intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

34
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật này, dựa vào nhân quả, hiểu rõ nhân quả để làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết "Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh" sau đây để nắm chi tiết hơn về xây dựng đạo đức kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh

  1. I. Đặt vấn đề: Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó các nền kinh tế, doanh nghiệp trên thế giới đang đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh. Ngày nay, một doanh nghiệp kinh doanh không chỉ là mang tính cá nhân của doanh nghiệp đó mà nó còn là đại diện cho hình ảnh, trách nhiệm xã hội của quốc gia, dân tộc mà nó mang theo ra thị trường quốc tế. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, thế giới ngày nay đang đi dần đến cùng chung một quan điểm khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh là một hoạt động mang tính đặc thù về mục tiêu lợi nhuận. Các doanh nhân luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Trong quá trình đó sẽ phát sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận và đạo đức kinh doanh. Có những lúc, tình thế thị trường đặt doanh nghiệp vào bài toán Đúng – Sai, Tốt – xấu, buộc chúng ta phải lựa chọn. Vậy đâu là cơ sở nền tảng, là kim chỉ nam để doanh nghiệp luôn luôn chọn cho mình được những quyết định có đạo đức? Cách đây hơn 2600 năm về trước, thế giới đã chứng kiến sự ra đời vĩ đại của một bậc thánh nhân tuyệt thế, đó là Thái tử Tất Đạt Đa. Người đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ gia đình, xuất gia và trở thành bậc Chánh đẳng chánh giác. Chính Người đã tìm ra, hiểu rõ và dành trọn cuộc đời giáo hóa để tuyên thuyết về Luật nhân quả. Luật Nhân quả là quy luật tự nhiên của vũ trụ, nó chi phối tất cả vạn vật, sự sống. Tất tần tật mọi điều trong vũ trụ của chúng ta đều không nằm ngoài Nhân quả. Việc hiểu rõ luật nhân quả, ứng dụng nó vào đời sống sẽ đem lại cho chúng ta những lợi lạc tốt đẹp, làm cho cuộc sống của con người trở nên thánh thiện, xã hội trở nên hòa bình thịnh trị, đạo đức được xương minh. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật này, dựa vào nhân quả, hiểu rõ nhân quả để làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình. II. Đạo đức kinh doanh là gì? SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 1
  2. Để hiểu được Đạo đức kinh doanh là gì, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận Đạo đức là gì? 1. Đạo đức là gì? Quả thực chúng ta rất khó để định nghĩa một cách cụ thể về đạo đức. Nó là một phạm trù mang tính trừu tượng. Trong khuôn khổ bài tiểu luận nhỏ này, chúng tôi thật khó mà có thể liệt bày hết được các tư tưởng, khái niệm về đạo đức của các bậc tiền nhân từ trước đến nay, chỉ xin được trích lược tư tưởng về đạo đức của Giảng sư Phật học, TT Thích Chân Quang – Một con người đã dành trọn cả cuộc đời giáo hóa của mình để nghiên cứu và xây dựng lại đạo đức cho xã hội - trong bộ sách “Tâm lý đạo đức” và của Richard L. Daft trong “Kỷ nguyên mới của quản trị”. Trước tiên, đạo đức là một từ Hán-Việt, theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng thì Đạo đức là chỉ chung những điều dựa theo lẽ phải và nết tốt của con người, mà ai cũng phải theo để sống có ý nghĩa. Theo Giảng sư Phật học, tiến sỹ luật học, Thượng tọa Thích Chân Quang trong bộ sách “Tâm lý đạo đức” thì “Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.” (Tâm lý đạo đức – quyển 1, TT Thích Chân Quang). Như vậy, theo TT Thích Chân Quang, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài. Cũng theo Tác giả Thích Chân Quang, một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc. (Tâm lý đạo đức – quyển 1, TT Thích Chân Quang). Theo tác giả Richard L. Daft trong giáo trình “Kỷ nguyên mới của quản trị” thì: “đạo đức là một bộ quy tắc về đạo lý và những giá trị điều khiển hành vi của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là đúng hay sai. Đạo đức còn thiết lập những tiêu chuẩn để xem xét điều gì là tốt hay xấu trong hoạt động quản trị và ra quyết định. Một vấn đế đạo đức sẽ xuất hiện trong tình huống nào đó khi những hành động của con người hay tổ chức có thể gây tổn hại hay đem lại lợi ích cho người khác. Tuy nhiên vấn SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 2
  3. đề đạo đức đôi khi quá phức tạp để xác định. Cùng một tình huống, con người có thể có những quan điểm khác nhau rất lớn vế những hành động phù hợp hay không phù hợp về đạo đức” (“Kỷ nguyên mới của quản trị” – tr.171-172) Cũng theo Richard L. Daft, “đạo đức có thể được thấu hiểu rõ ràng hơn khi so sánh giữa hành vi bị kiểm soát bởi luật pháp và tự nguyện.” (“Kỷ nguyên mới của quản trị” – tr.172). Như vậy chúng ta thấy rằng, tuy có những phát biểu khác nhau về đạo đức, nhưng tựu chung lại, các tác giả đều nhìn nhận chung ở một điểm, cho rằng: đạo đức là những điều được đánh giá tốt hay xấu, đúng hay sai từ trong tâm và phát xuất ra trong hành vi, suy nghĩ của mình, và nó phải phù hợp với chuẩn mực của xã hội, phải được xã hội công nhận, đem lại những điều tốt đẹp cho xã hội. Và cũng qua những trích dẫn ở trên về khái niệm đạo đức, chúng tôi cho rằng, quan điểm của TT Thích Chân Quang – một bậc mô phạm về đạo đức – là thực sự sâu sắc hơn, nó đi sâu vào được nguồn gốc của vấn đề, chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin được phân tích và đưa ra những nhận định của mình dựa trên quan điểm của Giảng sư Phật học, Tiến sĩ Luật học, Thượng tọa Thích Chân Quang. 2. Đạo đức kinh doanh là gì? 2.1. Khái niệm Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã chú trọng vấn đề đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu thành và không tách rời của đạo đức xã hội nói chung. Có nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh, tuy nhiên qua tổng hợp các ý kiến tại các cuộc hội thảo, trên báo chí và trong xã hội, có thể định nghĩa khái quát như sau: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi nhằm bảo đảm chuẩn mực và sự trung thực trong hoạt động của chủ thể kinh doanh. Với tư cách là một dạng đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù cao vì gắn liền với các lợi ích kinh tế, đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh nhưng nó không tách rời nền tảng của nó là đạo đức xã hội chung và phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội. Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh, trong đó có doanh nhân và tổ chức kinh doanh như hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn cũng như đối tác và SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 3
  4. khách hàng. Đạo đức kinh doanh có phạm vi áp dụng rộng rãi bao gồm tất cả các thể chế xã hội, tổ chức và cá nhân liên quan hay tác động đến hoạt động kinh doanh như thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh… 2.2. Những chuẩn mực, nguyên tắc của đạo đức kinh doanh Môi trường kinh doanh hiện đại đề ra những chuẩn mực về đạo đức kinh doanh như: - Tính trung thực - Tôn trọng con người - Gắn liền lợi ích của doanh nghiệp cùng với lợi ích khách hàng, xã hội - Coi trọng hiệu quả với trách nhiệm xã hội - Giữ bí mật, trung thành với trách nhiệm (Nguồn tham khảo: https://jobsgo.vn/blog/dao-duc-kinh-doanh-la-gi) Trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất, đó là tính trung thực và tôn trọng con người. Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh. Đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữ chữ tín trong kinh doanh, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa. Chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm. Đối với xã hội, chủ thể kinh doanh không được làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (xả thải độc hại ra môi trường, tàn phá hệ sinh thái) và môi trường xã hội (kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người), thực hiện các trách nhiệm xã hội. Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách); bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp; mở rộng dân chủ và khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng; cạnh tranh lành mạnh và công bằng với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 4
  5. kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội. (Nguồn tham khảo: http://tbtagi.angiang.gov.vn/vai-tro-cua-dao-duc-kinh-doanh-trong-phat-trien-doanh- nghiep-thuc-trang-va-giai-phap-71674.html) 2.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình. 2.4. Sự mâu thuẫn giữa thực hành đạo đức kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận Việc xây dựng và thực hành Đạo đức kinh doanh rõ ràng mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, như chúng ta biết, Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, mọi hoạt động của nó đều vì mục tiêu lợi nhuận, đó là tính đặc thù của doanh nghiệp. Khi thực hành đạo đức kinh doanh, có thể doanh nghiệp sẽ phải hi sinh đi những lợi ích kinh tế của mình, họ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn, thu hẹp lại khoảng lợi nhuận. Ví dụ, một thực tế ở các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều ký hợp đồng với người lao động (NLĐ) với mức lương tối thiểu so với mức lương thực tế mà DN chi trả cho NLĐ, ví dụ, NLĐ A nào đó nhận được mức lương hàng tháng là 20 triệu đồng, tuy nhiên mức lương trong hợp đồng lao động mà anh ta ký với DN chỉ là 7 triệu đồng mà thôi. Điều này sẽ giúp cho DN tiết giảm được một khoản tiền kha khá từ việc đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…. Đây là một mánh khóe mà hầu hết các DN ở Việt Nam đang áp dụng nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận về cho DN. Về Lý thì DN đã làm đúng theo pháp luật, tuy nhiên về Tình thì chúng ta thấy đây cũng là một biểu hiện của việc lách luật, thiếu đạo đức. Đến lượt SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 5
  6. nhân viên, họ cũng tìm cách “lách luật”, lợi dụng vào các quy định của công ty để nhằm làm “tăng thu nhập” cho chính mình. Công ty A có ra quy định về định mức công tác phí cho nhân viên đi công tác: tiền ăn 200.000đ/ngày, chi phí khách sạn: 650.000đ/ đêm, tiếp khách 5.000.0000đ/tháng….. nhân viên của công ty đã “tận dụng” tối đa quy định này. Anh ta có thể ở những nhà nghỉ 200.000đ và mua hóa đơn khách sạn 650.000đ, tuy tháng đó anh ta không hề tiếp khách nhưng anh ấy vẫn có hóa đơn tiếp khách 5.000.000đ để thanh toán chi phí với công ty…. Rõ ràng đây là một hành vi phi đạo đức, có thể nói là hành vi tham nhũng trong công ty. Có những công ty biết rõ điều này nhưng họ không biết phải làm sao, họ cũng không thể làm gì nhân viên của mình vì mọi hóa đơn đều hợp pháp…. Như vậy, rõ ràng việc công ty lách luật trong việc ký hợp đồng cũng trở thành hợp pháp và việc anh nhân viên kinh doanh lách luật để tăng thu nhập nó cũng hợp pháp về mặt chứngtừ, nó không sai. Nhưng về mặt luân thường đạo lý, về phương diện đạo đức thì cả 2 cùng là hành vi vô cùng xấu xí. Việc DN phải áp dụng theo đúng pháp luật về việc xử lý nước thải trước khi xả thải vào hệ thống chung sẽ làm cho DN tiêu tốn một khoản tiền rất lớn, qua đó làm cho mục tiêu lợi nhuận của DN sẽ bị ảnh hưởng. Đề giảm đi chi phí này, các DN đã tìm cách xả thải trực tiếp vào hệ thống mà không qua xử lý. Đây là một hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh nghiêm trọng. Chính sự mâu thuẫn này đã đặt chủ thể kinh doanh đứng giữa sự lựa chọn Đúng – Sai, Tốt – Xấu. Lựa chọn Đúng – Sai là dựa trên những quy định, pháp luật, còn lựa chọn Tốt – Xấu là dựa trên Tâm của người ra quyết định, cái quyết định của người đó nó thể hiện cái Tâm và cái tầm của họ. Có những lúc, doanh nghiệp phải đứng giữa nga ba đường lựa chọn Đúng (với luật pháp, với quy định) nhưng lại Xấu (gây hậu quả tiêu cực với người chịu quyết định đó) hoặc lựa chọn Sai (không phù hợp với quy định) nhưng lại Tốt (mang đến nhiều lợi ích tốt đẹp cho xã hội). Doanh nghiệp đối mặt với sự giằng xé nội tâm, sự đánh đối như vậy, quyết định như thế nào nó phụ thuộc vào trí tuệ của người lãnh đạo doanh nghiệp, mà theo Giảng sư Phật học TT Thích Chân Quang “Đạo đức là nhân, Trí tuệ là quả”. Như vậy, để ra được một quyết định Có trí tuệ, doanh nghiệp phải thực sự có đạo đức … và chính sự lựa chọn này của họ quyết định rằng họ là doanh nghiệp có đạo đức hay vô đạo đức. Vấn đề đặt ra ở đây, dựa vào đâu và phải làm sao để chủ thể kinh doanh luôn luôn đưa ra được những quyết định CÓ ĐẠO ĐỨC? SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 6
  7. Dựa vào luật pháp ư? Chúng ta đã có khung luật pháp cho những hành vi phi đạo đức nhưng “nén bạc đam toạc tờ giấy” là một thực trạng có thật trong xã hội, lúc đó đạo đức bị bỏ qua vì mục tiêu lợi ích. Dựa vào luân lý xã hội ư? Như đã nói ở trên, vì ích kỷ cá nhân, vì lợi ích mà con người đã bỏ qua luôn những luân lý của xã hội. Vậy thì còn lại điều gì để giúp cho chủ thể kinh doanh giữ lại được đạo đức trong mình, vượt qua được những cám giỗ của lợi ích? Chúng ta sẽ cùng thảo luận về điều này ở phần sau. 2.5. Thực trạng đạo đức kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. Việt Nam mới chỉ bước vào xây dựng kinh tế thị trường từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới với Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, lại xuất phát từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Văn hóa kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là đạo đức kinh doanh, đến nay dư luận chung trong xã hội vẫn cho là còn “bỏ ngỏ”. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã xảy ra hàng vạn vụ vi phạm luật pháp và đạo đức kinh doanh với rất nhiều hiện tượng tiêu cực như sử dụng các thủ đoạn đớn hèn, bất hợp pháp, thậm chí mang tính chất mafia….để đạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt; sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng quốc cấm, hàng kém chất lượng, độc hại, kể cả trong sản xuất kinh doanh dược phẩm và thực phẩm không an toàn; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động như về tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao động, chế độ hưu trí; thiếu tôn trọng lợi ích người tiêu dùng, khách hàng và đối tác; trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại; gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; không thực hiện các trách nhiệm xã hội, v.v… Chúng ta có thể kể đến những vụ việc đau lòng và hết sức nhức nhối gần đây như vụ nâng khống giá kit test của Việt Á, hay vụ gian dối, tháo túng chứng khoán của chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Vụ án sản xuất, tiêu thụ hàng chục triệu lít lăng giả của Trịnh Sướng. Vụ án buôn bán thuốc điều trị ung thư giả của VN Pharma. Vụ án lừa đảo khách hàng tại Alibaba….vân vân. Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề “nhức nhối” trong xã hội hiện nay. Chỉ riêng vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh trong sản xuất thực phẩm đã dấy lên hồi chuông báo động đỏ – như một đại biểu Quốc hội đã phát biểu: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!”. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 15/3 hằng năm là Ngày Bảo vệ quyền người tiêu dùng Việt Nam và chủ đề của năm 2016 là “Quyền được an toàn của người tiêu dùng”. Đài Truyền hình Việt Nam cũng có hẳn một chuyên mục “Nói không SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 7
  8. với thực phẩm bẩn!”, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì từng phát biểu: “ăn thì chết từ từ, không ăn thì chết đói”…. Qua đó chúng ta thấy rằng, vấn đề đạo đức kinh doanh trong ngành thực phẩm ở Việt Nam quả thực đang cực kỳ đáng báo động, vô cùng nhức nhối. Tuy nhiên, việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện nay còn nhiều bất cập và thực tế tình trạng này vẫn chưa được kiểm soát tốt. Người dân vẫn hoang mang vì "không biết ăn gì cho an toàn". Bên cạnh đó, việc thiếu tính trung thực, thiếu đạo đức kinh doanh cũng đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thế giới. Trong những năm vừa qua, chúng ta nghe rất nhiều thông tin về những lô hàng nông sản Việt Nam bị trả về, gây thiệt hại vô cùng nặng nề về tiền bạc và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Người nông dân vì lợi nhuận và trà trộn những loại hàng không đạt chuẩn vào hàng đạt chuẩn, hàng hóa bị dư lượng thuốc BVTV, phân hóa học…. Hay như gần đây, khi trái sầu riêng Đắc Lắc được phía Trung Quốc cấp mã vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì ngay lập tức xuất hiện rất nhiều nơi lợi dụng, sử dụng mã vùng trồng này để nhằm kiếm lợi, điều này có thể dẫn đến việc phía Trung Quốc sẽ ngừng hợp tác và không nhập sầu riêng từ Việt Nam, có thể dẫn đến một hậu quả vô cùng khôn lường. Chính cái tính ích kỷ, khôn lỏi vô đạo đức này có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề không chỉ về tiền bạc mà còn cả thương hiệu và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chữ tín đối với nông dân hay người kinh doanh nông sản là vô cùng rẻ. Chúng tôi thực sự đau lòng khi nói về điều này. Là một người hoạt động lâu năm trong ngành kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, chúng tôi đã rất nhiều lần chứng kiến những hợp đồng, giao kèo giữa nông dân và doanh nghiệp bị xé bỏ chỉ vì lợi nhuận. Một mặt, người nông dân khi giá nông sản thấp, họ yêu cầu Nhà nước hỗ trợ. Với trách nhiệm của mình, Nhà Nước đã đứng ra làm trung gian tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về làm việc với nông dân, ký kết bao tiêu sản phẩm với mức giá cao hơn giá thị trường… Doanh nghiệp yên tâm về vùng nguyên liệu và đi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, đến mùa thu hoạch, bỗng giá nông sản trên thị trường cao hơn mức dự kiến, nếu bán theo giao kèo nông dân cảm thấy bị thiệt, nên họ đã chấp nhận xé bỏ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp mà bán nông sản cho thương lái. Doanh nghiệp vì không mua được nông sản nên không có hàng giao cho đối tác và họ cũng phải đền hợp đồng…. Ngược lại, khi giá nông sản xuống quá thấp, thấp hơn giá cam kết thu mua từ nông dân, doanh nghiệp nếu mua sẽ bị lỗ vì không thể xuất khẩu với giá cao hơn được…. và như vậy doanh nghiệp chấp nhận xé bỏ hợp đồng với nông dân, “chạy trốn”, lặn mất tăm…. Quả thực đây là một vấn đề hết sức nhức nhối. SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 8
  9. Thực tế gần đây, chúng tôi có dịp đi thăm một HTX sản xuất lúa ST25 theo hướng Vietgap do một Phòng nông nghiệp của huyện ở tỉnh Hậu Giang đứng ra chủ trì, có một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo lớn của Vùng Miền Tây đứng ra bao tiêu và ký giao kèo sẽ mua lúa cao hơn giá thị tường 300đ/kg… tuy nhiên số hộ nông dân “ra-vào” HTX là thường xuyên, khi họ thấy giá ngoài thị trường cao hơn giá mua của HTX hõ sẽ “ra” khỏi HTX, khi họ thấy giá ngoài quá rẻ, họ lại xin “vào” HTX….. Vấn đề thiếu tính trung thực trong kinh doanh không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà nó cũng diễn ra ngay cả với những tập đoàn kinh doanh toàn cầu như Coca Cola…. Trong những năm gần đây, chúng ta rất hay gặp những báo cáo của sở thuế thông báo về tình trạng gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp này. Họ luôn có báo cáo tài chính lỗ, mặc dù công việc của kinh doanh của họ rất phát triển, mở rộng thị trường, mở rộng kênh phân phối, xây dựng nhà xưởng…. nhưng luôn báo lỗ. Tính trạng báo lỗ, chuyển giá, gian lận để tránh phải thực hiện nghĩa vụ thuế ở các tập đoàn dạng như vậy là rất phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm sắp tới, chắc chắn Chính Phủ Việt Nam sẽ có những ràng buộc về mặt pháp lý để xử lý tình trạng này, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, “phòng hơn chữa”, chúng ta cũng cần những biện pháp để nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp, một trong những điều đó là làm sao để cho họ hiểu rõ được luật nhân quả. Từ thực trạng đạo đức kinh doanh như vậy đòi hỏi chúng ta cần phải cấp thiết có giải pháp để nâng cao đạo đức kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp ở Việt Nam. Chúng ta cần một nền tảng, một triết lý làm kim chỉ nam để các chủ thể kinh doanh nương tựa vào đó mà luôn đưa ra được những quyết định có đạo đức. Ở đây, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất về Luật nhân quả trong đạo phật. Chúng tôi cho rằng, chỉ có khi chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp thấm nhuần được Luật nhân quả, hiểu rõ nhân quả, biết sợ nhân quả… thì đến khi đó họ mới là người đưa ra được những quyết định Có đạo đức. Vậy Luật nhân quả là gì? Chúng ta sẽ cùng thảo luân ngay sau đây. III. Luật nhân quả. 1. Khái niệm Trong tâm thức của người dân phương đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng, từ xa xưa cho đến nay, mọi người đều chấp nhận một định luật rằng: Gieo gió ắt gặt bão, gieo nhân nào gặt quả nấy, làm thiện được lành, làm ác gặp họa. Những điều đó đã thấm nhuần trong tư tưởng, văn hóa của người Việt. điều đó cho thấy, Người Việt SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 9
  10. chúng ta từ trong sâu thẳm tâm thức đã rất mực tin vào luật nhân quả, chính điều đó đã giúp cho con người luôn làm những việc phúc thiện, tránh gây tạo lỗi lầm cho nhau. Theo Giảng sư Phật học, tiến sỹ luật học TT Thích Chân Quang, Luật nhân quả là “một nguyên lý mà con người phải chịu lấy trách nhiệm hành động của mình. Không phải thần linh nào khác đã qui định thưởng phạt kiếp sống của con người, chính con người thật sự là Thượng đế tối cao của họ, họ muốn làm chủ đời sống hay muốn mất quyền làm chủ, họ muốn khổ hay muốn vui, hoàn toàn bởi họ, không do một ai khác. Luật Nhân Quả là nền Đạo Đức nhân bản cao cả hơn mọi nền Đạo Đức nào khác, trong đó giá trị con người được nâng cao không còn giới hạn.” (Luận về nhân quả - TT Thích Chân Quang) Cũng theo TT Thích Chân Quang trong “Luận về nhân quả” khi con người không tin luân hồi, thấy kiếp người chỉ tồn tại vài mươi năm, họ sẽ sinh ra khuynh hướng hưởng thụ vội vàng cho bản thân, từ khuynh hướng đó, nền Đạo Đức tốt đẹp của con người sụp đổ không có cách nào kéo lại được nữa. Lúc này mỗi người là một kẻ phá hoại xã hội, là một kẻ cắp giật tranh giành, dù lộ liễu hay kín đáo. Nền an ninh xã hội sẽ khủng hoảng trầm trọng. Người ta sẽ tham nhũng, ăn cắp của tập thể, lơ là với việc chung và kỹ lưỡng với việc riêng, những tội ác hình sự sẽ đầy dẫy khắp nơi mà không một quyền lực nào dập tắt được. Tình trạng kinh tế của một quốc gia chỉ kéo lê thê như cơn hấp hối bởi vì mỗi con người trong guồng máy đó chỉ nghĩ đến hưởng thụ cá nhân, che mắt dư luận tranh giành xâu xé nhau, gạt bỏ người có tài ra ngoài để kết bè phái củng cố địa vị của mình, tuy là cán bộ của quốc gia nhưng lại chính là kẻ phá hoại quốc gia. Họ không sợ tội lỗi chỉ cần kín đáo che mắt xã hội, vì chết rồi không còn quả báo nữa, không đời sống nào nữa, chết là hết! Chẳng phải Luật Nhân Quả Nghiệp báo là sự đối phó với tình trạng xã hội, mà sự thật luật Nhân Quả là một chân lý tồn tại khách quan. Luật Nhân Quả nằm trong sâu kín của con người thì gọi là lương tâm, trùm phủ chi phối tất cả sự việc của con người thì gọi là báo ứng. Tận trong thâm tâm chúng ta ai cũng đồng ý rằng người có công đáng được thưởng, kẻ có tội đáng bị phạt. Chính vì lương tâm con người đã là luật Nhân Quả thế nên ai phát triển lương tâm đến tột cùng minh bạch sẽ thốt lên câu: " KHÔNG CÒN MƠ HỒ VỀ NHÂN QUẢ” 2. Luật Nhân quả là công bằng tuyệt đối Luật nhân quả là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ, không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại một cách khách quan, công bằng tuyệt đối (Nhân quả công bằng – tr.3,4 – TT. TS. Thích Chân Quang – NXB Tôn Giáo 2022). Tất cả mọi sự việc diễn ra trong vũ trụ, trong SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 10
  11. cuộc đời, trong thế giới hoặc trong kiếp sống của mỗi con người đều có nguyên nhân, không thể là chuyện ngẫu nhiên. Những việc chúng ta làm ở hiện tại sẽ phát sinh kết quả ở thời gian sau. Chính vì vậy, không chỉ là chúng ta cần hiểu rõ luật Nhân quả mà ngay cả những chủ thể kinh doanh, những doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rất rõ về luật nhân quả để biết cách giữ gìn, kiểm soát hành động, lời nói và ngay cả suy nghĩ của mình, để tử đó mà biết cách gieo những thiện nghiệp, tạo nên những điều đạo đức tốt đẹp, một môi trường kinh doanh đạo đức. Như vậy, nếu chiếu theo Luật nhân quả, trong việc kinh doanh của mình, nếu chúng ta mong muốn việc kinh doanh của mình được thuận lợi hơn, được vinh hiển giàu sang hơn, được thành công nhiều hơn… thì buộc chúng ta phải gieo nhân. Gieo nhân đúng theo đạo lý, đúng theo đạo đức chứ không phải dùng thủ đoạn, mưu mô. Càng tin theo Nhân quả, lèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình theo đúng định hướng nhân quả chừng nào, doanh nghiệp càng gặt hái được nhiều lợi ích chừng nấy. IV. Luật nhân quả là cơ sở nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh Từ những phân tích ở các phần trên, chúng ta nhận thấy rằng việc để doanh nghiệp tự nguyện thực hiện đạo đức kinh doanh là một việc khó khăn. Chính bởi vì, khi hành động theo đạo đức, doanh nghiệp buộc phải đánh đổi lợi ích kinh tế. Chỉ những chủ thể kinh doanh nào thực sự có một tâm hồn tràn đầy đạo đức, họ mới lãnh đạo, dẫn dắt doanh nghiệp của họ đi theo con đường xây dựng đạo đức. Mức độ tuân thủ đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cũng phản ánh cấp độ đạo đức của chủ doanh nghiệp đó. Không phải chủ doanh nghiệp nào cũng là người hiểu rõ luật nhân quả. Chủ thể kinh doanh nào càng hiểu rõ luật nhân quả, họ càng tự nguyện xây dựng và tuân thủ đạo đức kinh doanh. Một khi đã hiểu rõ Nhân quả, chủ thể kinh doanh có thể giải quyết được bài toán Đúng – Sai, Tốt – Xấu. Bí thư Kim Ngọc – người được mệnh danh là cha đẻ khoán hộ. Ngày hôm nay chúng ta ca ngợi ông như một vị anh hùng chính là bởi vì vào những năm của thập niên 60, trong khi cả nước vẫn theo chính sách làm ăn tập thể thì chính ông đã dũng cảm “xé rào” thực hiện Khoán hộ. Chính vì việc này mà ông đã phải bị kiểm điểm và buộc phải tự nhận là có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ. Tại sao ông lại làm như vậy? Chính bởi vì xuất phát từ tâm đạo đức của một nhà lãnh đạo, một con người cách mạng trong ông, có thể chính ông lúc đó cũng không nhận thức về luật nhân quả, vì ông là một Đảng viên, nhưng vô tình những việc làm của ông lại rất đúng với Nhân quả. Chính những nhà chính khách lỗi lạc sau này cũng phải thừa nhận tính đúng đắn của SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 11
  12. khoán hộ do ông khởi xướng. Nhờ có ông dám đi tiên phong nên sau này chúng ta mới có Khoán 10 xóa bỏ sự kìm hãm, ràng buộc của cách quản lý quan liêu lạc hậu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận xét về ông: “ Nông dân ta no ấm, trước hết là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân... Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong...”. Hay như Cựu bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng nhận xét: “Bài học về khoán hộ ở Vĩnh Phú mãi còn giá trị, không phải ở cách cụ thể mà đồng chí Kim Ngọc giải quyết mà là ở chỗ ông đồng cảm sâu sắc trước tình cảnh đói nghèo của người dân, cùng đau nỗi đau của họ và dám tháo bỏ những quy định mà thực tiễn đã chứng tỏ không phù hợp để thúc đẩy phát triển.” Chúng ta có thể thấy rằng, khi bắt đầu thực hiện dự án đường dây 500KV Bắc Nam, Thủ tướng Chính Phủ Võ Văn Kiệt lúc bấy giờ đã gặp không ít sự phản đối từ các nhà khoa học. Họ cho rằng thực hiện một dự án như vậy là một điều không tưởng. Nhưng bằng quyết tâm của một người lãnh đạo vì dân, lo trước cái lo của thiên hạ mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trao truyền được quyết tâm và thuyết phục được Bộ Chính Trị lúc bấy giờ đồng ý thực hiện dự án. Sau này, dự án đã không những thành công mà còn thành công ngoài mong đợi, dự án về đích trước thời hạn. Dự án đó đã trở thành biểu tượng của ý chí con người Việt Nam. Các vị lãnh đạo đó có thể họ không đề cập đến luật nhân quả, nhưng rõ ràng một điều, trong tâm khảm của họ, mọi quyết định, mọi hành động của họ đều xuất phát từ việc làm sao đem lại lợi ích cho quốc gia dân tộc, cho nhân dân mà quên đi cái lợi ích cá nhân của họ. Điều này lại một lần nữa rất đúng với luật nhân quả và bởi vì họ cũng là con người Việt Nam, mà như đã nói, Người Việt chúng ta từ sâu thẳm trong tiềm thức của mỗi người đều có niềm tin Nhân quả dẫn đường. Người tin hiểu Nhân quả sẽ hiểu rằng: “Điều gì ta làm ảnh hưởng đến người thì sẽ trở lại với ta” – đây là một nguyên lý căn bản của luật nhân quả. Đối với người làm kinh tế, mục tiêu lớn nhất của hầu hết là “kiếm tiền”, tức là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, phải làm thế nào đó để tiền từ túi người ta chảy vào túi của mình càng nhiều càng tốt. Nhưng người Việt có câu “đồng tiền đi liền khúc ruột”, không ai dễ dàng mà để cho người khác lấy tiền trong túi của mình, chúng ta luôn phải có một sự trao đổi “thuận mua vừa bán” nào đó, một sự trao đổi công bằng, sòng phẳng. Những người không tin nhân quả, không yêu quý sự công bằng sẽ dùng mọi thủ đoạn để kiếm tiền như lừa đảo, cướp giật…. SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 12
  13. nâng khống giá trị công ty, báo cáo sai lệch về tài chính, móc ngoặc với các cơ quan chức năng để thao túng thị trường chứng khoán, tung tin đồn thất thiệt để triệt hạ đối thủ cạnh tranh….. chính vì không tin nhân quả, không tin vào sự công bằng tuyệt đối của nhân quả mà con người có thể làm bất cứ điều độc ác nào cốt để kiếm lợi nhiều nhất về phần mình. Người làm bậy trước hết sẽ bị luật pháp xử, tuy nhiên luật pháp thế gian có khi còn xử không hết nhưng luật nhân quả đến lượt nó sẽ xử không sót một mảy may nào. Chúng ta có thể nói rằng, để nâng cao đạo đức kinh doanh, chúng ta phải làm hoàn thiện khung luật pháp làm sao đó để buộc doanh nghiệp không thể làm trái luật. Điều này đúng và rất cần thiết nhưng không đủ. Luật pháp là công bằng nhưng luật pháp cũng là do con người thiết lập, nó không đủ sức để giải quyết, xử lý hết tất cả mọi điều thiện, ác trên cuộc đời này. Nhưng luật Nhân quả thì không tha (Nhân quả công bằng – tr.42 – TT. TS luật học Thích Chân Quang – NXB Tôn giáo 2022). Một lần nữa chúng ta lại thấy, việc hiểu rõ nhân quả đã giúp cho con người luôn đưa ra được những quyêt định có đạo đức, hợp với luân lý xã hội, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho xã hội. Việc hiểu rõ nhân quả, nhân nào gây ra quả nào, hiểu rõ được đường đi của nhân quả cũng khiến cho con người biết sợ nhân quả, biết chùn tay trước những việc làm ác, dấn thân trước những việc làm thiện. Hiểu rõ nhân quả sẽ giúp cho con người nói chung và chủ thể kinh doanh nói riêng hoàn thiện bản thân hơn, biết kiềm chế bản thân. Thay vì họ sẽ xả thải trực tiếp ra sông để tiết kiệm chi phí, tăng thêm lợi nhuận thì nay, vì hiểu rõ nhân quả, họ biết rằng nếu làm như vậy, có thể họ sẽ thu được một khoản lợi nhuận trước mắt, nhưng chính việc làm của họ đã làm hủy hoại sự sống, gây nên sự chết chóc cho môi sinh và con người, chính những điều này sẽ đưa đến quả báo sụp đổ sự sản, bệnh tật và chết yểu. Vì hiểu rõ như vậy nên họ sẽ chấp nhận lợi nhuận ít lại một chút nhưng làm đúng theo quy định của luật pháp, xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Và cũng vì hiểu nhân quả nên chúng ta không còn mê tín. Những doanh nhân hiểu rõ điều này nên họ hiểu rằng, để sự nghiệp được thăng hoa, để được giàu sang, mục đích kinh doanh của họ bây giờ không còn là chỉ để kiếm tiền nữa, mà họ xác định lại mục tiêu kinh doanh của mình là để tạo công ăn việc làm cho mọi người, làm sao đó nhân viên của mình luôn được sống cuộc sống đầy đủ ấm no. Chúng tôi đã từng có một thời gian làm việc với một công ty ở quận 5, lúc mới về công ty, chúng tôi thấy rất lạ không hiểu sao công ty lại cứ liên tục tuyển dụng nhân sự, nhân sự ở công ty chỉ làm được một thời gian ngắn rồi nghỉ. Đầu những năm 2000 công ty này làm ăn khá tốt, thị phần và doanh số công ty phát triển rất mạnh, nhưng sau những năm 2010, công ty gặp sự cố, công ty SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 13
  14. suýt chút phá sản do các ông chủ bị lừa trong một vụ góp vốn thành lập ngân hàng Việt Hoa, các lô đất công ty mua “đón đầu” dự án ở Nhơn Trạch Đồng Nai cũng bị lỗ vốn… chúng tôi quan sát và nhận ra rằng, công ty có một chính sách nhân sự rất keo kiệt. Công ty ký hợp đồng lương tối thiểu với nhân viên để nhằm mục đích giảm khoản đóng BHXH, Bảo hiểm y tế… công ty luôn đưa ra những chính sách bán hàng để nhân viên không thể đạt được doanh số và bị trừ lương…. đời sống nhân viên thì vô cùng chật vật trong khi gia đình của chủ doanh nghiệp thì lại sống sung túc, giàu sang…. Và cho đến nay tình cảnh công ty này vẫn vậy, công ty không thể phát triển được. Chính bởi vì không còn mê tín, nên chủ thể kinh doanh mong muốn việc kinh doanh thuận lợi thì họ biết rằng họ phải gieo nhân tốt chứ không phải là mang quà lễ vật đi cúng kiếng khắp nơi để cầu xin ban lộc ban phước. Họ biết rằng, để có phước thì chính họ phải tạo phước ngay chính nghề nghiệp mà họ đang làm, ngay chính công việc kinh doanh của họ. Chính vì hiêu rõ nhân quả mà con người nói chung và chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp nói riêng sẽ tự nguyện chấp hành theo đúng những điều mà luật pháp quy định. Họ sẽ không còn dám làm trái, không còn tìm cách lách luật, vì họ hiểu rằng: Luật nào cũng có thể lách được nhưng luật nhân quả thì không. Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Sẽ có những lúc họ gặp sóng to gió cả, sự nghiệp lao đao. Nhưng chính bởi vì tin nhân quả, hiểu nhân quả họ sẽ hiểu được rằng đó cũng là quả báo mà họ phải nhận do một nhân xấu nào đó mà họ đã gây tạo trong quá khứ. Giờ đây họ không còn hoang mang đau khổ mà bình an chấp nhận những khó khăn đó. Chính sự chấp nhận khó khăn trong bình an đó, đối diện với khó khăn đó mà họ tìm ra được cách để vượt qua theo đúng đạo lý, đúng nhân đúng quả, vực dậy được sự nghiệp của mình và tiếp tục đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Việc hiểu rõ nhân quả sẽ khiến cho con người nói chung và chủ thể kinh doanh nói riêng trở thành một người sống có trách nhiệm, tự nguyện hơn. Như tác giả, tiến sĩ luật học Vương Tấn Việt đã nói trong tác phẩm “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” rằng: “Mỗi người đến với thế giới này đều có trách nhiệm xây dựng thế giới tốt đẹp hơn, để cùng thụ hưởng những Quyền và Hạnh phúc trong thế giới đó” SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 14
  15. V. Kết luận Luật nhân quả của đạo Phật là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp được nhiều lợi ích cho xã hôi. Góp phần xây dựng cho xã hội ngày càng giàu mạnh và tốt đẹp! Khi và chỉ khi, các doanh nhân, doanh nghiệp thấm nhuần Luật nhân quả của đạo Phật, đến lúc đó, chúng ta sẽ tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh, đạo đức và tốt đẹp, mọi người cùng được hưởng lợi từ thành quả kinh doanh. Khi tin hiểu luật nhân quả, các chủ thể kinh doanh sẽ luôn đưa ra được những quyết định có đạo đức để dẫn dắt doanh nghiệp và xây dựng nên một doanh nghiệp có văn hóa đạo đức, tạo dựng được uy tín, niềm tin yêu trên thị trường, giúp doanh nghiệp luôn vượt qua được những sóng gió thị trường, phát triển bền vững. Như vậy doanh nghiệp cần phải hiểu rõ luật nhân quả làm nền tảng xây dựng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp. Đây là điều cần thiết và cấp bách hiện nay. Tài liệu tham khảo: 1. Nhân quả công bằng – Tg TT Thích Chân Quang 2. Luận về Nhân quả - tg: TT Thích Chân Quang 3. Kỷ Nguyên Mới trong quản trị - Richard L. Daft. 4. https://jobsgo.vn/blog/dao-duc-kinh-doanh-la-gi 5. http://tbtagi.angiang.gov.vn/vai-tro-cua-dao-duc-kinh-doanh-trong-phat-trien- doanh-nghiep-thuc-trang-va-giai-phap-71674.html 6. Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam – Tiến sĩ luật học Vương Tấn Việt – NXB Thế giới 2022. SV Hoàng Văn Hữu – MSSV 89231020077 “Luật nhân quả là nền tảng, là kim chỉ nam để xây dựng đạo đức kinh doanh” 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2