ban. Còn chịu trách nhiệm quản lý ở khâu sản xuất tại các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng.
- Sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty xe máy -xe đạp Thống Nhất Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật Phòn Phòn Ban Phòn Phòn Phòng g g kiến g tổ g KD công tài thiết chức hành tổng PX PX PX PX PX PX mạ sơn cơ khun lin lắp dụng g h ráp 3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 3.1.Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất là một công ty có quy mô vừa, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung tại một điểm. Do đó ,công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ, hạch toán theo quý ,thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thưường xuyên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn”
87 p | 1407 | 794
-
Tiểu luận: Nguồn gốc và bản chất lợi nhuận
23 p | 705 | 368
-
Đề tài “Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn”
87 p | 608 | 355
-
Luận văn: Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Thành Công
35 p | 357 | 145
-
Luận văn: Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn
87 p | 333 | 100
-
Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF
62 p | 205 | 51
-
Tiểu luận: Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận là gì và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay
25 p | 553 | 48
-
TIỂU LUẬN: Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
78 p | 136 | 42
-
TIỂU LUẬN:Lợi nhuận và biện pháp chủ yếu góp phần tăng lợi nhuận của Công ty TNHH ALPHANAM Hà Nội.Lời nói đầuTrong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi, từng bư
35 p | 147 | 39
-
TIỂU LUẬN: Lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH in Trường Đạt
77 p | 136 | 37
-
TIỂU LUẬN:Tình hình đặc điểm hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hỗ trợ Phát triển Tin học (HIPT)
45 p | 120 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Kế toán: Phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam
26 p | 129 | 11
-
Tiểu luận về Nguồn gốc và bản chất lợi nhuận
26 p | 67 | 10
-
Tiểu luận Nguồn gốc và bản chất lợi nhuận.Lời nói đầuNăm 1986,Việt Nam
26 p | 104 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
403 p | 29 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
92 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
30 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn