intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm đo lường tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận, xác định ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định này như thế nào. Đồng thời, luận án còn tìm hiểu sự khác nhau của tính ổn định lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận dưới ảnh hưởng của BTD qua các giai đoạn áp dụng chế độ kế toán tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đến tính ổn định của lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ********* LÊ THỊ BẢO NHƯ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮALỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học:PGS, TS. Mai Thị Hoàng Minh Phản biện 1:...................................................................... Phản biện 2:...................................................................... Phản biện 3:...................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồngchấm luận án cấp trường họptại……………………………………………………… … …………………………………………………………… ……
  3. Vào hồi…..giờ….ngày…..tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP.HCM
  4. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Lê Thị Bảo Như. Ảnh hưởng của IFRS đến các khoản chênh lệch kế toán – thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Kế toán Việt Nam tương lai và triển vọng, ISBN: 978-604-60-3012-6, tháng 5/2019, tr. 315 – 318. Mai Thi Hoang Minh & Le Thi Bao Nhu. Book-tax differences and Accounting conservatism – Evidence from Vietnam, Vietnam's Social-economic Develop, ISSN: 0868- 359X, Volume 24, Issue 2, Number 98 July 2019, pp. 47 – 62. Lê Thị Bảo Như, Nguyễn Thị Thu Hậu & Nguyễn Thị Khánh Vân. Ảnh hưởng của chênh lệch kế toán – thuế đến quyết toán và kiểm toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615-8973, Kỳ 2 tháng 10/2020 (739), tr. 52- 54. Lê Thị Bảo Như, Nguyễn Thị Thu Hảo & Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, ISSN: 2588 – 1051, 5(2), 2021, tr. 1576 - 1588. Bùi Quang Hùng, Mai Thị Hoàng Minh, Lê Thị Bảo Như. Trao đổi về tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, ISSN: 2615-8973, Kỳ 2 tháng 9/2021 (761), tr. 40-43.
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1.Sự cần thiết của đề tài Chất lượng lợi nhuận (LN) là đề tài được nghiên cứu nhiều trong các tài liệu (Kousenidis và cộng sự, 2013). Trong đó, tính ổn định của LN được xem như là đại diện của chất lượng LN (P. Dechow và cộng sự, 2010; Mohammady, 2010; Kousenidis và cộng sự, 2013). Sự khác biệt giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế ảnh hưởng đến chất lượng LN trên Báo cáo tài chính(BCTC)và do đó, những thông tin này rất hữu ích đối với người sử dụng để dự báo LN tương lai (Hanlon, 2005; Tang, 2006; Lev và Nissim, 2004; H. Choi và cộng sự, 2020). Một số nhà hoạch định chính sách và báo chí cho rằng nên công bố thêm thông tin về chênh lệch kế toán và thu nhập chịu thuế (BTD) và các công ty có BTD lớn vì những công ty này có thể đang thao túng các số liệu cho mục đích kế toán hoặc cho mục đích thuế hoặc cho cả hai (Hanlon và Heitzman, 2010). Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa BTD và tính ổn định của LN và các khoản dồn tích như nghiên cứu của Mills và Newberry (2001) đưa ra bằng chứng về độ lớn của BTD có quan hệ cùng chiều với nhiều khoản mục trong BCTC.Phillips và cộng sự (2003) mở rộng nghiên cứu này và chỉ ra chi phí thuế thu nhập hoãn lại cung cấp thông tin hữu ích về hoạt động điều chỉnh LN thông qua tổng các khoản dồn tích và dồn tích bất thường từ mô hình Jones (1991) và Modified Jones (Patricia M. Dechow và cộng sự, 1995). Joos và cộng sự (2000) cho rằng mối quan hệ giữa LN trước thuế và sau thuế
  6. thì yếu hơn khi BTD (theo giá trị tuyệt đối) lớn, đây là bằng chứng để các doanh nghiệp dùng BTD như là cơ hội để điều chỉnh LN. Các nhà đầu tư sẽ nhận ra sự điều chỉnh LN trên, từ đó giảm sự tin tưởng của họ vào LN được công bố. Nghiên cứu của (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005; Xie, 2001) cũng chỉ ra rằng BTD ảnh hưởng đến chất lượng LN và thành phần dồn tích trong LN. Tương tự, Blaylock và cộng sự (2012) cho thấy BTD xuất phát từ điều chỉnh LN, tránh thuế và do các quy định khác nhau giữa kế toán và thuế, các nguyên nhân này đều ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và các khoản dồn tích. Tang (2007) cung cấp một số bằng chứng thực nghiệm xác nhận BTD là công cụ hữu ích để điều chỉnh LN và quản lý thuế sau khi đã loại bỏ những khác biệt trong việc ghi nhận số liệu trên các báo cáo cho mục đích kế toán và mục đích thuế. Có thể thấy, các nghiên cứu trước đây tập trung vào nhận thức của nhà quản lý trong việc ghi nhận các khoản dồn tích mà chưa xem xét đến tính ổn định của dòng tiền, vấn đề này đã được đề cập trong nghiên cứu của (Hanlon, 2005) nhưng không được tiến hành nghiên cứu (Jeong và Choi, 2019). Tại Việt Nam, kể từ năm 2013, chính sách thuế đã được sửa đổi thường xuyên không chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp mà còn tăng cường sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (Loan và cộng sự, 2018). Tình trạng tránh thuế ngày càng phổ biến, do các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đều lợi dụng các kẽ hở và ưu đãi trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam để tìm cách giảm nghĩa vụ thuế. Kết quả này làm thu hẹp nguồn thu của nhà nước, có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
  7. và có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế (Ha và cộng sự, 2021). Công tác kiểm tra thuế TNDN ngày càng được quan tâm và tăng cường do lo ngại về việc tránh thuế của các công ty, đồng thời giúp tăng nguồn thu của chính phủ và tăng mức thuế đối với các đối tượng đóng thuế. Đồng thời, thị trường chứng khoán Việt Nam đang nổi lên vấn đề chênh lệch số liệu số liệu trước và sau kiểm toán, đặc biệt là khoản mục LN (Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hương, 2017). Vì vậy, việc phân tích và hiểu các thông tin về chênh lệch giữa kế toán và thuế (BTD), cụ thể là chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế, tính ổn định của LN và các thành phần trong LN cũng như ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN là hết sức cần thiết. Mặc dù trên thế giới đã có các nghiên cứu trên diện rộng về BTD, mối quan hệ của nó với tính ổn định của LN và các khoản dồn tích. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào làm rõ vấn đề nêu trên đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đang từng bước hội nhập kế toán quốc tế, tiến gần hơn với IFRS, đánh dấu sự thay đổi này đó là Thông tư số 200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) ra đời và có hiệu lực cho việc lập và trình bày BCTC từ năm 2015 (Phan và cộng sự, 2018). Xuất phát từ những vấn đề vừa nêu, đóng góp chính của luận án nhằm giải quyết thiếu sót của các nghiên cứu trước dựa trên nghiên cứu của (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005) để tìm hiểu về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và tính ổn định của các thành phần trong LN tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua. Như đã trình bày ở trên, trong luận án này, chỉ tiêu BTD chính
  8. là sự chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế. Sự khác biệt chính của đề tài so với các nghiên cứu trước ở việc (1) So sánh tính ổn định của LN và các thành phần trong LN giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200; (2) Xem xét ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của dòng tiền, từ đó đánh giá tính ổn định của LN; (3) So sánh ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN qua 2 giai đoạn nghiên cứu như đã trình bày. Ngoài ra, cách tính BTD, xác định các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN hay tránh thuế đều dựa trên các tiếp cận mới phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và loại bỏ được ảnh hưởng của mức thuế suất thuế TNDN thay đổi nhiều trong nhiều năm gần đây. 2. Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án nhằm đo lường tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, xác định ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định này như thế nào. Đồng thời, luận án còn tìm hiểu sự khác nhau của tính ổn định LN và các thành phần trong LN dưới ảnh hưởng của BTD qua các giai đoạn áp dụng chế độ kế toán tại Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các câu hỏi sau: Câu 1: Tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tại Việt Nam như thế nào? Tính ổn định này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không?
  9. Câu 2: BTD ảnh hưởng như thế nào đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN? Ảnh hưởng này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không? Câu 3: Các nguyên nhân gây ra BTD ảnh hưởng như thế nào đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN? Ảnh hưởng này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Tính ổn định của LN, tính ổn định của các thành phần trong LN, BTD, các nguyên nhân gây ra BTD của các công ty ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam, bao gồm thị trường chứng khoán TP. HCM (HOSE) và thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX) với dữ liệu thu thập từ năm 2010 – 2019. Đây chính là khoảng thời gian mà các BCTC của các doanh nghiệp niêm yết được cung cấp tương đối đầy đủ. Đồng thời, quá trình hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng của môi trường hoạt động bất lợi như dịch bệnh Covid-19 diễn ra mạnh ở Việt Nam trong năm 2020, 2021 làm ảnh hưởng đến LN và các chỉ tiêu trên BCTC, do đó, tác giả không cập nhật giai đoạn nghiên cứu trong hai năm này. Loại trừ ra khỏi mẫu các công ty: (1) Có ít quan sát thu thập
  10. được do mới niêm yết, (2) các công ty thuộc nhóm ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm vì có những quy định hoạt động đặc thù riêng biệt, (3) các công ty không thu thập được dữ liệu cần thiết trong BCTC liên tục 3 năm, (4) các công ty không áp dụng Thông tư 200 sau năm 2014. 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý thuyết Đề tài đóng góp cho lý thuyết gồm bốn yếu tố. Đầu tiên, luận án củng cố lý thuyết về BTD, tính ổn định của LN và thành phần trong LN trong bối cảnh Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu cung cấp các bằng chứng về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN ở Việt Nam. Thứ ba, cung cấp cách thức phân nhóm các công ty dựa trên nguyên nhân gây ra BTD và xem xét ảnh hưởng của các nguyên nhân trên đối với tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN. Cuối cùng, bằng cách so sánh các kết quả nghiên cứu giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200, luận án cũng cho thấy ảnh hưởng của chế độ kế toán mới này đối với tính ổn định của LN. Những điều này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu kế toán, thuế và mở rộng hiểu biết về mối liên hệ BTD và tính ổn định của LN cũng như các thành phần của LN trong bối cảnh Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu còn là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến BTD, các nguyên nhân gây ra BTD, tính ổn định của LN và các thành phần trong LN. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao chất lượng dự đoán LN trong tương lai thông qua việc làm rõ tính ổn định của LN và
  11. của các thành phần trong LN, từ đó giúp các nhà đầu tư, cổ đông có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa quyết định đầu tư, các chiến lược cạnh tranh… một cách đúng đắn. Thông qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, các nhà quản lý, kế toán trưởng có thêm thông tin để quản lý LN, nâng cao chất lượng LN trình bày trong BCTC, cập nhật kiến thức, tuân thủ các quy tắc ghi nhận các nghiệp vụ trong các giai đoạn áp dụng chế độ kế toán khác nhau. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin để quản lý các doanh nghiệp, xây dựng các nguyên tắc và chế độ kế toán và thuế một cách khoa học, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. 8. Cấu trúc của luận án Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài được trình bày dưới dạng 5 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Chương 5: Kết luận và các hàm ý quản trị
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1.Các nghiên cứu có liên quan 1.1.1.Nghiên cứu về tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN 1.1.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN 1.1.3.Ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN 1.2.Kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước Nghiên cứu về tính ổn định của LN và các thành phần trong LN Các nghiên cứu về tính ổn định của LN và các thành phần
  13. trong LN xuất hiện từ rất sớm (từ những năm 1969). Bằng nhiều phương pháp khác nhau, các nhà nghiên cứu đa phần chứng minh được LN có tính ổn định, LN năm nay có thể ảnh hưởng đến LN của năm tiếp theo. Đồng thời, các thành phần của LN năm hiện tại cũng ảnh hưởng đến LN tương lai, trong đó, thành phần dòng tiền có tính ổn định và ảnh hưởng đến LN tương lai nhiều hơn thành phần dồn tích. Nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN Mối quan hệ giữa BTD và chất lượng LN được nghiên cứu chủ yếu theo hai hướng nổi bật, là tiền đề nhiều nghiên cứu sau này: Hướng thứ nhất, Lev và Nissim (2004) cho thấy tổng BTD cung cấp thông tin về LN trong tương lai, tuy nhiên, chênh lệch tạm thời thì không liên quan đến sự thay đổi LN. Hướng thứ hai, (Hanlon, 2005; Phillips và cộng sự, 2003)cho thấy BTD tạm thời có ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định của LN trước thuế. Theo hai dòng nghiên cứu này, các tác giả sau này chia BTD thành các loại các nhau và điều tra ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định của LN. Mỗi loại như trên có ý nghĩa khác nhau đối với tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu và môi trường thể chế mà công ty hoạt động. Hầu hết các nghiên cứu sau này đều khẳng định BTD có ảnh hưởng cùng chiều (hoặc nghịch chiều) đến tính ổn định của LN và thành phần dồn tích trong LN. Tuy nhiên, kết quả không đồng nhất khi xét đến các yếu tố kiểm soát như số năm hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống pháp lý của từng
  14. nước hay nhu cầu thông tin của cổ đông. Rất hiếm các đề tài về mối quan hệ giữa BTD và thành phần dòng tiền, và kết quả của những nghiên cứu này cũng cho kết quả không đồng nhất, chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, nơi có hệ thống kế toán và thuế tương đối ổn định, chưa có công bố toàn diện về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tại các nước đang phát triển. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN Các nguyên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra BTD là từ tránh thuế, điều chỉnh LN hoặc từ sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và thuế. Ảnh hưởng của các nguyên nhân trên đến tính ổn định của LN và thành phần dồn tích trong LN có thể là cùng chiều hay nghịch chiều, tùy vào mẫu và phương pháp nghiên cứu của từng tác giả. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của dòng tiền vẫn chưa nhiều. Tại Việt Nam, hiện chưa tìm thấy công bố về ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN. Tuy nhiên, trong nước đã có một số nghiên cứu về tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, một số nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng LN của công ty, BTD ảnh hưởng như thế nào đến thông tin trong BCTC; ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đề cập đến các yếu tố như điều chỉnh LN, tránh thuế và sự khác nhau của quy định kế toán – thuế ảnh hưởng như thế nào đến tình hình hoạt động của công ty. Những bài báo về vấn đề này chưa nhiều, phương pháp nghiên cứu còn đơn giản nhưng bước đầu định hình cơ sở lý thuyết và định hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Ở Việt Nam cũng như các nước đang
  15. phát triển khác, vẫn còn khe hổng trong các tài liệu nghiên cứu về tính ổn định của LN và dự đoán LN dưới ảnh hưởng của BTD cần được giải quyết. 1.3.Khe hổng nghiên cứu Thứ nhất, chưa có nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện về tính ổn định của LN và của các thành phần của LN trong 10 năm qua đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, chưa tìm thấy nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của BTD đến các thành phần dồn tích và dòng tiền trong LN. Thứ ba, nghiên cứu về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang bị thiếu hụt. Thứ tư, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1.Các khái niệm nghiên cứu 2.1.1.LN kế toán LN kế toán trong một kỳ tức lãi hoặc lỗ của kỳ đó trước khi trừ cho thuế TNDN. LN kế toán được xác định theo các quy định
  16. của kế toán và được đo lường bằng chênh lệch của tổng doanh thu và tổng chi phí trong kỳ. 2.1.2.Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế là khoản lãi (hoặc lỗ) trong kỳ dùng để xác định số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp (hay thu hồi). Những khoản lãi (hoặc lỗ) này được xác định dựa trên các quy định của luật thuế. 2.1.3. Tính ổn định của LN Tính ổn định của LN là đại diện của chất lượng LN. LN ổn định tức là LN của năm hiện tại có thể duy trì và tồn tại trong LN các năm tiếp theo. Trên khía cạnh kinh tế lượng, LN ổn định nếu giá trị không đổi hoặc giá trị qua các năm tuân theo quy luật phân phối xác suất. 2.1.4.Tính ổn định của các thành phần trong LN Các thành phần trong LN có tính ổn định, tức là giá trị của những thành phần này trong năm hiện tại sẽ được duy trì và tồn tại trong tương lai. Wells (2007) cho rằng nếu các thành phần của LN có tính ổn định khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của tổng LN, do đó, các thành phần này đều cung cấp thông tin dự đoán LN tương lai. 2.1.5.Chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế BTD là chênh lệch giữa số liệu được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán và số liệu ghi nhận theo các quy định của luật thuế hiện hành. 2.1.6.Các nguyên nhân gây ra BTD BTD tạm thời bắt nguồn từ điều chỉnh LN (EM), từ việc tránh
  17. thuế (TAXAVOIDER) và chênh lệch phát sinh do khác biệt trong việc ghi nhận các nghiệp vụ cho mục đích kế toán và mục đích thuế (BASE) (Hanlon, 2005; Frankel và Litov, 2009; Blaylock và cộng sự, 2012). 2.2.Lý thuyết nền 2.2.1. Lý thuyết thông tin hữu ích Lý thuyết thông tin hữu ích được xây dựng dựa trên khả năng thông tin của kế toán tài chính để giúp người dùng đưa ra quyết định đúng đắn (Scott, 2015; Gray và cộng sự, 1995). Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực kế toán (J. Godfrey và cộng sự, 2003). 2.2.2. Lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu của Freman (1984) về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Lý thuyết này cho rằng tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan, trong trường hợp các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa các bên. 2.2.3. Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện (hay gọi là lý thuyết giữa người ủy quyền và người đại diện) lý thuyết cổ điển trong kinh tế học do Ross (1973) là người đầu tiên đề cập. Lý thuyết này giải thích mối quan hệ giữa hai bên, đó là người ủy quyền (như cổ đông, chủ sở hữu…) và người đại diện (như người quản lý, người điều
  18. hành…), trong đó, người ủy quyền thuê người đại diện thực hiện một số công việc dựa vào hợp đồng và các điều kiện ràng buộc nhằm giảm thiểu các hậu quả xấu có thể xảy ra (Jensen và Meckling, 1976). 2.2.4. Lý thuyết kế toán thực chứng Lý thuyết kế toán thực chứng tập trung vào mối quan hệ giữa các cá nhân khác nhau liên quan đến việc cung cấp nguồn lực cho tổ chức và các phương pháp kế toán có thể sử dụng để hỗ trợ các mối quan hệ này (Deegan và Unerman, 2006). Theo (Deegan và Unerman, 2006), các nhà quản lý sẽ tận dụng cơ hội để làm lợi cho bản thân, đồng thời, các tổ chức sẽ đưa ra các cơ chế nhằm điều chỉnh lợi ích của của người quản lý với lợi ích của chủ sở hữu công ty. 2.3.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 2.3.1.Tính ổn định của LN và của các thành phầntrong LN H1: LN có tính ổn định và có thể giải thích được LN tương lai H2: Trong các thành phần của LN, dòng tiền có tính ổn định hơn so với các khoản dồn tích 2.3.2. BTD ảnh hưởng đến tính ổn định của LN H3: Công ty có BTD lớn thì tính ổn định của LN thấp hơn so với công ty có BTD nhỏ 2.3.3.BTD ảnh hưởng đến tính ổn định của các thành phần trong LN H4a: Công ty có BTD lớn thì tính ổn định của thành phần dồn tích thấp hơn so với công ty có BTD nhỏ H4b: Công ty có BTD lớn thì tính ổn định của thành phần dòng tiền thấp hơn so với công ty có BTD nhỏ 2.3.4. Ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính
  19. ổn định của LN và của các thành phần trong LN H5a: Đối với những công ty trong nhóm LPBTD, công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN (EM) có LN ít ổn định hơn so với các công ty thuộc nhóm BASE H5b: Đối với những công ty trong nhóm LPBTD, công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN (EM) có thành phần dồn tích và dòng tiền ít ổn định hơn so với các công ty thuộc nhóm BASE H6a: Đối với những công ty trong nhóm LPBTD, công ty thuộc nhóm tránh thuế (TAXAVOIDER) có LN ổn định hơn so với các công ty thuộc nhóm BASE H6b: Đối với những công ty trong nhóm LPBTD, công ty thuộc nhóm tránh thuế (TAXAVOIDER) có thành phần dồn tích và dòng tiền ít ổn định hơn so với các công ty thuộc nhóm BASE 2.4. Bối cảnh tại Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam cũng có những thay đổi lớn để cải cách khung pháp lý nhằm phát triển ngành nghề dịch vụ kế toán – kiểm toán như ban hành Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập năm 2015. Đặc biệt, sự ra đời của Thông tư 200 có hiệu lực thực hiện từ 01/01/2015 đã có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn bộ hệ thống kế toán, giúp cập nhật tối đa các quy định phổ biến quốc tế, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, góp phần nâng cao tính minh bạch và thúc đẩy đầu tư kinh doanh. Thông tư mới ban hành cho thấy sự thay đổi trong chế độ kế toán Việt Nam theo hướng hội nhập thông lệ quốc tế, chẳng hạn như tôn trọng bản chất hơn hình thức, các hệ thống chứng từ và sổ sách được tổ chức linh hoạt, tách biệt giữa kế toán và thuế … (Trần Thị Quyên, 2020).
  20. Ảnh hưởng của chế độ kế toán mới đến việc vận dụng nguyên tắc kế toán tại Việt Nam cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1.Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu luận án, đóng góp của luận án và cách đo lường các biến, tác giả sử dụng phương pháp định lượng, phương pháp này cũng được (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012) sử dụng trong nghiên cứu của mình. Việc phân tích định lượng được thực hiện bằng phần mềm Stata. 3.1.2.Quy trình nghiên cứu 3.2.Kiểm tra tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN PTBIt+1 = β0 + β1PTBIt+ εt+1 (1) PTBIt+1 = γ0 + γ1PTCFt+ γ2PTACCt+ εt+1 (2) Trong đó, PTBIt là LN trước thuế năm t, PTBIt+1 là LN trước thuế năm t+1 PTCFt là dòng tiền trước thuế năm t PTACCtlà thành phần dồn tích trước thuế năm t 3.3.Kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN PTBIt+1 = γ0 + γ1LNBTDt+ γ2LPBTDt+ γ3PTBIt+ γ4PTBIt*LNBTDt+ γ5PTBIt*LPBTDt+ ε t+1 (3) PTBI t+1 = γ0+ γ1LNBTDt+ γ2LPBTDt+ γ3PTCFt+γ4PTCFt*LNBTDt+ γ5PTCFt*LPBTDt+ γ6PTACCt+
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2